Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Cảm Tác Tưởng Niệm Cố HT Thích Minh Tuấn (1959-2025)

16/01/202517:54(Xem: 121)
Những Cảm Tác Tưởng Niệm Cố HT Thích Minh Tuấn (1959-2025)

1_ht minh tuan-chan dung 3
CẢM HOÀI

 

…Trăm năm không là mấy,

Một ngày cũng dài lâu.

Tìm hoài sao chẳng thấy,

Ta bây giờ ở đâu?

Ngày qua giữa ảo mộng,

Vui buồn gặp trong mơ.

Hạnh phúc thay còn sống,

Mà cứ sống dật dờ…”

 

Thích Minh Tuấn

P/S : Sinh tiền, cố Hoà thượng thượng MINH hạ TUẤN sáng tác rất nhiều bài thơ và đây là một trong số đó mà Ngài rất tâm đắc.

 



1_ht minh tuan-chan dung 2



CUNG VĂN AI TIỄN CỐ HOÀ THƯỢNG thượng THỊ hạ ANH tự MINH TUẤN hiệu VIÊN MINH ĐỆ TAM TRỤ TRÌ NGUYÊN THIỀU TU VIỆN TÂN VIÊN TỊCH

 

Kính bạch Giác Linh Hoà thượng tân viên tịch!

Chúng con cung kính nghe rằng:

Các pháp hữu vi có sanh ắt có diệt

Nên lẽ vô thường có đến phải có đi.

Đức Thế Tôn năm xưa giáng thế nơi vườn Lâm-Tỳ-Ni

Và kết thúc cuộc du hành tại Câu-thi-na xứ.

Bồ-Đề-Đạt-Ma cũng có ngày Tây khứ

Lục Tổ Huệ Năng đâu ở mãi Nam bang.

Cho nên,

Trên thánh dưới phàm,

thảy đều như thế.

Kẻ ngu người tuệ,

nào có khác nhau.

Chỉ là:

Người trí biết rõ bốn đại là nỗi khổ bì lao,

do đó không đem tâm chấp trước.

Thế nhưng:

Kẻ mê đâu hay năm ấm như phân dơ ố trược,

vì vậy mãi ôm lòng luyến lưu.

Thiết nghĩ, Thầy là bậc:

Trong đạo cao siêu

Ngoài đời quảng đại,

Việc làm vô ngại

Cử chỉ khôn lường.

Do đó:

Đường sanh tử ắt hẳn người đã tỏ tường

Và lẽ chân thật chắc ngài đà thấu triệt.

Thế nhưng:

Khi ngài ra đi chúng con làm sao tránh được niềm luyến tiếc

Dù biết Thầy đã nhẹ gót về Tây.

Làm sao chúng con có thể quên đi những tháng ngày

Được ơn Thầy dưỡng dục.

Ô hô!

Nhớ Giác linh xưa!

Đất Phú Yên thác chất

Trời Bình Định xuất trần

Duyên lành quy y với đại lão Như An thượng nhân

Phước lớn học tập miền đất thánh Nguyên Thiều tu viện.

Thuở nhỏ sớm hôm được cận kề trưởng lão Đồng Thiện

Lớn lên sáng tối lại lui tới Quảng Bửu đại sư.

Do vậy,

Mới đôi mươi đã làu thông ba tạng kinh thư

Và vài hạ đã thấu tròn một tâm chân thật.

Cơ huyền diệu mật,

Tích điển bí chương.

Đông tây nội ngoại lãm tường

Bắc nam cổ kim thông đạt.

Tính tình chất phác

Ứng xử thông minh.

Xứng danh con cháu pháp vương

Đáng bậc túc tôn đại sĩ.

Ngày ngày người cuốc đất, trồng rau nhưng không bao giờ quên trau dồi kim cương trí

Đêm đêm ngài tụng kinh, gõ mõ và lúc nào cũng nguyện ấp ủ đại bi tâm.

Quả thực, Thầy là bậc:

Tinh tú thiền lâm,

Côn bằng hải chúng,

Pháp môn lương đống,

Thạch trụ tông phong.

Là chỗ bốn chúng đệ tử kính mong

Là nơi hai hàng tục tăng trông cậy.

Chúng con cứ ngỡ!

Gió vô thường còn xa lắm vậy

Nào ngờ sự cách biệt đã đến hôm nay.

Hạc vàng sải cánh tung bay

Về nơi bảo sở trời Tây nhẹ nhàng.

Đau đớn lắm thay!

Trượng thất cô liêu từ nay vắng người cốc chủ

Thiền đường thanh tịch sau này thiếu bậc chân tu.

Bóng tùng mịt mịt sương mù,

Gốc mai man man gió lạnh.

Tháp Bạc đổ bóng xuống dòng sông hiu quạnh

Cội sứ in mình trên đám cỏ rong rêu.

Chuông Nguyên Thiều chẳng đánh mà kêu

Trống tu viện không khua lại động.

Chín hồi lôi âm vang vọng

Một thoáng hư mộng mơ màng.

Môn đồ hiếu quyến bàng hoàng

Pháp phái sơn môn luyến tiếc.

Đỉnh Thứu mây che trăng khuyết

Non Kê sương phủ y mờ

Suối Tào Khê nước chảy hững hờ

Vườn Thiếu Thất đèn thiền leo loét.

Ôi thôi!

Giờ này Thầy đã nghìn thu vĩnh biệt

Phút ấy con cháu ngàn dạ nhớ mong.

Từ nay nguyện:

Học theo gương sáng bậc tăng nông

Và nối gót ý chí người thượng sỹ.

Trên đài cao ngan ngát khói hương ngưỡng mong Giác linh thuỳ từ tỏ ý

Dưới chiếu cỏ sụt sùi ngấn lệ tâm thành đệ tử bày dạ tiếc thương.

Người về nước Tây phương

Không quên đi nguyện cũ

Trở về bổn xứ

Tiếp độ quần sanh

Qua đến Hoá thành

Thẳng về bảo sở.

Để đàm hoa lại tái thế

Và Phật nhựt được trùng huy.

Làm cho dòng chảy đạo pháp tiếp tục trường kỳ

Khiến cho ánh sáng tông phong luôn luôn mở rộng.

Mấy lời chúc tụng

Tôn giả chứng minh

Đệ tử nghiêng mình

Cúi đầu bái hiến.

Nam mô Lâm Tế Tông Tứ Thập Nhị Thế, Chúc Thánh Pháp Phái, Nguyên Thiều Tu Viện Đường Thượng Đệ Tam Đăng huý thượng Thị hạ Anh tự Minh Tuấn hiệu Viên Minh Hoà Thượng Giác Linh Liên Toạ Thuỳ Từ Chiếu Giám.

12/1/2025

Điều Ngu tử: Thích Đồng Thuận

Tâm Thành Khể Thủ.

 


tien biet-ht minh tuan


KÍNH TIỄN NGÀI

Trời buồn thin thít mây sầu

Tâm can giá lạnh kinh cầu kính thương

Từ nay xa cách chùa trường

Dõi trông vóc hạc về phương an lành

Sông Côn réo rắc âm thanh

Còn đây Tháp Bạc đồi xanh đợi chờ

Người đi rồi sẽ trở về

Về nơi nguồn cội, Người về sương mai

Tu viện lưu giữ hình hài

Tăng Ni nhớ mãi đức tài Người xưa

Người hoà vào nắng vào mưa

Vào nơi đất mẹ sớm trưa thanh nhàn

Nguyên Thiều trổ đóa sen vàng

Hương thơm ngào ngạt muôn ngàn dặm xa

Ba đời kế Tổ phép nhà

Giữ gìn gương sáng mở ra chốn thiền,

Việt Nam đất nước thiêng liêng

Phật Giáo rạng rỡ giữa miền Trung du.

Saigon, 15/01/2025

Vạn Tường cẩn bái

-

TƯỞNG NIỆM MINH TUẤN ĐẠI SƯ

 

THỊ nhựt canh điền công phu giả

ANH lạc tòng không đạo pháp đồng

MINH bạch thanh bần công đức quả

TUẤN lĩnh âm ba vọng thiền không

NGUYÊN bổn huân tu sư Huyền thọ

THIỀU quang cảnh rạng trường Quang tường

HOÀ tâm dung lượng từ bi đại

THƯỢNG phẩm cao đăng cực lạc phương.

 

Nam mô từ Lâm Tế Chánh tôn tứ thập nhị thế, Nguyên Thiều Tu Viện, Đệ Tam Trú trì, huý thượng THỊ hạ ANH, tự MINH TUẤN, hiệu VIÊN MINH Hoà Thượng Giác Linh Tân Viên Tịch.

Khể thủ :

Vạn Tường

-

NHỚ THẦY

 

Nhớ ngày từ biệt ngôi nhà nhỏ

Nương nhờ Thầy Tổ Đại Sự to

Nhà nhỏ bây giờ Cha Mẹ ở

Đại sự trên đường vắng Tổ Sư.

 

Thầy Tổ đi rồi bỏ con xa

Cát gạch chưa về vội lướt qua

Tượng Long ngơ ngác giờ ai đắp?

Kinh Pháp bụi mờ ai giảng đây?

 

Thầy đã đi rồi Huynh Đệ ơi

Chỉ còn di ảnh chẳng còn lời

Nhớ thời huynh đệ nào tranh cãi

Thầy Tổ đôi lời hóa giải ngay

 

Thầy mới đi rồi mọi người ơi

Tam Quy ngũ giới nghe đâu đó!

Mưa lạnh mù đêm gió thổi tai

Đường về vang mãi tiếng Ân Sư!

 

15/1/2025, Ngày Di Quan Cố Hòa Thượng Ân Sư

Đệ Tam Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều

Hậu học : Thích Nhuận Trí

Kính bái biệt



🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🌷Tiểu Sử HT Thích Minh Tuấn (1959-2025)
🌷Cảm niệm Ân Sư (Môn Đồ Pháp Quyến)
🌷Hoài Niệm Ân Sư (thơ điếu của Thích Đồng Trí)

🌷Hạnh Nguyện Viên Minh (thơ điếu của Thích Đồng Trí)

🌷Những Cảm Tác Tưởng Niệm Cố HT Thích Minh Tuấn (1959-2025) 

🌷Hình ảnh Tang Lễ Hòa Thượng Thích Minh Tuấn (1959-2025), Đệ Tam Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2013(Xem: 13797)
Mùa xuân đã bắt đầu, cảnh sắc xuân tươi nhuận chan hòa trải khắp toàn liên bang Úc châu; và đặc biệt là tiểu bang New South Wales, thành phố Sydney. Như thông báo đã loan tải trước, vào lúc 10.30am ngày chủ nhật, 15-9-2013, Giáo Hội PGVNTNHN tại Úc Ðại Lợi-Tân Tây Lan đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm viên tịch tại Paris, Pháp Quốc năm tuần lễ trước.
17/09/2013(Xem: 24331)
Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.
14/09/2013(Xem: 20622)
Hòa thượng Thích Đạt Đạo, thế danh Huỳnh Văn Hà, sinh năm Tân Mão (1951) tại xã Hạnh Thông, Quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Thân phụ là Cụ Ông Huỳnh Văn Chánh. Thân mẫu là Cụ Bà Lê Thị Kia, pháp danh Diệu Ca. II. Thời kỳ xuất gia học Đạo Vốn sinh ra trong một gia đình Phật tử thuần thành, nhiều đời tin kính Tam bảo, từ nhỏ Hòa thượng đã có thiện duyên với Phật pháp, được Cụ Ông, Cụ Bà thường xuyên dẫn đi chùa chiêm bái và lễ Phật. Năm 11 tuổi, Hòa thượng quy y năm giới với Hòa thượng Bổn sư thượng Đức hạ Chơn, pháp danh là Quảng Trí và sinh hoạt Gia đình Phật tử Quảng Hương. Với tâm nguyện muốn xuất gia học đạo, năm 13 tuổi (1964), Hòa thượng được Hòa thượng Bổn sư cho phép thế phát xuất gia và hành điệu tại chùa Long Huê, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, Hòa thượng vào tu học ở Tu viện Quảng Hương Già Lam, từ năm 1966 - 1968.
12/09/2013(Xem: 8785)
Tôi mới nhận được một tin đáng lưu tâm. Đó là Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon(Phan Cơ Văn) là người gốc Việt Nam có dòng dõi với Phan Huy Chú. Trước đây tôi có đọc bộ sách lịch sử về VN của Bác Sĩ Trân Đại Sĩ ở Pháp viết về dòng dõi của Hoàng Tử Lý Long Tường vào giữa thế kỷ thứ 13 tại Bắc Hàn (rất hay), sau đó được biết Ông Lý Thừa Vãng Tổng Thống Nam Hàn cũng có nguồn gốc từ nhà Lý của VN và Tổng Thống Đài Laon Lý Kính Huy cũng dòng dõi nhà Lý nầy. Nay được biết thêm Ông Ban Ki Moon của Nam Hàn cũng gốc gác từ VN. Như vậy cũng là một niềm vui, nhưng xin kiểm điểm lại việc nầy. Ở Đức, tôi có thể liên lạc với Dr. Phan Huy Oánh là người nhà với Ông Phan Huy Qúat để dò hỏi thêm việc nầy. Đây là những chứng nhân của lịch sử cần nên quan tâm.
07/09/2013(Xem: 19741)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ CÁO BẠCH TANG LỄ HT. THÍCH MINH TÂM (GHPGVNTN Âu Châu), trang 7 ¨ ĐÔI LỜI CẢM NIỆM VỀ SỰ VIÊN TỊCH CỦA HT THÍCH MINH TÂM (thơ điếu của HT Thích Thắng Hoan), trang 8 ¨ TƯỞNG NIỆM HT. THÍCH MINH TÂM (thơ HT. Thích Nguyên An), trang 8 ¨ XƯNG TÁN CÔNG HẠNH CỦA CỐ TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH MINH TÂM (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 9 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU (GHPGVNTN Hoa Kỳ), trang 10 ¨ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ HT. THÍCH MINH TÂM (GHPGVNTN Âu Châu và Môn đồ pháp quyến phụng soạn), trang 11 ¨ CẢM NIỆM ÂN SƯ (ai văn của Môn đồ pháp quyến HT. Thích Minh Tâm), trang 12
07/09/2013(Xem: 4603)
Vừa ở khóa Tu học về được 2 ngày, còn mang theo niềm vui, với những gương mặt thân yêu của Quí Thầy, hơi ấm của tình bạn đang vây quanh con; không ngờ chị bạn cùng khóa Tu học gọi điện thoại cho biết Thầy vừa viên tịch tại Phần Lan. Một hung tin như trong mộng làm con quá đỗi bàng hoàng! Làm sao con có thể tin được vì con vừa tham dự khóa Tu học Phật Pháp Âu Châu lần thứ 25 ở Turku- Finland về. Mới đó mà! Thầy mới khai thị cho khóa học, cấp lớp chúng con đã được Thầy giảng dạy một buổi và hằng ngày Thầy đã đến đạo tràng thọ trai cùng Tăng Chúng; động viên cho hàng Phật tử đang hiện diện. Thầy đã vui với thành quả số Phật tử tham dự: 837 người, ngoài sự dự đoán của ban tổ chức vì đường sá xa xôi và tốn kém. Vậy mà tinh thần học Phật vẫn dâng cao!
29/08/2013(Xem: 9868)
THẦY GIÁO LÀNG TÔI (Kính tặng TT.Thích Liễu Pháp, trụ trì chùa Thiên Xá, Đồng Đế, Nha Trang) TỊNH MINH
27/08/2013(Xem: 13735)
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
22/08/2013(Xem: 7856)
Tin buồn do HT Như Điển gởi đi từ Phần Lan vào chiều ngày 8-8-2013, đã làm bàng hoàng và xúc động đối với Tăng Ni và Phật tử gần xa. Ôn đã ra đi trong lúc Phật sự còn ngổn ngang, bỏ lại phía sau mình niềm tiếc nhớ kính thương khôn nguôi của tất cả mọi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]