Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Nhớ Về Thầy Mãi Mãi Khắc Ghi" (Kính tưởng niệm Sư bà Khánh Long)

24/03/202407:29(Xem: 1697)
"Nhớ Về Thầy Mãi Mãi Khắc Ghi" (Kính tưởng niệm Sư bà Khánh Long)

su ba khanh long
su ba khanh long- (2)su ba khanh long- (3)
"Nhớ Về Thầy Mãi Mãi Khắc Ghi"

(Kính tưởng niệm Sư bà Khánh Long)

1/ Từ năm 1990 thầy bổn sư (thầy thế phát xuất gia Hoà Thượng Thượng TRÍ hạ YÊN) dẫn chúng con vào Chùa Khánh Long Q4 TPHCM đê đầu y chỉ cầu pháp nơi Thầy (Ni Trưởng Thượng Tâm Hạ Hoa) để nương đức thầy ni tu học.

5 huynh đệ chúng con gồm: chị Tâm Như, Tâm Tuyền, Tâm Thành, Tâm Nguyện và con được gửi bên chùa Khánh Long, còn chị Chúc Diệu, Chúc Tánh gửi sang bên chùa Bồ Đề.

Kể từ đó, Thầy đã che chở dạy dỗ dắt dìu cho chúng con.
Lúc đó con được thầy nhờ cô Hạnh Minh có quen cô giáo dạy trường Khánh Hội giúp hồ sơ chuyển trường từ Ayunpa lên TP để cho con nhập học từ lớp 8 vào lớp 9.

Hằng ngày với cái chóp cỏn con và chiếc xe đạp cùn đi học từ chùa Khánh Long đến trường Khánh Hội A đường Nguyễn Thần Hiến. Chiều đi học về, bỏ cặp táp sách vở vào phòng rồi bạch thầy:”con đi ra chợ hoá duyên”.
Đó là công việc của con mỗi ngày đều ra chợ hoá duyên xin rau củ quả về cho cả đại chúng sinh hoạt.
Cứ mỗi chiều từ 5:00-6:00 là con hay chở cả xe đạp chất chồng lên rồi đẩy bộ về.
Chợ Xóm Chiếu, chợ Cầu Cống và rẽ vào hẻm 132/29 là về đến chùa.
Ngày nào cũng như ngày nào đều là công việc của con.

Lúc đó con còn để 1 chóp trên đầu, nên đi học hay ra ngoài đường thậm chí quý Phật tử thường xuyên về chùa dự khóa lễ tịnh độ, ai ai cũng đều xoa rờ tóc 1 chõm của con.

Nên ra chợ các cô chú bác anh chị ai ai cũng đều thương và họ cúng rất nhiều rau mang về.
Con chỉ nói: “cô ơi hôm nay có gì cúng chùa không cô”? Thế là có những cô bán cà chua, dưa leo, xà lách vvv họ bán thứ gì là cúng thứ ấy để con nhận chở về.

Thậm chí có những trái cà chua dập nát, hoặc bắp cải hư vẫn phải nhận. Vì nếu mình từ chối lần khác họ sẽ không cho nữa.
Do đó con chở về, thầy cùng quý chị em xuống bếp phụ cắt gọt phần nào ăn được thì để lại, phần nào hư thối thì vứt phân loại liền chứ không e ngại để qua hôm sau sẽ úng thối nhiều hơn.

Thầy rất tiết kiệm và bòn phước. Lúc nào cũng ân cần chỉ bảo cho chúng con và huynh đệ trong chùa: “ Con ơi! mình là người tu, từ chiếc áo đến mạng sống đều nhờ sự cúng dường của đàn na tín thí nên tuyệt đối không được sử dụng phí phạm”.
Cứ mỗi lần dùng cơm xong thầy tự mang chén và đôi đũa, chiếc muỗng của thầy đem đi rửa.
Thầy tự giặt đồ của thầy, thầy không cho bất kì huynh đệ nào giặt cả.
Sáng đánh răng xúc miệng thầy dùng chiếc ly bằng Inox thời pháp thuộc mà thầy vẫn còn sử dụng. Chỉ đúng 2 lần ly nước thế thôi.
Với chú điệu còn chõm đi học phổ thông cấp 2 nên mỗi lần họp chúng, thầy đều đặc cách cho con chỉ đi hoá duyên đem rau củ quả về cho đại chúng sinh hoạt.

2/ Con vẫn còn nhớ, lúc thầy trò còn ở chùa cũ, mỗi khi mưa đến, thầy trò thay phiên nhau thau xô đi hứng những nơi bị mưa dột.
Mỗi khi mưa bão, nước từ các ống cống dội lên, nước từ những nhà hàng xóm ngập vào thầy trò phải đi lấy gáo múc bưng đổ, lấy cây lau đẩy nước ra ngoài.

Ngày xưa địa lí quận 4 gần bến cảng nhà rồng, giữa các phường có những con kênh, con sông áo hồ khá nhiều. Do đó hễ mưa xuống lúc nào cũng bị ngập lụt.

1 năm sau con thi chuyển cấp và lúc đó chùa cũ tháo gỡ để xây dựng đưa chánh điện lên lầu để khỏi bị mưa dột. Thầy, sư chú Tâm Quả, cô Hiền, cô Thuần, chị Hiệp …. và các chị em trong chùa đi xin Xà bần (mảnh gạch men vỡ) đẩy xe ba gác về đổ nền cho cao để khỏi bị ngập lụt.
Ngày đó các chị em trong chùa vui lắm bạch thầy. Xoắn áo xoắn quần đeo găng tay trộn hồ (ximăng), đẩy xe cát xe đá xe xi măng từ tuốt ngoài đường Nguyễn Tất Thành đẩy vào sâu hẻm của chùa để các chú thợ có vật liệu xây dựng.

Vì chùa không có kinh phí nên hầu như việc nặng việc nhẹ đều ni chúng trong chùa bỏ công sức để làm.
Nào là se nhang, nào là làm đồ chay bán, nào là làm bánh trung thu, tết đến xuân về làm bánh in bánh oản, bánh tét, bánh chưng, chả chay vvvv quý Phật tử mua ủng hộ cho chùa khá nhiều. Đến độ chưa đến 27 Tết nhà chùa đã phân phối hết hàng Tết do chính bàn tay ni chúng trong chùa dồn tâm làm.
Địa lí Q4 nền đất rất yếu nên phải đóng cọc xà cừ khá nhiều. Chùa Khánh long thuộc chùa cổ có có đài cửu long bằng đồng đen và có 9 pho tượng đưa lên lầu 2 và cũng đem hôm đó ăn trộm vào đánh cắp 9 pho bằng đồng đen.
Từ đó thầy lên lầu 2 phòng khách ngủ vừa canh công trình.

Mỗi tối con thường được thị giả hầu thầy nên lên lầu 2 ngủ sát bên để thị giả. Lúc đó con phải thức khuya ôn bài để thi chuyển cấp. Con vừa học bài vừa ngủ say sưa nên đèn dầu ngã ra hồi nào không hay biết và cháy phực mùng ngủ của con, rồi cháy lớn mạnh qua bên mùng sát bên mà thầy đang ngủ.
Chùa có hộ pháp. Lúc đó hơn 1:30 khuya, chú Trúc cháu ruột của thầy, chú đi vệ sinh đêm, chú thấy đám cháy lớn quá và chú dập tắt liền lúc đó.
Con thì rất lo cho thầy và cái y của thầy vắt lên kệ ghế salon, còn thầy thì lo cho con và nói chóp của con có sao không.
Tình thầy rộng lớn đại dương.

Thầy lúc nào cũng ân cần dạy bảo cho chúng con. Mỗi tối sau thời khoá tịnh độ thầy hướng dẫn chúng con lên lầu 3 sân thượng có Quan Âm Cát, thầy sướng lễ 12 danh hiệu Quan Âm và trì danh hiệu ngài đến 30 phút, sau đó mới xuống phòng nghỉ ngơi.

3/ Cuối cùng con cũng đậu vào trường PTTH Nguyễn Trãi đường Nguyễn Tất Thành nối dài gần sau chùa Khánh Long. Các bạn bè trong trường đi học về và ghé nhà cô Giáo NHUNG dạy toán học kèm thêm môn toán, nhà cô Nhung cách chùa 7 căn nhà nên bạn bè mỗi khi học kèm xong đều ghé chùa lạy Phật xuống bếp ăn cơm, thầy còn cho nhiều trái cây và dưa leo củ xắn, cóc xoài ổi... cho bạn bè lớp con lên sân thượng giao lưu.
Trong lớp còn có cô bạn Chúc Hiếu cũng là ni chúng chùa Bồ Đề nên thầy rất an tâm khi có người tu sỹ cùng học chung.

Con đậu Đại Học vào năm 1996 lúc đó thầy rất tự hào về con về những gì mà cố gắng nỗ lực. Thầy cho con đi học đến nơi đến chốn, và còn cho con cơ hội đi học trường Đại Học, rồi tháng 10/2000 đi du học Nhật Bản nữa.

Công việc xuyên suốt từ năm 1990-2000 tròn 10 năm con đi hoá duyên xin thức ăn về phục vụ ni chúng. Nên đi riết các mối ngoài chợ của cô bác anh chị em buôn bán đều nhớ mặt con và biết con tu ở chùa nào luôn.

Với những lễ lớn, con và vài chị em ra chợ cầu Muối, chợ Bến Thành để đi hoá duyên nhiều cho đủ nấu cúng rằm và đãi cho Phật tử.



su ba khanh long- (7)su ba khanh long- (10)su ba khanh long- (11)
su ba khanh long- (4)su ba khanh long- (5)


su ba khanh long- (6)su ba khanh long- (9)

4/ Thầy đứng ra đỡ đầu cho chúng con thọ giới Sadi, Thức xoa Ma ni, rồi đến thọ giới tỳ kheo.

Năm 1998 thầy vừa làm tam sư thất chứng trong Giới Trường và thầy vừa làm giám khảo trong trường thi đại giới đàn. Năm đó con được đậu top đầu bảng và nhận phần thưởng bộ Phật học Phổ Thông, thầy rất hoan hỷ. Và hoan hỷ nhất nữa là thầy xin ban tổ chức kiến đàn cho con được đảnh lễ Hoà Thượng Yoshimizu Daichi ngài quang lâm thăm hỏi và sách tấn hộ trợ cho giới đàn.
Con được cầu pháp đảnh lễ HT cũng đều nhờ ơn đức kết nối của Thầy hết bạch thầy.

Từ những năm đó HT thường xuyên quang lâm về chùa Khánh Long, và HT rất tán thán công hạnh của thầy nên HT mời thầy và cô Hiền sang NB du lịch xem mùa xuân anh đào Nhật Bản.

Tại Chùa Nisshin Kutsu thầy giảng pháp cho các em sinh viên và khuyến tấn học Phật. Lúc đó có em Sang, Em Hằng, Em Hoa, Em Kiều Anh vvvv
Thầy rất nghiêm minh và oai hạnh trong sự tu học. Hằng năm Q4 tổ chức sự kiện của GH, thầy và ni chúng đều tích cực tham gia. Đặt biệt 3 tháng an cư kiết hạ tại chùa Kim Liên thầy đều cùng với quý Ni Trưởng trong Quận nghiêm trì giới luật, tụng giới hàng tháng và thầy cũng là chứng minh tối cao bên ni giới trong quận trong GH.

Giỗ tổ Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi, thầy tổ chức hàng hàng lớp lớp Phật tử về nơi chốn tổ để chiêm bái.
Có sự kiện gì thầy cũng cho chúng con đi Đảnh lễ sư bác Hạnh Ngộ, sư bác Hạnh Trân, sư bác Hạnh Giải, sư bác Hạnh Trình vvvv
Thầy cũng thường xuyên tổ chức đi cứu trợ đồng bào khó khăn miền trung Tịnh Sơn, Sơn Tịnh Quảng Ngãi là quê hương của thầy, nơi thầy sinh ra và lớn lên. Mãnh đất dù khó khăn do thiên tai lụ lụt, hạn hán nóng oai, nhưng chính mãnh đất linh kiệt này đã có thầy hiện hữu đất thân cõi ta bà này để hoằng hoá độ sinh.

Thầy độ rất nhiều đệ tử và ni chúng.

Tuy con nhập chúng tu học nhưng thầy không hề phân biệt đâu là đệ tử đâu là chúng, thầy đều có tâm bình đẳng như nhau. Thầy dạy chúng con:” vận tâm bình đẳng pháp lực vô biên” nhé con, và con phải có “bình đẳng tánh trí” “hoà bình yêu thương” thì con đi đâu làm gì ắt sẽ thành công.
Thầy còn dạy thêm cho chúng con: “cuộc đời này ngắn ngủi và vô thường lắm, nên mình phải tranh thủ tu, phải ráng tu nghe con”.
Thầy còn dạy:” học đạo không thông lý đời sau trả nợ tín thí đó con”.
Lời thầy dạy vẫn còn văng vẳng đâu đây bên tai của con thầy ơi.

5/ Đã 24 năm trôi qua cho tha hương cầu thực, du học và hành đạo nơi xứ người, thầy lúc nào cũng dõi theo từng phật sự của con.
Mỗi lần con về VN ghé chùa thăm thầy, sư chú và quý cô ai ai cũng rất hoà quyện và ôm chầm con. Con nhận được biết bao tình thương mà thầy dành cho và nếu không có thầy thì đời con không có ngày hôm nay.
Hôm nay dù xa xôi hơn 1/4 trái đất, chúng con huynh đệ chị em phủ phục dưới kim quan của
Thầy và xin đê đầu đảnh lễ pháp thân thầy, nhớ về Thầy ngàn đời không quên.

Con biết làm sao bộc bạch hết nỗi lòng thương tiếc đối với Thầy, nỗi đau buồn trước cảnh phân ly. Con đã đôi lúc dự cảm mơ hồ một ngày bất hạnh. Vậy mà khi nghe tin Thầy đã mãn duyên về cõi Phật con vẫn thất hụt hẫn bơ vơ như cánh én lạc loài giữa tháng xuân tàn. Thầy đã đi vào cõi Niết bàn Tịch diệt nhưng đức độ và công hạnh của Thầy vẫn tỏa ngát Ưu Đàm. Duyên hóa độ đã mãn trong pháp giới vô biên.

"Khánh Long khuất bóng Ân Sư
Âm thanh vang vọng nỗi đau mất Thầy
Thầy là dòng nước thanh lương
Nghiêm trì Phật điển hoằng dương pháp mầu
Thầy đi về cõi Tây phương
Môn đồ, Pháp quyến hoa hương lệ thầm!
Con đây ngấn lệ ngậm ngùi
Nguyện làm hiếu tử thệ lời sắc son."
"Dưỡng dục Ân sâu chưa đáp đền
Mà nay thầy cưỡi hạc về Tây
Đệ tử ngậm ngùi trong tiếc nuối
Cầu nơi Cực Lạc Thầy An Nhiên".


Ni Chúng chùa Khánh Long
TKN Thích Tâm Trí
Kính Bái Biệt Thầy.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 11516)
Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện ...
01/06/2013(Xem: 7438)
Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.
30/05/2013(Xem: 12378)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
25/05/2013(Xem: 15883)
Những sự kiện nổi bật nơi Thầy Minh Phát mà chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử quen biết xa gần đều rất khó quên : Nơi các Đại giới đàn, Thầy là vị dẫn lễ thân kính của các giới tử; nơi các đàn chẩn tế trong những ngày lễ hội lớn, Thầy là vị sám chủ uy nghiêm và gây ấn tượng mạnh trong lòng đai chúng; nơi các bịnh nhân, Thầy là vị lương y kỳ diệu, với một chai nước mát Thầy đọc vài câu Kinh ngắn chú nguyện, người bịnh mang về uống là có thể hết bịnh (đã có nhiều người hết bịnh nhờ uống những chai nước mát của Thầy cho); nơi các Tổ đình lớn, trong một số ngày lễ hội, khi cần - thầy là người “đầu bếp tài ba” v.v…
12/05/2013(Xem: 5368)
Lời Người Dịch: Hồ sơ này đã giải mật theo luật Hoa Kỳ -- tuy vẫn còn xóa trắng 2 dòng ở trang 1, và xóa trắng hai trang 3 và 4 -- sẽ cho thấy cách nhìn từ chính phủ Mỹ về tình hình Việt Nam trong thập niên 1960s. Hồ sơ này cho thấy đánh giá từ phía tình báo Hoa Kỳ về Thầy Thích Trí Quang và hoạt động của Phật Giáo VN trong năm 1966, tức là ba năm sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Một vài đánh giá trong bản văn này bây giờ đã thấy là không chính xác, khi Mỹ dựa vào suy đoán để gán ghép một mục tiêu chính trị nào đó cho một hay nhiều vị sư. Tuy nhiên, bản văn này cho thấy cái nhìn từ phía tình báo Hoa Kỳ đối với Phật Giáo trong tình hình lúc đó đang gay gắt, và sẽ chiếu rọi thêm một phần vào lịch sử phong trào Phật Giáo.
23/04/2013(Xem: 10205)
Quyển NGỮ LỤC này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư DUYÊN LỰC trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời. Cứ hằng tháng Ngài cho mở một khóa tu bảy ngày ở mỗi Thiền đường cho các hành giả tu Thiền, gọi là “đả thiền thất” để hướng dẫn đại chúng chuyên sâu trong sự nghiệp tu hành. Những lời dạy trước sau đều được đồ đệ ghi âm lại để làm tài liệu tham khảo.
23/04/2013(Xem: 6290)
Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy, Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam. Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
22/04/2013(Xem: 7122)
Kể từ khi loài người biết phát huy trí tuệ, chúng ta thấy rõ có hai khuynh hướng phát triển, khuynh hướng hướng nội và khuynh hướng hướng ngoại. Khuynh hướng hướng ngoại, gọi là ngoại quan, tức quan sát sự hiện hữu và diễn tiến của sự vật bên ngoài giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về sự sống của hiện tượng giới.
22/04/2013(Xem: 18041)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
17/04/2013(Xem: 5964)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]