Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần III

21/05/201316:42(Xem: 13239)
Phần III

Đại Đế Asoka

Hộ Giác

---o0o---

Tiến Hành Mỹ Nhân Kế

Mặc dù Kannikachưa có chức vụ gì chính thức nhưng Asokađối xử với nàng có phần biệt lệ. Một hôm, Srikhirintâu:

Muôn tâu, lệnh Hoàng thượng định xử trí thế nào với Kannika.

Thì cứ để cô ta sống tự do. Hoàn cảnh cô ta thật đáng thương. Trẫm cảm thấy đồng bệnh tương lân, ngoài ra không có ý nghĩ gì khác.

Muôn tâu, thần không dám, thần chỉ băn khoăn, lo lắng. Không biết cô ta đến với thiện ý hay có mưu đồ gì khác. Thần dám mong Hoàng thượng cho phép thần được tiếp xúc cô ta.

Tốt lắm, tốt lắm! khanh cứ tự nhiên.

Trong cuộc gặp gỡ sơ giao., Srikhirincó cảm giác từng gặp cô ta ít nhất một lần ở đâu đó mà trí nhớ hữu hạn không cho phép chàng khẳng định thời gian hoặc không gian. Tuy nhiên, trong chiều sâu ký ức, Srikhirintự biết mình không lầm.

Một hôm, Srikhirintâm sự với Venupalavề sự xuất hiện của Kannikakhiến chàng lo ngại, không an tâm. Srikhirincũng cho Venupalabiết về ký ức liên quan Kannikamà cảm giác đã từng gặp mặt tuy không khẳng định cụ thể môi trường, địa điểm. Srikhirinlo lắng an nguy của Đức vua, nên hạ quyết tâm nhờ Venupalacải trang đến tận địa phương sinh quán Kannikađiều tra cho biết thực hư và cho biết kết quả trong thời gian kỷ lục. Venupalaquả thật xứng đáng vừa là cấp thừa hành bản lãnh vừa là bạn chí thân của Srikhirinnên đã tích cực làm việc trong hai yếu tố lý, tình. Xong công tác tuyệt mật, Venupalabáo cáo chính xác, không có người con gái nào tên Kannikavà cũng không có gia đình nào mang lý lịch như Kannikađã man khai. Ngay cả những vị bô lão kỳ cựu cũng xác nhận hoàn toàn không có. Nắm được sự thật tình tiết, Srikhirincàng thêm bồn chồn lo sợ. Venupalađề nghị nên tấu trình Đức vua. Srikhirinđắn đo:

Với bấy nhiêu sự kiện thực sự chưa đủ yếu tố cụ thể. Không khéo lại chạm lòng tự ái Đức vua. Hơn nữa, Ngài sáng suốt hơn chúng ta nhiều. Biết đâu Ngài đã chẳng dự sẵn đối sách. Vả lại, đối với KannikaĐức vua chỉ thương hại, tội nghiệp vì đồng bệnh tương lân. Trên thực tế cho đến hôm nay Ngài vẫn không có quan hệ thể xác. Chỉ sợ có mà chúng mình không biết thì quả thật dưỡng hổ di họa, nuôi rắn chuồng gà. Cầu mong sự có mặt của Kannikalà sự dun rủi của thành tâm thiện ý mà không phải do động cơ bất chính bí mật điều khiển, Srikhirinvừa nói vừa chắp tay cầu nguyện.

Phải chi có Savavatở đây thì đỡ khổ cho chúng ta biết mấy, anh chàng bản tính bình tĩnh, sáng suốt, không ham sắc tài, không màng quyền lực. Cái đức tính nổi bật nhất là không bao giờ quay lưng bỏ bạn trong cơn nguy biến, Venupalanói giọng buồn buồn vì nhớ bạn: không biết anh chàng triết gia nhà ta hiện đang chu du phương trời nào và có còn nhớ chúng ta không. Thôi thì cứ để anh ta vui thú hải hồ, khi nào chồn chân mỏi gối, anh ta sẽ trở về với chúng ta.

Còn chuyện Kannikabạn tính sao? Venupalagạn hỏi:

Thì luôn luôn cảnh giác cao độ để kịp thời đối phó, hộ giá Srikhirinxác quyết và nói tiếp: Các bậc hiền triết dạy: trên thế gian có bốn hạng người không nên tuyệt đối tin tưởng.

  1. Không nên tin kẻ trộm dù người ấy từng là cố hữu.

  2. Không nên tin mình sẽ được nhà vua mãi mãi biệt đãi tin dùng.

  3. Không nên tin người nữ thực sự yêu mình vô điều kiện.

  4. Không nên tin người có khí giới trong tay.

Khoảng một tháng sau, đương đêm Srikhirinđược lệnh triệu vào cung khẩn cấp. Thay vì vào cửa chính, Srikhirinlại đi cửa phụ. Quân canh quá quen vị tự lệnh phó được Đức vua tín cẩn và là cấp chỉ huy trực tiếp của mình nên Srikhirinra vào tự do, xuất nhập bất cấm. Nhưng khi qua khỏi cổng gác không xa, chàng bỗng thấy bóng một thị nữ cũng từ ngoài cổng đi vào. Quân canh cũng quá quen hình ảnh các thị nữ thường xuyên ra vào nên không xét hỏi gắt gao. Qua khỏi cổng, cô ta đi rất nhanh có vẻ lén lút. Sinh nghi, Srikhirinbí mật theo dõi. Cô ta đến một gốc cây tương đối kín đáo và đứng nép mình ngó quanh như nóng lòng chờ đợi.

Là một viên võ tướng thượng hạng kiêm chức phó tổng tư lệnh quân đội, Srikhirinquá quen với bóng tối, chàng ẩn mình một nơi kín đáo, không quá xa, không quá gần mà theo kinh nghiệm với đôi tai thật thính chàng có thể nghe được đối thoại của đối phương. Không phải ẩn mình chờ lâu, chàng thấy một thiếu nữ từ phía hậu cung đi tới, hai người ôm chầm lấy nhau âu yếm quấn quit không rời. Srikhirinđang ngần ngơ vì cảnh tượng hai thiếu nữ tỏ tình luyến ái nhau như vậy, thì đột nhiên chàng nghe một thiếu nữ cất tiếng gọi:

Somavikaem yêu, anh nhớ em quá! cầm lòng không được nên mới cải trang vào thăm em, bất chấp nguy hiểm. Em có nhớ anh không? Anh nóng lòng quá, không biết chừng nào chúng ta mới có thể sống chung chính thức và tự do yêu thương ân ái mà không còn lo sợ. À! Mà chừng nào em mới hạ sát được Asoka?

Tâu Hoàng tử, Hoàng tử nóng lòng bao nhiêu thì em cũng nóng lòng bấy nhiêu, có thể nói – em còn nóng lòng hơn Hoàng tử nhiều. Vì em chỉ có một mình Hoàng tử. Trong khi Hoàng tử thì có bao nhiêu là mỹ nữ, văn quan, võ tướng và thần dân bá tánh… nhưng thưa Hoàng tử, đây là một công tác vô cùng nguy hiểm và muôn vàn khó khăn. Cái nguy hiểm thì em không ngại vì em sẵn sàng chết vì Hoàng tử, vì tình yêu. Duy cái khó khăn trong hành động mới khiến em băn khoăn lo nghĩ tìm cơ hội ra tay đến đỗi thân xác phải héo hon gầy guộc. Mặc dù thuốc độc Hoàng tử đã giao cho em, nhưng tìm cơ hội hạ độc thì quả thật khó như lên trời.

Để khích lệ và an ủi tinh thần Somavika, Hoàng tử Virabalasử dụng toàn bộ bí quyết yêu đương khiến Somavikacảm thấy sung sướng ngập lòng không còn cảm thấy hoang mang lo sợ mà chỉ cảm nhận sự hy sinh của mình là khế hợp lý tình, vô cùng xứng đáng.

Biết rõ đầu đuôi âm mưu Hoàng tử Virabaladùng Somavikalàm mỹ nhân kế sát hại Đức vua Asokabằng độc dược, Srikhirinlập tức rời chỗ ẩn núp, truyền lệnh quân lính gác cổng bằng mọi giá phải bắt giữ người thị nữ đi ra giao nộp trực tiếp cho mình. Sau khi truyền lệnh cho quân gác cổng, Srikhirinquay trở vô và theo dõi Somavika. Thấy nàng đi nhanh về hướng tư phòng, chàng đi theo sau cố tình gây tiếng động. Nghe động, Somavikaquay lại, thấy chàng, nàng chào:

Thưa tướng quân, đêm khuya, chẳng hay có chuyện gì mà tướng quân lại đi qua đây?

Để đánh lạc hướng tư tưởng nghi ngờ sự hiện diện khuya khoắt của mình, Srikhiringiả bộ xin lỗi và tán tỉnh khéo:

Kannika, tha lỗi cho tôi nhé! Tôi thường nghe những người trong nội cung tán dương sắc đẹp của cô. Họ nói cô mới thực sự là một mỹ nữ. Tôi gặp cô chỉ một lần nhưng lúc bấy giờ vì mang nhiều tâm sự buồn phiền nên cô không muốn nhìn ai. Tuy vậy, toàn thân cô vẫn tỏa ra hấp lực của sang trọng và đài các. Nhưng hôm nay thì trông cô đẹp một cách diễm lệ trên sự tưởng tượng của tôi. Thành thật cám ơn cô.

Somavikacúi đầu e thẹn: Em xin cám ơn tướng quân đã có lời khen ngợi. Có lẽ tướng quân khẩn báo quân tình với lệnh Hoàng thượng nên mới nhập cung đêm tối như vầy.

Phải, phải, cám ơn cô đã nhắc nhở. Chúc cô ngủ ngon.

Sau khi bệ kiến Đức vua, Srikhirinkhẩn trương tường trình tất cả diễn tiến cuộc âm mưu vô cùng độc hiểm mà mình trực tiếp phát hiện bằng mắt thấy, tai nghe chính xác, không lầm lẫn và cũng đã xử trí như thế nào đối với Hoàng tử VirabalaKannika. Long nhan xạm xuống, cặp mắt như đổ hung quang, Asokađứng phắt lên và đi về hướng cổng sau, Srikhirinhộ giá không rời một bước. Nhìn Hoàng tử Virabalagiả gái, Asokahỏi gọn, có phải ngươi là Virabala?

Muôn tâu, chính hạ thần.

Ngươi không còn phương cách nào khác nên mới dùng hạ sách mỹ nhân kế để giết trẫm.

Muôn tâu, hạ thần đáng tội chết.

Nếu ngươi thành công thì người chết là trẫm. Bằng ngược lại thì ngươi cũng đừng trách trẫm.

Asokatruyền lệnh mở trói Hoàng tử Virabalavà chỉ một đường gươm nhanh như chớp thủ cấp Virabalăn long lốc trên nền gạch.

Ngày hôm sau, cái tin Hoàng tử Virabala cải trang thị nữ vào cung mưu sát Đức vua nhưng bị quân gác cổng phát hiện kịp thời và cuộc đụng độ đẫm máu diễn ra giữa Hoàng tử và quân canh. Cuối cùng Hoàng tử bị quân canh hạ sát trong khi quân canh cả hai đều bị thương rất nặng. Đồng thời họ cũng đồn đãi cuộc tiếp xúc bí mật giữa SrikhirinKannika- chuyện này do một thị nữ muốn ra ngoài hành lang, nhưng vừa mở cửa phòng thì thấy Srikhirin Kannikađang trò chuyện với nhau có vẻ thân mật.

Tương kế tựu kế, buổi chiều cùng ngày, Đức vua lệnh đòi SrikhirinKannikavào hầu. Đức vua phán hỏi Kannikavề cuộc tiếp xúc giữa khuya đêm trước của hai người như thế nào hãy thật thà khai báo. Kannikatầu trình rất khéo:

Muôn tâu đêm qua, tiện nữ cảm thấy nóng nực trong nguời nên thả bộ ngoài trời trong vườn hoa gần chỗ ở. Vừa cảm thấy mát mẻ dễ chịu, và đang trên phòng, tiện nữ bỗng nghe có tiếng động, quay lại nhìn, tiện nữ thấy ngài phó tư lệnh, đứng lại nói chuyện một vài câu nhưng không ngờ ngài phó tư lệnh muốn vào phòng tiện nữ. Thấy thái độ cự tuyệt của tiện nữ, ngài phó tư lệnh có vẻ không vui và bỏ đi.

Đức vua tỏ ra giận dữ: Srikhirin, thật uổng cho trẫm xem ngươi như bào đệ, thương quý như tay chân. Ngưoi khiến trẫm vô cùng thất vọng, đau lòng. Trẫm tin tưởng ngươi, giao trọng trách phó tổng tử lệnh toàn quyền chỉ huy, điều khiển bốn bộ binh chủng. Tưởng rằng ngưoi sẽ trung thaàh tuyệt đối với trẫm, là mắt tai của trẫm, giúp trẫm an tâm giữ vững ngai vàng và hoành thành sứ mạng trị nước chăn dân.. Thật không ngờ! Hoàn toàn không ngờ, ngươi đã phản bội trẫm. Bôi tro trát trấu lên mặt trẫm, thì trẫm làm sao có thể tin dùng ngươi được nữa. Trẫm cho ngươi cơ hội thanh minh, ngươi tự biện hộ đi.

Vẫn trong tư thế quỳ cúi đầu, Srikhirinsợ sệt, nghẹn ngào tâu:

Muôn tâu, thần đáng tội chết. Thần đã không xứng đáng trong vai trò, chức vụ cao quý mà lệnh Hoàng thượng đại ban. Thần cảm thấy vô cùng nhục nhã đối với ân đức biển trời mà lệnh Hoàng thượng đã ân sủng, xem thần như bào đệ, thế mà thần đã không biết trân quý bảo trì. Cũng như chức vị mà lệnh Hoàng thượng tin dùng giao phó, hạ thần đã hành động, xử lý không quang minh chính đại khiến Hoàng thượng phải thất vọng. Nhớ ngày lệnh Hoàng thượng chính thức hạ lệnh cho thần được phục vụ dưới trướng, hạ thần đã tuyên thệ tuyệt đối trung thành và xin được hy hiến mạng sống đặt dưới bàn chân lệnh hoàng thượng. Giờ thì xin lệnh Hoàng thượng tuỳ nghi xử phạt. Dù chết, hạ thần không dám một lời oán trách.

Thấy lời nói man khai của mình có kết quả trên mức tưởng tượng, Kannikacười nhẹ nhàng, kín đáo. Cử chỉ này không lọt khỏi ánh mắt sáng như sao của Asoka. Đức vua hạ lệnh nhốt Srikhirinvào ngục thất chờ ngày lãnh án. Quay sang Kannika, Đức vua vui mừng ra mặt và hết lời ca ngợi:

Kannika, trẫm lấy làm sung sướng và tán thưởng thái độ cự tuyệt không cho Srikhirinvào tư phòng dù cho ngươi chỉ là con gái gia đình Bà la môn ở tận lâm thôn mà có được một tâm hồn vô cùng cao khiết. Nếu là nữ nhân khác, chắc chắn sẵn sàng chấp nhận tình cảm phó tổng tư lệnh vì sẽ có tương lai sự nghiệp cũng như tình yêu hạnh phúc. Đa số nữ giới có sắc đẹp bên ngoài nhưng đời sống nội tâm dục niệm nặng nề, không đẹp như ngươi. Trái lạ, ngươi chẳng những dung sắc đã đẹp mà tâm hồn thì càng đẹp hơn. Kannikađúng là tiên nữ giáng trần để rải ban phúc lạ cho ai được diễm phúc sống gần gũi và tiếp cận. Từ nay, Kannikahãy sống kề cận trẫm nhất là phụ trách vai trò gia chánh chuyên lo ẩm thực cho trẫm.

Kannikakhấu đầu nhận lệnh và xin phép cáo lui.

Về đến tư phòng, nàng muốn thét lên vì sung sướng, nàng tự nghĩ: cơ hội trả thù cho Hoàng tử Virabalangười mà nàng đã hy hiến tất cả, đã yêu quý trên cả mạng sống của mình, thế mà Asokađã nhẫn tâm sát hại chẳng chút lưu tình khiến nàng sống không bằng chết. Vì Asokamà cuộc đời nàng mất tất cả chỉ còn lại cái xác nhưng vô hồn. Nàng quyết định, sau khi hạ độc giết được Asoka, nàng cũng sẽ tự sát. Nếu không, thì nàng cũng sẽ tránh không khỏi bị hành hình sau khi hành động mưu sát Đức vua bị phát giác. Nàng hướng về cảnh cửa thành công mà nàng đã mất thời gian khá lâu cậy mở nay đã tự động mở toang. Thật là cơ hội ngàn năm một thưở.

Tối hôm ấy, Đức vua cải trang vào thăm Srikhirin. Một người bạn tri kỷ, một cộng sự viên thân tín, một cánh tay mặt đắc lực, nhất là thừa thông minh để biết rõ tại sao Đức vua phải xử trí với mình như vậy. Nên quỳ cúi đầu chào vô cùng cung kính và cũng không kém phần sung sướng. Đức vua vừa vui cười vừa nói:

Srikhirin, trẫm xin khanh vui lòng cho trẫm tạm tuyển dụng Jalinihiền nội khanh vào chức vụ đồng gia chánh với Kannikachuyên lo ẩm thực cho trẫm trong một thời gian vài hôm, có thể là một tuần, chắc chắn âm mưu Kannikasẽ bại lộ. Trẫm tin tưởng Jalinithừa thông tuệ, nhạy bén và tế nhị sẽ không để cho trẫm bị chết vì độc dược. Và, lẽ dĩ nhiên, khanh chịu khó tiếp tục ở trong này thêm vài hôm nữa. Vả lại, cuộc sống tuy mất tự do nhưng không đến nỗi thiếu thốn mọi thứ tiện nghi, có phải không?

Srikhirincười hồn nhiên, vô cùng vui vẻ. Được Đức vua phán hỏi nguyên nhân nụ cười vui vẻ, Srikhirintâu:

thần cười vì lời khai của Kannikanói thần muốn vào tư phòng của nàng nhưng nàng cự tuyệt. Đức vua cũng cười. Hai bạn: Vua Tôi cùng cười bằng thích. Sau trận cười vui vẻ cởi mở cảm thông, Đức vua thổ lộ tâm tình:

Srikhirinthân quý, khanh quả thật là tri kỷ của trẫm. Khanh hội đủ ba đức tính của một thiện hữu, tức cho những vật khó cho; làm những việc khó làm; nhịn những điều khó nhịn. Trẫm vô cùng cảm kích tấm lòng của khanh. Có được một thiện hữu, một tri kỷ như khanh, trẫm cảm thấy hạnh phúc, an tâm, hãnh diện và cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Có khanh hộ giá, trẫm không cô đơn, không lo sợ, và rất tự tin. Hãy tâm tâm niệm niệm rằng sự sống của khanh không thể tách rời khỏi sự sống của trẫm và ngược lại. Đời đời kiếp kiếp, chúng ta mãi mãi sống có nhau.

Quá cảm động, quá sung sướng, Srikhirinkhông cầm được nước mắt, thốt chẳng nên lời, chỉ biết chắp tay cúi đầu mọp sát ôm chân Đức vua. Trong tuyệt đối im lặng ấy, Đức vua cảm nhận có những giọt nước thật ấm chảy thấm ươn ướt chân mình. Nâng đầu Srikhirin, nhìn thật dịu dàng và nói: Trẫm về nhé.

Hồi cung, Đức vua khẩn triệu Jalinivà giao trọng trách theo dõi mọi cử chỉ, hành động của Kannikakhông được sơ suất, thiếu cảnh giác. Jalinivốn bản chất thông tuệ, học vị cao, kiến thức rộng nhất là khả năng ứng phó với mọi tình huống khó khăn, phức tạp, chỉ nghe Đức vua trình bày đại lược kế hoạch tiến hành, nàng thấu suốt vấn đề, hứa sẽ không cô phụ hồng ân tin cậy.

Quang cảnh nhà trù rất vui vẻ khởi sắc vì sự khéo phối hợp công tác điều hành của JaliniKannika(Somavika) mà cả hai đều có tài gia chánh. Đức vua tỏ ra rất hài lòng và không ngớt lời khen ngợi. Hai ngày trôi qua bình nhiên, an ổn. Đến ngày thứ ba, Jaliniđể ý thấy Kannikacó những cử chỉ không bình thường, nhất là ánh mắt hay liếc nhìn xuôi ngược và gương mặt có vẻ đăm chiêu lo nghĩ. Jalinidự đoán được sự kiện bất thường sẽ xảy ra. Nàng nói với Kannikalà mình có việc rất cần phải vắng mặt một lúc. Nói xong, nàng đi ra ngoài và quay trở về ẩn núp trong một chỗ đã chuẩn bị từ trước. Từ chỗ ấy, nàng có thể nhìn rõ tất cả sự việc lớn nhỏ trong nhà trù. Đang chú tâm theo dõi, nàng bỗng thấy Kannikalấy một gói bột nhỏ rắc vào thức ăn đựng trong chén đĩa bằng vàng và làm ra vẻ tự nhiên. Ngay lúc ấy, Jalinixuất hiện cùng nhau tiếp bưng thực phẩm dâng lên Đức vua vì đã đến giờ ngự phạn. Trong khi sắp xếp thực phẩm theo thông lệ triều nghi, Jaliniđã làm tín hiệu bằng mắt cho Đức vua và Đức vua cũng dùng tín hiệu mắt hồi đáp. Chờ hai người sắp sửa cáo lui, Đức vua giữ Kannikaở lại và phán:

Kannika, hôm nay ăn chung với trẫm. Hãy đi, mang đến một phần ăn nữa rồi chúng ta cùng ăn. Còn Jaliniphải lo cơm cho Srikhirinnên trẫm không tiện giữ lại.

Lệnh Vua đâu ai dám cãi. Kannikađem thêm một phần ăn cho mình đựng trong bộ chén dĩa thường. Nhưng Đức vua phán tiếp: Kannika, lần đầu tiên ăn chung với trẫm, trẫm muốn Kannikatắm rửa sạch sẽ, y phục sang trọng, đẹp đẽ thơm tho để bữa ăn thực sự khởi sắc, vui vẻ, ngon miệng và có ý nghĩa.

Kannikatrở lại lần này trông nàng vô cùng diễm lệ, sang trọng, đài các, nhất là mùi hương toát ra từ cơ thể nàng thật hấp dẫn, khiến Đức vua không ngớt lời ca ngợi. Buổi tiệc sắp bắt đầu, Đức vua bỗng thấy con mèo mun nằm bên chân, cặp mắt ngước nhìn ngài như chờ đợi. Đức vua vừa múc thức ăn trong chén thực phẩm Kannikavừa nói:

Tội nghiệp, nó cũng đói như chúng ta, thí cho nó một chút cũng tốt thôi. Nhưng không ngờ, thực sự không ngờ, con mèo vừa nuốt vào, bỗng la lên thảm thiết, giẫy giụa giây lát và nằm chết tại chỗ. Kannikamặt mày tái mét mặc dù có trang điểm. Đôi môi và toàn thân run lên, chỉ thốt được hai chữ: muôn tâu… rồi ngã lăn nằm bất tỉnh dưới nền thảm. Ngay lúc ấy, Chính cung Hoàng hậu Vedisa, Srikhirin, Jalinivà vị thái y cùng xuất hiện. Sau đó không lâu, hoàng đệ Vitasokacũng có mặt. Không khí im lặng bao trùm phòng ngự thiện. Hình ảnh một con mèo mun nằm chết bất động và một thiếu nữ nằm bất tỉnh vì quá sợ khiến phòng ngự thiện vô cùng ảm đạm. Trong không khí vô cùng ngột ngạt ấy, Đức vua truyền lệnh thái y cứu tỉnh Kannika.

Vừa hồi tỉnh, từ từ mở mắt ngó quanh, biết mình đang nằm và mọi người đứng quanh nhìn mình, Kannika một lần nữa vô cùng hoảng sợ gần như bất tỉnh. Đức vua nhỏ nhẹ, an ủi:

KAnnikahãy bình tĩnh, đừng quá lo sợ. Trẫm không giết ngươi đâu. Con mèo mun đã chết thay cho ngươi rồi.

Đức vua truyền mọi người ra ngoài và lệnh một mình Srikhirinở lại. Kannikalồm cồm ngồi dậy, trườn mình tới, quỳ mọp sát chân Đức vua khóc lóc tức tưởi, toàn thân run lên vì quá ăn năn, quá lo sợ, quá hối hận, lương tâm giày vò, nghẹn ngào nói đứt khoảng:

Tiện nữ đáng chết. Tội tiện nữ không thể tha thứ. Vi tình yêu, tiện nữ đã nghe lời Hoàng tử Virabalamưu hại lệnh Hoàng thượng – ân nhân cứu mạng và cưu mang tiện nữ. Thế mà tiện nữ chỉ vì ngu si, mù quáng lấy oán trả ân. Tiện nữ đáng nhận tội chết, tuyệt đối không dám van xin bất cứ ân huệ nào.

Bản tính vô cùng cứng rắn, dứt khoát cố hữu của Đức vua bỗng nghe dìu dịu. Nam nhân đại trượng phu lúc nào cũng sẵn sang tha thứ cho nữ nhân. Vả lại, nữ nhân đó không có thù oán cá nhân với ngài. Còn hành động mưu hại ngài là do động cơ tình yêu thúc đẩy. Đức vua bỗng nhớ chuyện ngài hạ sát Kanatidatchỉ vì quá yêu Jalodhara. Đức vua tự biện hộ cho Kannikatức Somavikalà hành động của nàng đáng được tha thứ. Hơn nữa, bản thân ngài không có bất cứ hề hấn nào dù chút ít. Trong khi Đức vua triền miên theo dòng suy nghĩ, Kannikavẫn tiếp tục khóc đến chảy máu mắt và người nàng nhũn ra. Đức vua gọi tên nàng thật rõ:

Somavika!

Đang nhũn người, nàng giật nẩy mình hoảng hồn khiếp vía. Đức vua trấn an:

Somavika, hãy bình tĩnh, an tâm, đừng sợ. Trẫm sẽ không gây đau khổ và hãm hại gì cho ngươi đâu. Vì kế hoạch mưu sát trẫm do Hoàng tử Virabalalợi dụng tình yêu mù quáng đơn phương của ngươi làm con vật tế thần trong mục đích tranh đoạt ngai vàng với trẫm và khi thành công, ngươi là người đầu tiên bị loại. Sở dĩ trẫm tha chết cho ngươi vì hai yếu tố: thứ nhất, ngươi là một thiếu nữ chung tình dám hy sinh mạng sống cho người mình yêu. Tình yêu của ngươi tuy mù quáng nhưng thực sự đã hành động đúng theo tiếng gọi con tim. Một hành động tuy nghịch lý nhưng đáng thương mà không đáng ghét. Thứ hai, trẫm muốn ngươi tiếp tục sống để nghiền ngẫm bài học: tình cảm thiếu lý trí là thứ tình cảm hướng hạ, có tín mà không có trí. Thứ tình cảm như vậy chỉ đưa đến hậu quả đắng cay, thất tình và cuối cùng là tuyệt mạng.

Đức vua lệnh Srikhirintrao lá thư Hoàng tử Virabalagởi cho tướng quân Manaka– nét chữ viết tay một trăm phần trăm cho Somavika. Nhìn nét chữ vô cùng quen thuộc, Somavikađọc nhanh, nét mặt nàng thay đổi theo từng dòng chữ. Lá thư viết:

Manakabạn quý, ta đã cài Somavikavào làm nội ứng thi hành kế hoạch mưu sát Asokamà chúng ta đã bàn thảo từng chi tiết rất tinh tế, hoàn hảo. Sau khi Somavikahoàn thành công tác ta lập tức loại bỏ cô ấy vì để lâu mang họa. Cô ta sẽ lên mặt người có công lớn, rêu rao làm ta xấu hổ. Giàn trò chỉ hữu dụng trong việc xây lầu. Xâu xong thì giàn trò phải bị tháo bỏ. Somavikacũng chỉ là cái giàn trò không hơn không kém. Vả lại, cái thơm tho, ngọt nào, thú vị và trinh trắng của cô ấy ta đã hưởng thụ trọn vẹn. Cô ta không còn gì để lợi dụng. Chào bạn – Virabala.

Sự nhục nhã, căm hờn chất ngất trong lòng khiến nàng run lên, nghẹn tức, không nói nên lời.

Đức vua phán như truyền lệnh: Somavika, trên thế gian này tìm một người chung tình như ngươi rất khó. Tuy nhiên làm người biết ơn và đền ơn cũng không phải là dễ. Trẫm muốn ngươi có thêm đức tính thứ hai này. Đối với trẫm thì không cần thiết. Nhưng đối với con mèo, nó đã chết thay ngươi thì ngươi phải luôn luôn nhớ ơn nó. Trẫm sẽ cho thợ làm một còn mèo búp bê nằm chết trao cho ngươi. Ngươi để nó trên đầu nằm, tâm niệm ơn cứu mạng của nó trước khi ngủ và sau khi thức dậy.

Muôn tâu, mạng sống tiện nữ do lệnh Hoàng thượng đặc ban, thì Hoàng thượng dạy sao tiện nữ tuyệt đối tuân hành. Ngay như lệnh Hoàng thượng thí chết cho tiện nữ, tiện nữ không dám một lời van xin.

Tốt, tốt lắm! Somavika– Đức vua tán thưởng và cho nàng lui ra.

 

Biến Thù Thành Bạn

Còn lại một mình Srikhirin, Đức vua tâm sự: trẫm nhận thấy con người của Somavikacó thể tin dùng được. Nếu là bạn thì cô ta là người bạn tri kỷ. Nếu là người yêu thì là người yêu lý tưởng. Nàng thực sự không xấu ác, cô ta dám hy sinh mạng sống cho người yêu. Mẫu người như vậy, nếu người nào chinh phục được tình yêu cô ta, người ấy chắc chắn sẽ vô cùng hạnh phúc.

Srikhirinchưa kịp bày tỏ ý kiến mình thì quân thị vệ vào trình tấu:Có VenupalaSasavatxin vào bệ kiến, đang chờ bên ngoài.

Đức vua vô cùng mừng rỡ, truyền hai bạn lập tức vào hầu. Bốn bạn gặp nhau, họ nhắc chuyện xưa, kỷ niệm cũ nhất là thời gian sống chung nhau dưới mái giáo đường, cuộc hội thoại diễn ra rất tự nhiên, gần như không còn phân biệt chúa tôi. Nhất là Sasavaty phục lượm thượm vào chầu vua. Anh chàng triết gia này vốn tính không chú trọng hình thức, trước sao nay vậy. Do đó đặc tính biệt dị này đã được mọi ngưòi kể cả Đức vua cũng mặc nhiên chấp nhận. Bản thân Sasavatthì hoàn toàn không để tâm vui buồn đối với lời khen tiếng chê hoặc phẩm bình của bàn dân thiên hạ. Một triết gia trí thức không lấy sự việc ngoại tại làm điều mà tuyệt đối lấy đạo đức nội tại làm đối tượng sống. Chính sắc thái biệt lệ này giúp Sasavatsống bình nhiên, giản dị. Nơi nào có giản dị, bình nhiên, nơi đó có hạnh phúc. Sasavatđã tìm được cái hạnh phúc thực sự này. Đa số người đời mưu cầu hạnh phúc nơi đối tượng danh lợi và trở thành nô lệ. Cuộc sống nô lệ vật dục, phiền não dục cứ mãi kéo dài tương tục đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Đối với nữ nhân, tư cách nô lệ này càng trầm trọng hơn. Nó trầm trọng đến mức độ không lối thoát. Thương thì lối thoát cuối cùng là nước mắt, thất tình và tuyệt vọng. Chỉ nhìn Somavika- một cô gái đẹp đẽ, chân chất, chỉ vì ngộ nhận hạnh phúc cụ túc bản thân là tình yêu Hoàng tử Virabala, cam tâm làm nô lệ cho Hoàng tử sử dụng mỹ nhân kế mưu sát Đức vua, tin rằng sau khi công tác hoàn tất, hai người sẽ nắm toàn quyền triều chính và trọn hưởng vinh hoa phú quý.

Vì tình yêu mù quáng không dùng lý trí thẩm quán nên Somavikakhông ý thức được rằng hạnh phúc thực sự trọn vẹn không thể đến từ hành động hãm hại, cướp đoạt hạnh phúc người khác. Gieo giống đắng không thể có trái ngọt. Định luật là như vậy. Nếu loài người quan niệm hạnh phúc là đầy đủ bốn tưởng: Thực tưởngtức tư tưởng hưởng thụ ẩm thực, Thuỳ tưởng tức tư tưởng hưởng thụ ngủ nghỉ, Úy tưởngtức tư tưởng hưởng thụ an bình không lo sợ, Dục tưởng tức tư tưởng hưởng thụ dục lạc thì liệu loài người khác loài thú chỗ nào. Sở dĩ loài người khác loài thú vì loài người có tưởng thứ năm là Đạo đức tưởngtức tư tưởng tu dưỡng để hưởng thụ hạnh phúc. Chính nhờ có đạo đức tưởng nên Sasavatbạn chí thân của vua Asokađã khước từ tất cả chức hàm, danh lợi, sắc tài, quyền lực sống cuộc đời tự do, tiêu sái, chu du đó đây làm việc nghĩa như giúp kẻ thế cô, cứu người nguy khốn… chàng tự nguyện tu tại gia tức Mâu Ni cư sĩ nghiêm trì phạm hạnh suốt đời không lập gia đình.

Đức vua chọc bạn: ngay cả ngôi vua bạn cũng không cần hả? Tưởng bạn cần thì ta sẵn sang nhường ngai vàng cho bạn làm vua bảy ngày.

Mọi người đều vui vẻ cười reo tự nhiên không cấm kỵ. Thật là một cuộc họp bạn vô cùng tự nhiên, hòa đồng, không còn ranh giới chúa tôi, không còn câu nệ phải quấy, chỉ có tình bạn là trên tất cả và phải được trân quý như trân châu ngọc báu; còn quyền uy, giai cấp, danh vị, sang hèn chỉ là rơm rác. Đúng hơn, sự gặp được bạn hiền là một kỳ tích hạnh phúc vô tiền khoáng hậu. Sau trận cười sảng khoái trong niềm tương kính, tương thuận, Đức vua bỗng hỏi Sasavat: Theo bạn, mẫu người Somavikacó xứng với Venupalakhông?

Sasavatchưa kịp trả lời trong khi Venupalavừa nhìn Đức vua vừa nói: Nhưng mà Somavikađã từng là vợ Hoàng tử Virabala

Srikhirinxen lời: Thì có sao đâu! Hoàng tử chết rồi.

Venupalaphản bác: Trên đời này, đâu có người con trai nào thích lấy người con gái đã từng có chồng, ngoại trừ trường hợp cần thiết.

Sasavatlên tiếng: Nghĩ nhiều làm chi cho mệt, có chồng hay chưa có chồng chỉ là hình thức lễ nghi, tập tục truyền lưu giữa hai họ trong một xã hội của một sắc dân. Trên thực tế, người ta không thể đánh giá người nữ cục bộ ở sự kiện có chồng hay chưa có chồng. Vả lại, người nữ như mặt trăng có khi khuyết nhưng cũng có lúc tròn.

Mọi người lại một phen cười khoái chí, cười hả hê. Venupalabỗng phản pháo: vậy thì Sasavatphối hợp với Somavikalà xong chuyện.

Đức vua góp ý: không nên, đừng nên phá hoại tư cách Mâu Ni cư sĩ của Sasavatvà tâm nguyện trọn đời sống độc thân phạm hạnh. Đời sống cư sĩ phạm hạnh vô cùng cao khiết. Duy trì thì khó nhưng hủy hoại thì rất dễ.

Vậy thì chúng ta nên xử trí với Somavikanhư thế nào – Srikhirinđặt thẳng vấn đề theo chiều hướng pháp lý rằng: bất cứ ai mưu sát đương kim Hoàng thượng là phạm tội khi quân, phải bị tử hình.

Để yên chuyện đó. Chớ quá khẩn trương. Thù nhân cũng có thể trở thành hiền hữu. Thà làm bạn với người thù hơn làm bạn với tiểu nhân. Ta nhận thấy Somavikabản chất ngoan hiền, không xấu ác như mọi người nghĩ.

Nhưng lệnh Hoàng thượng cũng phải đề cao cảnh giác – Srikhirinnhắc khéo Đức vua.

Cám ơn Srikhirinlúc nào cũng lo nghĩ đến sự an nguy của trẫm. Nhưng bản tính nữ nhân một khi chính thức nhận mình là bạn thì họ luôn luôn biểu lộ trung thành tư cách bạn trong mọi tình huống: đối với nam nhân thì hoàn toàn dị biệt ở chỗ ngoài mặt là bạn nhưng trong lòng có thể là thù. Chúng ta cứ đối xử tốt với Somavikanhư một người tứ cố vô thân sống trong sự đùm bọc cưu mang của chúng ta để trắc nghiệm bản tính tốt xấu con người có thể hoán chuyển, cải thiện được hay không.

Đức vua cũng dẫn chứng Angulimalacòn gọi là Ahimsakatức Vô não. Được Đức Phật hoán chuyển và khai thị sau khi sát hại hàng trăm người được trở thành bậc thánh A la hán. Ai bảo người xấu ác không thể hồi đầu hướng thiện. Trong tiến trình chuyển mê khai ngộ ấy không thể thiếu bạn lành hướng dẫn. Đức Phật dạy: Bạn lành là toàn phần phạm hạnh. Mọi người hoàn toàn tán đồng ý kiến Đức vua và cùng hứa hẹn chờ xem.

 

Chính Thức Đăng Quang

Sau khi ổn định nội chướng giữa huynh đệ muốn tranh đoạt ngai vàng với mình, Asokaliền nghĩ ngay đến kế hoạch bành trướng lãnh thổ chiếm lĩnh địa vị siêu cường.

Muốn thành công trên quy mô bành trướng, bước đầu tiên phải thuộc địa hóa các tiểu quốc lân cận, và tiếp theo là các vương quốc tương đối kinh tế trù phú nhưng yếu kém quốc phòng bằng chiến thuật quân sự ồ ạt hoặc tập kích bất ngờ. Asokaliên tưởng thời kỳ các vị tiên vương Bharatathống trị thì các quốc gia nhược tiểu quanh vùng bị thôn tính và trở thành lục địa Bharatarộng lớn, hùng cường. Nhưng sau triều đại các ngài thì lục địa Bharatatự động tách rời thành nhiều tiểu vương quốc. Nghĩ đến bài học trong quá khứ, Asokanhận thấy sức mạnh hợp quần có khả năng dời non lấp bể, thậm chí sa mạc cũng phải nở hoa và sỏi đá cũng phải thành thực phẩm.

Địa cầu này tồn tại bởi vì nó là một khối vĩ đại bất khả phân, núi cao là hình thái nhô lên của địa cầu, biển sâu là lĩnh vực lõm xuống của trái đất cũng như sông ngòi là để chứa nước, thực thể là một khối tập hợp khổng lồ. Thực tế này là kinh nghiệm sống. Asokađưa tầm nhìn thật xa rộng về tương lai rực rỡ huy hoàng của một rừng cây có nhiều loại cây. Khi đã có sức mạnh hợp quần thì thế lực nào cũng bị đánh bại, chướng ngại nào cũng vượt qua, khổ cực nào cũng khắc phục được Asokacũng từng nghiền ngẫm môn sử học dưới mái giáo đường Takkasilavề Đại đế Alexander nước Greek đã tiến quân đánh chiếm Ấn Độ một cách dễ dàng, không hao quân tổn tướng. Bài học lịch sử này khiến Asokaý thức được rằng cho đến khi nào mà dân chúng Bharatacủa 30 vùng còn sống riêng rẽ, thiếu tinh thần hợp quần, không đoàn kết thành khối thì nước mất, nhà tan, người dân trở thành nô lệ.

Tiếp tục nguồn sử liệu, Asokanhớ rất rõ, triều đại Nandalà một triều đại thối nát khiến toàn dân Bharatatrở thành nô lệ của Alexender Đại đế, nước Macedon. Dân tộc Greek dọc bờ biển Balkan, kinh đô là Macedonia, là một vương quốc cổ xưa, vô cùng hung mạnh ngang hàng với Roman. Lúc ấy, Greece tự động chia thành 20 vùng lớn nhỏ. Có ba vùng quan trọng.

Vùng Spartanằm miền thung lũng núi, chủ trương chinh chiến. Mọi con dân bắt buộc huấn luyện quân số từ thưở nhỏ để trở thành chiến sĩ giỏi chiến đấu.

Vùng Athensnằm miền đất bằng gần biển, chủ trương văn hóa, triết học và phát triển ngành kỹ nghệ. Hai vùng này tranh giành ảnh hưởng vương quyền liên tục đến đỗi đôi bên đều mệt mỏi tạo cơ hội cho sự hình thành vùng thứ ba nổi bật.

Vùng Macedonia nằm về miền Bắc Athens và Spatar: Quốc vương là Vua Phillips, nhà vua rất mực thông tuệ, tài ba. Xây dựng quốc gia vô cùng hung mạnh, bằng áp dụng cả hai quốc sách của hai vùng Athens và Sparta tức vừa phát triển kỹ nghệ vừa huấn luyện quân sự cho mọi con dân trở thành những đoàn quân thiện chiến. Nhờ vậy, Macedonia trở thành trung tâm quyền lực.

Vua Phillips mất thời gian 20 năm mới thống nhất các vùng thành một cường quốc khiến các lân bang phải nể phục. Bước tiếp theo Vua Phillips xua quân đánh chiếm thành công một số quốc gia lân cận. Đang trên đà từ chiến thắng này đến thắng lợi khác, nhà vua ngã bệnh giá băng. Lúc bấy giờ Alesender Thái tử mới 20 tuổi kế thừa sự nghiệp vua cha.

Alexender thưở nhỏ đã nổi tiếng anh dũng, tài ba và bất khuất. Có một lần, Đức vua Phillips được hiến tặng một con ngựa thuộc loại tuấn mã nhưng rất hung dữ, không ai cỡi được. Nhà vua truyền trao trả cho nguyên chủ. Nhưng Thái tử xin vua cha ban cho mình và tuy còn rất ấu thơ, Thái tử Alexender đã khuất phục được tuấn mã và điều khiển theo ý muốn. Đức vua Phillips thấy con còn nhỏ mà tài ba xuất chúng như vậy, ngài buột miệng tiên đoán: “Vùng Macedonia này quá nhỏ đối với con.” Alexender suốt thông binh pháp, tinh nhuệ quân sự. Bác lãm văn học và các môn học thuật; uyên thâm các triết thuyết cổ kim và phát triển thành công vượt bực lĩnh vực kỹ nghệ. Các vị giáo sư bác học nổi tiếng đương thời như Menaechmus, Aristote thì Alexender đều có thụ giáo. Sau khi lên ngôi, Alexender đeo đuổi chính sách bá quyền bằng giải pháp quân sự bất dung tình.

Sau Phật lịch, trước hết, Alexender đưa đại quân tiến chiếm vùng Châu Á và khoảng Phật lịch 109. Những quốc gia sau đây hoàn toàn bị đại quân Alexender thôn tính: Persia (bây giờ là Iran). Phần Phi Châu Africa thì Egypt xin được làm chư hầu. Sau những chiến công oanh liệt hiển hách, Alexender nhắm Bharata(Ấn Độ) tiến quân.

Trong quá khứ, lãnh thổ phía Bắc con sông Sindhuđã từng bị Iran đánh phá. Iran trở thành cường quốc Á Đông. Mãi về sau bị quân Greek thôn tính. Quân Greek tiếp tục tiến về miền Bắc Ấn quanh con sông Sindhu, tiến chiếm Takkasilakinh đô nước Gandhara, tiếp theo xâm lăng Panjap. Tại đây, quân Alexender đụng độ quân của Porava (Phorus). Với tài điều binh khiển tướng tinh thông – Poravanổi danh là sư tử Panjap– có trong tay 40,000 bộ binh, kỵ mã 4,000, xa binh 500 và tượng binh số lượng tương đối không ít. Quân hai bên đụng độ nhau quyết liệt dọc bờ sông Vitassa- một chi nhánh của sông Sindhu. Quân Alexender về bộ binh chỉ có 17,000 nhưng vượt qua được con sông Vitassa. Phấn khởi đánh thật hăng vào đám tượng quân. Các con voi hoảng sợ tháo chạy đạp bừa lên quân Panjap. Quân Poravahoàn toàn thất bại. Đức vua Poravabị bắt sống làm tù binh với thương tích đầy mình.

Đại đế Alexender phán hỏi Đức vua Poravacách trang trọng:

Ngài muốn tôi đối xử với Ngài như thế nào?

Vua Poravahiên ngang trả lời: như một quốc vương!

Ngài có yêu cầu gì nữa không? Alexender phán hỏi.

Từ “Quốc vương” là bao hàm tất cả yêu cầu của tôi.

Với tâm hồn tương kính, biết trọng nhân tài vốn là bản tính cố hữu của Alexender cộng thêm tinh thần thắng không kiêu bại không nản, nhất là tư cách hiên ngang kiêu dũng của Vua Porava, Đại đế Alexender trả tự do cho Poravaluôn cả lãnh thổ và phong vương đặt dưới quyền quản chính của Đại đế.

Alexender cũng đã từng tự than: trái đất quá nhỏ. Không còn một quốc gia nào để chinh phạt. Nhìn về Tây, ngoại trừ Egypt, xa hơn nữa chỉ là sa mạc; nhìn về miền Trung Đông chỉ có núi non trùng trùng điệp điệp; nhìn về Nam Ấn chỉ có biển cả mênh mông trên trời dưới nước, thực sự quả địa cầu quá nhỏ đối với Alexender Đại đế. Thực tế mà nói thì địa cầu này không phải quá nhỏ như Alexender than thở mà còn nhiều lãnh thổ ngài có thể chinh phạt. Chẳng hạn như, hướng Đông Ấn thì có lục địa Trung Hoa, ngay tại địa dư Bharatanày cũng còn nhiều vương quốc rất phú cường mà ngài chưa chinh phạt chỉ nằm bên kia sông Sindhunhư vương quốc Magadhamà chính ngài đã hạ quyết tâm chinh phạt nhưng vì toàn bộ ba quân tướng sĩ một mặt vì quá mệt mỏi viễn chinh, một mặt vì quá nhớ vợ thương con đồng loạt yêu sách hồi hương. Alexender chấp nhận yêu sách và rút quân. Nhờ vậy mà tất cả vương quốc dọc theo lưu vực đại giang Gangakhỏi bị tàn phá, thảm sát, đói nghèo vì chinh chiến.

Đại quân viễn chinh của Alexender chinh phạt thắng lợi toàn vùng dọc theo lưu vực sông Sindhutrọn cả hai miền cao nguyên và đồng bằng mất thời gian một năm tám tháng. Trên đường hồi hương, Alexender chia quân thành hai đạo: đường bộ và đường thủy. Lúc vừa đến Babylon giữa lưu vực sông Tigris và Fretish thì Alexender giá băng, hưởng dương 33 tuổi.

Lúc sinh thời, mỗi khi đánh chiếm được nước nào thì liền phong vương người địa phương cai trị. Đôi khi chỉ định người Greek lãnh đạo. Trong trường hợp như vậy thì Đại đế để lại một bộ phận quân đội để duy trì an nguy quốc chính. Cho nên, một số vùng Ấn Độ và Trung Á do người Greek cai trị. Sau khi Đại đế băng hà thì các quốc gia ở hai vùng vừa kể tự động tuyên bố chính thức tự do độc lập. Nhưng nhân vật lãnh đạo nào cũng muốn là đại diện chính thức của Đại đế Alexender cho nên các nước lại đánh nhau quyết liệt. Lúc bấy giờ, người đại diện Alexender ở lại tiếp quản cùng với Đức vua Poravanổi loạn giết vua soán ngôi chuyên quyền cai trị. Toàn dân Bharatavô cùng phẫn hận nổ lên võ trang đánh đuổi tất cả người Greek ra khỏi lãnh thổ Ấn Độ.

Thời điểm trước đó, ông nội Đức vua Asokatên Candaguptlà người yêu nước, có khả năng thuyết phục và lãnh đạo dân chúng Bharata. Nhận thấy Đức vua quan tâm sự an nguy quần chúng, bèn đứng lên kêu gọi lòng yêu nước thương nòi của mọi người, nhờ có tài hung biện và thuyết phục nên tập hợp được quần chúng khá đông đảo.

Trong thời gian chuẩn bị vũ trang tiến hành cuộc cách mạng lật đổ triều đại Nandađể thiết lập triều đại Moriyathì kế hoạch bị tiết lộ, nên phải lẩn trốn ở Takkasilavà có cầu xin viện binh Đại đế Alexender đánh chiếm Magadha, nhưng không được chấp thuận. Mãi đến khi Alexender hạ lệnh rút quân thì Candaguptmới du hành, thuyết phục dân chúng vùng Panjabvà vùng cận biên của Magadha. Đúng thời may vận tốt khiến Candaguptgặp được hiền nhân có năng khiếu quân sự nhất là biệt tài điều binh khiển tướng tên Panaka(cũng gọi là Canakya) hết lòng phò tá. Nhờ tài ba thao lược cộng với lòng yêu nước cao độ của toàn thể dân quân nên Candaguptgặt hái từ thắng lợi này đến thắng lợi khác liên tục vô cùng phấn khởi. Ngài trục xuất tất cả người Greek ra khỏi lãnh thổ Panjab. Kế hoạch tiếp theo là hành quân tiến đánh một số thị trấn thuộc nước Magadha. Đang thắng thế bỗng đụng phải quân đội khá thiện chiến của Đức vua Dhananandalà bào đệ thứ chín của Vua Nandađệ nhất. Candaguptnhiều phen bại trận phải rút lui vào vùng rừng núi tạm ẩn và dưỡng quân. Trong lần thất bại này, Candaguptlại gặp một sự kiện may mắn vô cùng hy hữu gần như là một kỳ tích. Đó là ngài được nghe mẫu chuyện người mẹ rầy dạy con.

Số là người mẹ chiên bánh cho con ăn. Vì ham ăn và bất cẩn, người con cắn giữa miếng bánh chiên, nóng quá, chịu không nổi, nhả bỏ và khóc đòi miếng bánh khác. Người mẹ rầy dạy con: láu táu thì gặp cháo nóng, khóc nỗi gì. Ai bảo con ham ăn cắn giữa bánh chiên. May phước nhả kịp, bằng không thì bị phỏng miệng – con nên nhớ, ăn bánh nóng thì phải từ từ, cắn từng miếng ngoài bìa vào thì ăn mấy cái cũng được.

Nghe câu chuyện này Đức vua tỉnh ngộ. Đem thảo luận với Panaka, rút kinh nghiệm áp dụng chiến thuật đánh tỉa lần lần thành vết dầu loang cuối cùng hạ được kinh thành Pataliputra– Trung tâm quyền lực của nước Magadha. Và, tại kinh thành Pataliputranày, Đức vua Candagupttổ chức trọng thể đại lễ tức vị đăng quang và chính thức tuyên lập triều đại Moriya(Khổng Tước) tức Moriyađệ nhất, Phật lịch 222 niên đại.

Suốt 24 năm tại vị, Đức vua Candaguptdùng hầu hết thì giờ, tâm trí thanh toán lực lượng các tiểu vương dọc lưu vực sông SindhuGangađến chính sách loại trừ những thành phần người dân gốc Greek ra khỏi Bharata(Ấn Độ).

Ở Babylon, một vị tướng quân đại diện Alexender khởi phát dục niệm muốn bành trướng quyền lực như Đại đế, bèn xua quân tiến đánh vương quốc Bactrai khoảng Phật lịch 237 năm, sau lại xâm lăng Bharata(Ấn Độ). Vượt sông Sindhutiến vào Panjab, Phật lịch 238 – quân Greek và quân Magadhatrực chiến quyết liệt tại kinh thành Pataliputramà dân số tại đây ước chừng 400,000 người, tượng binh khoảng 4,000 con, nhờ vào nhân lực và binh lực hung hậu này nên đã chận đứng được những đợt tấn công ồ ạt của quân Greek.

Tình trạng giằng co bất phân thắng bại, hai bên đồng ý chọn giải pháp hòa bình hữu nghị. Quốc vương Babylon chuyển nhượng bốn vùng lãnh thỗ Tây Bắc Ấn trực thuộc vương quốc Magadha, phần Đức vua Candagupthiến tặng tượng chiến 500 thớt làm tín vật trao đổi. Đồng thời, quốc vương Babylon gả một cô công chúa cho Đức vua Candagupt.

Trong triều đại Đức vua Candagupt, nước Magadhalà một đại cường quốc, quyền lực trải rộng, hướng Bắc đến tận đại sơn Hindukutavà xuyên qua Afghanistan chạy dài đến vịnh Bengal. Quyền lực của Greek hoàn toàn mất ảnh hưởng. Sau khi Đức vua Candaguptđệ nhất triều đại Moriyagiá băng, ngai vàng thuộc sở hữu của Đức vua Bindusaratức phụ vương của Asokavà vị kế thừa chính là Hoàng tử Asoka. Dòng lịch sử quá khứ liên quan hai vị vua tiên trào triều Moriyakết thúc tại đây.

Asokalà vị quốc vương đương kim triều đại Moriyađệ tam của nước Magadhamà kinh thành Pataliputralà trung tâm quyền lực. Asokacó cái nhìn toàn diện xa rộng, không cục bộ, đối nội đối ngoại, trong công cuộc kiến quốc và hưng quốc là bài học kinh nghiệm quá khứ mà người thừa kế bắt buộc phải kinh qua để phối hợp với dự kiến chiến thuật cũng như cấu trức chiến lược tương lai thì mới tạo dựng phú cường đất nước và an cư lạc nghiệp toàn dân.

Asokaliên tưởng quốc sách các tiên đế áp dụng thành công, nhất là ông nội ngài tức đức Thái thượng hoàng mà hào quang rực rỡ huy hoàng vẫn tiếp tục soi sáng, chủ đạo thế hệ đương đại. Cái dấu chân tiên đế mà ngài phải bước theo là tổ chức hợp quần và hàng ngũ hóa dân chúng, song song với công cuộc mở mang bờ cõi. Ngài nhận định chính xác: khi nào dân Bharatacòn sống rời rạc chia năm xẻ bảy, chưa đoàn kết thống nhất thành đại khối dân tộc thì tránh không khỏi cái họa ngoại xâm. Một quốc gia nhược tiểu là miếng mồi ngon của các thế lực bá quyền. Ngài cảm thấy có trách nhiệm không riêng đối với Magadhamà còn đối với nhân dân thuộc các vương quốc toàn vùng lãnh thổ Bharata. Ngài tự cho phép mình tư cách lãnh đạo ấy. Sau khi hạ quyết tâm áp dụng chính sách đối nội là cường quốc an dân, đối ngoại là mở mang bờ cõi; Asokanghĩ ngay đến thực thể trong thực tế danh chánh ngôn thuận, ngài khẩn lệnh đại thần Siriguptvà phó tổng tư lệnh Srikhirinphối hợp cấp tốc tổ chức đại lễ tức vị đăng quang cáo tri trời đất, tuyên thệ với các vị tiên đế và chính thức hiệu triệu toàn dân. Ngài nhấn mạnh là cuộc lễ phải được tổ chức rầm rộ trên toàn quốc thật long trọng, khởi sắc, phấn khởi và không thiếu bất cứ cuộc thi đua văn, võ cũng như các trò giải trí cổ truyền dân tọc.

Lệnh truyền vừa ban ra, dân chúng cả nước đã xôn xao náo nhiệt, họ hoan hô, mạn đàm, tiên liệu và bắt đầu đánh cá về những cuộc dự tuyển theo sự phỏng đoán của họ. Họ đón nhận tin này như một niềm vui lớn nhất trong cuộc đời. Vì suốt bao nhiêu triều đại chưa đại lễ nào có được cái quy mô long trọng, vĩ đại trong sự tham gia, tình nguyện đóng góp nhân, tài, vật lực của toàn dân một cách vô cùng phấn khởi, hồ hởi như lần này. Mỗi người dân tự động đóng vai liên lạc thông tin, miệng chuyền miệng, mười chuyền trăm, trăm chuyền ngàn, chuyền muôn, chuyền triệu. Chỉ trong thời gian mấy ngày, không người nào không biết. Tuy thời hạn tổ chức lễ phải hoàn thành trong một tháng, nhưng mới tuần lễ đầu mà quang cảnh từ thành thị đến thôn quê đã thay đổi hẳn bộ mặt. Nhà nhà đều sơn phết sửa sang, các trục giao thông nhỏ lớn không một cọng rác, người ngưòi mua sắm, thực phẩm dự trữ ăn uống, đãi khách, may cờ may phướng, kết bông lồng đèn, trang hoàng nhà cửa, những gia đình quá nghèo cũng được những người khá giả giúp đỡ, tóm lại không một nhà nào dơ dáy, không một người nào rách rưới.

Toàn quốc sáng rực như thiên đường, mỗi khu vực đều có dựng lễ đài để thi đấu và trình diễn văn nghệ. Các trạm lợp bằng tranh, lá khéo và đẹp mọc lên từng chặng gần, xa có bánh, trái, đủ loại, kể cả thức ăn, nước uống miễn phí, các gian hàng buôn bán cũng được san sát dựng lên thật là tấp nập, sầm uất.

Thời gian đại lễ kéo dài một tuần vào cuối tháng. Âm thanh các loại nhạc cổ, kim trỗi lên, ngân vang, trầm bổng, réo rắt trên toàn quốc cơ hồ bất tận. Ngoài các nhạc công biểu diễn đủ loại nhạc cụ, còn có các ca sĩ tài danh soạn nhạc, phổ nhạc rồi tự hát hoặc hát những bài hát được truyền lưu trong nhân gian, những âm thanh ca, hát, xướng này cũng đã góp phần quan trọng bên cạnh âm nhạc tạo nên một tương quan vô cùng hấp dẫn mê ly như các vị Càn thát bà trên cõi trời Tam thập tam. Lại có các vũ công nam nữ điêu luyện biểu diễn những vũ điệu vô cùng đẹp mắt và thích thú không kém những khúc nghê thường trên thiên giới.

Tạm gác một bên những cuộc thi đua văn tài, võ lược, đấu thú, đấu chim, vân vân, cũng như các trò chơi giải trí cổ kim không kém phần lý thú thì phải nói đến một sự kiện, một hình ảnh vô cùng đặc dị, kỳ diễm đáng chiêm ngưỡng mà các thanh niên thiếu nữ hằng mơ ước trong cuộc đời; đó là trong đại lễ đặc biệt này các thiếu nữ không phân giai cấp đều có quyền tham dự lễ, không cần che mặt.

Thật là ngàn năm một thưở để các cô nàng có cơ hội khoe sang, khoe đẹp, khoe dáng, khoe duyên. Còn các thanh niên mừng hết lớn vì có cơ hội quan chiêm, làm quen, tặng quà nếu ưng ý. Thiếu nữ chịu nhận quà dù là một bó hoa hay một tràng hoa kể như đã nhận tín vật cầu hôn. Thử hỏi một cơ hội như vậy có thanh niên thiếu nữ nào không ước mơ chờ đợi. Thật là sung sướng, thật là phấn khởi, thật là đáng thích thú. Trên bờ là như vậy, nhưng dưới nước cũng không kém phần sảng khoái, tươi vui, rộn rã, dễ thương và kỳ thú – đó là các thanh niên thiếu nữ cùng nhau đua thuyền trên ba con sông Ganga, Campa, Sonavà kè thuyền gần nhau hò hát đối đáp, tâm sự tỏ tình, nếu hai bên đồng ý thì níu tay nhau làm tin, hẹn ngày hôn lễ. Thật tuyệt diệu, đúng là: “dập dìu nữ tú nam thanh, trên bờ dưới nước trăm phần đẹp vui.

Mở Rộng Biên Cương

Nhằm mở mang bờ cõi, Asokachú tâm nghiên cứu toàn diện địa dưBharatamột cách tường tận, đạt yêu cầu cho chủ trương sử dụng quân sự trong chính sách đối ngoại mà ngài đã hoạch định. Tuy nhiên công cuộc tiến hành phải có giai đoạn khởi đầu, giai đoạn chuyển tiếp và sau cùng là giai đoạn kết thúc.

Ưu tiên cho giai đoạn khởi đầu, Asokanhắm địa hình địa vật bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Những địa giới giáp ranh Magadha: phía Bắc đụng Ganga, phía Đông giáp sông Campa: phía Nam chạm núi Vindhya, phía Tây chạy dài đến sông Sona. Nước Magadhacó tám muôn đơn vị gia cư. Tương đối được xem là một nước có tầm cỡ quy mô trên phương diện gia cư và dân số. Tuy vậy, mộng bành trướng và bá quyền không cho phép Asokabằng lòng với hiện thực. Những vùng đất và vương quốc ngài nhắm đến là:

Vùng Anganằm về phía Đông chạy dài theo lưu vực sông Ganga, kinh thành là Campa. Sở dĩ có tên Campavì cây bông ngọc lan mọc rất nhiều, hương thơm tỏa ra ngào ngạt, cành là sum suê rợp mát, khiến kinh thành lúc nào cũng mát và thơm. Thời Phật trụ thế, các nhà hiền triết, các vị giáo chủ các tôn giáo thường thường đến đây nghỉ mát và thảo luận triết lý cũng như giáo lý. Campachia làm hai khu vực: khu vực cổ xưa gọi là Campa Kasmirvà khu vực hiện đại gọi là Campa Anga.

Vùng Kasithuộc hướng Tây Magadha, kinh thành là Baranasi nằm giữa trục cuối nguồn thủy lưu gần giao tiếp của hai con sông GangaYamuna.

Vùng Kosalanằm hướng Bắc , lãnh thổ chạy dài tận Đại sơn Himalaya. Miền Bắc Kosalalà vùng Sakya. Miền Nam Kosalalà vùng Koliya. Kosalalà một vương quốc giàu mạnh thời Phật trụ thế, có thể không kém Magadha. Đế kinh vương quốc KosalaSavatthi,chính nơi này Đức Phật thường trú lâu nhất so với những trú xú khác. Kosalacó 3 thị trấn lớn:

1.Ayodhyanằm theo lưu vực sông Sarayu, là một thị trấn quan trọng nhưng bị sáp nhập vào Kosala, không còn ảnh hưởng chính trị nhưng ảnh hưởng văn học nghệ thuật vẫn được bảo tồn.

2.Savatthinằm phía Tây Bắc Gorakhapura. Thưở Phật trụ thế, là một thị trấn phồn vinh đệ nhất không kém Rajagaha; địa thế chạy dài theo lưu vực sông Aciravati

3.Saketagiáp giới Ayodhya, phồn vinh sau khi Ayodhyaxuống cấp. Có thể nói Sakatathay thế Ayodhya. Khi Đức Phật trụ thế, Saketatrở thành trung tâm thương mại quan trọng không khác Savatthi. Từ Savatthiđến Saketacó phương tiện giao thông bằng xe song mã tuyến. Đường dài trên dưới tám chục cây số nhưng phải thay bảy trạm xe.

Vùng Vajjinằm về phía Đông - ngạn sông Gandhaka, giáp giới Malla. Đế kinh là Vesali. Vajjithống hiệp hai tiểu quốc: 1) Licchavi – thành đô là Vesali,2) Videha – thành đô là Mithila.

Vajji áp dụng chính sách tập đoàn lãnh đạo. Không có quốc vương nhưng có nhiều tiểu vương quyền hạn ngang nhau nên không phải chế độ quân chủ; tuy có quốc hội nhưng không phải chế độ lập hiến vì người dân không có phần tham dự, duy các vị tiểu vương họp nhau điều hành quốc sự và được gọi là chế độ “Tập vương Licchavi.” Tưởng cũng cần nói thêm về chế độ có phần khác lạ này. Mỗi khi có quốc sự quan trọng, các vị tiểu vương họp mặt tại toà nhà nghị hội Santhagaravà nguyên tắc biểu quyết là thiểu số phải phục tùng đa số. Nhưng xưa nay trong nghị hội này có cái lệ bất thành văn là vị vua cao niên nhất luôn được xem là quyết định tối hậu có giá trị tuyệt đối.

Vương quốc Mallanằm hướng viễn Đông Kosala, phía Bắc Vajji, phía Đông Sakka– đế kinh là Kusinara. Mallacó hai đế kinh quan trọng là: KusinaraPava. Trong thời điểm phân chia ngọc Xá lợi Đức Phật thì KusinaraPavađược lãnh đồng phần Xá lợi. Ngoài ra Mallacòn có hai đế kinh phụ là: AnupiyaUruvelakappa. Vị tiểu vương ở đây cũng thuộc dòng Vasitthanhư các tiểu vương Licchavi – cho nên khi Tôn giả Anandađến báo tin Đức Phật niết bàn cho tiểu vương Malla, đã xưng hô là “Vasittha”.

Vùng Cetinằm về hướng Đông Nam Avanti, đế kinh là Sotthivati.

Vùng Vamsathuộc hướng Nam sông Yamunavà nằm về hướng Nam Kosala, hướng Tây là Kasi, đế kinh là Kosambi, một trục lộ giao thông đường bộ cũng như trung tâm thương mãi giữa Kosala, Magadhavà các đô thị quanh vùng.

Vùng Kurunằm ở thượng nguồn sông Yamuna, kinh đô là Indapatta.

Vùng Pancalanằm ngay thượng nguồn sông Ganga, hướng Đông là Kosala, hướng Tây là Kuru, hướng Bắc là Tuyết sơn Himalaya, hướng Nam là sông Ganga. Thưở xưa, đế kinh là Hastinapurahoặc , về sau dời đô về Bắc ngạn sông Gangalấy tên là Kampila.

Vùng Macchanằm về thượng nguồn giữa hai con sông Sindhu Yamuna, hướng Đông là Kosala, hướng Bắc là Surasena, hướng Nam là Kuru, đế kinh là Sagalađóng ở phía Bắc con sông Asigantcũng có tên là Candarabhaga.

Vùng Surasenanằm phía hạ nguồn giữa hai con sông SindhuYamuna, đế kinh là Madhura. Sau khi Phật niết bàn, Madhuratrở thành trung tâm học Phật vô cùng quan trọng.

Vùng Assakatrải dài theo lưu vực sông Godhavari, nằm về hướng Bắc của Avanti, kinh đô là Potanahoặc Potali.

Vùng Avantinằm phía Bắc núi Vindhaya, hướng Đông Bắc là Assaka, thành đô là Ujjeni. Chính nơi này Hoàng tử Mahindacon vua Asokachào đời. Có rất nhiều chùa và cổ vật liên quan Phật giáo ở tại đây.

Vùng Gandharanằm ở thượng nguồn sông Sindhu, đế kinh là Takkasila, một trung tâm Giáo đường vô cùng nổi tiếng đã có mặt trước khi Đức Phật giáng trần.

Vùng Kambojanằm gần nơi giáp giới Gandhara, kinh thành là Dvaraka, địa điểm nổi tiếng về các giống ngựa quý.

Vùng Videhilà vùng cổ địa, thành đô là Rorukahoặc Roruvalà trung tâm tập trung hàng hóa từ các vùng phụ cận kể cả Magadhađể được di chuyển bằng thuyền đến các thương trạm đã định.

Vùng Nanda, kinh đô là Sagala, đuợc liệt kê là một trong những kinh đô phú cường lúc Phật trụ thế. Nổi tiếng nhất là khi Đại đế Alexender (A lịch sơn) đưa quân xâm lăng Ấn Độ thì hai bên đánh nhau quyết liệt. Mặc dù quân binh của vua Nandakhông cân bằng lực lượng nhưng Ngài chiến đấu vệ quốc vô cùng dũng cảm.

Ngoại trừ hai vương quốc đã được sáp nhập vào Magadhatrong triều đại Asoka, những vùng còn lại đều được nhắm đến như căn cứ chiến lược cần phải chiếm đóng. Asokatiến quân thần tốc như vũ bão, đánh đâu thắng đó chưa một lần nếm mùi thất bại. Lúc bấy giờ, mộng bá chủ trong dòng máu sôi sục, réo gọi, thúc giục Asokaphải bành trướng, mở mang bờ cõi để đất nước đủ rộng, để dân số đủ nhiều, để quyền lực đủ mạnh thì ngài sẽ trở thành bá chủ lục địa Bharata. Trên lưng tuấn mã, Asokachỉ biết có tiến, không có lùi.

Trong cuộc chỉ huy tiến quân như trời long đất chuyển, vó câu tuấn mã Asokađã giẵm đạp lên xác người, đã lội trong máu người, bườn tới, xông lên; gươm ngài vung lên đầu người lăn long lóc, không phải hàng chục hàng trăm mà là hàng ngàn hàng muôn đầu lâu rụng xuống, dường như con người ngài cũng như cây gươm của ngài không bao giờ biết no với máu và thủ cấp người. Tâm hồn ngài lúc bấy giờ đầy tràn, trào dâng bạo tàn và hung dữ, không còn một khoảng trống nào cho tình thương, bao dung ngự trị. Vương quốc Vajji, thành đô là Vesalitương đối hùng cường, quân sự khá mạnh, chiến đấu tự vệ vững chãi nhưng cuối cùng cũng phải thúc thủ trước đại quân vô cùng thiện chiến mà Asokavị chỉ huy tài ba xuất chúng. Vương quốc Vajjibị đặt dưới sự bảo hộ của Asoka. Dân Vajjiim lặng, an phận và tiếp tục cuộc sống thường nhật của mình. Quân đội của Asokarất tuân hành kỷ luật nên không gây phiền hà dân chúng. Do đó dân Vajjilấy làm an tâm, không có bất cứ hành động chống đối hoặc bất mãn. Để tỏ lòng tùng phục và hoan nghênh, dân Vajjitổ chức đại lễ khánh hỷ công cuộc trị quốc an dân mà Asokađã ban cho.

Trong dịp này, có chương trình văn nghệ do một ban hát tuồng nổi tiếng của Vajjitrình diễn để Đức vua và bá quan văn võ thưởng lãm. Mọi người đều vô cùng thích thú, tán thán không hết lời. Ngay lúc ấy vở tuồng đến đoạn vô cùng tình tứ do kép chính, đào chính thủ vai chàng trai và cô gái gặp nhau trong lễ hội, làm quen nhau và yêu thương nhau. Trong mẫu đối thoại giữa hai người, lời lẽ và ý tứ giống hệt lời lẽ và ý tứ của AsokaJalodharai tâm tình lúc sắp chia tay nhau để rồi một năm sau đó khi hội ngộ thì than ôi bến xưa còn đó mà con đò đã vội sang ngang. Cái cảnh bẽ bàng ấy là vết thương lòng rất lớn đối với Asoka, vết thương chưa lành bỗng dưng vở tuồng hôm ấy làm vết thương tái phát trầm trọng, Asokathét lên:

Nói láo, nói láo! Và đứng phắt lên, tay mặt nắm chặt chuôi gươm, hai hàm nghiến chặt và trong tư thế sẵn sàng hành động.

Rất may cho cô đào chính vì Srikhirinthấu hiểu tâm trạng Asokanên đã kịp thời quỳ xuống:

Muôn tâu, xin lệnh Hoàng thượng dằn cơn thịnh nộ và bảo trọng mình rồng. Họ chỉ là đào kép diễn tuồng. Ngưỡng mong lệnh Hoàng thượng tha chết cho họ.

Trước cử chỉ vô cùng kính hiểu và lời nói khẩn khoản chí tình của Srikhirinmột người bạn quý, Asoka lập tức hồi loan. Mọi người tại hiện trường đã phải một phen kinh hồn khiếp vía nhất là hai người đào chính, kép chính vì quá sợ đã nằm bất tỉnh trên sân khấu.

Về đến hoàng cung, Asokangồi úp mặt trên hai bàn tay tức tưởi, nghẹn ngào: ai hiểu cho nỗi lòng rướm máu của ta. Thật là tàn ác, thật là bạc tình! vết thương lòng của ta sắp lành thì họ đã nhẫn tâm làm cho tái rỉ máu. Họ đáng chết mà…

 

Hồi Tâm

Suốt tám năm chỉ huy quân đội viễn chinh không biết mệt mỏi Asokađạt kỷ lục về thành tích chiến thắng. Công trận hiển hách này đã đưa Asokalên địa vị Đại đế. Tất cả vương quốc thuộc các vùng Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc từ cao nguyên núi rừng, trùng trùng điệp điệp đến bình nguyên đồng bằng bát ngát bao la. Thậm chí biển rộng, sông dài. Các nguồn thủy lưu lớn nhỏ đều nằm dưới quyền thống trị của Đại đế Asoka.

Đúng vào Phật lịch 286 năm, tức cuối thời điểm năm thứ tám của cuộc viễn chinh, Đại đế Asokaxua quân tấn công vương quốc Kalinga– vùng đất nổi tiếng trù phú về nông nghiệp. Dân chúng mạnh khỏe, sống nếp sống chánh mạng.

Cuộc tiến quân lần này có mang tính cách dứt điểm vương quốc sau cùng thuộc các vùng đã được Asokaquy hoạch như những cứ địa xung yếu cần phải chiếm đóng nên cuộc tiến quân như vũ bão vô cùng hung hãn quyết dứt điểm trong thời gian kỷ lục. Ánh mắt Asokanhìn về hướng nào thì đại quân thiện chiến lập tức san bằng bình địa. Không phải mất thời gian lâu, đại quân đã ca khúc khải hoàn vang âm long trời lở đất, như bao trùm lục địa Bharatalúc bấy giờ.

Trong khi đại công cáo thành, ba quân tướng sĩ đang vô cùng hồ hởi phấn khởi, họ nhảy múa hò hét tưng bừng, họ ôm nhau vui mừng như ngây như dại, tất cả hiện hữu, đất trời, núi sông, thành quách, thây người, máu người đối với họ đều vô nghĩa, chỉ sự reo mừng chiến thắng có ý nghĩa mà thôi. Thì Asokatrên lưng tuấn mã, trong tư thế trầm tư yên lặng, đưa ánh mắt tận xa tít mù khơi và từ xa xăm tít mù ngài từ từ khép phạm vi nhìn hẹp lại, hẹp lại. Ngay giây phút thiêng liêng, linh nghiệm, kỳ diệu ấy - được lịch sử ghi nhận như vậy – trái tim Asokabỗng nhói đau, xúc động, bàng hoàng, hối hận khi nhìn xuống vó câu tuấn mã, ngài thấy toàn máu, máu ngập cao hơn móng ngựa, máu cũ máu mới hòa lẫn nhau phản chiếu ánh nắng hoàng hôn tạo màu sắc vừa thê lương ảm đạm, vừa khiếp đảm kinh hoàng và xác người sắp lớp cạn sâu trong biển máu mà nét hoảng sợ, đớn đau vẫn còn in rõ trên từng khuôn mặt.

Asokarùng mình, rởn ốc. Nỗi hối hận tràn ngập tâm hồn, ngài tự thấy mình quá ư tàn độc. Sự sống vô cùng trân quý của mọi người thì ngài thẳng tay hủy diệt chẳng chút lưu tình, thay vì mở chút lòng thương giúp họ an hưởng. Trong khi sự chết thì ai ai cũng kinh hồn khiếp vía, một triệu lần cầu sinh chưa một lần cầu tử thì ngài nhẫn tâm mang đến và giáng xuống thân phận vô tội vốn không có khả năng tự vệ. Ngài tự kết luận: cái mọi người cần ngài ban cho thì ngài từ khước và tàn sát; còn cái mà tất cả đều sợ hãi, kinh hoàng là chết chóc thì ngài giáng xuống đầu họ mà mạng sống mọi người đối với ngài chỉ là trò tiêu khiển không hơn không kém. Ngài tự vấn: tại sao phải làm như vậy và cuối cùng của công trình chiến thắng là gì? Là thây người sống chết nằm ngổn ngang, sắp lớp, là máu người và thú chảy tràn sông máu lênh láng, là tiếng kêu la, khóc than, gào thét của người và thú mang đầy thương tích quằn quại trong cơn hấp hối, sống dở chết dở, là cảnh làng mạc nhà cửa ruộng vườn đìu hiu, xơ xác, bình địa hoang sơ. Nếu công trình chiến thắng là như vậy thì là một sự phí phạm nhân mạng, động sản, bất động sản một cách vô luân lý, vô đạo đức và vô nhân tính. Dòng tư duy vừa đến khúc quanh tỉnh thức, hối quá, và tự giác này, Asokabỗng gỡ bỏ cung tiễn và gươm báo quăng xuống đất như quăng bỏ đôi giày rách.

Trong giờ phút linh thiêng, kỳ diệu ấy bỗng hiện tượng mang kỳ tích xuất hiện phi thường: trên trời tiếng gầm thét như thiên lôi giáng; sấm chớp tứ giăng như điện trời nổi lên thắp sáng không gian; địa cầu chấn động, rung động mạnh như sắp có cuộc đại địa chấn; các ngọn núi cao gần đụng trời như Hy mã tuyết sơn cũng chuyển mình quằn quại như sắp sụp nổ vỡ tung; nhưng con sông lớn rộng, chạy dài cũng nổi sóng như giao long uốn khúc hút nước về trời - tất cả như bày tỏ tấm lòng vô cùng hoan hỷ đối với một sự kiện gần như vô tiền khoáng hậu giữa cuộc sống nhân sinh và cuộc biến thiên hy hữu của vũ trụ.

Thấy hiện tượng lạ, các tướng cận vệ, nhất là Srikhirin, tất cả thúc ngựa đến đứng bao vây hộ giá. Srikhirinđến gần:

Muôn tâu, lệnh Hoàng thượng cảm thấy mệt mỏi và chán nản với cuộc viễn chinh, nên tôn nhan không được vui tươi, mặt rồng có chiều đăm chiêu tư lự, không giống như mọi lần chiến thắng trong quá khứ.

Đức vua, qua giọng nói buồn chán, ân hận: các khanh, hãy nhìn xem, chung quanh chúng ta là biển máu, máu nhiều đến nỗi ngập cả móng ngựa, tiếng khóc than vô cùng ai oán, đớn đau của người và vật thương tích đầy mình đang kêu cứu, thét gào; xác chết nhấp nhô nổi chìm trong biển máu; thây người và thú sống, chết chồng chất lên nhau; xa gần đó đây quà quạ kên kên bu nhau giành giật cắn xé mổ rút; từ đây đến mút tầm mắt là quang cảnh tiêu sơ đổ nát, cô liêu hoang dã chẳng có bóng người kể cả bóng thú. Trẫm chưa từng mang tâm trạng xót xa, quả tim chưa từng nhức nhối buốt đau và hối hận tràn ngập tâm hồn như lần này.

Nói đến đây, Đức vua tự động chấp tay đưa cao quá đầu và chính thức lớn tiếng cáo tri:

Kể từ hôm nay, ta là Asokadứt khoát từ bỏ vũ khí, tuyệt đối không cỡi chiến mã. Những người vô tội, hàng triệu đã bị hy sinh oan uổng và mang thương tích trầm trọng dở sống dở chết cũng không ít, ta vì mộng bá chủ nhằm thỏa mãn bản ngã đã hủy diệt vô số mạng sống người và thú.

Hoàng hôn xuống, đoàn quân chiến thắng Asokatiến thẳng vào Hoàng thành nhưng là một cuộc tiến quân im lặng khiến dân chúng Kalingacòn sống sót cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khi từ các ống loa thông tin phát ra lời trấn an chỉ dụ:

Toàn thể dân chúng Kalingađừng lo lắng hoảng sợ. Đại đế Asoka- người khả ái của chư thiên và bốn bộ binh chủng tuyệt đối tôn trọng sinh mạng, động sản và bất động sản của toàn dân. Ai vi lệnh sẽ bị xử thật nặng theo quân kỷ. Xin dân chúng an tâm và tiếp tục nếp sống hằng nhật của mình.

Được nghe chỉ dụ này, dân chúng Kalingavô cùng vui mừng và tiếng tung hô: vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế! Âm thanh reo vui, phúc chúc cứ mãi vang vang gần như bất tận. Tiếng hoan hô khánh chúc toàn dân khiến Asokacũng cảm thấy phấn khởi, nức lòng và tin tưởng.

Đêm hôm ấy, Asokangủ thật sớm khi canh một vừa qua, ngài thức dậy lúc canh hai chưa bắt đầu. Asokatưởng như vừa xảy ra trước khi ngài ngủ: cái sự kiện vô cùng tàn nhẫn mà ngài ra lệnh thiêu sống một số cung phi chỉ vì họ hái hoa Asokavì nó tương đối đẹp, lẽ dĩ nhiên lá cành tả tơi, một số nhánh bị gãy còn nằm đó đây dưới đất trong khi Asokaan giấc ngủ trưa thật say. Sau khi thức dậy, ngài thấy lá cành xác xơ, một số nhánh bị gãy nằm rải rác đó đây, ngài bỗng nổi trận lôi đình, vì ngài từng chỉ thị bằng miệng là: cây Asokamang tên của ngài, không ai có quyền hái bông phá nhánh. Ngài truyền lệnh thiêu sống các cung phi xem thường lệnh ngài. Ngài nhớ rất rõ: những nét mặt kinh hoàng, những tiếng khóc la van xin tha mạng, những động tác vẫy vùng cầu xin tuyệt vọng, những hình hài bị bốc cháy trắng đen loang lổ vì những lớp da chín tự động rớt ra từng mảng, còn những lớp da chưa chín mới xám đen còn bám dính trên thân hình các cung phi tội không đáng chết. Thế mà ngài đã quá tàn nhẫn, xem họ như những người thù bất cộng đới thiên.

Càng hồi tưởng, Asokacàng cảm thấy mình quá ư độc tài, tàn ác. Càng trôi theo dòng hồi tưởng, Asokabỗng nhớ đến Jalodhara. Một hận lòng, một sự bạc tình, một trò chơi ú tim, người mà ngài yêu tha thiết đã dùng lời đường mật gạt gẫm ngài, đã thoa mật trên lưỡi dao cho ngài liếm, khi chứng kiến tất cả phũ phàng và máu lưỡi chảy ra vì quá si tình liếm mật trên lưỡi dao bén, ngài đã hạ sát tình địch, luôn cả hai trợ thủ đắc lực của tình địch và phóng ngựa ra đi trong tuyệt tình, tuyệt vọng, bỏ lại ba xác chết, ba đầu lâu và một Jalodharakhóc không ra khóc, cười không ra cười.

Nghĩ đến đây, ngài cũng cảm thấy ân hận, tự trách mình quá ư bồng bột, mất tự chủ, gần như không còn nhân tính vì hễ ai làm vừa lòng thì ban cho sự sống, ai dám chống nghịch thì phải chết. Lúc bấy giờ trên lưng tuấn mã, ngài cứ cho ngựa phóng thật nhanh về trước, mặc cho ba bạn rượt theo muốn hụt hơi. Nhưng vì lúc đó tâm trạng Asokađang bị ngọn lửa dục ái, lửa thù hận bốc cháy hừng hực nên không nghĩ suy, phải quấy, lợi hại mà chỉ tư duy một chiều, nhất quán bất thiện: còn tình đâu nữa là thù đấy thôi.

Hồi tưởng cuộc tình ngang trái vô cùng cay đắng và hành động nhất thời của cõi lòng thiếu tự chủ, ngài cảm thấy cái bản ngã của ngài thật đáng ghét. Ngài tự vấn: ngã là chi? mặt mũi nó ra sao hay chỉ là ốc mượn hồn, khi tháo bỏ vỏ chiêm bào, thấy nước biển màu xanh không hai vị. Càng nghĩ càng thấy mình quá nhiều tội lỗi. Nước mấy sông rửa cũng không sạch lỗi lầm trầm trọng, tàn độc trong quá khứ. Ngài hồi tưởng mời hồi hôm đây, nếu không có Srikhirin- người bạn tri kỷ, sinh tử cùng ngài kịp thời khẩn khoản, cảnh giác thì hành động nhất thời của vết thương lòng thiếu tự chủ, ngài đã giết cô đào chính đóng vai người yêu mà mẩu đối thoại giống một trăm phần trăm những gì mà Jalodharađã tâm tình với ngài trong quá khứ. Ngài cảm thấy xấu hổ, tự thẹn, một vị Đại đế mà hành động nông nỗi không khác trẻ con. Hồi tưởng những sự kiện và hành động cũng như phản ứng của ngài trong quá khứ, bỗng trong thâm sâu ký ức lóe lên ánh sáng ăn năn tự hối dung hợp lý tình: tuổi trẻ có ai không ít nhiều lầm lỗi, trường hợp nặng nhẹ khác nhau, không thể nhặp nhằng, quyết đoán một chiều đơn phương chủ kiến. Vì rằng trong tình yêu luôn có sự đòi hỏi của tình dục, nhưng tình dục thì không cần tình yêu. Ngài tự cảnh giác: cuộc sống là sự lẫn lộn giữa mật ngọt và mật đắng, giữa vườn hoa và nghĩa địa. Mật ngọt mật đắng cũng là những vị thuốc quý. Vườn hoa có cái đẹp của vườn hoa nhưng nghĩa địa nếu biết tô điểm hoa lá cành thì cũng làm giảm thiểu cảnh ảm đạm thê lương.

Lĩnh hội trọn vẹn ý nghĩa cuộc sống là cả một vấn đề thiên nan vạn nan, bất khả tiên liệu. Chẳng hạn tại sao mình hiện hữu ở đây, hiện hữu với mục đích gì, rồi mình sẽ đi về đâu, sự hiện thành và tiêu tán của một kiếp người do thành tố nào quyết định, ngay cả vũ trụ càn khôn này rồi sẽ ra sao, bản thân mình khi già, đau, chết mình phải đối phó như thế nào, lấy gì để đối phó, hay là bất lực. Ta dường như có nghe đâu đó một câu kệ tuyệt diệu: “Một khi thần chết hiện về, nào ai có thể chở che cho mình, vợ con quyến thuộc chí tình, ngậm ngùi chỉ biết đứng nhìn khóc than.” Trong nỗi cô đơn cùng cực ấy ta còn gì không. Tất cả chỉ là bóng mờ sương khói. Cái sau cùng còn lại chỉ là chút hơi thở mà ta rất cần, ta muốn tàng trữ giữ nó lại nhưng cuối cùng nó cũng bạc bẽo bỏ ta đi chẳng một chút đoái hoài thương xót. Tất cả những gì gọi là động sản, bất động sản mà ta hoàn toàn chiếm hữu, cười trong tiếng khóc, ngai vàng trên xương, vui sướng trong khổ đau, và chết chóc đồng loại, không mang bất cứ một ý nghĩa thiết thực hướng thiện nào của cuộc sống, nó thực sự vô nghĩa, vô bổ và vô ích, dẫy đầy tội lỗi.

Trình độ cảnh giác trở thành tăng thượng duyên khiến từ ái, bi mẫn hiển lộ: ta thích vui ghét khổ, thì mọi người cũng ghét khổ thích vui. Có nên chăng vì hạnh phúc cá nhân mà gây khổ đau kẻ khác. Ngài tự vấn: không biết hành động trong quá khứ của ngài là quân tử, vĩ nhân, bá chủ hay là ngã kỷ, ác nhân, độc tài? Ngài nghĩ, nếu là quân tử thì hành động phải lợi lạc song phương tự thân và tha nhân; nếu là vĩ nhân thì phải có những hành động tương đối phi thường để mang niềm tư tin, tự lực và tự cường cho tha nhân; là bá chủ thì phải áp dụng vương đạo trong sứ mệnh trị nước an dân, tạo dựng thanh bình, phú cường cho toàn cõi và an cư lạc nghiệp toàn dân. Nhưng ngài tự nhận mình chưa phải là quân tử, là vĩ nhân là bá chủ. Những hàm tước, những xưng hô, những tán tụng chỉ là những danh từ rỗng không và mai mỉa.

Ngài tự phát thệ: Ta quyết hành động như một quân tử đúng như chánh pháp; sẽ biểu hiện đặc trưng tư cách vĩ nhân trung thực mang niềm tin minh triết và tinh thần cầu tiến trên phương diện tu thân, hành đạo, hướng thượng. Và nhất định sẽ là một bá chủ cai trị dân bằng chánh pháp, tuyệt đối không sử dụng tà đạo. Nặng giáo dục, nhẹ hình phạt, không chỉ áp dụng khẩu giáo mà quyết đem thân làm gương, làm chứng. Nghĩ đến đây, ngày cảm thấy vô cùng phấn khởi, như vừa tỉnh cơn mê, như lạc đường đêm tối bỗng thấy ánh đèn. Chính ánh sáng này chiếu toả rạng ngời tâm thức khiến ngài phát hiện chân lý cuộc sống là vay mượn mà ngài phaỉ hoàn trả một sớm một chiều và ngài cũng cảm nhận mọi người trong đó có ngài chỉ là khách trọ không hơn không kém. Ngài là của cung điện, cung điện không phải của ngài. Vì ngài là của cung điện, nên cung điện muốn giữ ngài thì ngài ở, bằng không thì ngài phải đi. Ngài đúng là kẻ vô hộ, vô chủ, vô quyền.

Ngài thức ngộ được rằng: mọi sắc tướng sẽ tiêu vong, nhưng thể tánh thì tồn tại. Nhờ cách mạng tư tưởng, Asokangủ rất ngon, giấc ngủ an bình không còn lo âu, vướng bận.

Sáng hôm sau, Asokachỉ định một vị Hoàng tử Kalingakế vị trị nước an dân. Còn ngài truyền lệnh đại quân rút chốt hồi hương. Trên lộ trình hồi hương, từ Kalingavề Pataliputra, ngài lúc nào cũng ưu tư tìm biện pháp hành chính thế nào để nhân dân trong các vùng thuộc địa được sống cuộc đời an cư lạc nghiệp và các vương quốc đều được phú cường thịnh trị. Mỗi trạm dừng quân, Ngài và Srikhirinthường cải trang thường dân di hành trong đêm để thăm dân và nghe ngóng cho biết sự tình.

Trong cuộc di hành, ngài nhận thấy đa số dân chúng thực sự còn nghèo, không đủ cơm ăn áo mặc. Có một gia đình ba con còn nhỏ, khóc thét từng hồi vì quá đói mà cha mẹ chúng đã tối rồi mà chưa về. Cuối cùng cha mẹ chúng cũng về nhưng gạo quá ít không đủ nấu cơm cho năm miệng ăn. Nhưng cũng đành chịu biết làm sao hơn. Không một người nào no lòng nhưng nhờ uống nước lã cầm hơi, nên cả năm người cũng sống qua ngày đoạn tháng. Ngài lại chứng kiến cảnh vợ chồng chửi bới đánh đập cũng chỉ vì miếng ăn. Vợ gây: vì anh ham mê cờ bạc, có bao nhiêu cũng không đủ anh đem đốt ở sòng bạc - người chồng thì đổ thừa vợ không biết làm ăn buôn bán xoay sở cho có đồng ra đồng vô nên phải đói nghèo chớ đâu phải tại anh ta. Đức vua nhận thấy trách nhiệm ưu tiên là làm sao cứu vãn tình trạng đói rách nhân dân cấp bách.

Ngài vô cùng chua xót nhận ra rằng: không bệnh nào lớn bằng bệnh đói, không khổ nào sánh lại khổ ăn. Ngài phải tìm cho ra giải pháp chống lại người thù nguy hiểm là nghèo đói. Ngài hạ quyết tâm phát động phong trào động viên toàn dân cùng ngài xuất chiến nhưng không phải chiến đấu lấn đất giành dân mà chiến đấu sống chết với cuộc sống đói nghèo. Chỉ dụ vừa loan, toàn dân hoan hô như long trời lở đất. Tất cả nức lòng, hồ hởi, phấn khởi và hưởng ứng một cách nhiệt tình chưa từng thấy.

Mọi ngành nghề, đều có trung tâm huấn nghệ: sĩ, nông, công, thương nhất loạt học tập và phát huy khả năng lao động chân tay cũng như lao động trí óc. Một cuộc canh tân gần như vô tiền khoáng hậu. Trong cuộc cách mạng hiện đại nầy hoàn toàn không có máu, nước mắt và khổ đau, chỉ có mồ hôi, nụ cười và những bản đồng dao lao động. Họ lao động không biết mệt. Vì tinh thần tự giác, tự nguyện, không có bất cứ một sự bắt buộc nào. Ngay như bốn binh chủng cũng chỉ chừa lại một bộ phận cơ bản tiếp tục huấn luyện, duy trì khả năng quân sự phòng khi bất trắc, đột xuất. Những quân nhân dư ra đều buông khí giới khoác áo nông phu, tăng gia sản xuất, khiến Bharatatrong triều đại Asokavô cùng hùng cường, vinh phú và thanh bình.

 

Không Nên Phóng Dật

Công cuộc cách mạng tinh thần và phong trào canh tân quốc sách của Asokakhiến mẫu hậu Vimamsavà Hoàng hậu Vedisasung sướng nhất, vui mừng nhất. Bao nhiêu thắc thỏm âu lo trong những ngày Asokaxuất quân chinh phạt, may rủi thế nào, sống chết ra sao. Ngày hồi loan trên lưng chiến mã, hay là… rồi nước mắt đoanh tròng, không dám kết luận dù trong tư duy thầm kín. Nhưng hôm nay, thì sung sướng ngập lòng, mừng vui rạng rỡ, tin tưởng sắt son, tương lai huy hoàng đầy hứa hẹn.

Niềm vui lớn nhất là nhị vị phát hiện trên con đường tu thân hành thiện từ nay có Asokalà kẻ đồng hành. Hơn nữa, đây lại là con đường hướng thiện, hướng thượng, tự tha lưỡng lợi. Thử hỏi còn đạo lộ nào có ý nghĩa hơn không. Nhị vị hoàn toàn hưởng thụ lạc phúc thiết thực mà Asokađã tình nguyện dâng hiến. Nụ cười sẽ nở trên môi thay cho tiếng khóc; dung sắc sẽ thập phần thù thắng thay cho những nét u hoài, héo hon, tàn tạ; thưởng thức thực phẩm thượng vị cứng, mềm ngon lành mãn khẩu thay vì vô vị đáng nồng. Trong giấc ngủ, nhị vị không còn nằm mơ thấy cảnh chém, giết, máu tươi lai láng, xương khô rã rời mà là giấc ngủ bình an, ngủ thật ngon, thức thật tỉnh, chư thiên hộ trì. Đúng là một cuộc đổi đời, đổi đời toàn diện. Tình mẫu tử càng thiêng liêng thân thiết; nghĩa vỡ chồng càng đầm ấm, ngọt ngào.

Hoàng Thái tử Mahindavà Công chúa Sanghamittathấy Hoàng thái hậu, mẫu hậu và phụ vương nở rộ hoa xuân vô cùng rạng rỡ trên gương mặt, vành môi, ánh mắt cũng khiến nhị vị vui lây, tuy chưa nắm vững động cơ huyền mật nào chuyển hoán tâm hồn cũng như cuộc sống quý vị. Nhưng dù sao tất cả sự kiện thực tiễn này đã tạo cho cung đình là cảnh thiên đường trần thế.

Hoàng hôn đã xuống từ lâu. Kinh thành Pataliputrachìm sâu trong giấc ngủ an bình. Nhưng đèn phố và đèn đuờng vẫn sáng choang như ban ngày. Asokasau giấc ngủ thật yên lành, sảng khoái, vừa thức giấc thật tỉnh táo, Đức vua tắm rửa, thay đổi long phục, ra đứng ngay cửa sổ trên lầu nhìn xuống. Một bình minh thật đẹp, khí trời mát dịu dễ thương. Thỉnh thoảng tiếng nhạc từ xa theo gió mang âm thanh nhẹ nhàng, gợi cảm như nhắc nhở mọi người hãy bắt tay lao động để tăng gia sản xuất.

Asokamỉm cười, phấn khởi, tự tin, nhân dân phúc lạc dám mong thế này. Đang miên man trong ý nghĩ lạc quan, bỗng hình ảnh một tu sĩ ôm bình bát khoan thai từng bước hóa trai, phong nghi cốt cách tương đối khác phàm, nét mặt từ hòa, ánh mắt nhìn thẳng vừa tầm, dường như bao nhiêu thế sự buộc ràng người đã bỏ lại sau lưng, còn phía trước thì chiếu tỏa hào quang của bình đẳng, từ bi và trí tuệ. Đúng là hình ảnh một Thích tử Mâu Ni, đắp y mang bát hóa duyên, từ hòa nét mặt, nhàn vân gót hài. Trước một mẫu đạo phong mô phạm ấy, Đức vua như bị thôi miên, ngài truyền lệnh thỉnh mời vị Sa môn và cúng dường thực phẩm. Sau phần thọ trai, Đức vua từ tốn:

Thưa Đại đức, nếu trẫm không võ đoán thì Đại đức tuổi đời không quá hai mươi niên kỷ.

Muôn tâu, đúng vậy - bần đạo chỉ là một vị Sa di mới xuất gia không lâu lắm.

Trẫm lấy làm thắc mắc. Tuổi đời xuân xanh, tràn đầy nhựa sống, tương lai còn nhiều hứa hẹn, học lực chắc cũng không đến nỗi tệ, nhưng tại sao Đại đức lại dứt khoát chọn con đường này, một con đường không có lối thoát và dĩ nhiên không có tương lai.

Muôn tâu, Bổn sư bần đạo tuyên nhắc lời Đức Phật dạy: Chúng sanh không nên phóng dật trong ba hiện tượng đặc trưng: một là tuổi xuân, hai là sức khỏe, ba là sự sống. Nếu phóng dật sống vong thân, khi già, bệnh, chết đến thì có muốn tu thân, hành thiện, thực hiện phạm hạnh thì đã quá muộn vì sức khỏe và thời gian không cho phép.

Im lặng khảnh khắc, vị tu sĩ tiếp lời: Muôn tâu, Bổn sư bần đạo khai thị thêm: Đối với quan niệm thế tình thì Đức Phật cảnh giác, mọi loài hữu tình luôn bị tuổi già tàn phá và xô đẩy đến tử vong, tất cả là kẻ vô hộ, vô chủ, vô quyền; phải bỏ hoặc trả tất cả cho đời rồi ra đi cô lẻ; và là nô lệ thường trực của khát khao tham muốn. Nhờ lãnh hội lý đạo huyền nhiệm này mà bần đạo tự nguyện sống cuộc đời Tăng sĩ – Mâu Ni khôg nhà.

Thưa Đại đức, câu nói tất cả hữu tình là kẻ vô chủ, vô hộ, vô quyền quả thật trẫm chưa lãnh hội được. Trẫm nghĩ, trong nhà phải có chủ nhà, trong cơ quan phải có người chỉ huy, trong một quốc gia cũng phải có người lãnh đạo. Tại sao lại nói vô hộ, vô chủ, vô quyền.

Muôn tâu, lệnh Hoàng thượng năm nay cũng đã trên dưới năm mươi niên kỷ, nếu so với lúc 17, 18 tuổi xuân thì có phải đã kém sức khỏe hơn xưa?

Đúng vậy, thưa Đại đức.

Muôn tâu, có khi nào lệnh Hoàng thượng bị bệnh không?

Thỉnh thoảng cũng có – Thưa Đại đức.

Muôn tâu, vậy lúc bấy giờ Hoàng hậu, cung phi mỹ nữ, bá quan văn võ có ai chia sớt cái đau đớn trong long thể Hoàng thượng được không.

Thưa Đại đức, làm sao họ đau thế cho trẫm được.

Muôn tâu, cái vô hộ, vô chủ, vô quyền là thế đó.

Thưa Đại đức, câu nói bỏ hay trả tất cả cho đời rồi ra đi cô thân chiếc bóng là thế nào.

Muôn tâu, trước khi lệnh Hoàng thượng ngự trị ngôi báu, có phải lệnh thái thượng hoàng là đương kim thánh thượng hay không.

Thưa Đại đức, sự thật là như vậy.

Nhưng ngài có đem được những gì tùy thân hay là bỏ và trả lại tất cả rồi ra đi một mình.

Thưa Đại đức, bỏ lại tất cả, chỉ có hai bàn tay trắng, thật tội nghiệp.

Thưa Đại đức, tại sao gọi là nô lệ ái dục, khát khao thường trực, không biết đủ.

Muôn tâu, Phật ngôn mà Bổn sư bần đạo trùng thuyết có ba loại ái: dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

1.Dục áilà ham muốn, tham đắm sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạ. Đối với những thứ dục này, không ai không ái – thích, thậm chí dùng mọi thủ đoạn chiếm đoạt, sẵn sàng nhúng tay vào tội ác dù lớn bằng trời, người ta không hề từ chối. Nô lệ dục ái là như vậy.

2.Hữu áitức tham đắm, ham muốn có được cái này, có được cái kia, muốn có cái mình chưa có, muốn có thêm những cái đã có. Đã là như vậy thì làm sao biết đủ biết vừa. Suốt đời làm thân phận nô lệ.

3.Phi hữu áilà tuyệt đối không muốn chuyện như vậy xảy ra nhưng rồi nó cứ xảy ra không giải quyết được. Tránh né, chận đứng, ngăn ngừa tất cả hoàn toàn bất lực, thúc thủ. Cái đau khổ thật triền miên bất tận, gần như cái đau khổ của “cầu bất đắc”. Nói cho đúng thì cái “phi hữu ái” này bao gồm cả dục ái và hữu ái.

Im lặng một chút, Sa di giải thích để vấn đề cũng như Phật ngôn sáng tỏ thêm.

Muôn tâu, khi nhãn quan tiếp xúc sắc trần khiến phát khởi ý niệm khả hỉ, khả ái thì gọi là thọ lạc. Nếu ý niệm bất như ý khởi lên thì gọi là thọ khổ, nếu ý niệm xúc tiếp vô thưởng vô phạt thì gọi là thọ vô ký. Thực tế mà nói thì thọ vô ký cũng tức là thọ lạc một cách nhẹ nhàng trừu tượng. Trong trường họp kể thọ chỉ có hai, thì thọ vô ký được khép vào thọ lạc. Cũng có thể nói: khi nào thọ lạc thì tâm có khuynh hướng thiên về dục ái và hữu ái; khi nào thọ khổ thì tâm có khuynh hướng thiên về phi hữu ái. Cái dục thô sơ là Visattika tanha(Liên hữu dục). Cái dục vi tế ngủ ngầm trong tâm, không hiển lộ bằng hình thái ngọai tại, gọi là Vattamulaka tanha(nguồn dục luân hồi). Nguồn dục tế vi này phải nhờ đến khả năng thánh quả vô lậu mới đoạn diệt mầm mống một cách dứt khoát được.

Thưa Đại đức, nghe nói pháp môn nhà Phật có tám vạn bốn ngàn (84.000) nếu tóm gọn thì còn bao nhiêu.

Muôn tâu, chỉ còn có một.

Thật vậy sao, thưa Đại đức.

Muôn tâu, bần đạo nào dám nói lời thất thiệt.

Thưa Đại đức, tại sao lại chỉ còn có một?

Muôn tâu, lúc trụ thế, Đức Phật tập trung toàn bộ giáo lý của Ngài vào một từ phủ định: “Không phóng dật.” Điều này trở nên vô cùng căn bản, Ngài cũng dùng từ này làm di giáo tối hậu: Appamadena sampadetha hãy nghiêm hành không phóng dật.

Quá hoan hỉ với pháp thoại đi từ Pháp đàm, Đức vua tâm tình:

Thưa Đại đức, vì mải mê theo dõi pháp thoại, trẫm thật vô tình mà cũng kém phần lịch sự, quên mất, không hỏi phương danh, quý tánh của Đại đức.

Muôn tâu, các pháp lữ gọi bần đạo là Sa di Nigrodha.

Đức vua ngỏ lời tán thán. Thật phi thường, thật sự phi thường, đệ tử đức Thế tôn dù là một vị Sa di cũng thông tuệ xuất chúng. Đối đáp nghiêm túc, giải thích rõ ràng, văn cú mạch lạc, chứng tỏ kiến thức uyên bác, có giáo dục và huấn luyện, dung hợp tiêu chuẩn lý, cơ đúng phương pháp.

 

Asoka Vấn Đạo

Tuy thoại đầu câu chuyện đi từ đối thoại đến đàm thoại có tính giải nghi, nhưng nhờ quá trình công đức trợ duyên, cộng thêm bản chất thông tuệ cố hữu, Đức vua lãnh hội tương đối giáo lý căn bản, khởi lòng tịnh tín, muốn tìm hiểu thêm những phần thâm mật mà Đức vua hoàn toàn tin tưởng sẽ khám phá những tinh hoa kỳ tuyệt trong toàn bộ di giáo mà đức Từ phụ Thích tôn lưu bố cho hàng hậu học.

Đức vua cảm nhận bất cứ cuộc hành trình nào cũng phải có bản đồ hướng dẫn và hướng đạo viên, bằng không sẽ rơi vào quỹ đạo tà ngụy mà hậu quả khó đo lường, nó giống như người mù dắt người đui quờ quạng trong đêm tối. Đã có chủ đích, Đức vua quyết tâm tầm sư học đạo.

Bỗng có một ngày, bầu trời quang đãng, nắng ấm, gió mát, khiến Đức vua cảm thấy vô cùng sảng khoái, đúng hơn là ngày hoàng đạo, Đức vua được biết có một vị thánh Tăng đạo cao đức trọng, pháp danh Moggaliputta Tissatịnh cư trong một hang động, núi Udhotangapabbatanằm ở thượng nguồn sông Ganga, giới luật nghiêm minh, đa văn quảng kiến, uyên thâm Phật học, thành tựu cứu cánh đời sống phạm hạnh, viên mãn bốn tiêu chuẩn cụ túc:

1.Atthapatisambhida: Nghĩa cụ túccũng gọi là nhân cụ túc, tức quán triệt tất cả nguyên tố nhân duyên như thế nào sẽ đưa đến hậu báo ra sao một cách tường tận, tinh tế.

2.Dhammapatisambhida: Pháp cụ túccũng gọi là quả cụ túc, tức liễu tri toàn diện mọi hiện quả tác thành từ nguyên tố nhân duyên gì.

3.Patibhanapatisambhida: Biện tài cụ túchoặc biện tài vô ngại, tức thiên tài hùng biện, tất thắng trong mọi đối thoại, không phải đắn đo suy nghĩ trong tất cả vấn nạn dù hóc búa nan tri.

4.Niruttipatisambhida: Văn cú cụ túchoặc văn chương thi cú vô ngạitức sử dụng toàn diện các loại văn chương bát cổ, cận đại, hiện đại lưu loát kể cả các lọai sinh ngữ không hề ngăn ngại. Người đối thoại dùng loại văn nào thì liền đối đáp tuyệt hảo loại văn đó.

Đức vua còn được biết thêm: Tôn giả là vị thánh Tăng đã viên đắc lục thông (Chalabhinna):

1.Dibbasota: Thiên nhĩ thôngtức khả năng nghe được tất cả loại âm thanh dù nói thật nhỏ và cách ly muôn vạn dặm.

2.Cetoparinnnana: Tha tâm thôngtức hiểu biết tâm ý của tất cả hữu tình trời người thậm chí vi tế côn trùng toàn triệt, dù chỉ một khởi niệm thật vi tế.

3.Pubbenivàsànussatinana: Túc mạng thôngtức khả năng nhớ biết tiền kiếp tự thân và tha nhân trong vô số lượng kiếp không sót thiếu bất cứ một mảy may sinh nghiệp, sinh kế, tổ tiên gia phả, tên tuổi, thọ mạng, tâm tính và kiến thức.

4.Cutupapatanana: Sinh tử thôngtức khả năng siêu phàm toàn tri mọi loại chúng sinh tác tạo hạnh nghiệp như thế nào mà phải tái diễn luân hồi lưu chuyển trong các cảnh thiện thú hoặc ác thú như hai với hai là bốn, không hề có bất cứ một lầm lẫn nào dù vi tế.

5.Iddhividhi: Thần túc thôngtức năng lực siêu phàm biến hóa một thành trăm, thành ngàn, thành vô số hoặc thu hồi từ phức số trở thành đơn số tùy ý lực. Thậm chí độn thổ, độn thủy, ngồi kiết già lơ lửng không trung rờ mặt trời mặt trăng hoặc trong thời gian duỗi tay Ngài có mặt ở cõi trời Phạm thiên.

6.Asavakkhayanana: Lậu tận thôngtức ý lực siêu nhiên thấy rõ, hiểu thấu, quán triệt nhân duyên trùng trùng sinh diệt, hữu vô năng sở, thoại đầu vô minh, thoại cuối sinh tử liên dây và sầu, bi, khổ, ưu, não là một chuỗi dài liên lĩ vô thủy vô chung.

Sau khi đắn đo chọn người đại diện đi cung thỉnh ngài thánh Tăng. Đức vua nhận thấy SasavatVenupalalà nhân tuyển thích hợp nhất. Nhận khẩu lệnh này, Sasavatthật sự vui mừng không thể tả. Vì xưa nay bản tính chàng thích cuộc sống nội tâm sâu sắc, thâm trầm không thích hình thức nhiệt náo, hào nhoáng bên ngoài. Nên khi được chỉ định cùng Venupalađi cung thỉnh ngài thánh Tăng Moggaliputta Tissa, bèn lập tức khởi hành không phút giây chậm trễ.

Ngọn núi Lidhotangatuy xa, nhưng Đức vua lệnh cho dùng mã xa, nên chẳng bao lâu ngọn núi đã hiển lộ từ xa. Sau khi tìm chỗ dừng xe, SasavatVenupalacùng leo núi. Khi đến động đá cheo leo nơi ngài thánh Tăng tạm ngụ, SasavatVenupalachắp tay kính lễ vô cùng trang trọng và bạch rõ nguyện vọng nhà vua kính cung thỉnh Ngài lân mẫn quang lâm triều nội để Đức vua được cúng dường và học đạo. Những nguồn tin tốt đẹp liên quan sự hồi tâm chuyển ý của Đức vua, Ngài cũng tường tận. Trong thâm tâm vốn sẵn cảm tình trong niềm đạo, Ngài hoan hỉ nhận lời.

Vì là buổi chiều, nên Đức vua chỉ cúng dường sinh tố và các loại giải khát. Sau phần giải khát, Đức vua mở lời:

Thưa Tôn giả, thật là một diễm phúc lớn khiến trẫm được bái kiến một vị chân tu, đạo cao đức trọng. Nếu không phải là chuyện quấy rầy, kính xin Tôn giả cho phép trẫm được nêu lên một số thắc mắc để Tôn giả từ mẫn giải tỏa.

Tôn giả nhận lời.

Thưa Tôn giả, người đời nên có tín ngưỡng tôn giáo hay không.

Muôn tâu, Hoàng thuợng nghĩ người đời nên có lỷ tưởng làm đối tượng sống hay không?

Thưa Tôn giả, nên có.

Muôn tâu, nếu người đời cần có lý tưởng làm đối tượng sống, thì đối với tín ngưỡng cũng cần như vậy.

Thưa Tôn giả, tôn giáo cần phải có những tiêu chuẩn gì?

Muôn tâu, được gọi là tôn giáo đúng nghĩa, phải hội đủ sáu tiêu chuẩn:

  1. Vị giáo chủ phải là nhân vật lịch sử mà đa số quần chúng tin tưởng.

  2. Giáo lý căn bản là chân lý về khổ, nhân khổ, lạc và pháp đắc lạc.

  3. Có đệ tử xuất gia, tại gia là người thừa tự pháp.

  4. Có cơ sở tín ngưỡng cổ lưu và cơ sở tân tạo là (Phật giáo địa – Tôn giáo sở).

  5. Có hình thức lễ nghi truyền thống khế hợp lý, cơ.

  6. Có người tịnh tín, lĩnh hội và y giáo phụng hành, không lý thuyết suông.

Thưa Tôn giả, tín ngưỡng (tôn giáo) Ngài đang thực hành có hội đủ tiêu chuẩn vừa kể hay không?

Muôn tâu, hoàn toàn cụ túc.

Thưa Tôn giả, người không có bất cứ tín ngưỡng nào hết thì tốt hay xấu?

Muôn tâu, người có tín ngưỡng chính kiến vẫn tốt hơn vì tôn giáo chân chính thường gọi là Chánh đạo thì luôn dạy khuyên người xa điều ác, làm việc lành, thanh tịnh tâm ý.

Thưa Tôn giả, các tôn giáo có dị đồng về mặt thành tựu không?

Muôn tâu, dĩ nhiên phải có. Bần đạo thí dụ điển hình để vấn đề sáng tỏ, tuyệt đối không mang bất cứ ý niệm khích bác. Chẳng hạn trong Bà la môn giáo, tín đố có quyền giết thú, thậm chí giết người để tế thần, trong khi đạo Phật tuyệt đối cấm sát sinh. Giết người, giết vật tế thần thì hậu quả là đau thương, chết chóc, máu tươi, xương trắng, sinh ly tử biệt, tiếng khóc oán than, sự sống là món hàng, tình người là trò chơi đổi chác, cái hạnh nghìệp đưa đến hậu quả như vậy liệu có cần thiết, có nên áp dụng hay không. Trong khi đạo Phật chủ trương hoàn toàn trái ngược. Chính công trình trái ngược này là thành quả đưa đến hậu quả từ ái, bi mẫn vì mạng sống được tuyệt đối tôn trọng, xương máu tuyệt đối được bảo lưu, người người sum họp, nhà nhà an vui. Đồng loại được tuyệt đối trân quý. Trong kinh Pháp cú có câu: “Chúng sinh đều sợ hình phạt và chết chóc, hãy xét phận mình đừng bao giờ hành phạt và giết chóc ai.”

Đức vua cảm thấy thú vị, ngọt ngào, dung thông tình lý đối với pháp thoại của Tôn giả, nhưng ngài muốn xoáy vào lý đạo thật xuyên suốt, để đi đến một quyết định tối hậu:

Thưa Tôn giả, người phát khởi tín tâm hướng thiện và hướng thượng, có cần thiết phải xuất gia không.

Muôn tâu, xuất gia là hạnh ly dục chớ không phải hình thức giới điều, chiếc áo không tiêu biểu bậc xuất gia. Đầu thí phát cũng không phải dấu hiệu đặc trưng của vị Sa môn. Tuy nhiên, hạnh xuất gia có cơ hội phục vụ hữu hiệu hơn, lợi lạc hơn, kết quả hơn, vì như lệnh Hoàng thượng khi chưa đăng quang tức vị thì cơ hội phục vụ quyền lợi đất nước, dân tộc không được tích cực và hữu hiệu như bây giờ.

Thưa Tôn giả, mục đích xuất gia là gì?

Muôn tâu, mục đích xuất gia là giảm thiểu những bất thiện Pháp.

Đức Bổn sư không bắt buộc mọi người xuất gia, nhưng Ngài khẳng định hạnh xuất gia có nhiều phương tiện ưu việt hơn người cư sĩ, vì cư sĩ đa đoan thế sự, nhiêu khê, phiền phức vợ, con, sinh kế, nghiệp chướng, phiền não chướng ngoại tại đoanh vây, không có thì giờ nhàn rỗi, lại thêm tiếp xúc quá thường xuyên với ngoại trần khiến tâm hồn luôn bị vẩn đục.

Thưa Tôn giả, đạo Phật giải thích thế nào về tái sinh,chuyển kiếp còn gọi là luân hồi.

Muôn tâu, các loài hữu tình, nếu còn phiền não thì còn luân hồi, trong thời điểm luân hồi, nếu tạo bất thiện nghiệp thì phải đọa vào khổ cảnh như súc sinh hoặc địa ngục. Nếu tạo nhiều thiện nghiệp thì được chuyển kiếp làm người hoặc làm trời. Còn nếu phiền não đoạn tận thì không còn tái sinh, chuyển kiếp nữa. Ví như lệnh Hoàng thượng, sau khi đàm đạo với bần đạo muốn được nghỉ ngơi thì Hoàng thưọng sẽ trở về ngự phòng. Còn nếu Hoàng thượng không muốn hồi cung thì Hoàng thưọng cũng có thể ngự giá đến một địa điểm mà Hoàng thượng thích.

Thưa Tôn giả, kính xin Tôn giả hoan hỉ giải thích tường tận, ngoài vai trò phiền não còn có vai trò nào khác quan trọng hỗ tương trong tiến trình luân hồi của các loài hữu tình, giúp trẫm lĩnh hội trọn vẹn vấn đề cơ hồ bất khả tri, bất khả tín.

Muôn tâu, nếu đề cập vai trò chủ yếu tiến trình luân hồi của mọi hữu tình thì đức Bổn sư khẳng định nghiệp lý: Tất cả chúng sinh là chủ nhân của nghiệp cũng là kẻ thừa tự nghiệp, nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc, là điểm tựa cho vạn loài. Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời. Chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trược, chính mình làm việc lành nên khiến mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay uế trược đều do mình. Không ai có thể khiến người khác tịnh thanh hay uế trưọc. Chính định lý nghiệp là tác lực của luân hồi. Nếu phủ nhận sự liên hệ bất khả phân giữa nghiệp lý và luân hồi thì quả thật thế giới này sẽ không còn có công lý.

Thưa Tôn giả, vấn đề càng trở nên phức tạp, kính xin Tôn giả hoan hỉ giải thích thật rộng rãi, chi ly.

Muôn tâu, trước hết, bần đạo xin trình bày vai trò của nghiệp. Nghiệp có bốn vai trò:

1 Janakakamma (Sinh nghiệp) tức vai trò chủ yếu tác nhân sự hình thành hữu tình tốt, xấu, sang, hèn. Thuờng thì sinh nghiệp là hậu báo của huân nghiệp (Acinnakamma) hoặc là hậu báo của cận tử nghiệp (Asannakamma) đóng vai tang trợ trước khi người ấy mạng chung.

2. Upatthambhakakamma (Trì nghiệp)tức vai trò trì dưỡng – là nghiệp đi theo Sinh nghiệp và trì dưỡng nghiệp này cho đến khi mạng chung.

3. Upapilakakamma (Chướng nghiệp)tức vai trò áp lực hoán chuyển làm yếu ớt, chấm dứt khổ đau, hay áp lực khiến phước đức tiêu hao hoặc mất khả năng trổ quả, nghĩa là dừng lại sự kết thành của sinh nghiệp, trái với trì nghiệp.

4. Upaghatakakamma (Doạn nghiệp) tức vai trò chấm dứt quả của thiện nghiệp cũng như quả của ác nghiệp.

Nghiệp nói theo chức năng có bốn:

1.Garukamma (Trọng nghiệp)tức năng lực Đại thiện tâm, thường là kết quả của thiền như Tứ thiền Sắc giới chẳng hạn, có chức năng tác thành hiện chính báo hoặc hiện y báo. Về mặt Bất thìện thì năm nghiệp đại nghịch, như giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng. Trọng nghiệp bất thiện này có chức năng trả quả ngay trong hiện kiếp và hậu kiếp.

2.Bahulakamma hoặc Acinnakamma (Thường nghiệp hoặc Huân nghiệp)tức nghiệp liên tục vì tích lũy ít nhiều không gián đoạn khiến trở thành thói quen. Nghiệp này trả quả chậm nhưng dai dẳng.

3.Asannakamma (Cận nghiệp)tức hạnh nghiệp trước giờ phút lâm chung, dù chỉ là tác ý đều có chức năng tác thành cảnh giới thọ sanh.

4.Katattakamma hoặc Katattavapanakamma (Tích trữ nghiệp hoặc Khinh thiểu nghiệp) tức loại nghiệp mà chúng sinh tích tập dự trữ một cách vô tri, nghĩa là không có tác ý nhưng cũng có chức năng trả quả không nhất định thời gian, không gian. Những hạnh nghiệp không thuộc ba loại trên đều khép vào nghiệp này.

Nghiệp nói theo thời điểm trả quả có bốn:

1.Ditthadhammavedaniyakamma (Hiện báo nghiệp):Hiện kiếp báo tức chính báo, y báo trả quả ngay trong hiện kiếp.

2.Upapajjavedaniyakamma (Sinh báo nghiệp):Hậu kiếp báo tức loại nghiệp trả quả ngay sau kiếp chết.

3.Aparaparavedaniyakamma (Hậu báo nghiệp):Hậu kiếp gián đoạn báo tức loại nghiệp trả quả tùy điều kiện, hoàn cảnh và thời gian.

4.Ahosikamma (Vô hiệu nghiệp)tức loại nghiệp có tác nhân nhưng không có hậu quả.

Thưa Tôn giả, kính xin ngài hoan hỷ giải thích tổng hợp lý, sự, giúp trẫm lĩnh hội trọn vẹn một đề tài khó liễu tri tường tận. Thưa Tôn giả, có phải Sinh nghiệp (Janakakamma) đóng vai tác nhân mọi hiện quả của chúng sinh như giàu, nghèo, ngu trí, sang hèn, đẹp xấu?

Muôn tâu, đúng vậy.

Thưa Tôn giả, còn trì nghiệp (Upatthambhakakamma) thì vai trò rõ nét nhất là thế nào?

Muôn tâu, một hữu tình sinh ra trong một gia đình phú quý, không phóng dật, biết cách duy trì, có phương án phát triển, thương quý côn nhân, nói năng khiêm ái, có lương tâm và tư cách thì người ấy chắc chắn càng giàu sang phát đạt. Đó chính là vai trò của trì nghiệp thiện (Upatthambhakakamma). Ngược lại, nếu có người được sinh vào gia đình giàu có nhờ quá trình công đức, nhưng phung phí trác táng, tài khí tửu sắc, tiếp cận và đồng lõa với ác hữu, không có quy trình duy trì, phát triển thì người ấy chắc chắn sẽ bị hao tài, suy sụp và phá sản. Ấy chính là vai trò của trì nghiệp ác (Upatthambhakakamma). Trong trường hợp vì sinh nghiệp ác (Janakakamma) tác thành hữu tình thô xấu, hàn vi lại tạo thêm nhiều hạnh nghiệp bất thiện thì chắc chắn cuộc đời họ càng thảm thương hơn. Đây chính là vai trò của trì nghiệp bất thiện.

Nếu như một hữu tình hàn vi, thô xấu nhưng không phóng dật, tiếp cận thiện hữu, thì trì nghiệp sẽ biến thành chướng nghiệp (Upapilakakamma) khiến nghiệp bất thiện cũ suy yếu. Nếu người này luôn có sự nỗ lực tinh cần, sống đúng theo chánh nghiệp và nuôi thân đúng theo chánh mạng, huân tập nhiều công đức thì trì nghiệp (Upatthambhakakamma) biến tướng thành đoạn nghiệp (Upacchetakakamma) có chức năng chấm dứt bất thiện nghiệp cũ, khiến trở mình vươn lên địa vị khá giả, phú quý trong xã hội.

Thưa Tôn giả, trẫm đã lĩnh hội tương đối rốt ráo những định lý về nghiệp qua cách giải thích dung hợp lý, sự vô cùng mạch lạc của Tôn giả. Về chức năng của nghiệp như: Trông nghiệp (Garukamma), Thường nghiệp (Acinnakamma), Cận tử nghiệp (Maranasannakamma) và Khinh thiểu nghiệp (Katattakamma), thì trẫm không còn thắc mắc. Trẫm chỉ xin Tôn giả hoan hỷ giải thích thời điểm trả quả của nghiệp.

Muôn tâu, bần đạo xin giải thích tổng hợp đại lược:

Nghiệp thiện hoặc ác mà thời điểm trả quả ngay trong hiện kiếp - thường là Trọng nghiệp - gọi là Hiện báo nghiệp.

Nghiệp nào không trả quả ngay trong hiện kiếp mà sẽ trả quả liền sau khi chết, gọi là Sinh báo nghiệp (Upapajjavedaniyakamma).

Nghiệp không có cơ hội trả quả ngay trong hiện kiếp, hoặc kiếp liền sau khi chết mà chỉ trả quả giai đoạn tùy điều kiện, hoàn cảnh và thời gian, gọi là Hậu báo nghiệp (Aparapariyavedaniyakamma).

Sau cùng, nghiệp có tác nhân nhưng không có hậu quả, gọi là Vô hiệu nghiệp (Ahosikamma). Loại nghiệp này chờ đợi nhưng không có cơ hội, lâu ngày chầy tháng, thời gian cứ hun hút qua đi, cuối cùng không trả quả được, cũng như hạt giống để lâu bị hư.

Thưa Tôn giả, có nghiệp nào cùng loại nhưng thơì điểm trả quả khác nhau mà tên gọi cũng khác nhau.

Muôn tâu, có. Chẳng hạn như: nghiệp sát nhân phải bị trả quả ngay trong hiện kiếp, gọi là hiện báo nghiệp (Ditthadhammavedaniyakamma). Sau khi thân hoại mạng chung phải bị đoạ vào khổ cảnh như điạ ngục hoặc súc sinh, gọi là Sinh báo nghiệp (Upapajjavedaniyakamma). Nhưng nếu thoát khỏi khổ cảnh được sinh làm người thì phải yểu mạng; gọi là hậu báo nghiệp (Aparapariyavedaniyakamma). Cũng loại sát nghiệp như vậy, nhưng nhờ chức năng tiền phước còn tang phục cẩn trộ khiến Bất thiện nghiệp (sát nghiệp) không có cơ hội trả quả, lại thêm người ấy tích cực tác tạo công đức liên tục không gián đoạn khiến khối công đức càng to tát, vĩ đại trợ duyên hữu hiệu, trong trường hợp như vậy, gọi là Vô hiệu nghiệp (Ahosikamma).

Bần đạo xin thí dụ, một người phạm tội sát nhân nhưng khéo trốn tránh suốt thời gian lâu hơn hai, ba chục năm thì bản án sẽ được hủy bỏ, pháp luật không còn truy cứu nữa. Vô hiệu nghiệp cũng giống như vậy.

Thưa Tôn giả, Cận nghiệp và Thường nghiệp, nghiệp nào trả quả trước.

Muôn tâu, Cận nghiệp trả quả trước nhưng trong thời gian rất giới hạn và sau đó là vai trò của Thường nghiệp (Acinnakamma) trả quả. lẽ dĩ nhiên giai đoạn này liên lĩ lâu dài. Thí dụ như đàn bò trong chuồng, con nào đứng gần cổng, dầu già hay yếu, sẽ ra trước. Những con bò khác dù tơ hay mạnh cũng phải ra sau. Trên đường đi, chúng có thể thay đổi vị trí. Cũng giống như một người suốt đời tác tạo công đức, nhưng đã có một vài lần hỗn hào phạm thượng mẹ cha. Trong giờ phút sắp lâm chung, chập tư tưởng sau cùng bỗng nhớ chuyện này và cảm thấy hối hận thì sau khi mạng chung sẽ bị đoạ địa ngục, hoặc súc sinh, hoặc nếu được làm người thì phải chịu cảnh khổ sở cơ hàn trong một thời gian ngắn,và sau đó thường nghiệp thiện (Acinnakamma) mới có cơ hội trả quả lâu dài. Trong ý nghĩa tương phản, một người suốt cuộc đời chuyên tạo ác nghiệp, nhưng đã có một vài lần tạo thiện nghiệp. Trong giờ phút sắp lâm chung, chập tư tưởng sau cùng bỗng nhớ tới công đức và cảm thấy hoan hỉ thì sẽ được sanh về lạc cảnh hưởng thụ lạc thú trong một thời gian ngắn, và sau đó Thường nghiệp bất thiện (Acinnakamma) sẽ trả quả lâu dài. Đúng với Phật ngôn: Natthi kammasamam balam: không sức mạnh nào bằng nghiệp.

Thưa Tôn giả, nghiệp thiện có thể làm tan loan nghiệp ác hoặc ngược lại hay không?

Muôn tâu, có thể. Ví như bỏ nắm muối vào chén nước thì nước sẽ mặn. Nhưng nếu bỏ xuống sông thì muối sẽ bị tan loãng mất chất mặn. Cũng như thế ấy, nghiệp thiện có thể bị nghiệp ác làm tan loãng nếu nghiệp ác quá nhiều và ngược lại cũng vậy. Loại nghiệp này cũng có thể gọi là có như không có (Abbhoharikakamma).

Thưa Tôn giả, nghiệp thiện, nghiệp ác khi chưa trả quả thì chứng ở đâu?

Muôn tâu, ở trong tâm người ấy.

Thưa Tôn giả, ở chung nhau không bị lẫn lộn sao?

Muôn tâu, không thể lẫn lộn – ví như dầu với nước ở chung chai. Không thể lẫn lộn.

Thưa Tôn giả, trên thực tế mình không có thấy.

Muôn tâu, tuy không thấy bằng mắt nhưng có thể cảm thấy bằng tâm. Cũng như mùa này, xoài trong vườn Hoàng thượng chưa có trái nhưng đến đứng mùa nó sẽ có trái. Vậy, theo Hoàng thượng, những trái xoài sẽ trổ trong tương lai hiện ở đâu?

Thưa Tôn giả, thì ở trong thân cây xoài.

Muôn tâu, cây xoài và trái xoài cũng giống như nghiệp khi chưa trổ quả thì không thấy bằng mắt nhưng cảm thấy bằng tâm. Nghiệp trả quả tùy thời, đúng lúc và trả nhiều lần, trừ phi bị đoạn đứt bằng Thánh quả. Cũng như, cây xoài vẫn kết trái đúng mùa, trừ phi rễ bị bứng lên hoặc bị chết.

Thưa Tôn giả, cho đến bao giờ nghiệp mới chấm dứt không trả quả.

Muôn tâu, có ba nhân tố:

1.Hết hạntức nghiệp trả quả đầy đủ tương xứng thì chấm dứt. Ví như tội phạm bị kết án ba năm tù. Đủ ba năm thì hết tội, được trả tự do. Hoặc trong thời gian ở tù, phạm nhân phạm thêm những lẫm lỗi khác thì thời hạn sẽ bị gia tăng. Nhưng nếu khéo nghiêm hành kỷ luật và tích cực tu sửa thì cũng có thể sẽ được Hoàng thượng khoan hồng và mãn tù trước thời hạn.

2.Hết lựctức nghiệp lực bị hóa giải bởi thánh quả lực nghĩa là một vị thánh nhân nhờ năng lực siêu thế “Tứ vô ngại giải” hoặc gọi là “Tứ thần túc” hóa giải, không đủ sức trả quả. Ví như loại trái ngon chỉ có thịt mà không có hột. Thí dụ thứ hai, muôn tâu, như kẻ cướp rượt tài chủ đoạt của báu. Nhưng khi chạy đụng con sông lớn, may mắn gặp thuyền sang sông, nên thoát được nạn.

3.Can thiệptức trường hợp có một trọng nghiệp khác can thiệp vào thì khinh nghiệp đang trả quả phải tạm hoãn. Đến khi trọng nghiệp can thiệp giải quyết xong thì khinh nghiệp sẽ tái tục trả quả. Sự can thiệp của thiện nghiệp hoặc ác nghiệp mang chung một ý nghĩa, một vai trò.

Cũng giống như hiện tại Hoàng thượng đàm đạo với bần đạo và Hoàng thượng sẽ tiếp tục hiện diện tại đây với bần đạo. Nhưng nếu được khẩn tấu là có địch quân đang bao vây và tiến đánh kinh thành thì Hoàng thựơng chắc chắn phải hồi giá lập tức. Sự can thiệp của thiện nghiệp hoặc ác nghiệp cũng như thế ấy. Do đó, muôn tâu, quả thật vấn đề nghiệp quả vô vàn nan tri toàn diện trong một hai kiếp sống.

Thưa tôn giả, Phật giáo có khẳng định chúng sinh sau khi mạng chung còn tái sinh.

Muôn tâu, Phật giáo xác nhận tái sinh là hệ quả nếu còn nhân tố tái sinh.

Thưa Tôn giả, cái chi là nhân tố tái sinh.

Muôn tâu, chính khát ái cùng với hỷ và tham, tầm cầu dục lạc đó đây, là nhân tố tái sinh.

Thưa Tôn giả, khi tái sinh, kiến thức và kinh nghiệm cũ biến đi đâu, mà chúng sinh phải học tập trở lại.

Muôn tâu, Hoàng thượng có tin là hột trái xoài giống vốn ở trong thân cây xoài.

Thưa Tôn giả, trẫm tin.

Muôn tâu, thế tại sao khi trồng xoài không đơm bông kết trái ngay mà phải chờ đợi, bón phân, tưới nước và phải bắt tay, khởi sự cho cuộc chăm sóc mới.

Thưa Tôn giả, trẫm đã hiểu. Tuy nhiên, trẫm còn hoài nghi một vấn đề sau cùng, là chính đương sự tạo nghiệp trực tiếp trả quả hay có một nhân vật khác gián tiếp trả quả.

Muôn tâu, vấn đề tương đối phức tạp, khó hiểu. Trước hết, bần đạo xin phân tích nghiệp theo chiều hướng liên đới nhân quả:

Nghiệp cá nhân.

Nghiệp gia đình

Nghiệp xã hội

Nghiệp dân, nghiệp nước

Nghiệp thế giới.

Cá nhân tạo nghiệp thiện hoặc ác thì phải trực tiếp liên đới trách nhiệm hệ quả. Nhưng gia đình, đoàn thể, nhân dân, đất nước, thế giới cũng liên đới gián tiếp.

Muôn tâu, vì như một con dân của Hoàng thượng phạm tội sát nhân, lẽ dĩ nhiên đương sụ phải trực tiếp lĩnh án trong hiện kiếp và tiếp tục trả quả khổ trong ác thú. Nếu đương sự bị kết án chung thân thì gia đình tội nhân cũng phải gián tiếp liên đới trách nhiệm hệ quả nhất là cha mẹ vợ con và anh em huyết thống. Trong mọi không gian vật lý, sinh lý và tâm lý. Đối với tập thể gia đình người bị giết thì ông bà, cha mẹ, vợ con,anh em huyết thống, bà con, bạn hữu họ sẽ liên đới hệ quả đau khổ, nhớ thương, oán hận, tìm cách trả thù tạo nghiệp chướng oan oan tuơng báo vay trả trả vay khó bề chấm dứt. Nếu người bị giết là trụ cột gia đình thì tập thể này sẽ khổ sở, nghèo đói và cực khổ biết bao. Thêm một người phạm pháp thì cộng đồng nhân dân mất một công dân tốt và tổ quốc phải tốn hao công quỹ vô ích trong việc cưu mang. Nghĩa là Hoàng thượng cũng phải liên đới trách nhiệm tinh thần đối với con dân của mình. Nếu nhân dân của nhiều quốc gia liên đới trách nhiệm hệ quả bất thiện thì thế giới cũng chịu ảnh hưởng lây.

Muôn tâu, đôi khi nghiệp bất thiện do người có quyền lực tối cao trong một quốc gia là tác nhân thì hệ quả vô cùng khủng khiếp. Nghiệp bất thiện do tham, sân, si chủ động thường đưa đến hệ quả núi xương, sông máu của tuyệt đại đa số người dân vô tội. Đức Phật dạy: Phàm làm việc gì, trưóc hết phải nghĩ đến hậu quả của nó. Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời. Chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trược. Chính mình làm việc lành nên khiến mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay uế trược đều do mình. Không ai có thể khiến người khác tịnh thanh hay uế trược.Về thời gian nghiệp trả quả thì có sớm muộn, lâu mau.

Đức Phật dạy: Khi ác nghiệp chưa trổ quả thì người ác chưa thấy là ác, đến khi quả nghiệp kết thành, bấy giờ người ác mới thấy là ác. Khi thiện nghiệp chưa trổ quả thì người thiện chưa thấy là thiện. Đến khi quả nghiệp kết thành, bấy giờ người thiện mới thấy là thiện. Không phải do dòng dõi thọ sinh mà một người cao quý hay thấp hèn. Chính hành vi tạo tác khiến người thấp hèn hay cao quý. Mỗi chúng sinh là kết tinh của những gì đã tạo và sẽ là kết quả những gì đang tạo. Quá khứ, hiện tại, tương lai kết nối bằng những tác ý thiện hay bất thiện.Về phương diện chính báo và y báo, Đức Phật dạy: Đời này đau khổ, đời sau cũng đau khổ. Nguời tạo nghiệp bất thiện đau khổ cả hai đời. Xét ác nghiệp đã làm, khiến lòng sầu khổ. Sinh vào khổ cảnh nỗi khổ nhiều hơn. Kiếp này an lạc, kiếp sau cũng an lạc. nguời tạo nghiệp lành hai đời an lạc. Xét việc thiện đã làm khiến tâm hoan hỷ, sinh vào lạc cảnh hạnh phúc nhiều hơn.

Đức Phật xác nhận, người tạo nghiệp thiện trong hai phương diện: Phúc và huệ thì đời này sống vô cùng an lạc, đời sau thì sự an lạc sẽ triệu lần thủ thắng hơn: người tu trì phúc, huệ, hai đời vui biết bao. Vui thay được tạo phước, thiên giới lạc đón chào.

Muôn tâu, quy luật nghiệp báo là khuôn thước chuẩn mực, là ngọn đuốc soi đường đêm tối, là hải đăng giữa bể cả mênh mông, kính mong Hoàng thượng hành trình đúng phương hướng thì Hoàng thượng sẽ cập bến bờ tịnh lạc, hạnh phúc cho bản thân, triều đình, thần dân, quốc gia và thế giới.

Thưa Tôn giả, trẫm vô vàn cảm tạ thâm ân giáo hóa của Tôn giả. Trẫm phát nguyện, trọn đời quy ngưỡng.

 

Hoàng Đệ Vitasoka

Sau câu nói: Trẫm xin trọn đời quy ngưỡng, Đại đế Asokarời ghế ngồi, đối mặt quỳ xuống, hai bàn tay chắp lại khít khao, muời ngón liền lạc đều đặn như hoa sen truớc sự chứng minh của Tôn giả Moggaliputtatissa, ba lần: Ngưỡng bạch Tôn giả, đệ tử xin quy y Phật, đệ tử xin quy y Pháp, đệ tử xin quy y Tăng. Tam Bảo là đối tượng tựa nương, là ngọn đuốc soi đường trong cuộc đời. Kính xin Tôn giả chứng minh cho đệ tử thành cận sự nam đã quy y Tam Bảo kể từ ngày nay cho đến trọn đời.

Thật là phi thường, thật là kỳ diệu! vừa dứt ba lần chính thức phát nguyện quy y Tam Bảo của Đại đế, bỗng hiện tượng lạ phát sinh, trên trời mây chiếu tỏa năm màu, vũ trụ chuyển mình như sắp có địa chấn, sóng biển thét gào, chim trời líu lo ca hót, toàn dân của Pataliputrađều vô cùng phấn khởi, hoan hỉ, và tin tưởng kỳ tích phi thường này là do tâm hồn hướng thiện của vị Đại đế kính yêu của họ mà xuất hiện.

Kể từ ngày chính thức trở thành Phật tử, Đại đế Asokahoàn toàn chuyển hướng cuộc sống một trăm phần trăm. Tích cực thực hành chính pháp: lánh xa điều ác, tu tập hạnh lành, tích cực hộ Pháp, cung phụng Tăng già. Là một Phật tử thuần thành ngoan đạo. Đại đế đối xử bình đẳng với các tổ chức tín ngưỡng không có kỳ thị và phân biệt. Trong triều đại Đại đế, mọi tôn giáo đều được tự do phát triển và được Đại đế khuyến khích trợ duyên, đến đỗi tôn giáo nào cũng nghĩ Đại đế là tín đồ của họ. Thậm chí trong các sử liệu các tôn giáo đều có ghi chép công đức hộ trì giáo pháp của Đại đế. Tuy nhiên, về mặt sắt son tín ngưỡng thì Đại đế đã biểu lộ rõ nét niềm tin Tam bảo bất thối chuyển cũng như tư cách Phật tử ngoan đạo tuyệt đối của Đại đế được ghi khắc trên các trụ đá và bia ký nơi bốn Phật tích và các cơ sở tu viện, tịnh xá.

Trụ đá tại Nepalcó khắc ghi chỉ dụ: Đức vua Pihadassi tức Asoka sau khi đăng quang tức vị được mười bốn năm, đã kiến tạo hai ngôi bảo tháp cúng dường Đức Phật tổ Cồ đàm và đến năm thứ hai mươi mốt đã đích thân đến chiêm bái.

Một trụ đá tại Lumbininơi Đức Phật đản sinh, có ghi: Đức vua Piyadassi tức Asoka sau khi lên ngôi được hai mưoi năm đã đích thân đến chiêm bái Lumbini vì chính nơi này đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã đản sinh. Người cho dựng trụ đá để đánh dấu sự kiện lịch sử này ngõ hầu làm nơi chiêm bái cúng dường. Dân chúng vùng Lumbini được miễn thuế bảy phần tám nghĩa là chỉ đóng thuế tượng trưng một phần tám.

Ngoài một số nhiều trụ đá, bia ký tại những thánh tích quan trọng do nhà khảo cổ khám phá, có một bia ký ghi niềm kính tin đối với hàng Tăng bảo: Đại đế Piyadassi tức Asoka kính lễ cộng đồng Tăng già Magadha (Ma kiệt đà) cầu Tăng đoàn hưng thịnh và khương an. Các Ngài biết rõ Đại đế một lòng kính tin bất thối chuyển đối với Tam Bảo: Phật đà, Dạt ma và Tăng già. Chẳng những là một vị Đại hộ pháp vô cùng đắc lực mà Đại đế đã từng xuất gia làm Sa môn sống chung Tăng đoàn thời gian hơn một năm mới hồi tục lo việc triều chính. Chính hạnh xuất gia gieo duyên của Đại đế là tấm gương tiêu biểu mà trong hiện đại, các vị vua thuộc những quốc gia thể chế quân chủ đều có xuất gia gieo duyên trong một thời gian lâu, mau tùy hoàn cảnh và tùy duyên sụ. Về sự kiện này, bia ký có ghi: Đại đế Piyadassi tức Asoka trở thành tại gia Upasaka (U bà tắc) được hai năm rưỡi. Trong khoảng thời gian này, Đại đế thực hành Chánh pháp không được tích cực; mãi đến khi được sống chung trong cộng đồng Tăng già tuy chỉ hơn một năm nhưng quả thật có gặt hái thành quả.

Nhờ Đại đế lấy thân làm gương, làm chứng nên bá quan trào thần văn võ cho đến thần dân bá tánh đều một lòng quy ngưỡng Phật đà, thực hành chánh pháp, phương kính Tăng già, khiến lợi dưỡng phát sinh qua hình thức tứ sự cúng dường nhiều trên mức trung bình. Hoàng thái hậu Vimamsavô cùng hoan hỉ, sung sướng ngập lòng vì cuộc sống hoàn toàn chuyển hướng của Đại đế Asoka. Bản tính lệnh bà hiền thiện và rất một đạo. Tuy mang danh nghĩa là Phi của Đức vua Bindusaranhưng vì một số cấm điều của Hoàng tộc thời bấy giờ, lệnh bà không được sống chung với nhà vua trong Hoàng cung – vì lệnh bà là người yêu riêng của nhà vua lúc còn là Thái tử. Cuộc mật giao với Đức vua, lệnh bà hạ sinh một trai đầu lòng, đặt tên Asoka(Vô ưu); lần thứ hai, bà sinh một trai nữa đặt tên Vitasoka(Diệt ưu). Mặc dù không được chính thức sống chung với Đức vua như những Phi khác, nhưng Đức vua rất yêu quý lệnh bà vì sắc đẹp diễm lệ, đức tính ngoan hiền và đạo tâm thuần cố. Trong cuộc sống hình thức tuy bất toàn nhưng thiện nghiệp cũng góp phần an bài một thứ tình yêu ngọt ngào và thú vị. Bên cạnh tình yêu Đức vua riêng ban, lệnh bà còn một nguồn an ủi khác rất lớn đó là hai đứa con trai. Asokatuy không đẹp trai nhưng tài năng xuất chúng, giờ thì rất mực nên thân – là Đại đế của tiểu lục địa Bharata, là một minh quân, một Phật tử, một Đại Hộ pháp - lệnh bà vô cùng sung sướng, mãn nguyện với Asoka. Đối với Vitasoka, lệnh bà lấy làm lo lắng, ưu tư vì đứa con này chưa có niềm tin chánh pháp, vẫn tiếp tục sung quy ngoại đạo.

Một hôm, sau buổi cơm tối, lệnh bà gợi chuyện mang tính cách tâm sự mẹ con, qua một số vấn đề liên quan triều chính, đối nội, đối ngoại,nhất là chính sách an dân trị quốc của Asoka. Nhận thấy cơ hội thuận hợp, lệnh bà nói:

Vitasoka, dường như con không hoan nghênh tín ngưỡng của hoàng huynh con, con có thể cho mẹ biết quan điểm của con?

Thưa mẹ, con thực sự chưa phát tâm quy ngưỡng. Hãy để hoàng huynh làm theo ý thích của mình. Theo con thì chiến chinh vừa kết thúc hoàng huynh lại thực hiện hạnh bố thí vô cùng rộng rãi. Không khéo ngân khố hoàng gia cạn kiệt. Người nào kế vị hoàng huynh thì thật tội nghiệp vì ngoài ngai vàng sẽ không còn bất cứ một quyền lợi nào khác.

Mẹ nghĩ, người tác tạo công đức như người gieo hạt giống. Chuyện đơm bông kết trái là sự kiện tất nhiên vì bông trái vốn tang phục trong thân cây từ thưở mới tượng hình. Tuy không thấy bằng mắt nhưng cảm biết bằng lý trí. Hoặc như bóng với hình, nếu hình bất động thì bóng không hiển lộ. Nhưng nếu hình hành hoạt thì bóng lập tức hiện bày. Hoặc như tập viết chữ, viết rồi xóa, xóa rồi viết. Chữ viết tuy bị xóa nhưng không mất vì chữ ấy đã nhập tâm. Thân cây khi đúng thời kỳ thì sẽ đơm bông kết trái; thân hình khi chuyển động thì bóng sẽ hiện lên; chữ nghĩa nhập tâm khi cần thì sử dụng được. Mẹ nghĩ quả phước đã có sẵn trong nghiệp phước, chưa trổ quả vì chưa đúng năm tháng và thời tiết, nghĩa là vấn đề thời gian.

Nhưng thưa mẹ, con thấy các vị Sa môn rất ích kỷ, thích cuộc sống lợi dưỡng, tiện nghi. Ngay như Tôn giả Moggaliputtatissamỗi khi giảng đạo đều bảo rằng cúng dường cho các vị mới được phước nhiều. Về điểm này, con cảm thấy các ngài thiếu từ bi và bình đẳng.

Con ạ! mặc cảm đã khiến con chủ quan thiên kiến. Mẹ cũng từng nghe Tôn giả giảng đề cập vấn đề bố thí, Tôn giả diễn dẫn Phật ngôn về ba tiêu chuẩn: Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí. Tài thí tức thí vật chất như cơm nước, y phục, chỗ ở và thuốc men, thí cho súc vật, phước không bằng thí cho người. Thí cho người thường, phước không bằng thí cho người có ngũ giới. Thí cho người có giới hạnh tinh nghiêm thí phước càng nhiều. Thí cho đoàn thể tu hành, không phân biệt thì phước nhiều nhất. Tôn giả đâu có giảng giải cúng cho cá nhân ngài hay đoàn thể Tăng sĩ của ngài.

Thưa mẹ, con nghĩ bố thí mục đích là giúp đỡ người khác, đâu cần phước ít phước nhiều, phước lớn phước nhỏ. Nếu bố thí để được phước nhiều thì thưa mẹ, tư cách bố thí có hậu ý mong cầu, như vậy con nhận thấy vừa ích kỷ vừa tham lam.

Này con, làm ruộng tốt thì trúng mùa, ruộng xấu thì thất mùa. Tất cả nông phu đều chọn ruộng tốt để được trúng mùa. Người làm phước cũng vậy. Với lòng từ bi bố thí cho côn trùng cũng được phước nhưng không bằng thí cho người hành khất. Tri và hành như vậy không phải làm tham lam. Ruộng xấu mà muốn được trúng mùa như ruộng tốt mới là tham lam. Còn vấn đề bố thí có phân biệt hoặc không phân biệt thì Tôn giả cũng đã phân loại rõ ràng là sự cúng dường vô phân biệt đến đại chúng Tăng già được vô lượng công đức.

Thưa mẹ, từ ngày mẹ và hoàng huynh sung đạo, con nhận thấy việc làm, lời nói khác xưa hoàn toàn. Có những lúc con nghe mà không hiểu gì hết, như Parami, Asava, Yonisomanasikaravà nhiều nhiều nữa thật xa lạ mà xưa kia con chưa hề được nghe.

Con à, mỗi chuyên khoa đều có những từ chuyên môn. Con thông suốt nhiều ngành, ắt con hiểu biết hơn mẹ. Đạo học hay Phật học cũng là một ngành chuyên biệt, lẽ dĩ nhiên phải có những từ chuyên môn. Giờ thì con chưa phát tâm mộ đạo nên con còn nghe lạ tai, khó hiểu. Nhưng nếu có một ngày mà con sung đạo, mẹ chắc chắn con sẽ hiểu biết hơn mẹ nhiều. Về những từ mà con nói là khó hiểu, mẹ lược giải đại khái.

Paramilà mười bộ phận công đức riêng biệt để ráp lấp thành chiếc thuyền công đức có khả năng chuyên chở lữ khách từ bờ khổ sang bờ an lạc. Nghĩa chính của từ Paramilà “đến bờ kia”. Mười bộ phận chiếc thuyền công đức, gồm có:

  1. Bố thí

  2. Trì giới

  3. Ly dục

  4. Trí tuệ

  5. Tinh tấn

  6. Nhẫn nại

  7. Chân thật

  8. Đại nguyện

  9. Từ bi

  10. Hỷ xả

Asavalà những bợn nhơ vẩn đục tâm hồn, tức phiền não tham, sân, si, từ trong các cảnh cứ liên lĩ chảy ra không ngừng, khiến bỏ mất đạo và bị chìm đắm trong vòng sinh tử. Gọi là “lậu”, là “hoặc”, là “lậu hoặc” gồm có ba:

  1. Dục lậu (Kamasava)tức mê loạn đắm say trong các dục.

  2. Hữu lậu (Bhavasava)tức đắm say mê loạn trong những cái đã có, đã hiện hữu thuộc vật lý, sinh lý.

  3. Vô minh lậu (Avijjasava)tức mê đắm trong ba cõi Dục giới, Sắc giới,Vô sắc giới.

Yonisomansikaralà khả năng vận dụng tâm lý trong chiều hướng tác ý đúng chân lý như thật gọi là “Như lý tác ý”. Nói cách khác là vận dụng trí tuệ quán chiếu thẩm thấu mọi vấn đề một cách toàn diện.

Thưa mẹ, con thưa thật với mẹ, con không mặc cảm, chủ quan. Nhưng con nhận thấy các vị Tỳ kheo chỉ sống ích kỷ, thích thụ hưởng, nhận của bá tánh cúng dường nhưng không làm gì có lợi cho bá tánh. Ngoài những việc cầu an, cầu siêu, học kinh, ngồi thiền, dường như các vị không có việc gì khác phải làm. Về vấn đề dạy đạo cho cư sĩ thì chỉ thỉnh thoảng, không thường xuyên. Công tác này cũng là thiểu số trong cộng đồng Tỳ kheo mà thôi. Mẹ nghĩ, nhận xét của con có chủ quan không?

Này con, nếu nói ích kỷ, thích thụ hưởng và sống nhờ bá tánh thì mẹ nghĩ, chính chúng ta mới thực sự ích kỷ, thụ hưởng và sống nhờ bá tánh. Bình tâm suy nghĩ, con sẽ thấy sự nhận xét của con về cuộc sống các vị Tỳ kheo không có khách quan. Công tâm mà nói thì giai cấp Sát đế lỵ như chúng ta có bao giờ cửa lòng rộng mở thương xót giúp đỡ tha nhân, bố thí chẩn bần, chia cơm sẻ áo. Còn như các vị Tỳ kheo từ bỏ gia đình sống không gia đình, cắt ái từ thân, sống vì lợi ích, vì phúc lạc cho đa số, thân nghiệp vô hại, khẩu nghiệp vô hại, không hại mình, không hại người, thanh tịnh hóa tự thân và hướng dẫn tha nhân cùng thanh tịnh. Chỉ một ít đức độ lược dẫn đã đủ chứng minh các ngài không ích kỷ. Còn nói các Ngài thích thụ hưởng thì quả thật tội lỗi, mỗi ngày chân đất, tay ôm bình bát đi khất thực từng nhà không phân biệt.

Thường thì bá tánh lao động - được chi dùng nấy không quyền đòi hỏi, lựa chọn; y phục thường thì vải thô, rẻ tiền, chỉ được sử dụng một bộ chính thức và một bộ phụ tùng; nằm trên ván, nệm rơm, hoặc lấy y Tăng già lê trải lót; khi bệnh hoạn thì dùng thuốc tự chế bằng trái a ma lặc ngâm nước tiểu bò đực còn tơ màu đen thay cho cung cách thụ hưởng mọi tiện nghi sang trọng nhất mà con đang sở hữu. Đối với cuộc sống các ngài phải nhờ vào bá tánh một cách im lặng, khiêm tốn không hề mở miệng van xin. Tùy tự tâm hoặc tín tâm bánh tánh bố thí và cũng chỉ nhận đủ ăn một lần trong ngày. Nếu so sánh cuộc sống nhờ vả bá tánh thì các ngài tùy thuộc sự phát tâm của bá tánh, trong khi chúng ta bắt buộc bá tánh đóng góp qua nhiều hình thức thuế vụ. Có những hình phạt dành cho những người thiếu thuế. Ngân khố quốc gia mà triều đình sử dụng cho mọi phí khoản từ trong nội cung, nội thành phồn hoa náo nhiệt đến biên ải heo hút ngút ngàn gió bụi đều do sức cần lao gội mồ hôi tắm nước mắt của bá tánh.

Tóm lại, cuộc sống của chúng ta đều phải nhờ vào sự đóng góp của bá tánh có điều kiện bắt buộc. Đã vậy mà đôi khi một số viên chức hữu quyền bóc lột bá tánh. Hối lộ hối mại quyền thế khiến bá tánh vốn đã lầm than lại thêm đói nghèo cơ cực. Chúng ta có bao giờ tìm hiểu cảm thông? Nếu có biết thì chúng ta đã có phương pháp giúp đỡ hữu hiệu nào cho họ chưa. Trong khi các ngài khuyên họ thực hiện hạnh bố thí tức sống tương giáo, tương thân, tương trợ, tương thuận trên cơ sở tài vật, truyền nghề, trao đổi kinh nghiệm, ngăn cản việc ác, khuyến khích việc lành, gia công tập thể. Để thăng tiến mức sống có hiệu quả, các ngài viện dẫn Phật ngôn: có bốn tiểu chuẩn thắng an hiện tại (ditthadhammikattha):

1.Utthanasampada: Cần cụ túctức tiến hành công tác một cách nỗ lực tinh cần, dù mưa nắng, sớm tối, đói no, xa gần, nghĩa là nỗ lực khắc phục điều kiện thời gian, không gian để hoàn thành công tác, không tùy thuộc điều kiện.

2.Arakkhasampada: Kiệm cụ túctức không phóng dật, không trác táng, không hoang phí trong tài sản đã có đồng thời biết sử dụng nó khế hợp lý tình. Nhất là phải tuyệt đối tránh xa lục đổ tường: tài, khí, tửu, sắc, bạn ác và du hí.

3.Kalyànamittatà: Thiện hữu cụ túctức tiếp cận bậc hiền trí và y giáo phụng hành. Vì bạn lành là toàn tố của mọi thành công thắng lợi cả hai mặt đời cũng như đạo. Bạn lành phải hội đủ ba đức tánh:

1.Dám khuyên can chấm dứt điều ác.

2.Biết khuyến khích phát triển hạnh lành.

3.Tuyệt đối không bỏ bạn trong cơn nguy biến.

4.Samajìvità: Chánh mạng cụ túctức sống lương thiện, hợp đạo. Không vì điều kiện sinh sống bản thân mà gây đau khổ, phiền lụy tha nhân. Dù buồn thối ruột, dù bị khổ thế nào, dù gặp nghịch cảnh làm sao, luôn giữ tự trọng, đạo đức, giới hạnh không tạo các ác nghiệp: sát, đạo, dâm, vọng, tửu; không buôn người, buôn thú, buôn khí giới, buôn rượu, xì ke, ma túy, không buôn thuốc độc.

Nhờ thực hành đúng phương thức tương thuận, tương giáo, tương thân, tương ái và bốn tiêu chuẩn thắng an hiện tại nên anh em lao động tuy nghèo nhưng vẫn khắc phục được mọi khó khăn và từ từ thăng tiến trên cơ sở tự túc, tự cường qua điều kiện tập thể tương tác. Về vấn đề giáo dục bá tánh của các Ngài mà con nhận định thì chỉ là thiểu số trong cộng đồng Tăng chúng thì mẹ quả thật không đặt nặng vấn đề số lượng như con mà mẹ chú trọng phương diện phẩm đức. Mẹ nghĩ chính cuộc sống tri túc, dễ duôi, lục căn thu thúc, sống trong tiêu chuẩn lục hòa kính, thường xuyên hội họp đông đảo, thảo luận, quyết định, giải tán và phân công trong niệm đoàn kết đã là phương cách giáo dục vô ngôn nghĩa là các Ngài đem thân làm gương, làm chứng mà thực tế cho thấy cuộc sống các Ngài có khả năng thuyết phục.

 

Chuyển Hóa

Câu chuyện đàm thoại vừa đến đây thì Đại đế Asokacũng vừa đến thăm mẹ. Nhận thấy mẫu hậu đang đàm đạo với hoàng đệ, Đại đế cẩn tấu:

Thưa mẹ, mẹ có chuyện nói với hoàng đệ, xin mẹ cứ tiếp tục. Con sẽ đến vấn an mẹ sau.

Lệnh bà nói: Không có chuyện gì riêng tư quan trọng đâu, chỉ nói chuyện bình thường giữa mẹ con mỗi khi có dịp gặp gỡ mẫu tử thâm tình. Con ở lại với mẹ, nhân tiện có em con, anh em chuyện trò nhau cho mẹ nghe với.

Lệnh bà kể cho Asokanghe về cuộc đàm đạo vừa rồi, nhất là nhấn mạnh quan điểm của Vitasoka. Đại đế Asokagóp ý ngắn gọn:

Thưa mẹ, hãy để em con trọn quyền tự do lựa chọn đối tượng tín ngưỡng tâm linh. Con tin, em con rất thông minh. Sau khi trắc nghiệm, lượng giá, đối chiếu, thẩm định toàn diện vấn đề cách khách quan, chắc chắn em con sẽ có sự chọn lựa dứt khoát.

Vitasokađặt vấn đề: Thưa hoàng huynh, trong thời gian xuất gia, sống phạm hạnh, hoàng huynh có gặt hái được thành quả gì không? Em thực sự muốn biết.

Asokagiải thích: Xuất gia vốn hạnh ly trần, quyết ra nhả lửa bỏ thân luân hồi, thân nhân sự nghiệp xa rời, độc cư thanh tịnh sống đời xả ly. Huynh nghĩ, sự từ bỏ tạm thời ngai vàng, quyền lực, cung phi mỹ nữ, mọi tiện nghi, vương giả và những hưởng thụ dục lạc hấp dẫn như: sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon và xúc lạc đã là thắng duyên cho khả năng tự chủ, tự chế, tự thắng mà Phật ngôn có dạy: Thắng vạn quân thù không bằng tự thắng mình. Tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất. Huynh quả thật hoan hỉ, phấn khởi trong thành quả huân tập đức tự chế và đã làm chủ được mình. Công trình thành tựu này chỉ người trong cuộc hoặc người chánh tín bất thối chuyển mới cảm nhận được.

Vitasokabày tỏ: Thưa hoàng huynh, tiểu đệ nói thật lòng là chưa có niềm tin như hoàng huynh.

Asokaan ủi: Niềm tin không có điều kiện bắt buộc hoặc miễn cưỡng. Hãy để nó tự nhiên. Vả lại, đệ không tin cũng không có sao. Miễn đừng tạo ác nghiệp là tốt rồi.

Asokachuyện trò hàn huyên với lệnh bà khá lâu mới xin phép cáo lui.

Kể từ ngày ba mẹ con hàn huyên tâm sự với nhau nhất là được biết chính xác em trai của mình chưa thực sự có niềm tin chánh kiến, Asokatự nghĩ sẽ tìm giải pháp khả tín để đưa Vitasokaquay về chánh đạo và quy ngưỡng Tam Bảo. Một công trình tuyệt vời an lạc phúc lành mà bản thân Asokađã thực tế hưởng thụ.

Một hôm, theo kế hoạch đã định, Asokalệnh đại thần Siriguptphối hợp với Srikhirintổ chức cuộc du ngoạn có hoàng đệ Vitasoka, VenupalaJalinicùng tham dự. Trong chuyến vãn cảnh, mọi người đều hưng phấn ngoạn thưởng cảnh vật thiên nhiện vô cùng thích thú. Đoàn du ngoạn đến một địa điểm phong cảnh hài hòa giữa nội cỏ hoa ngàn chạy dài theo dòng sông xanh biếc và rừng cổ thụ tàn lá xum xuê mát mẻ giáp liền chân núi thật như mộng.

Ngay lúc ấy, không ai bảo ai, nhưng mọi người đều cùng nhìn về phía truớc, dưới cội cổ thụ, một vị du sĩ khổ hạnh đang ngồi, quanh người có năm đống lửa bốc cháy hừng hực thật nóng. Thấy vị tu khổ hạnh, hoàng đệ Vitasokalấy làm kính trọng, đến gần bạch hỏi:

Thưa ngài, ngài tu khổ hạnh tại đây đã bao lâu rồi?

Tâu phó vương, bần đạo đã khổ hạnh được 12 năm rồi.

Thực phẩm của ngài…?

Tâu phó vương, trái cây và ngó sen là thực phẩm của bần đạo.

Còn y phục thì sao?

Tâu phó vương, bần đạo dùng vải vụn, vải thô kết làm y phục.

Còn sang tọa của ngài?

Tâu phó vương, bần đạo nằm trên cỏ.

Đáng kính, thực sự đáng kính, hoàng đệ lớn tiếng tán thán và hỏi tiếp: thưa ngài, suốt thời gian tu khổ hạnh tại đây, có những chướng duyên ngoại tại nào khiến ngài không được an vui?

Tâu phó vương, không có những chướng duyên quan trọng, ngoại trừ mỗi khi những con hươu, nai đực, cái làm tình với nhau khiến bần đạo không được thoải mái tự nhiên.

Thưa ngài, tu khổ hạnh 12 năm mà ngài còn cảm thấy không thoải mái, tự nhiên trước cảnh tượng thú vật làm tình thì thử hỏi các vị Sa môn đệ tử Phật Gotamathọ dụng sự cúng dường đầy đủ và không hành trì khổ hạnh như ngài thì làm sao thành tựu chánh quả?

Trên đường hồi triều, Đại đế Asokalàm như không hề thấy nghe những gì xảy ra nơi địa điểm có vị tu sĩ khổ hạnh và hoàng đệ Vitasokadù người đã biết rõ tường tận. Mấy tuần sau, một ngày đẹp trời, Đại đế lệnh triệu đại thần Sirigupt, SrikhirinVenupalavào hầu. Người tâm sự:

Em trẫm cho đến nay vẫn chưa có đức tin chánh kiến. Bằng mọi giá, trẫm sẽ hướng dẫn và an trú nó vào niềm tin chánh pháp.

Đại thần Siriguptcẩn tấu: muôn tâu, cả ba hạ thần sẽ hoàn thành xuất sắc và nghiêm túc mọi chỉ thị của lệnh Hoàng thượng dù phải hy sinh. Kính xin Hoàng thượng hạ chỉ.

Chư hiền khanh, trẫm rất cảm động đức tính trung nghĩa của các khanh. Thật ra, trẫm không có chỉ thị các khanh những công tác quốc chính. Trẫm chỉ mong các khanh giúp trẫm thực hiện tốt kế hoạch cải hóa niềm tin lạc hướng của hoàng đệ.

Muôn tâu, chúng hạ thần sẽ tích cực phối hợp thi hành cẩn trọng, huyền biến. Xin lệnh Hoàng thượng an tâm và cho biết thánh ý.

Thế này nhé, ngày mai, trẫm sẽ có cuộc họp bàn riêng với các khanh có sự tham dự của hoàng đệ. Sau đó, trẫm sẽ vào phòng tắm nại lý do nóng nực trong người và cho biết tắm lâu mất thì giờ một chút, các khanh nán lại chờ trẫm, chúng ta cùng đi dạo ngự uyển ngắm hoa và thưởng thức tại chỗ những trái cây ngon đang độ chín bói. Sau khi trẫm vào trong thì các khanh khéo nói thế nào cho hoàng đệ mặc thử cẩm bào, đội mão và ngồi lên ghế của trẫm.

Muôn tâu, chúng hạ thần đã hiểu thánh ý.

Ngày hôm sau, y theo kế hoạch đã định trước. Sau khi đức vua đi vào phòng tắm không lâu, đại thần Siriguptđề cập đến người thừa kế đế nghiệp tương lai. Mỗi người tán hùa một câu, khiến hoàng đệ cảm thấy vô cùng phấn khởi hồ hởi. Đại thần đề nghị hoàng đệ mặc thử cẩm bào, đội mão và ngự lên ngai chắc chắn là oai phong lẫm liệt, tướng hảo phi phàm. Mọi ngưòi nhất loạt tán thưởng hưởng ứng, cùng nhau đề nghị Vitasokamặc thử long bào, đội long mão, mang long hài và ngồi trên long kỷ. Vừa lúc ấy, Asokaxuất hiện. Thấy Vitasokadám mặc long bào, và ngồi trên long kỷ, liền đùng đùng nổi giận, nói như thét:

Vitasoka! Có biết tự mặc long bào là phạm tội khi quân, một các tội lớn không thể tha thứ. Thật là ác nghiệp, thật là nhục nhã!

Asokanói tiếp: Ngai vàng này sớm muộn gì hoàng đệ cũng là nguời kế vị chỉ là vấn đề thời gian. Tại sao đệ không chờ đợi mà phải hành động soán nghịch bất đạo, khiến trẫm vô cùng thất vọng. Tuy là huynh đệ cùng chung huyết thống. Nhưng trẫm phải đành đau lòng cắt ruột thi hành quốc pháp.

Đại thần SiriguptSrikhirinđồng quỳ gối cúc cung trần tấu:

Muôn tâu, chúng hạ thần có tội đồng lõa, là tòng phạm. Đúng ra, tội trạng còn nặng hơn tư cách tòng phạm. Vì, chúng hạ thần nhận thấy lệnh Hoàng thượng rất yêu thương hoàng đệ Vitasokanên đã bày vẽ hoàng đệ mặc thử long bào. Nhưng hoàng đệ không dám, chính chúng hạ thần khuyến khích và giải thích rằng, lệnh Hoàng thượng là anh ruột, em mặc thử long bào của anh mình thì đâu có tội gì. Hơn nữa, lệnh Hoàng thuợng cũng đâu có thấy. Chính những lời giải thích của chúng hạ thần, nghe qua cũng có lý, nên hoàng đệ mới tạm mặc thử long bào. Lệnh Hoàng thượng hãy giáng tội chúng hạ thần và giảm khinh tội vô ý khi quân phạm thượng của hoàng đệ.

Không khí nặng nề im lặng. Mọi người vẫn tiếp tục quỳ gối cúi đầu, bất động. Để phá tan bầu không khí ngột ngạt, căng thẳng, Đức vua cất tiếng:

Các khanh quả thật trung thành với anh em trẫm. Trẫm xá tội các khanh. Đối với Vitasokavì còn trẻ lòng non dạ, suy nghĩ không chín chắn, hành động vô tư và không nỡ làm buồn lòng thái hậu, trẫm cũng không xử tội theo quốc pháp ngay bây giờ. Trái lại, trẫm sẽ nhường ngôi cho Vitasokalàm vua bảy ngày, hưởng thụ tất cả phú quý vinh hoa, quyền uy tối thượng, lầu ngọc sang ngà, cung hoa thế nữ, tất cả sẵn sàng tuân lệnh. Nhưng sau ngày thứ bảy sẽ bị xử tử.

Lệnh Asokanhường ngôi cho Vitasokavừa chính thức loan truyền thì nghi thức tôn vương được tổ chức vô cùng trọng thể. Ngồi trên ngai vàng, nắm quyền tối thuợng, nhất hô bá ứng, bá quan văn võ tuyệt đối phục tùng. Cung phi mỹ nữ hàng ngàn túc trực đêm ngày sẵn sàng phục dịch nhưng tân vương không hề hứng thú, mặt rồng đăm chiêu ra chiều lạnh nhạt, nhìn cung tần diễm lệ một cách vô hồn. Nhạc trỗi tiên thiên, xướng ca dìu dặt, vũ điệu nghê thường đối với tân vương chẳng những vô nghĩa, vô tích sự, vô lý mà thật chán chường ngao ngán chỉ làm bẩn mắt chói tai. Những món sơn hào hải vị hiếm quý ngon tuyệt trên đời, tân vương không muốn đụng tới, lưỡi nghe đắng chát, miệng nghe lạt lẽo, dường như có vật gì ngăn ở cổ, cố nuốt cũng không vô. Lầu ngọc vương ngà, gấm hoa nhung lụa, tân vương không cảm thấy một chút hứng thú, ngọai trừ cảm thấy khó chịu mỗi khi sử dụng những tiện nghi nằm ngồi sang trọng nhất đời dành riêng vua chúa. Do đó, tân vương ngồi không thoải mái, nằm không yên thân, mặc không dễ chịu, nên lúc nào cũng thao thức, giấc ngủ chập chờn. Nhất là tiếng loan báo của thông tín viên mỗi buổi sáng cảnh báo: một ngày đã qua, chỉ còn lại sáu ngày. Mỗi lần nghe âm thanh này, tân vương cảm thấy đầu óc căng thẳng, tim đập liên hồi, toàn thân mồ hôi đổ giọt, không muốn nhìn, muốn nghe, muốn ngửi, muốn nếm, muốn đụng chạm, muốn suy nghĩ mà chỉ mang tâm trạng lo sợ, hoảng hốt, kinh hoàng, đờ đẫn như kẻ mất hồn.

 

Vitasoka Hướng Thiện

Đúng ngày thứ bảy, Đại đế Asokatruyền dẫn Vitasokavào hầu. Gương mặt mất thần, Vitasokanhư kẻ mất hồn tự biết hôm nay chính là sự sống sau cùng trong cuộc đời, càng nghĩ càng ớn lạnh xương sống, da mặt tái xám không còn máu, hai chân bước đi không vững, loạng quạng muốn té. Nhất là nghĩ đến lưỡi đao của tên đao phủ thủ lia ngang cổ khiến toàn thân run lên hai chân quíu lại. Thấy em như vậy, Asokamuốn đứt từng đoạn ruột, ngài phán hỏi:

Vitasoka, chắc đệ cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc trong ngôi vị đế vương suốt bảy ngày qua.

Muôn tâu, đệ thực sự không cảm thấy hạnh phúc chút nào.

Thật là lạ. Tại sao làm vua mà không hạnh phúc. Trẫm thực sự nghĩ không ra.

Muôn tâu, vì sự chết ám ảnh dễ sợ quá. Mỗi khi nghĩ tới nó thì đệ ăn không ngon, ngủ không yên, không còn lòng dạ nào nghĩ đến hưởng thụ lạc thú trần gian.

Có phải kinh nghiệm bản thân đệ là tưởng nhớ sự chết thường xuyên thì sẽ không ham muốn dục lạc như sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon và xúc lạc?

Muôn tâu, đúng như vậy.

Đệ mến, bản thân đệ đã có quan niệm chuyển hướng dửng dưng không đam mê lạc thú mỗi khi nghĩ tưởng sự chết thì các vị Tỳ kheo, Sa di trong pháp luật đức Thế tôn được giáo dục thường xuyên quán niệm sự chết theo từng hơi thở: thở vô không thở ra là chết, thở ra không thở vô là chết, cái chết ở ngay nòng mũi và trong từng hơi thở. Đệ thử nghĩ, nếu người nào quán niệm liên tục không gián đoạn thì người ấy có lòng dạ nghĩ đến mọi thứ dục lạc hay không?

Muôn tâu, qua kinh nghiệm bản thân, đệ chỉ nghĩ đến sự chết tuy gián đoạn, không liên tục nhưng đệ đã không còn lòng dạ ham muốn mọi thứ dục lạc mà đệ có thẩm quyền thì các vị Tỳ kheo, Sa di lúc nào cũng quán niệm sự chết trong từng hơi thở thì làm sao khởi sanh lòng ham muốn đối với các dục lạc mà các ngài không có thẩm quyền.

Hoàng đệ quý mến, trước sự nhận định dung thông tình lý qua sự kết hợp niềm tin và trí tuệ một cách xuyên suốt của đệ, trẫm cảm thấy vô cùng phấn khởi và sung sướng. Một sự chuyển hướng lớn qua cái nhìn toàn diện thay cho phiến diện, khách quan thay cho chủ quan trong chiều hướng lựa chọn niềm tin chánh pháp không còn chấp thủ thiên kiến. Đệ biết không, có những vấn đề nhất là có liên quan đời sống nội tâm, lý tưởng tín ngưỡng, chúng ta không thể áp dụng niềm tin đơn thuần cũng như nhận định cá nhân đánh giá một chiều mà phải có sự phối hợp của trí tuệ trợ duyên thì công cuộc lượng giá mới khách quan sáng suốt. Nghĩa là không chỉ căn cứ trên những tiêu chuẩn mắt thấy, tai nghe, thân đụng mà vội kết luận đúng, sai, chánh pháp hoặc phi chánh pháp mà phải dùng trí óc xét đoán tế tinh, tường tận, cân nhắc lợi hại, so sánh thiệt hơn, giải phẫu vấn đề rồi hãy kết luận, chọn lựa – không bất cập, không thái hóa, bình tĩnh, sáng suốt là bí quyết thành công. Đệ là người thông minh, học rộng, hiểu nhiều. Nếu bình tâm nhận xét, đệ sẽ thấy đạo Phật là đạo của nhân quả. Sự tương quan nhân quả là điều kiện tất yếu, không ai có thể phủ nhận. Suy nghiệm càng hiển bày thi thiết càng có khả năng thuyết phục. giống như vàng nguyên chất, càng cao lửa càng tươi màu.

Đức Phật là bậc đạo sư, là vị giáo chủ lập đạo, ngài xuất thân là một vị vua như chúng ta, từng hưởng thụ mọi thứ dục lạc trần gian, nếu ngài không phát hiện một giá trị phúc lạc tuyệt đối trong nếp sống ly dục tịnh cư thì làm sao ngài đủ hùng tâm, đại lực lìa bỏ ngai vàng, cắt đứt tình thương phụ hoàng, gỡ cánh tay luyến ái hiền thê, xa lánh hài nhi vừa mở mắt chào đời, khoác áo cà sa thay long bào, chọn cội tùng vách đá thay cung vàng, ăn trái chua củ đắng thay cao lương mỹ vị. Sáu năm khổ hạnh nhịn ăn nhịn thở đến đỗi hình hài tiều tụy khô cằn, chỉ còn da bọc xuơng nhưng vẫn không thành Phật. Ngài thay đổi phương pháp tu thay vì cực hình khổ hạnh Ngài thực hành trung đạo tức con đường chánh tám chi phần có khuynh hướng thanh tịnh nội tâm. Nhờ định lực sung mãn nên trí tuệ hiển lộ. Sự có mặt của trí tuệ đẩy lùi tất cả những gì của thế giới vọng tưởng, vô minh, đẩy lùi sinh tử và làm hiển lộ niết bàn.

Vitasokaơi, huynh chưa bao giờ có ý nghĩ làm khổ đệ thì làm sao huynh có thể giết hại đệ. Huynh chỉ có mục đích duy nhất là lợi dụng phương tiện thiện xảo nhưng thực tế để tự bản thân kinh nghiệm, đánh giá, so sánh, trắc lượng sự kiện cả hai mặt hình thức nội dung, sự và lý một cách khách quan dung thông, xuyên suốt và nhờ đó mà đệ sẽ lựa chọn cho mình một niềm tin chánh kiến, một lý tưởng hướng thiện và hướng thượng. Sự giác ngộ tự thân nhờ như lý tác ý đích thực là một thành tựu, một kỳ công, một bình minh suốt tiến trình cuộc sống.

Khi biết rõ tấm lòng hoàng huynh, Vitasokavui mừng khôn xiết và cũng ý thức hành động, ngôn từ do thiên kiến, biên kiến của mình là quá đáng, nhất là đối với các vị Tỳ kheo đệ tử đức Thế tôn. Tự thấy hổ thẹn và ăn năn, Vitasokachấp tay búp sen, cúc cung trước Đại đế và tự phát nguyện:

Đệ tử nguyện trọn đời quy y Đức Phật, bậc tuệ nhãn vô lượng, bậc thanh tịnh vô tỷ, bậc từ bi quảng đại như đại dương, bậc xứng đáng nhận lễ bái của trời người. Đệ tử nguyện trọn đời quy y chánh Pháp, giáo lý do Đức Phật thiện thuyết, chứng ngộ hiện tại, vượt ngoài thời gian, có khả năng hướng thượng, trí giả thân chứng. Đệ tử nguyện trọn đời quy y Tăng già đệ tử đức Thế tôn: Bậc diệu hạnh, Trực hạnh, Như lý hạnh, Chân chánh hạnh, gồm bốn đôi, tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ là vô thuợng phước điền trong đời. Đối với Tam Bảo, đệ tử nguyện trọn đời quy ngưỡng, trọn đời tựa nương, trọn đời bất thối chuyển và trọn đời phó thác sinh mạng.

Nghe em mình chính thức khẳng định tư cách quy y Tam Bảo, Đại đế Asokakhông cầm được nước mắt vì quá vui mừng, quá cảm động. Ngài vừa ôm Vitasokavào lòng thật chặt vừa nói:

Đệ biết không, huynh vô cùng sung sướng, mãn nguyện. Nếu mẹ biết được tin này không biết mẹ sẽ hoan hỉ, phấn khởi đến mức độ nào.

Kể từ hôm ấy, hoàng đệ Vitasokakhởi lòng tịnh tín đối với Tam Bảo, tham cứu giáo lý, hành hương chiêm bái các nơi Phật tích, thường bái kiến các vị Sa môn chân tu thạc đức và tùy thời thính pháp.

Một hôm, khi bái kiến Tôn giả Sangharakkhitatại ngôi chùa Asokarama, hoàng đệ đảnh lễ và kính bạch:

Thưa Tôn giả, người sống thế nào gọi là không hoang phí cuộc đời?

Tâu phó vương, sống với thiện pháp gọi là không hoang phí cuộc đời.

Thưa Tôn giả, sống với thiện pháp là sống thế nào?

Tâu phó vương, sống với thiện pháp tức sống nhiêu ích bản thân và tha nhân.

Thưa Tôn giả, sống nhiêu ích bản thân và tha nhân là thế nào?

Tâu phó vương, cuộc sống có hi hiến tức thực hiện hạnh bố thí; kiến tạo cuộc sống nhiều ích bằng thiện hạnh hóa thân, khẩu, ý, tích cực nỗ lực tu tập mọi thiện sự tinh tấn bất thối chuyển; sống trung hậu, chân chất trong hành động, ngôn từ, ý nghĩ tức thành thật với chính mình và mọi người.

Thưa tôn giả, đây có phải là những tiêu chuẩn tác thành phúc lạc hiện kiếp và hậu kiếp.

Tâu phó vương, đúng vậy.

Thưa Tôn giả, có những tiêu chuẩn nào kiến tạo hạnh phúc ngay trong hiện kiếp.

Tâu phó vương, Đức Phật dạy bốn tiêu chuẩn có khả năng tiến thân hạnh phúc ngay trong kiếp sống:

1.Uitthanasampada - Cần mẫn tức nỗ lực công tác chuyên ngành, như thời niên thiếu tích cực học hành; trung niên tạo lập sự nghiệp hợp đạo; lão niên chuyên tu phúc huệ.

2.Arakkhasampada - Kiệm pháctức cảnh gíác trong vấn đề chi tiêu, tằn tiện chất phát không hoang phí.

3.Kalyanamittata - Thiện hữutức cẩn trọng kết giao, tiếp cận bạn hiền, bạn tốt.

4.Samajivita - Sống đơn giảntức biết an phận, không đua đòi, nghĩa là nghèo thì sống theo thân phận người nghèo, không ngó lên, vì quạ không thể nào thành phượng hoàng.

Tâu phó vương, bất cứ ai nghiêm túc trì hành bốn tiêu chuẩn này bảo đảm sẽ được hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại.

Thưa Tôn giả, có tiêu chuẩn nào đặc biệt tác thành hạnh phúc trong tương lai.

Tâu phó vương, Đức Phật dạy bốn tiêu chuẩn để thụ hưởng phúc trong tương lai:

1.Saddha – Chánh tíntức niềm tin có sự trợ duyên của trí tuệ tức tin nghiệp quả, chánh tà, tội phước, địa ngục thiên đường và sự giác ngộ chư Phật.

2.Sila - giới đứctức đời sống vô tội, không hại mình hại người và luôn tôn trọng sự sống, tài sản và hạnh phúc gia đình tha nhân.

3.Caga - Xả tài ban bốtức chia cơm xẻ áo, giúp đỡ kẻ nghèo, khuyết tật, mù lòa, phong cùi, bệnh tâm thần mê loạn v.v.

4.Panna – Trí tuệtức tạo điều kiện học rộng nghe nhiều, dùng trí suy nghĩ phán xét, đối chiếu, trắc lượng; thực tập thiền chỉ thiền quán khiến phát sinh trí tuệ. Nhận định bốn sự thật cuộc đời là khổ, nhân sinh khổ, sự diệt khổ và phương pháp diệt khổ.

Tâu phó vương, người nào tu tập tích cực bốn tiêu chuẩn này thì chắc chắn sẽ thành tựu phúc lạc trong những kiếp lai sinh. Nhưng nếu muốn giải thoát sinh tử luân hồi, Đức Phật dạy pháp môn tu tập cao hơn, tức tu Tăng thượng giới, Tăng thượng Tâm (định), Tăng thượng tuệ, tức tu giới để diệt tham, tu định để diệt sân, tu huệ để diệt si. Tâu phó vương, tu theo giới định huệ sẽ đoạn trừ tham, sân, si và sẽ được thành Phật.

Thưa Tôn giả, người hành trì phạm hạnh với mục đích gì?

Tâu phó vương, người tu trì phạm hạnh với mục đích thúc liễm các căn (samvara); đoạn phiền não (Pahana), ly dục (Viraga), diệt khổ (Nirodha).

Thưa Tôn giả, những Tăng thượng pháp này, người tại gia có thể hành trì được không.

Tâu phó vương, dĩ nhiên là được, nhưng trong nếp sống xuất gia thì khả năng tu tập tích cực hơn và sự thành tựu có cơ hội đạt kỷ lục vượt thời gian. Vì giáo pháp đức Thế tôn khéo tuyên thuyết, khéo lưu bố, nghĩa văn cụ túc, thiết thực hiện tiền, dành cho những người phát tâm để chứng nghiệm, vượt ngoài thời gian, có hiệu năng hướng thượng, chỉ bậc trí giả mới thực sự thân chứng. Còn đời sống tại gia thì quá bận bịu thế sự, công ăn việc làm, giáo dưỡng vợ con, giúp đỡ thân quyến, tiếp cận thù lao, giao tế xã hội, xúc tiếp trực diện sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon và nhiều thú vui khoái lạc vật chất, có quyền lựa chọn vật dục, tùy thuận thị hiếu, không có phương pháp chế tài, không người giám hộ, ngay cả luật lệ cũng trở thành vô nghĩa. Trong khi đời sống xuất gia thì hoàn toàn ngược lại.

Phó vương Vitasokađảnh lễ Tôn giả Sangharakkhitaxin phép cáo lui. Trên đường về, phó vương triền miên suy nghiệm pháp thoại Tôn giả, cảm thấy thú vị ngọt ngào, một nỗi hân hoan, an lạc tràn ngập toàn thân.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2011(Xem: 4369)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
09/01/2011(Xem: 7894)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
01/01/2011(Xem: 3752)
BAMIYAN, Afghanistan — Những hốc đá có thời chứa các tượng Phật Bamiyan khổng lồ giờ trống trãi trên mặt núi đá – một tiếng khóc thầm cho sự tàn phá dã man đối với thung lũng huyền thoại này và những quí vật một ngàn năm trăm năm tuổi, những tượng Phật đứng vĩ đại nhất một thời của thế giới.
30/12/2010(Xem: 4017)
Tứ Thư và Ngũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
25/12/2010(Xem: 9651)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 6415)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/12/2010(Xem: 6579)
Có những người tuy không hiểu biết nhiều về Phật Giáo nhưng lại có phần nào quen thuộc với giáo lý bất bạo động và từ bi của đao Phật, những người này thường hay lầm tưởng rằng giới Phật tử đều ăn chay. Họ có phần nào ngạc nhiên pha chút thất vọng khi khám phá ra rằng rất đông Phật tử ở cả phương Đông lẫn phương Tây vẫn thường ăn thịt (ăn mặn), cho dù không nhất thiết là tất cả Phật tử ai ai cũng ăn thịt như vậy.
03/12/2010(Xem: 4172)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle – cũng là ông thầy dậy học mình – nói về Ấn-Độ như là một dải đất mênh mông xa tít mù tắp tận chân trời, nên cảm thấy hứng thú phải đi chiếm lấy và để đem nền văn minh Hy-Lạp reo rắc cho các dân bản xứ.
28/11/2010(Xem: 5389)
Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.
23/10/2010(Xem: 13736)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]