Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Nhớ Về Thầy Mãi Mãi Khắc Ghi" (Kính tưởng niệm Sư bà Khánh Long)

24/03/202407:29(Xem: 1672)
"Nhớ Về Thầy Mãi Mãi Khắc Ghi" (Kính tưởng niệm Sư bà Khánh Long)

su ba khanh long
su ba khanh long- (2)su ba khanh long- (3)
"Nhớ Về Thầy Mãi Mãi Khắc Ghi"

(Kính tưởng niệm Sư bà Khánh Long)

1/ Từ năm 1990 thầy bổn sư (thầy thế phát xuất gia Hoà Thượng Thượng TRÍ hạ YÊN) dẫn chúng con vào Chùa Khánh Long Q4 TPHCM đê đầu y chỉ cầu pháp nơi Thầy (Ni Trưởng Thượng Tâm Hạ Hoa) để nương đức thầy ni tu học.

5 huynh đệ chúng con gồm: chị Tâm Như, Tâm Tuyền, Tâm Thành, Tâm Nguyện và con được gửi bên chùa Khánh Long, còn chị Chúc Diệu, Chúc Tánh gửi sang bên chùa Bồ Đề.

Kể từ đó, Thầy đã che chở dạy dỗ dắt dìu cho chúng con.
Lúc đó con được thầy nhờ cô Hạnh Minh có quen cô giáo dạy trường Khánh Hội giúp hồ sơ chuyển trường từ Ayunpa lên TP để cho con nhập học từ lớp 8 vào lớp 9.

Hằng ngày với cái chóp cỏn con và chiếc xe đạp cùn đi học từ chùa Khánh Long đến trường Khánh Hội A đường Nguyễn Thần Hiến. Chiều đi học về, bỏ cặp táp sách vở vào phòng rồi bạch thầy:”con đi ra chợ hoá duyên”.
Đó là công việc của con mỗi ngày đều ra chợ hoá duyên xin rau củ quả về cho cả đại chúng sinh hoạt.
Cứ mỗi chiều từ 5:00-6:00 là con hay chở cả xe đạp chất chồng lên rồi đẩy bộ về.
Chợ Xóm Chiếu, chợ Cầu Cống và rẽ vào hẻm 132/29 là về đến chùa.
Ngày nào cũng như ngày nào đều là công việc của con.

Lúc đó con còn để 1 chóp trên đầu, nên đi học hay ra ngoài đường thậm chí quý Phật tử thường xuyên về chùa dự khóa lễ tịnh độ, ai ai cũng đều xoa rờ tóc 1 chõm của con.

Nên ra chợ các cô chú bác anh chị ai ai cũng đều thương và họ cúng rất nhiều rau mang về.
Con chỉ nói: “cô ơi hôm nay có gì cúng chùa không cô”? Thế là có những cô bán cà chua, dưa leo, xà lách vvv họ bán thứ gì là cúng thứ ấy để con nhận chở về.

Thậm chí có những trái cà chua dập nát, hoặc bắp cải hư vẫn phải nhận. Vì nếu mình từ chối lần khác họ sẽ không cho nữa.
Do đó con chở về, thầy cùng quý chị em xuống bếp phụ cắt gọt phần nào ăn được thì để lại, phần nào hư thối thì vứt phân loại liền chứ không e ngại để qua hôm sau sẽ úng thối nhiều hơn.

Thầy rất tiết kiệm và bòn phước. Lúc nào cũng ân cần chỉ bảo cho chúng con và huynh đệ trong chùa: “ Con ơi! mình là người tu, từ chiếc áo đến mạng sống đều nhờ sự cúng dường của đàn na tín thí nên tuyệt đối không được sử dụng phí phạm”.
Cứ mỗi lần dùng cơm xong thầy tự mang chén và đôi đũa, chiếc muỗng của thầy đem đi rửa.
Thầy tự giặt đồ của thầy, thầy không cho bất kì huynh đệ nào giặt cả.
Sáng đánh răng xúc miệng thầy dùng chiếc ly bằng Inox thời pháp thuộc mà thầy vẫn còn sử dụng. Chỉ đúng 2 lần ly nước thế thôi.
Với chú điệu còn chõm đi học phổ thông cấp 2 nên mỗi lần họp chúng, thầy đều đặc cách cho con chỉ đi hoá duyên đem rau củ quả về cho đại chúng sinh hoạt.

2/ Con vẫn còn nhớ, lúc thầy trò còn ở chùa cũ, mỗi khi mưa đến, thầy trò thay phiên nhau thau xô đi hứng những nơi bị mưa dột.
Mỗi khi mưa bão, nước từ các ống cống dội lên, nước từ những nhà hàng xóm ngập vào thầy trò phải đi lấy gáo múc bưng đổ, lấy cây lau đẩy nước ra ngoài.

Ngày xưa địa lí quận 4 gần bến cảng nhà rồng, giữa các phường có những con kênh, con sông áo hồ khá nhiều. Do đó hễ mưa xuống lúc nào cũng bị ngập lụt.

1 năm sau con thi chuyển cấp và lúc đó chùa cũ tháo gỡ để xây dựng đưa chánh điện lên lầu để khỏi bị mưa dột. Thầy, sư chú Tâm Quả, cô Hiền, cô Thuần, chị Hiệp …. và các chị em trong chùa đi xin Xà bần (mảnh gạch men vỡ) đẩy xe ba gác về đổ nền cho cao để khỏi bị ngập lụt.
Ngày đó các chị em trong chùa vui lắm bạch thầy. Xoắn áo xoắn quần đeo găng tay trộn hồ (ximăng), đẩy xe cát xe đá xe xi măng từ tuốt ngoài đường Nguyễn Tất Thành đẩy vào sâu hẻm của chùa để các chú thợ có vật liệu xây dựng.

Vì chùa không có kinh phí nên hầu như việc nặng việc nhẹ đều ni chúng trong chùa bỏ công sức để làm.
Nào là se nhang, nào là làm đồ chay bán, nào là làm bánh trung thu, tết đến xuân về làm bánh in bánh oản, bánh tét, bánh chưng, chả chay vvvv quý Phật tử mua ủng hộ cho chùa khá nhiều. Đến độ chưa đến 27 Tết nhà chùa đã phân phối hết hàng Tết do chính bàn tay ni chúng trong chùa dồn tâm làm.
Địa lí Q4 nền đất rất yếu nên phải đóng cọc xà cừ khá nhiều. Chùa Khánh long thuộc chùa cổ có có đài cửu long bằng đồng đen và có 9 pho tượng đưa lên lầu 2 và cũng đem hôm đó ăn trộm vào đánh cắp 9 pho bằng đồng đen.
Từ đó thầy lên lầu 2 phòng khách ngủ vừa canh công trình.

Mỗi tối con thường được thị giả hầu thầy nên lên lầu 2 ngủ sát bên để thị giả. Lúc đó con phải thức khuya ôn bài để thi chuyển cấp. Con vừa học bài vừa ngủ say sưa nên đèn dầu ngã ra hồi nào không hay biết và cháy phực mùng ngủ của con, rồi cháy lớn mạnh qua bên mùng sát bên mà thầy đang ngủ.
Chùa có hộ pháp. Lúc đó hơn 1:30 khuya, chú Trúc cháu ruột của thầy, chú đi vệ sinh đêm, chú thấy đám cháy lớn quá và chú dập tắt liền lúc đó.
Con thì rất lo cho thầy và cái y của thầy vắt lên kệ ghế salon, còn thầy thì lo cho con và nói chóp của con có sao không.
Tình thầy rộng lớn đại dương.

Thầy lúc nào cũng ân cần dạy bảo cho chúng con. Mỗi tối sau thời khoá tịnh độ thầy hướng dẫn chúng con lên lầu 3 sân thượng có Quan Âm Cát, thầy sướng lễ 12 danh hiệu Quan Âm và trì danh hiệu ngài đến 30 phút, sau đó mới xuống phòng nghỉ ngơi.

3/ Cuối cùng con cũng đậu vào trường PTTH Nguyễn Trãi đường Nguyễn Tất Thành nối dài gần sau chùa Khánh Long. Các bạn bè trong trường đi học về và ghé nhà cô Giáo NHUNG dạy toán học kèm thêm môn toán, nhà cô Nhung cách chùa 7 căn nhà nên bạn bè mỗi khi học kèm xong đều ghé chùa lạy Phật xuống bếp ăn cơm, thầy còn cho nhiều trái cây và dưa leo củ xắn, cóc xoài ổi... cho bạn bè lớp con lên sân thượng giao lưu.
Trong lớp còn có cô bạn Chúc Hiếu cũng là ni chúng chùa Bồ Đề nên thầy rất an tâm khi có người tu sỹ cùng học chung.

Con đậu Đại Học vào năm 1996 lúc đó thầy rất tự hào về con về những gì mà cố gắng nỗ lực. Thầy cho con đi học đến nơi đến chốn, và còn cho con cơ hội đi học trường Đại Học, rồi tháng 10/2000 đi du học Nhật Bản nữa.

Công việc xuyên suốt từ năm 1990-2000 tròn 10 năm con đi hoá duyên xin thức ăn về phục vụ ni chúng. Nên đi riết các mối ngoài chợ của cô bác anh chị em buôn bán đều nhớ mặt con và biết con tu ở chùa nào luôn.

Với những lễ lớn, con và vài chị em ra chợ cầu Muối, chợ Bến Thành để đi hoá duyên nhiều cho đủ nấu cúng rằm và đãi cho Phật tử.



su ba khanh long- (7)su ba khanh long- (10)su ba khanh long- (11)
su ba khanh long- (4)su ba khanh long- (5)


su ba khanh long- (6)su ba khanh long- (9)

4/ Thầy đứng ra đỡ đầu cho chúng con thọ giới Sadi, Thức xoa Ma ni, rồi đến thọ giới tỳ kheo.

Năm 1998 thầy vừa làm tam sư thất chứng trong Giới Trường và thầy vừa làm giám khảo trong trường thi đại giới đàn. Năm đó con được đậu top đầu bảng và nhận phần thưởng bộ Phật học Phổ Thông, thầy rất hoan hỷ. Và hoan hỷ nhất nữa là thầy xin ban tổ chức kiến đàn cho con được đảnh lễ Hoà Thượng Yoshimizu Daichi ngài quang lâm thăm hỏi và sách tấn hộ trợ cho giới đàn.
Con được cầu pháp đảnh lễ HT cũng đều nhờ ơn đức kết nối của Thầy hết bạch thầy.

Từ những năm đó HT thường xuyên quang lâm về chùa Khánh Long, và HT rất tán thán công hạnh của thầy nên HT mời thầy và cô Hiền sang NB du lịch xem mùa xuân anh đào Nhật Bản.

Tại Chùa Nisshin Kutsu thầy giảng pháp cho các em sinh viên và khuyến tấn học Phật. Lúc đó có em Sang, Em Hằng, Em Hoa, Em Kiều Anh vvvv
Thầy rất nghiêm minh và oai hạnh trong sự tu học. Hằng năm Q4 tổ chức sự kiện của GH, thầy và ni chúng đều tích cực tham gia. Đặt biệt 3 tháng an cư kiết hạ tại chùa Kim Liên thầy đều cùng với quý Ni Trưởng trong Quận nghiêm trì giới luật, tụng giới hàng tháng và thầy cũng là chứng minh tối cao bên ni giới trong quận trong GH.

Giỗ tổ Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi, thầy tổ chức hàng hàng lớp lớp Phật tử về nơi chốn tổ để chiêm bái.
Có sự kiện gì thầy cũng cho chúng con đi Đảnh lễ sư bác Hạnh Ngộ, sư bác Hạnh Trân, sư bác Hạnh Giải, sư bác Hạnh Trình vvvv
Thầy cũng thường xuyên tổ chức đi cứu trợ đồng bào khó khăn miền trung Tịnh Sơn, Sơn Tịnh Quảng Ngãi là quê hương của thầy, nơi thầy sinh ra và lớn lên. Mãnh đất dù khó khăn do thiên tai lụ lụt, hạn hán nóng oai, nhưng chính mãnh đất linh kiệt này đã có thầy hiện hữu đất thân cõi ta bà này để hoằng hoá độ sinh.

Thầy độ rất nhiều đệ tử và ni chúng.

Tuy con nhập chúng tu học nhưng thầy không hề phân biệt đâu là đệ tử đâu là chúng, thầy đều có tâm bình đẳng như nhau. Thầy dạy chúng con:” vận tâm bình đẳng pháp lực vô biên” nhé con, và con phải có “bình đẳng tánh trí” “hoà bình yêu thương” thì con đi đâu làm gì ắt sẽ thành công.
Thầy còn dạy thêm cho chúng con: “cuộc đời này ngắn ngủi và vô thường lắm, nên mình phải tranh thủ tu, phải ráng tu nghe con”.
Thầy còn dạy:” học đạo không thông lý đời sau trả nợ tín thí đó con”.
Lời thầy dạy vẫn còn văng vẳng đâu đây bên tai của con thầy ơi.

5/ Đã 24 năm trôi qua cho tha hương cầu thực, du học và hành đạo nơi xứ người, thầy lúc nào cũng dõi theo từng phật sự của con.
Mỗi lần con về VN ghé chùa thăm thầy, sư chú và quý cô ai ai cũng rất hoà quyện và ôm chầm con. Con nhận được biết bao tình thương mà thầy dành cho và nếu không có thầy thì đời con không có ngày hôm nay.
Hôm nay dù xa xôi hơn 1/4 trái đất, chúng con huynh đệ chị em phủ phục dưới kim quan của
Thầy và xin đê đầu đảnh lễ pháp thân thầy, nhớ về Thầy ngàn đời không quên.

Con biết làm sao bộc bạch hết nỗi lòng thương tiếc đối với Thầy, nỗi đau buồn trước cảnh phân ly. Con đã đôi lúc dự cảm mơ hồ một ngày bất hạnh. Vậy mà khi nghe tin Thầy đã mãn duyên về cõi Phật con vẫn thất hụt hẫn bơ vơ như cánh én lạc loài giữa tháng xuân tàn. Thầy đã đi vào cõi Niết bàn Tịch diệt nhưng đức độ và công hạnh của Thầy vẫn tỏa ngát Ưu Đàm. Duyên hóa độ đã mãn trong pháp giới vô biên.

"Khánh Long khuất bóng Ân Sư
Âm thanh vang vọng nỗi đau mất Thầy
Thầy là dòng nước thanh lương
Nghiêm trì Phật điển hoằng dương pháp mầu
Thầy đi về cõi Tây phương
Môn đồ, Pháp quyến hoa hương lệ thầm!
Con đây ngấn lệ ngậm ngùi
Nguyện làm hiếu tử thệ lời sắc son."
"Dưỡng dục Ân sâu chưa đáp đền
Mà nay thầy cưỡi hạc về Tây
Đệ tử ngậm ngùi trong tiếc nuối
Cầu nơi Cực Lạc Thầy An Nhiên".


Ni Chúng chùa Khánh Long
TKN Thích Tâm Trí
Kính Bái Biệt Thầy.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/06/2020(Xem: 23522)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5573)
Mùa Đại dịch 2020 này đã phá vỡ bao ước nguyện thầm kín nung nấu trong tôi . Đó là được đảnh lễ và tham vấn HT Thích Như Điển như lời Ngài hứa khả , sau khi tôi được chia sẻ vài cảm nghĩ của mình qua tác phẩm của Ngài “MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA “. Những tưởng thời gian sẽ nhanh chóng trôi qua và cái ngày quan trọng ấy càng lúc càng đến gần hơn nhưng nay .... được thông báo sẽ được dời đến tháng 10/2021! Thật không ai có thể đoán được điều gì xảy ra vào năm 2020 này, và dường như Chư Hộ Pháp muốn tặng tôi một món quà ân thưởng để bù lại niềm hụt hẫng ấy và chắc chắn là để thưởng cho thiện niệm tôi luôn hướng về Ôn Phương Trượng như một danh Tăng và một điểm khá đặc biệt là không thể quên ngày sinh nhật Ngài khi đã hai lần chúc mừng Khánh Tuế ( 2018 -2019 ) . Chính vì thế khi xem lịch 28/6/2020 đúng là Khánh Tuế lần thứ 72 của Ngài bổng nhiên trong tôi ước nguyện đã khởi lên “ Bằng cách nào để viết hoặc một bài văn hay một bài thơ vào lúc này vừa có thể chúc mừng với tấ
25/06/2020(Xem: 8523)
HT tên thật là Phạm Văn Nghi, húy là Thượng Đồng Hạ Viên, tự là Thông Lợi, hiệu là Viên Đức. Sinh vào giờ Tỵ ngày 26 tháng chạp năm Nhâm Thân(1932). Quán làng Định Trung, xã An Định, Quận Tuy An, Tỉnh Phú Yên. Thân phụ của Hòa Thượng là cụ ông Phạm Giản. một bậc túc nho thời bấy giờ. Thân mẫu là cụ bà Ung thị Bình, một Phật tử thuần thành từ hồi bé. Ông nội của Hòa Thượng không những là một kẻ sĩ mà còn là một chiến sĩ trong phong trào Cần Vương kháng Pháp. Hòa Thượng chào đời và lớn lên ở Phú Yên một nơi địa linh nhân kiệt, không những vì đời đã sản sinh ra nhiều anh hùng liệt sĩ, mà về Đạo cũng là nơi đời đời nối tiếp xuất sinh nhiều vị Tăng tài kế truyền hoằng hóa giáo pháp của đức Thế Tôn. Non nước Phú Yên như phần nào nói cho ta điều đó. Ngoài dòng sông Ba yên bình chảy ra biển cả, Phú Yên còn có hai ngọn núi là là hòn Chuông và hòn Mõ, hình giống như hai pháp khí tu hành của nhà Phật , vì vậy vua Minh Mạng khi nói về đất Phú Yên đã khen ngợi:
20/06/2020(Xem: 9412)
Trưởng lão Hòa thượng thượng NGUYÊN hạ TỊNH tự LƯU THANH Đạo Hiệu NGÂN BÌNH. ( 1941-2020 ). Thuận thế vô thường thu thần viên tịch vào lúc 11h30 ngày 19 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 28 tháng tư nhuận năm Canh tý). Trụ thế : 80 năm Hạ lạp : 55 năm Tang lễ được cử hành theo chương trình như sau: - Lễ cung thỉnh nhục thân nhập kim quan: vào lúc 17h00 ngày 20 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 29 tháng 04 nhuận năm Canh tý). - Kim quan tôn trí tại Tổ Đình Trúc Lâm, Tp. Huế. - Lễ phụng tống kim quan nhập bảo tháp tại Tổ Đình Trúc Lâm cử hành vào lúc 6h00 ngày 24 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 04 tháng 05 năm Canh tý).
10/06/2020(Xem: 6648)
Thân thế: Hòa Thượng Thích Minh Đạo, thế danh là Dương Văn Tam, Pháp danh Trừng Hữu, pháp tự Thiện Lộc, pháp hiệu Chơn Châu, sinh năm Quý Sửu 1913. Nguyên Quán tại Huyện Phú Quý ( thường gọi là đảo Phú Quý) Ngài theo song thân vào Xã Phan Rí Cửa, Quận Hòa Đa ( nay thuộc Huyện Tuy Phong) Tỉnh Bình Thuận để lập nghiệp.
26/05/2020(Xem: 8111)
Trước lúc nhập Niết bàn, đức Thế Tôn nói kinh Di giáo, tiên liệu cả hằng nghìn năm sau nên lời dạy của Ngài vô cùng thậm thâm vi diệu. Mỗi lời mỗi ý chứa đựng biết bao tình lý, mỗi lần đọc chúng ta nhận cảm trọn vẹn lời di giáo tha thiết của Ngài. Lời đi huấn của Hòa thượng Đôn Hậu để lại cho Thất chúng đệ tử mà có lẽ cũng cho tất cả chúng ta. Đến Linh Mụ không ai là không đọc lời Di Huấn này, kể cả những người không biết chữ cũng lắng tai nghe nhờ người khác đọc giúp. Điều đáng quan tâm là lời Di huấn này Hòa thượng viết từ năm 1988, bốn năm trước khi viên tịch, Ngài đã nhìn thấy rất rõ ràng những gì có thể xảy ra trong Tang lễ của Ngài và cần huấn thị lại cho minh bạch, và, cũng chính vì “Lời di huấn” này mà:
06/05/2020(Xem: 11570)
Tiểu sử Đức Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN – Đại Lão Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT , Đệ nhất Tăng Thống - HT Thích Tịnh Khiết, Hòa Thượng thế danh là NGUYỄN VĂN KỈNH. Ngài sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (nhằm ngày 17.12.1891)(1) tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Nay là thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của ngài là cụ Nguyễn Văn Toán, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con thứ hai(2). Bào huynh là Hòa Thượng Trừng Hương – Tịnh Hạnh (chúng tôi chưa tìm thấy thế danh của ngài). Hòa Thượng Tịnh Hạnh sinh năm Kỷ Sửu, 1889; xuất gia năm Ất Tỵ, 1905; thọ Cụ-túc giới năm Canh Tuất, 1910; trụ trì chùa Tường Vân, Huế; viên tịch năm Quý Dậu, 1933.
06/05/2020(Xem: 18176)
Công đức hoằng khai nhiếp hóa của Ngài cao hơn núi cao Tấm lòng từ bi độ lượng của Ngài sâu hơn biển sâu Chữ nghĩa của trần gian làm sao phô diễn
05/05/2020(Xem: 24519)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
04/05/2020(Xem: 11486)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]