Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Niệm Ân Sư của Môn Đồ Pháp Quyến

16/01/202515:34(Xem: 70)
Cảm Niệm Ân Sư của Môn Đồ Pháp Quyến


1_ht minh tuan-chan dung 2
CẢM NIỆM
CỦA MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Ngưỡng bạch chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni,

Kính thưa quý vị quan khách cùng chư thiện nam, tín nữ Phật tử,

Chỉ còn vài phút nữa thôi là đến giờ Di Quan, đưa Kim Quan Hòa Thượng Ân Sư của chúng con vào miền đất lạnh. Trong những thời khắc thiêng liêng còn lại này, kính mong Chư Tôn Đức và đại chúng cho phép chúng con, hàng hậu học của Tu Viện Nguyên Thiều, đối trước Kim Quan và báo thân HT Ân Sư của chúng con, được phép đê đầu đảnh lễ, mạo muội bộc bạch đôi điều về cảm niệm của Môn Đồ Pháp Quyến chúng con đối với bậc Thầy thân kính.

Ngưỡng bạch Giác Linh Thầy,

Cho phép chúng con được gọi Cố HT ÂN Sư bằng tiếng “Thầy” với đầy tình thân thương, lòng kính ngưỡng, tri ân vô hạn đối với một bậc Tôn Sư. Chúng con thuộc lớp đầu xuất gia tại Tu Viện Nguyên Thiều, thế hệ sau năm 1975, khi Nguyên Thiều bắt đầu phục hồi sinh hoạt, sau khoảng 15 năm tình hình kinh tế cuộc sống khó khăn chung của đất nước (1975-1990). Vào thời điểm này, Tu Viện đang lo trùng tu, sửa sang để có đủ tiện nghi về mọi mặt cho Trường Cơ Bản Phật Học Bình Định khai giảng vào năm 1992. Thầy là người trực tiếp chỉ đạo, xem xét các công trình xây dựng, từ giếng nước, hồ nước cho đến phòng ở, lớp học, đường đi, tượng Quan Âm lộ thiên, tượng La Hán, hệ thống đường sá, trang bị ánh sáng từ trong ra ngoài…. Chúng con còn nhớ Thầy gần gũi bàn thảo, đưa ra nhiều ý chỉ và sáng kiến cho các thợ “4 Hùng”, anh “5 Công”, anh Giản, hướng dẫn cho Anh Thư, Dũng,… làm việc. Chúng con thật nể phục Thầy, vì chúng con cứ nghĩ tu sỹ là chuyên môn việc tụng Kinh niệm Phật, chứ đâu có rành về công trình xây dựng và mọi công việc chấp tác, tháo vát, sáng kiến, chỉ đạo như Thầy.

Cái thuở ban đầu ấy, chúng con chỉ là những người sơ cơ xuất gia, tập khí trần gian quá nhiều, có nhiều vụng dại, cử chỉ sinh hoạt theo thói quen ngoài đời. Thầy liên tục chỉ thẳng vào những lỗi lầm của chúng con. Nhiều lúc chúng con cũng buồn, tự ái, e ngại và muốn né tránh Thầy, nhưng sau này dần dần chúng con hiểu :”Dạy dỗ mà không nghiêm là lỗi của Thầy”. Đối với tập nhiễm thế gian nặng nề như vậy cần có những liều thuốc đủ mạnh mới hóa giải được. Tu tập là quá trinh thay đổi, chuyến hóa cho tốt hơn, cho ngày càng tương ưng khế hợp với nếp sống Đạo, đầy đủ uy nghi, cử chỉ, phẩm hạnh Thiền môn.

Không phải Thầy chỉ năng động và tháo vát lúc trùng tu Tự Viện đó thôi, dần dần chúng con được biết, suốt 14 năm trước đó, 1976-1990, Thầy đã đồng cam cộng khổ cùng với 2 Vị : Đệ Nhất và Đệ Nhị Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn chung của đất nước, nhất là ở vùng nông thôn. Kinh tế chùa hầu như là tự túc, Quý Thầy phải đi làm ruộng nương ở bên kia Sông, lo canh giữ máy nước thâu đêm trong các vụ mùa hè, hạn hán, rồi lo gìn giữ thu hoạch xoài mít nơi vườn chùa. Những vị tu sỹ nào mà còn duy trì được hạnh xuất gia các giai đoạn trước và sau năm 1975 thì thật là đáng kính vì đã trài qua biết bao gian lao thử thách, thế mà vẫn trì chí, bám trụ, gìn giữ từng tấc đất cho chùa để tạo điểm tựa, niềm tin, quy ngưỡng, tu học cho quần chúng và lưu truyền đời đời cho các thế hệ sau.

Công việc Phật sự của Thầy thật bận rộn : chỉ đạo công trình xây dựng, chấp tác, tiếp đón các phái đoàn, các thành phần khác nhau, phật tử và khách hành hương đến chùa, đại diện cho Tu Viện đi tham dự Lễ cúng các chùa trong và ngoài Tỉnh BÌnh Định, cho đến các công việc thủ quỹ, ngoại giao và thường xuyên đi thăm Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Trưởng Ban Sáng Lập và là Giám Viện của Tu Viện Nguyên Thiều và trợ giúp làm những việc cho Ngài nữa.

Tuy vậy, Thầy vẫn tận dụng thời gian rảnh để tự học, nhờ vậy mà Thầy quảng bác, đa văn, có năng khiếu văn chương, thơ phú, giỏi Hán Ngữ và Anh Ngữ. Thầy đã dành thời gian sắp xếp chỉ dạy, trang bị cho chúng con vốn liếng khả dĩ về : nghi lễ, anh văn và nội điển Phật Pháp để chuẩn bị thi vào và học Trường Cơ Bản Phật Học Bình Định khai giảng năm 1992.

Thầy ưu tư lo cho kinh tế chùa, cho chúng an tâm tu học, nên Thầy đầu tư tâm sức cho việc trồng tiêu, trồng cây cảnh và làm các sản phẩm đồ gỗ gia dụng. Chúng con hiểu ý nghĩa những việc làm đó của Thầy : vừa thêm kinh tế thu nhập cho chùa, vừa đẹp cảnh quan của chùa, tăng thêm niềm hoan hỷ cho Tăng Ni Phật tử đến thăm, hành hương hoặc trú ngụ tu học tại Tu Viện với cành quan đầy sinh khí, đẹp đẽ, vừa tạo công ăn việc làm cho những người có duyên, vừa là cách tu của Thầy, bớt phụ thuộc, thêm gánh nặng cho đàn na, tín thí. Thầy theo hạnh của Bách Trượng Thiền Sư, động thiền, thiền trong cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày, công phu không chỉ gói gọn ở nơi chánh điện mà mọi lúc, mọi nơi, chánh niệm tỉnh giác, trong mọi sinh hoạt,việc làm lợi lạc cho đại chúng. Làm việc như vậy, Thầy tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, với những người có duyên. Hoằng Pháp không phải chỉ thực hiện ở giảng đường, ở trên bàn giảng sư hay bục giảng, mà trong mọi giao tiếp, sinh hoạt, ngoài sân, ngoài vườn, bàn uống nước, trong mọi cử chỉ làm sao tăng trưởng niềm tin cho những ai có duyên gặp gỡ, cùng sinh hoạt, khiến họ hiểu Đạo Pháp nhiều hơn và dần dần ảnh hưởng trong đời sống của họ theo chiều hướng tích cực, hợp với Bát Chánh Đạo, hướng họ trên con đường đưa đến an vui, giải thoát.

Với vai trò là Trụ Trì của Tu Viện Nguyên Thiều, tuổi cao, bệnh duyên, sức yếu, lẽ ra Thầy phải được nghỉ ngơi, an dưỡng nơi phòng Phương Trượng đầy đủ tiện nghi, thuận tiện nhất, thế nhưng Thầy vẫn tiếp tục với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, chủ yếu là ở nơi Thất trống trải ngoài vườn để chỉ bảo công việc, để mọi người dễ tiếp xúc với Thầy.

Vai trò thị hiện của Thầy thật trọn vẹn, xuất gia từ lúc 11 tuổi, chịu nhiều gian truân thử thách trong sinh hoạt cuộc sống trước và sau năm 1975, tha thiết tham học Phật Pháp với môi trường Phật Học Viện Nguyên Thiều, Phổ Tịnh, tham vấn Chư Tôn Thạc Đức rồi tự học cả đời. Thật là :”lửa thử vàng, gian nan thử sức”, lấy ma quân làm bạn Đạo. Thầy đã làm gương cho chúng con về việc phát và nuôi dưỡng Bồ Đề Tâm, chí nguyện tu học, không bao giờ lui sụt trước khó khăn, về sự tận tụy làm thị giả, trợ lý cho những bậc Trưởng Thượng như là đối với Cố TLHT Thích Huyền Quang, Thích Đồng Thiện, về sự năng động, khéo léo trong mọi công việc, chứ không phải bo bo gò ép mình thụ động mà là dấn thân phụng sự tích cực, về  hạnh thiểu dục tri túc, sống đơn sơ nơi ngoài vườn, ngoài Trại, không ham du lịch dạo chơi đây đó, gắn bó với những người khó khổ, với thiên nhiên, giản dị nhưng thanh cao, bình thường nhưng kỳ vĩ. Những câu chuyện bên bàn trà của Thầy là những bài học Đạo lý ý nghĩa sâu sắc vô cùng,  những lời khai thị của Thầy giúp hướng sáng và gỡ rối cho chúng con khi cần nhất, hình ảnh gần gũi và nu cười của Thầy tiếp cho chúng con năng lực vô biên, sự nhẹ nhàng coi như không có gì đối với cơn bệnh của Thầy khiến chúng con thực tập sống tự tại hơn trước nghiệp chướng, trầm luân sanh tử,…

Thầy trụ tại thế vừa đủ để lo trợ giúp hiếu kính và hậu sự của Tam Vị Tôn Sư của Tu Viện Nguyên Thiều, lưu lại thêm chín năm để tiếp tục truyền trao kinh nghiệm, chỉ bày cho chúng con đủ hiểu đâu là cốt lõi, căn bản, đâu là cái chất quý giá nhất cần gìn giữ của người tu, dìu dắt tập sự và chờ đợi chúng con ngày càng trưởng thành hơn, từng bước tự đứng trên đôi chân của mình, đủ sức lo liệu mọi công việc Phật sự của Tu Viện. Khi cảm thấy nhân duyên vừa đủ, Thầy thuận duyên buông xả.

Ngày 12 tháng Chạp năm Giáp Thìn đánh dấu sự mất mát lớn lao đối với chúng con, khi hình ảnh Thân Giáo của Thầy, người hội tụ tinh hoa, kế thừa và truyền đạt tinh thần, ý chỉ của Chư Tôn Đức từ thuở sáng lập Tu Viện Nguyên Thiều đến nay không còn nữa. Với chúng con, kể từ nay, Tứ Trụ Nguyên Thiều đã mất. Vẫn biết vạn pháp trên cõi đời này là tạm bợ, theo quy luật vô thường sanh diệt. nhưng chúng con làm sao tránh khỏi ngậm ngùi, bi cảm khi phải bái biệt một người Thầy thương kính cả đời tận tụy dâng hiến cho Đạo Pháp cho Tu Viện, cho sự an lành của đại chúng. Kể từ nay chúng con tìm đâu được nữa ánh mắt thân thương, nụ cười từ hòa, lời chỉ bảo ân cần, lòng quan tâm sâu sắc của người Thầy, của người đi trước đối với đàn hậu học Tu Viện Nguyên Thiều. Rồi đây, từng kẽ lá chòm cây vắng bàn tay chăm sóc, từng sỏi đá Nguyên Thiều còn khẽ goi bước chân ai, bàn trà chơ vơ nơi mái lạnh, nước Sông Côn rì rào muôn thuở kể lại sự tích xưa, Tháp Bánh Ít sừng sững ngàn năm vẫn lồng lộng hình bóng Thầy.

Người đi dấu vết chưa nhòa. Người đã ra đi nhưng người còn ở lại, hoa Đàm tuy mất vẫn còn Hương. Những ý chỉ, những tâm nguyện, những lời dạy bảo của Thầy, tất cả Thân Giáo, Khẩu Giáo, Ý Giáo của Thầy vẫn mãi sống trong tâm khảm của chúng con, những kỷ niệm quý giá đã trở thành nguồn thương lẽ sống, là niềm tin và động lực cho chúng con để tiếp tục bước Chân quý Thầy đã đi qua, tiếp tục thừa đương gánh vách sứ mệnh truyền đăng tục diệm, kế vãng khai lai, cùng góp sức cho Thiền môn hưng thịnh, tứ chúng an hòa, hoằng dương Chánh Pháp, lợi lạc quần sanh, đem hết sức mình dấn thân phụng sự làm tốt Đạo đẹp Đời.

Giờ này đây, dù chúng con có vay mượn bao nhiêu ngôn ngữ văn chương cũng không đủ mô tả được công Hạnh của Thầy và ân tình Thầy đã dành cho chúng con. Với tất cả tâm tình niệm Ân sâu sắc, cảm ứng Đạo giao, cho phép chúng con một lần này nữa đây đảnh lễ tiễn biệt Thầy trước lúc Di Quan. Ngưỡng nguyện hồng ân Chư Phật Bồ Tát mười phương thùy từ gia hộ, Thầy xả bỏ báo thân mà chứng pháp thân, rời quán trọ trần gian mà trở về Tịnh Cảnh. Ngưỡng nguyện Giác Linh Thầy cảm thông thâu chấp độ trì cho chúng con chu toàn Phật sự và sớm hội nhập Ta Bà, tiếp tục chèo thuyền Bát Nhã, ứng tiếp độ sanh, đưa khách mê trở về bến Giác.

Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế, Nguyên Thiều Tu Viện Đệ Tam Trụ Trì. Húy thượng Thị hạ Anh, tự Minh Tuấn, hiệu Viên Minh Hòa Thượng Ân Sư Giác Linh thùy từ chứng giám

 

Môn Đồ Pháp Quyến

 

 



🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🌷Tiểu Sử HT Thích Minh Tuấn (1959-2025)
🌷Cảm niệm Ân Sư (Môn Đồ Pháp Quyến)
🌷Hoài Niệm Ân Sư (thơ điếu của Thích Đồng Trí)

🌷Hạnh Nguyện Viên Minh (thơ điếu của Thích Đồng Trí)

🌷Những Cảm Tác Tưởng Niệm Cố HT Thích Minh Tuấn (1959-2025) 

🌷Hình ảnh Tang Lễ Hòa Thượng Thích Minh Tuấn (1959-2025), Đệ Tam Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 5918)
Trận chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền năm 939 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước của Việt Nam. Ngọn sóng Bạch Đằng Giang đã cuốn trôi đi nỗi đau nhục của người dân nô lệ, nhận chìm tham vọng của nòi Hán áp đặt lên đất nước ta trong suốt một ngàn năm. Từ đây Việt Nam không còn là một huyện lỵ của người Hán, từ đây một quốc gia đúng nghĩa đã xuất hiện dưới vòm trời Đông Á.
24/06/2011(Xem: 8326)
Ngài họ Nguyễn húy là Hữu Kê, dòng họ của Đại thần Nguyễn Trãi. Nguyên quán thuộc Tông sơn Gia miêu Ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa. Ngài thọ sanh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vốn thọ sanh trong gia đình vọng tộc, quý phái, thích lý luận Nguyễn Hữu Độ.
24/06/2011(Xem: 5371)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 5837)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 6814)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 7500)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 5068)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 6504)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 6482)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 14369)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]