Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Ngày hai mươi ba

07/05/201311:47(Xem: 6911)
23. Ngày hai mươi ba

GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY

Một bài giảng khúc chiết về con đường đạt đến giác ngộ

(Liberation in the Palm of Your Hand-

Aconcise discourse on the path to enlightenment)

Pabongka Rinpoche

Edited by Trijang Rinpoche

Translated by Michael Richards

Thích Nữ Trí Hảidịch

--- o0o ---

PHẦN NĂM

PHẠM VI LỚN

NGÀY HAI MƯƠI BA

Kyabje Pabongka Rinpoche kể một mẫu chuyện để giúp chúng tôi khởi động lực. Ngài trích dẫn Tsongkapa vua Pháp vĩ đại:

Khi hiểu đúng những điểm này

Về nòng cốt của đạo lộ,

Thì hãy độc cư và phát triển

Sức mạnh của tinh tấn;

Không bao lâu người sẽ hoàn tất hi vọng vĩnh cửu.

Ngài nhắc lại các tiêu đề đã bàn hôm qua và tiếp tục.

a-3. Làm thế nào để tu tập kim cang thừa

Như tôi đã nói, khi đã đạt vài kinh nghiệm của sự từ bỏ Phạm Vi Nhỏ và Trung Bình, bấy giờ bạn nên cố mà kinh nghiệm về tâm bồ đề qua Phạm Vi Lớn nếu thành công, thì hãy nỗ lực đạt đến sự xác tín về tánh không, sau đó bạn phải đi vào các mật điển. Nhưng nếu khởi sự thực hành mật tông mà không có những chuẩn bị như thế, thì việc tu tập không trở thành những phương tiện cho bạn đạt giải thoát, hay dẫn đến vô thượng bồ đề. Có nguy cơ lớn là mật tông sẽ vô ích đối với bạn, và cũng nguy hiểm như việc một đứa bé cỡi một con ngựa bất kham. Nếu bạn đạt tuệ giác về ba nòng cốt của đạo lộ rồi mới đi sâu vào các mật điển thì chắc chắn bạn sẽ có lợi vì nhanh chóng phi thường của nó.

Mật giáo còn hi hữu hơn cả chư Phật. Nhờ con đường này mà bạn có thể đạt cảnh giới hợp nhất của bậc Vô học trong một đời ngắn ngủi vào thời đại suy đồi. Bởi thế đương nhiên là bạn nên tu luyện trong đạo lộ này. Nhưng thật không đầy đủ nếu chỉ thọ vài pháp tiểu quán đảnh về Hayagrìva. Kim cương thủ, vân vân, chỉ để khỏi bị vài hoàn cảnh không may. Bạn phải thọ cả bốn pháp quán đảnh một cách thích đáng và thuần tịnh - đó là vào mandala của một thần bảo hộ như Heruka, Yamàntaka hay Guyasamàja, từ một bậc thầy mật tông (kim cang sư ) đủ tư cách. Bốn pháp quán đảnh này chắc chắn sẽ gieo cho bạn hột giống của bốn thân Phật về sau. Và điều thật có ý nghĩa là phải giữ những giới đã thọ trong khi quán đảnh như là giữ tròng con mắt, và thực hành những gì đã tu học trong bài giảng sâu xa về hai giai đoạn. Khi ấy sự tu tập của bạn sẽ bao quát toàn bộ giáo lý.

Toàn đạo lộ kinh giáo và mật giáo phải được hiểu trọn vẹn để bạn biết rõ từng bước trên con đường. Đạo lộ khởi đầu bằng sự kính thờ một bậc thầy, lên tột đỉnh là sự hợp nhất của bậc Vô học. Tuy nhiên, khi có nhiều đệ tử chưa khai đạo vào các mật điển, thì theo tục lệ, người ta chỉ bàn sơ qua những tiêu đề về cách tu tập kim cang thừa.

b. Cách huấn luyện bốn nhiếp sự để làm thuần dòng tâm thức đệ tử.

Trang nghiêm kinh của Maitreya nói:

Bốn nhiếp sự là:

Bố thí, để chúng sẽ thọ giáo;

Ái ngữ, để chúng sẽ theo ta;

Lợi hành, làm lợi ích chúng;

Và hãy thực hãnh những gì ta giảng.

[CT của DG: Điều thứ tư trong bốn nhiếp sự này hơi khác với những gì Phật tử Việt thường học: “đồng sự” là cùng làm một việc với người để giáo hóa họ, Ba nhiếp sự trước không có gì khác]

Khi chư Bồ tát muốn lợi ích hữu tình, họ sử dụng bốn cách để làm thuần dòng tâm thức của chúng. Bạn cũng phải làm lợi ích hữu tình bằng bốn cách ấy.

Cách thứ nhất: Những người thông thường dễ bị lôi cuốn bằng những quà cáp vật chất; bởi thế muốn đưa họ vào các giai đoạn của đạo lộ, trước hết bạn nên tặng họ bằng những món quà. Hành vi ấy làm họ hài lòng và sẽ muốn gia nhập vào vòng của bạn.

Cách thứ hai: Nói lời dễ nghe với những người đã đến với bạn. Cách nói chuyện của bạn phải đúng phép lịch sự và quan trọng hơn nữa, bạn phải nói cho họ nghe về Pháp sao cho thích hợp trình độ và ước muốn của họ.

Cách thứ ba: Làm lợi cho các đệ tử bạn bằng cách dạy cho họ con đường diệu pháp hợp căn cơ để họ có thể tu hành theo các giai đoạn của đạo lộ.

Cách thứ tư: Thực hành những gì bạn đã giảng dạy cho họ.

Tôi sẽ kết thúc phần trình bày ở đây. Bây giờ tôi sẽ bàn đến những tiêu đề tôi đã để dành lại mấy ngày trước.

b. Phát tâm bồ đề qua Nghi lễ thọ giới

Có hai tiêu đề: (1) Làm thế nào để có được những giới bạn chưa thọ; (2) sau khi đã thọ, làm thế nào giữ cho khỏi thối thất.

b-1. Làm thế nào để có những giới bạn chưa thọ

Mặc dù ta gọi đay là “phát tâm bồ đề qua nghi lễ thọ giới,” song bạn chỉ nhận được những giới này nếu bạn đã kinh quá sự bồ đề tâm, dù sơ sài cách mấy. Chỉ lập lại những công thức thọ giới mà không có một cảm giác nào là điều vô ích. Tuy nhiên việc thọ giới không có ý thức cũng tiêm nhiễm vào trong bạn một bản năng về tâm bồ đề. Nhưng bạn phải xem trọng việc thọ giới. Những người nào mai đây sẽ cố gắng thực hiện các pháp quán, v.v… và thọ giới một cách chân thành, sẽ thọ giới bồ đề tâm với những bậc thầy có nhiều năng lực. Tâm bồ đề mà họ phát sinh càng ngày càng mạnh và sẽ rất kiên cố.

Có ba loại nghi lễ thọ giới bồ đề tâm. Cách ngắn thì không có phần dẫn nhập. Cách trung bình vừa có dẫn nhập vừa có phần chính, nhưng cả hai phần đều cùng làm chung trong một ngày. Cách dài nhất là có một ngày để riêng dành cho phần chuẩn bị và một ngày nữa dành cho phần chính. Chúng ta sẽ theo cách cuối cùng này.

Theo lệ, người ta phải dạy phần chung của Lam-rim một cách đầy đủ trước khi truyền bồ đề tâm giới, khi sự truyền giới này tiếp theo một lễ quán đảnh, giảng pháp hay khẩu truyền, v.v… mà trước đấy chưa giảng Lam-rim. Nhưng ở đây không thuộc trường hợp ấy, và không cần nói gì thêm nữa sau khi tôi đã giảng rộng rãi về Lam-rim. Bởi thế tôi có thể bỏ phần dẫn nhập dài dòng. Người hướng dẫn lễ trao bồ đề tâm giới phải thi hành theo những cách trên đây, tùy theo lễ thọ giới có liên kết với một thời giảng về Lam-rim hay không.

[Khi ấy ngài bàn chi tiết cách sắp đặt đồ cúng trong nghi lễ chuẩn bị ngày mai. Ngài cũng giảng vắn tắt cách làm một số cúng dường mandala, khẩn cầu khi dâng mandala cúng dường, và khởi động lực trong khi chuẩn bị. Rồi ngài tiếp.]

Các bạn phải dành thật nhiều thì giờ tối nay và ngày mai để ôn lại các pháp quán tưởng [để làm trong buổi lễ]. Mai chúng ta sẽ thỉnh các bậc thầy chúng ta, chư Phật và Bồ tát để chứng giám cho sự phát bồ đề tâm của chúng ta. Bởi thế chúng ta cần quét sạch và bày đồ cúng. Thật không phải cách nếu ta mời một ông vua đến căn chòi dơ dáy bụi bặm. Vậy sau thời chuẩn bị này, quý vị phải quét dọn sạch sẽ, như nhờ đừng làm tổn hại những côn trùng, vân vân. Rưới nước thơm để bớt bụi, và rắc hoa trên bục. Bạn cũng nên trang hoàng pháp tòa của bậc thày bằng hoa và những thứ quý báu. Có lần Atìsha bảo rằng người Tây Tạng cúng phẩm vật tồi nên tâm bồ đề họ không phát được. Vậy hãy dâng cúng đàng hoàng. Mặc dù người ta bảo nên bỏ ra một phần sáu gia tài để cúng, bạn hãy bày đồ cúng cách nào để người khác phải ngạc nhiên là được.

Bạn phải xây dựng sự tích lũy công đức, tịnh trừ nghiệp chướng, v.v… làm sao để ngày mai trong buổi lễ chính, bạn sẽ phát được tâm bồ đề. Người ta bảo sáng mai bạn nên tụng Kinh tạng hoặc kinh Hoa Nghiêm, v.v…

[CT. Kinh Tạng gồm 108 tập dày; Hoa nghiêm gồm sáu tập dày. Vì một người không sao đọc cho hết, nên người ta chia ra mỗi người đọc lớn một phần của bộ kinh và tất cả đồng thời tụng, như thế toàn bộ kinh có thể tụng xong trong buổi sáng.]

Chúng ta không thể làm được chuyện này với thời gian ta có được, nhưng những vị nào tụng nhanh có thể tụng Bát nhã Bát thiên tụng hay Kinh Hiền kiếp. Khởi đầu lễ chính chúng ta nên làm một lễ dâng cúng nước và bánh lúa mạch cho ngạ quỷ và cúng đèn và bánh cho phi nhân.

Người thế tục thiết lễ ăn mừng những biến cố trọng đại trong đời này; họ làm ồn náo lên vào dịp tân niên - mà chỉ có nghĩa là những hạt cát thời gian đã chạy bớt đi một ít. Vậy thì tại sao chúng ta lại không đáng mừng? Chúng ta sắp phát tâm bồ đề, vào đạo lộ đại thừa, và trở thành mọt người con của chư Phật,hãy mặc những y phục hạng nhất của bạn ngày mai. Những vị xuất gia nên dùng cả khăn quàng thêu lẫn khăn quàng thường của họ. Hãy tắm rửa, mặc y phục sạch, và mỗi người hãy đem cái gì theo làm lễ cúng dường tỏ dấu mình đã thọ giới bồ đề tâm. Đây là một điều mà bạn sẽ tìm thấy trong lịch sử cuộc đời Phật. Khi đi qua đây, đừng xem chỗ này là một cái gì tầm thường. Hãy quán nó như một cung điện với bốn cổng thành, có Tứ thiên vương đứng bốn góc cùng với hàng trăm ngàn tùy tùng đứng canh gác. Những vị này lại được vây quanh bởi chư thiên hộ trì giới; họ cũng đến để thọ giới. Có những bích họa trên bốn vách tường cung điện trình bày những hạnh Bồ tát mà đấng Đạo sư chúng ta đã làm khi Ngài còn đang trên đường tu tập. Hãy quán những việc như thế [trong bức bích họa] bây giờ đang thực xảy ra; hãy vui mừng và cầu nguyện khi bạn trông thấy được những cảnh tượng ấy.

Trong khóa lễ thứ hai ngày mai, sau khi bậc thầy an tọa, bạn phải tích tập công đức và thanh lọc nghiệp chướng vì những hành vi này sẽ làm căn bản cho sự phát bồ đề tâm. Chúng ta sẽ thọ nghi lễ chuẩn bị dài. Hãy nghiêm túc quán tưởng tích lũy công đức và thanh lọc nghiệp chướng. Hãy tưởng tượng bậc thầy chính là Đức Thế tôn Thích Ca Mâu Ni. Mỗi người phải tưởng tượng một cách rõ rằng phép quán theo lời mô tả của bậc thầy.

Nói chung, hình thức phát nguyện của bồ đề tâm chỉ là sự mong mỏi đạt thành Phật quả để lợi lạc hữu tình. Hình thức dấn thân của bồ đề tâm (lập bồ đề hạnh) là ước muốn làm những phận sự tiếp theo sau sự phát tâm bồ đề. Phát tâm bồ đề ví như người muốn đi Ấn Độ, lập bồ đề hạnh là như người đã thực sự khởi hành. có hai cách cử hành lễ họ bồ đề tâm giới. Một cách là thọ hai phần ấy riêng biệt; điều này theo các tác phẩm bồ tát địa của Vô Trước. Cách thứ hai là phần thọ cùng lúc, theo tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh của Shantideva. Bạn muốn theo cách nào cũng được, nhưng có người cho rằng một cách theo hệ thống Trung quán còn cách kia theo hệ thống Duy thức. Tuy nhiên về cách đề cập sự phát bồ đề tâm thì hai hệ thống này không trái nhau. Theo truyền thống của tôi, thì sau khi bạn đã thọ giới theo hình thức phát bồ đề nguyện, thì bạn không thể huấn luyện về những phận sự phận sự của bồ tát, mà bạn chỉ có thể phát tâm bồ đề. Khi bạn theo hình thức phát bồ đề hạnh, thì theo truyền thống, bạn có thể làm cùng lúc cả hai việc. Ngày mai tôi sẽ cho cả hai hình thức thọ bồ đề tâm. Là bồ đề nguyện và bồ đề hạnh.

Khi ấy chúng tôi dâng một mandala và tụng bài nguyện Lam-rim. Rồi ngài hướng dẫn cho chúng tôi lặp lại ba lần như sau:

Xin cho con phát triển được những đức tính của tâm bồ đề tôn quý tối thượng

Mà con chưa phát triển

Xin cho bồ đề tâm con tăng, không giảm

Và càng ngày càng mạnh thêm.

[Khi ấy chúng tôi tụng một lần bài “Mong cho tất cả hữu tình, những cha mẹ chúng con, được hạnh phúc…” tiếp theo tụng một bài “Xin cho thọ mạng bậc tôn sư chúng con không bị hiểm nguy…” Rồi khi kết thúc, chúng tôi tụng “Tất cả chư Phật Đấng Chiến thắng…”]

--- o0o ---

Vi tính: Nguyên Trang. Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3819)
Vùng đất hiện nay được gọi là Mông Cổ cho mãi đến thế kỷ XIII mới có được lịch sử theo tư liệu văn bản. Vào khoảng thế kỷ IX-X, bộ lạc Khiết Đan (Kidans), một bộ lạc nói tiếng Mông Cổ, thành lập nước Đại Liêu ở miền Bắc Trung Quốc. Đến thế kỷ XI-XII, tất cả các bộ lạc Mông bước vào lịch sử được biết dưới các tên Nguyên Mông, Tartar, Kerait và Jalair; họ thường gây hấn và chém giết lẫn nhau cho đến khi một lạc trưởng tên Temudjin chinh phục và thống nhất tất cả, đặt tên chung là Mongol và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan).
10/04/2013(Xem: 4159)
Nhân một thiện duyên, chúng tôi đọc thấy một tài liệu ngắn giới thiệu một chương trình thu tập các tư liệu gồm các thủ bản và mộc bản quý hiếm đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo tại Mông Cổ từ khi đất nước này bắt đầu có sử liệu vào khoảng thế kỷ XIII. Đây là một lĩnh vực chúng tôi chưa học hiểu đến, nhưng cảm thấy tài liệu này có giá trị sử học và nghiên cứu, nhất là hiện tại còn rất ít thông tin về nền Phật giáo tại Mông Cổ, cho nên cố gắng lược dẫn tài liệu này để cống hiến độc giả NSGN và những ai quan tâm đến sự phát triển của Phật giáo trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 4982)
Nhật báo Orange County Register hôm chủ nhật 19-1-2003 đã bắt đầu đăng phần thứ nhất trong loạt bài 4 kỳ về một tu sĩ trẻ Việt Nam -- 16 tuổi -- đang tu học trong 1 Phật học viện ở Ấn Ðộ của Phật Giáo Tây Tạng.
10/04/2013(Xem: 4348)
Trên tay tôi là 2 cuốn sách, một cuốn là Phật Giáo Khắp Thế Giới (Buddhism throughout the World) của tác giả Thích Nguyên Tạng, xuất bản lần thứ nhất năm 2001 tại Australia và cuốn kia là Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới của Thiền Sư Định Lực và Cư sĩ Nhất Tâm, do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin in xong vào tháng 1 năm 2003 mà tôi vừa mới mua.
10/04/2013(Xem: 9254)
Quyển “Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới” (PGVNvTG) của Thiền sư [sic] Định Lực và Cư sĩ [sic] Nhất Tâm biên soạn [sic], được NXB Văn Hoá Thông Tin cấp giấy phép số 1715/XB-QLXB của Cục Xuất Bản ngày 11-12-2001, có mặt trên thị trường sách khoảng giữa năm 2003. Sách dày 632 trang, khổ 16x24 cm, được in trên giấy couche, bìa cứng, rất sang trọng. Sách được xuất bản theo dạng “đội mủ” của quyển “Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại,”
10/04/2013(Xem: 4478)
Cuối tháng 3 năm 2004, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra một hội sách mang tính quốc tế với sự góp mặt của hầu hết các nhà xuất bản trong nước cũng như một số nhà xuất bản uy tín nước ngoài. Có thể thấy ngay được những cố gắng của nhà nước trong quản lý văn hóa, nhằm tôn vinh giá trị của văn hóa đọc, một kỹ năng luôn cần cho con người trong quá trình phát triển ở mọi thời đại. Ðiều này cũng nằm trong chủ trương xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc mà nhà nước đã và đang cổ súy.
09/04/2013(Xem: 20480)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 17369)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
09/04/2013(Xem: 18518)
Năm 1921, khoảng bẩy trăm tăng ni cư sĩ tụ họp tại am thất Chuzang gần Lhasa để nghe pháp tu Lam-rim do bậc thầy Kyabie Pabongka Rinpoche giảng. Suốt ba tuần lễ kế tiếp họ được hấp thụ những thời pháp nổi tiếng nhất đã từng được giảng ở Tây Tạng.
09/04/2013(Xem: 9929)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567