Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm Tri Ân Hòa Thượng Thích Như Điển

22/06/202407:00(Xem: 1409)
Niềm Tri Ân Hòa Thượng Thích Như Điển
htnhudien (46)
Niềm Tri Ân Hòa Thượng Thích Như Điển
Trần Thị Nhật Hưng
Diệu Danh diễn đọc

 

   Có người, khi thấy tôi thường nhắc nhở, ca ngợi Hoà Thượng Thích Như Điển, cho rằng, tôi…nịnh Hoà Thượng. Trời, nếu hiểu theo nghĩa “nịnh” thì mục đích để cầu danh hay lợi gì đó. Muốn có danh đâu phải dễ. Giữa hai hạt, kim cương và hòn sỏi đặt dưới bóng đèn sẽ soi rõ bản chất của nó, không thể nhờ chiếu sáng mà sỏi thành ra kim cương được. Con người cũng thế thôi, bản thân chẳng ra gì có đứng bên người tỏa hào quang thì vẫn thấy cái dở của người đó. Còn lợi thì càng buồn cười hơn. Người tu vốn vào cửa...không, Phật tử phải đắp cho...có. Ở đó mà cầu lợi.

Mặc cho những lời thị phi, vì thị phi vốn là bản chất của cuộc đời, nên tôi không quan tâm.

Hôm nay, bổn cũ soạn lại, ai cho tôi...nịnh, cũng được, không sao cả. Nhưng thực sự trong tôi, từ lâu lắm rồi cho đến bây giờ, viết bài này, tôi muốn ghi lại lòng tôn kính của tôi về một vị sư bấy lâu tôi ngưỡng mộ.

   Muốn được tôn kính cũng không phải dễ, nếu vị đó “ không có gì”, “không làm gì” để được tôn vinh. Biết bao con mắt còn nhìn vào cơ mà. Tôi dù cận thị, loạn thị khá nặng, nhưng tôi không loạn trí, loạn tâm để nhận định những gì xảy ra quanh mình. Nói rõ ra là tôi không đui!

Vậy tôi thấy gì? Đó là câu hỏi, tôi xin giải mã ngay đây để mọi người khỏi thắc mắc.

 Từ lâu lắm rồi, dễ chừng ba, bốn chục năm có lẽ. Tôi đã nghe về một vị sư “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình” vừa xây xong một ngôi chùa bên Đức được đánh giá lớn nhất Âu Châu thời bấy giờ. Chà, hoa sen trồng trên xứ tuyết, không dễ à nha. Là người theo đạo Phật, dù lúc đó tôi chưa thuần thành, tôi vẫn để tâm lưu ý, và được biết Đại Đức đó là Hòa Thượng Thích Như Điển bây giờ.

Lần đầu gặp Thầy tại một buổi lễ lớn tại Thụy Sĩ do người Thụy Sĩ tổ chức, lần đó Thầy tham dự với tư cách đại diện cho Phật giáo tại Âu Châu, tôi mon men đến ...làm quen, bằng cách đặt một chút tịnh tài ghi rõ địa chỉ bên ngoài bao thư rồi cung kính đến trao Thầy.

Tưởng như vậy là xong, ai ngờ một tuần sau, tôi nhận báo Viên Giác gởi đến nhà. Nội dung tờ báo thật dễ thương. Đọc không chưa đủ, tôi gởi bài đến và được đăng.

Cái duyên văn chương với Thầy, và với chùa Viên Giác bắt đầu từ đó.

Một lần, từ Thụy Sĩ sang chùa Viên Giác mất tới 12 giờ lái xe hoặc xe lửa, tham dự lễ Phật Đản. Chao ôi, với tờ chương trình chằng chịt tiết mục từ 6 giờ sáng đến 24 giờ khuya mà thực hiện thật chính xác, giờ nào ra giờ đó, lớp lang tuần tự, không sai sót một chút nào, tôi thán phục quá chừng chừng. Niềm vui và lòng ngưỡng mộ càng tăng cao khi tôi nhận ra và mừng cho Phật giáo đã có một minh sư. Và tôi đã bị cuốn hút về sinh hoạt Phật sự kể từ đó. Nhất là những điều Thầy Thích Như Điển đề ra. Tôi học hỏi rất nhiều từ Thầy, từ việc đúng giờ, những ý tưởng cao đẹp mà một con người nhất còn là Phật tử cần noi theo.

Tham dự các khóa tu Âu Châu cũng từ tin tức của tờ báo Viên Giác, tôi lại có nhân duyên mở rộng tầm mắt và cả trí tuệ để hiểu về Giáo Pháp của nhà Phật. Lại biết thêm một lực lượng Tăng đoàn hùng hậu, nhiều minh sư đã đưa Phật Giáo tại Âu Châu phát triển trong đó đương nhiên có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Như Điển.

Buổi lễ cực kỳ trang trọng tại Tích Lan với sự tham dự của Thủ Tướng, Phó Thủ Tướng và Bộ Trưởng Tích Lan do Hội Đồng Tăng Già Tích Lan tổ chức để vinh danh hai vị Thầy có công với Phật giáo tại Âu Châu: Hòa Thượng Thích Như Điển và cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm chùa Khánh Anh, Pháp quốc đã minh chứng điều đó. Hôm đó, tôi còn được vinh hạnh do nhóm Bút Nữ hành hương theo Thầy để ủng hộ đề cử dâng hoa mừng Hòa Thượng nữa.

 

Như thế chưa đâu. Từ xa xôi như Tích Lan còn...thấy được những thành quả liên tục hoằng pháp lợi sanh từ công tác giáo dục, xã hội, từ thiện..v.v.. của Hòa Thượng thì những nơi gần ngay Âu Châu, ngay nước Đức không lẽ...đui sao mà không thấy. Đó chưa kể cả Ấn Độ và một số nước khác mà Hòa Thượng là vị ĐẠI ÂN NHÂN nâng đỡ cấp học bổng cho bao Tăng Ni sinh với mục đích đào tạo Tăng tài cho Phật giáo. Ngày tổ chức lễ tốt nghiệp của 5 tân Tiến Sĩ trong số hằng trăm Tăng Ni sinh theo học tại Đại Học Delhi tôi được tham dự với tư cách tường thuật viên cho báo Viên Giác (xin đọc bài “Có Một Thế Giới Lạ” tại trang nhà Quảng Đức Úc Châu)

Thưa các bạn, bấy nhiêu thôi, đủ cho tôi...nịnh Hòa Thượng rồi. Còn nhiều công trình khác mà Hòa Thượng đóng góp cho xã hội, cho Phật giáo tại Âu Châu, đặc biệt tại Đức đã được quí vị Nguyên Thủ quốc gia sở tại tuyên dương qua các buổi lễ trao tặng huy chương vô cùng trang trọng, tôi nghĩ các bạn đã biết, tôi không nhắc nữa. “Khổ lắm, biết rồi, nói mãi”. Tôi xin dừng bút tại đây, và mong rằng được hân hạnh tiếp tục...nịnh những ...minh sư có công phát triển Phật giáo, đó là điều không chỉ riêng tôi mà tất cả Phật Tử ai cũng mong đợi.

Thân chào các bạn, chúc các bạn những ngày an vui.

 

Trần Thị Nhật Hưng

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2019(Xem: 6058)
Lễ Giỗ Sư Ông Thích Đồng Thiện lần thứ 18 tại Hoa Kỳ
08/09/2019(Xem: 7877)
Trưởng Lão Hòa thượng Thích Chơn Thành, một nhà sư bình dị, hài hòa, dễ mến, luôn nở nụ cười hoan hỷ, được giới trí thức, sinh viên du học Nhật thương mến, được cộng đồng người Việt và người Ngoại quốc rất quý kính với tên gọi thân thương: “Happy Monk.” Hòa thượng được trưởng dưỡng từ những dòng Thiền Phật Giáo Nhật Bổn, thăng hoa đời sống tâm linh. Thầy có cái nhìn mới và thời đại dẫn đến những việc làm lợi ích cho đạo và cho đời. Thế danh của thầy là Nguyễn Thứ, sinh ngày mùng 9 tháng 8 năm 1934, tại Xã Xuân Thọ, Quận Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Thân phụ của thầy là Cụ Ông Nguyễn Thanh, thân mẫu là Cụ Bà Võ Thị Đạt. Ngài là đệ tử của cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Liên, vị tu sĩ Phật Giáo Việt Nam đầu tiên được đi du học tại Hoa Kỳ vào năm 1956 với học bổng do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Cơ Quan Văn Hóa Mỹ cấp tặng.
06/09/2019(Xem: 9867)
Chúng con toàn thể Tăng Ni và Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam tại Âu Châu cũng như Môn Đồ Pháp Quyến Chùa Phật Huệ tại Đức Quốc xin cáo bạch đến Chư Tôn Đức Tăng Ni khắp nơi trên thế giới cùng đồng bào Phật Tử là: Thượng Tọa Thích Từ Trí Viện chủ chùa Phật Đạo Trú trì chùa Phật Huệ Sinh ngày 01.01.1940 Vừa an nhiên thị tịch tại bệnh viện thuộc Thành Phố Frankfurt am Main, Đức Quốc vào lúc 10 giờ sáng (giờ Đức Quốc) ngày 03 tháng 09 năm 2019, nhằm ngày mồng 05 tháng 08 năm Kỷ Hợi. Trụ thế 80 Tuổi. 35 Tăng lạp, 28 Hạ lạp.
29/08/2019(Xem: 6208)
Hành Trạng Và Sự Nghiệp của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (bài thuyết trình của HT Thích Nguyên Siêu nhân ngày Khánh Thành Chùa Đôn Hậu tại Na Uy, 23, 24, 25 tháng 8 năm 2019)
04/08/2019(Xem: 10986)
Thư Mời Lễ Vu Lan 2019 & Lễ Đại Tường HT Thích Minh Tuyền tại Chùa Việt Nam, Nhật Bản
28/07/2019(Xem: 5731)
Hòa thượng Thích Giải An Thế danh: Nguyễn Hòa (Nguyễn Giải An) Pháp danh: Như Bình Đạo Hiệu: Huyền Tịnh Ngài sinh ngày 23/7/1914 (tức 01/06 Giáp Dần), Phật lịch 2458, tại xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Thân sinh Ngài là Cụ ông Nguyễn Văn Đây và Cụ bà Phạm Thị Bàn. Cụ ông, Cụ bà đã sinh được ba người con gồm: hai trai, một gái mà Ngài là con trai út.
05/07/2019(Xem: 7413)
Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 7 năm 1924, tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Vĩnh Long).
21/06/2019(Xem: 30709)
Trong năm 2018 Chùa Viên Giác đã tổ chức Lễ Kỷ Niệm 40 năm thành lập Chùa Viên Giác (1978-2018) và 40 năm thành lập Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (1978-2018). Sang năm 2019, Chùa sẽ tiếp tục tổ chức Lễ Kỷ Niệm 40 năm thành lập Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Đức (1979-2019) và 40 năm xuất bản báo Viên Giác (1979-2019).
15/06/2019(Xem: 9769)
Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi vùng đất Đà Lạt- Lâm Đồng quanh năm sương mù giá rét còn được mang tên Đồng Nai Thượng (Province du Haut-Donnaï), bốn bế hoang vu với rừng núi ma thiêng nước độc, với thú dữ đầy hung hiểm, có một tăng nhân tuổi trạc trên hai mươi lăm đã đơn thân lặng lẽ rảo những bước chân chánh niệm tinh tấn khắp lối thấp nẻo cao, khắp vùng sâu chốn vắng, và sau cùng dừng lại giữa một ngọn đồi đầy lau sậy gai cỏ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]