Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Lần Gặp Gỡ Thầy Tuệ Sỹ-Tạo Nên Mối Thâm Tình

03/01/202414:51(Xem: 1704)
Những Lần Gặp Gỡ Thầy Tuệ Sỹ-Tạo Nên Mối Thâm Tình

NHỮNG LẦN GẶP GỠ THẦY TUỆ SỸ- TẠO NÊN MỐI THÂM TÌNH

Mọi người đều tôn vinh Ngài Tuệ SỸ là Trưởng lão Hòa thượng, nhưng tôi được xin phép gọi là Thầy Tuệ Sỹ, với niềm tôn kính, ấm áp, thương yêu. Bởi vì tôi đã gặp Thầy hơn 60 năm về trước, trong khuôn viên Trường Cao Đẳng Phật Học, do Hòa Thượng Thích Trí Thủ và Hòa thượng Thích Nhất Hạnh sáng lập năm 1964 tại chùa Pháp Hội.

Lúc đó Thầy Nhất Hạnh giao cho tôi phụ trách Ban Tu Thư Phật giáo do Thầy chỉ đạo. Nơi ấy tôi đã sống những ngày thật hạnh phúc trong tình đạo vị. Thầy Nhất Hạnh đã chỉ dậy tôi rất nhiều trong nghiệp vụ thư ký, soạn thảo những văn bản, tác phẩm văn hóa, đạo học do các học giả từ ngoại quốc gửi về. Nơi đó tôi đã gặp các vị tu sĩ hiền hòa, thông minh như Thầy Châu Toàn, Thầy Thanh Tuệ, Thầy Thanh Văn…và Thầy Tuệ SỸ. Tôi gọi Thầy là Chú Tuệ Sỹ, bởi vì thân hình Chú gầy ốm, mặc bộ áo lam cũ, khuôn mặt nhỏ, chỉ có đôi mắt sâu thẳm, sáng quắc, lộ vẻ tinh anh. Thầy hiền và ít nói. Thỉnh thoảng Thầy có ghé bàn giấy tôi làm việc để gửi bài cho báo Hải Triều Âm. Tôi có ngồi nói chuyện với giáo sư Phạm Công Thiện vài lần (lúc đó thầy Thiện là Tăng Sĩ Phật Giáo). Thầy Thiện và Thầy Nhất Hạnh hay nhắc đến chú Tuệ Sĩ với những lời khen ngợi. Tôi cũng không quan tâm lắm đến chú Tiểu này.

Lần thứ hai tôi gặp Thầy Tuệ Sỹ ở trại cải tạo Hàm Tân, khi tôi vào thăm nuôi Thầy Đức Nhuận. Lúc đó tôi chỉ chào Thầy với ánh mắt kính ngưỡng, không nói được điều gì.

Lần thứ ba tôi gặp Thầy ở chùa Già Lam, -năm 2003- nhân ngày tôi đi viếng đám tang Ni sư Thích Nữ Trí Hải, tôi ghé thăm Thầy. Chúng tôi rất mừng khi gặp lại nhau, dù trước đó cả hai chưa hề nói chuyện với nhau.

Thầy cười rạng rỡ khi nhìn thấy tôi. Tôi chắp tay chào Thầy, câu đầu tiên tôi nói với Thầy:

-Thưa Thầy, trước đây con gặp Thầy ở chùa Pháp Hội, lúc đó con gọi Thầy là chú Tuệ Sỹ một cách thân thương. Bây giờ sau mấy chục năm, con vẫn thấy Thầy nhỏ con và gầy như vậy. Hôm gặp Thầy trong phiên xét xử ở Tòa Án, con rất kính ngưỡng và thương Thầy. Hôm nay gặp lại Thầy, con mừng lắm. Con vẫn muốn gọi Thầy là chú Tuệ Sỹ, để ghi nhớ mãi tình cảm kính trọng và ấm áp con dành cho Thầy. Thầy có vui lòng để con gọi Thầy là Chú Tuệ Sỹ không ?

Thầy cười rất tươi, gật đầu.

-Được lắm chứ. Tôi muốn trẻ mãi như ngày xưa ấy.

Thầy rót nước mời tôi. Thầy bắt đầu hỏi chuyện tôi:

- Sư cô xuất gia lâu chưa, sao không thấy sư cô Trí Hải nhắc về cô xuất gia.

Thưa Thầy, con xuất gia được năm năm rồi. Sư Ông Làng Mai đón con sang Pháp và thế phát cho con.

Pháp danh của con là Chân Y Nghiêm. Con về Việt Nam hơn một năm. Hiện giờ con cất cái Am ở Long Thành, con tiếp tục làm chương trình học bổng cho Tăng Ni và các cháu sinh viên học sinh nghèo hiếu học, ngoài ra chúng con giúp cho các cụ già cô đơn và các cháu mồ côi tàn tật.

Vẫn ánh mắt sáng rỡ, ẩn chứa tấm lòng độ lượng, khí phách của bậc thiền sư nhập thế, Thầy kể tôi nghe về Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, bậc Thầy đạo hạnh, chân tu.

-Thầy Đức Nhuận có kể cho Tôi nghe về cô Thuần, một phật tử kiên trung với đức Phật và Đạo Pháp. Cô ấy đã xả thân vào chốn pháp đình, làm đơn yêu cầu nhà cầm quyền đưa vụ án Phật Giáo ra xét xử, nhờ vậy họ mới đưa chúng ta ra tòa để kết án. Thầy nhắc đến sư cô Trí Hải, cô ấy gọi cô là: Thuần điếc không sợ súng.

Tôi cười, thưa Thầy:

-Con cũng sợ súng đạn lắm chứ, nhất là con sợ người ta đánh con đau. Nhưng con có niềm tin vào Đức Quan Âm, con tin Ngài sẽ che chở cho con. Mỗi lần gặp họ, con đã nhìn sâu vào lòng bàn tay, niệm chú Tâm Kinh Bát nhã, xin Ngài truyền cho con đức Vô úy và sự bình an, nhờ tâm chí thành mà con đã vượt qua bao hiểm nguy, thuyết phục được họ. Họ nói nhiều lần họ muốn bắt con để điều tra, nhưng thấy con chân thật, nghèo mà đông con quá, nên họ bỏ qua cho con.

Bây giờ con đã đạt được ước mơ đi xuất gia để giúp đỡ các trẻ mồ côi, con vui lắm. Con được làm học trò của Sư Ông Làng Mai, con thấy mình thật may mắn. Dù sống xa Thầy bổn sư, nhưng con vẫn cố gắng tu học, để mãi mãi con được làm đệ tử của Sư Ông.

Thầy lắng nghe tôi kể chuyện một cách hồn nhiên. Trước mắt Thầy, tôi vẫn như cô Thuần ngày nào làm Ban Tu Thư Phật Giáo, quanh năm mặc chiếc áo dài màu tím, nét mặt phảng phất buồn. Thầy kể tôi nghe những ngày tháng Thầy ở trong tù, tuy bị đày ải, nhưng tâm hồn Thầy vẫn bình an. Ngoài giờ lao động, Thầy vẫn ngồi thiền, quán tưởng về kiếp sống nhân sinh, Thầy vẫn sáng tác, làm thơ. Đời sống trong tù cũng có nhiều ý nghĩa, Thầy giúp được nhiều sỹ quan hướng về giáo lý uyên thâm của đạo Phật, chỉ họ ngồi thiền giải thoát nỗi đau….

Chúng tôi nói chuyện với nhau thật thà, như là tri kỷ. Thầy kể tôi nghe, trong thời gian Thầy bị Tù đày, những tác phẩm dịch thuật có giá trị của Thầy bị sang tên đổi chủ…Câu chuyện chúng tôi kể cho nhau nghe chân tình, tưởng chừng như không muốn chấm dứt. Nhưng sợ làm mất thì giờ của Thầy, tôi xin phép Thầy về. Vừa mời đứng lên thì, cơn mưa rào trút xuống, Thầy nhìn tôi cười, đọc câu thơ cổ:

“Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách”

Thế là tôi đành ngồi xuống tiếp tục câu chuyện với Thầy. Nói chuyện với bậc thiền sư khả kính, phóng khoáng như Thầy, tôi rất vui. Tôi đã được Thầy trao đạo lý đơn giản làm người, lý tưởng sống thanh cao, tinh thần vô úy trước những bất công, đối xử với con người. Tôi trân trọng lắng nghe những câu chuyện của Thầy, nó đơn giản, chân thật, cao thượng, giúp tôi thêm hành trang vào cuộc sống, tô điểm cho khu vườn quê hương thêm sáng lạn.

Lần thứ tư tôi gặp Thầy ở Đồi Thông Phương Bối.8/1/2007

chan y nghiem-on tue sy


Thời gian đó tôi lưu trú tại TP Bảo Lộc, trồng cà phê, sống ẩn tu, hạn chế tiếp xúc với mọi người. Điện thoại chú Lão, con trai út của ông Nguyễn Đức Sơn, báo tin, chú sẽ chở Thầy Tuệ Sỹ đến thăm tôi. Tôi trả lời chú:

Không được đâu, chú đừng chở Thầy đến đây. Tôi sẽ nhờ Tâm Không chở tôi đến thăm Thầy ngay sáng nay.

Tâm Không chở tôi đến gặp Thầy. Thầy vẫn ngồi trên đồi thông đợi tôi. Sau bao năm xa cách, phút giây hội ngộ thật cảm động. Tôi cúi đầu chào Thầy, rồi ngồi xuống chiếc chiếu manh trên thảm cỏ. Cả hai chúng tôi đều yên lặng. Những hàng thông cao vút đứng yên giữa bầu trời xanh, xuyên qua kẽ lá những cụm mây trắng bay. Tia nắng ban mai lấp lánh trên từng vạt cỏ chen lấn gốc thông già. Tôi nhìn Thầy thật lâu, vẫn thân hình xương xương, đôi mắt ngời sáng vẻ xa xăm, từ ái, vầng trán trí tuệ trên khuôn mặt bậc thiền sư, thoáng chút lãng tử.

Tôi mở lời trước:

-Thưa Thầy, đã lâu rồi, hôm nay con thấy Thầy vẫn như ngày xưa, không mấy thay đổi.

-Thì tôi vẫn là sư chú đó thôi. Thầy cười, nét mặt rạng rỡ trong sáng, như bầu trời Phương Bối sáng nay


Hai Thầy trò chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều. Chuyện xưa, chuyện nay, chuyện văn học, thơ ca, chuyện đời sống nhân sinh, chuyện về những tác phẩm Thầy mới dịch xong, nhiều đến nỗi tôi không nhớ nổi. Duy chỉ có một điều tôi nhớ mãi đến bây giờ:

-Thưa Thầy, năm 2005, Thầy Nhất Hạnh về thăm Việt Nam, Thầy có biết không.

-Lúc đó tôi nhập thất không hay biết chuyện gì xảy ra bên ngoài.

-Thời gian sau Thầy Nhất Hạnh cùng vài đệ lớn đến thăm Thầy, mà Thầy không tiếp.

-Lúc đó tôi vẫn còn đang nhập thất, tôi không thấy ai báo cho tôi biết. Nếu tôi biết Thầy Nhất Hạnh đến thăm, tôi sẽ xả Thất để gặp Thầy, vì Thầy là bậc ân sư, tôi rất kính trọng.

Nỗi hoài nghi, băn khoăn đã buông xả hết trong tôi. Tôi không tin những bậc Chân Sư tôi kính trọng lại còn vướng mắc những rắc rối thế gian mà quên đi tình Thầy trò Huynh đệ.

Lần gặp Thầy thứ năm chiều ngày 9/1/2007

Như còn nhiều điều chưa thông tỏ, chiều hôm sau tôi nhờ Tâm Không chở tôi đến Phương Bối gặp Thầy.

Thầy vẫn ngồi trên manh chiếu bên gốc thông già đợi tôi. Đôi mắt Thầy ẩn chứa niềm vui.

Tôi chắp tay chào Thầy rồi ngồi xuống, cả hai chúng tôi đều im lặng. Cái giây phút im lặng ngọt ngào, thấu hiểu tâm tư trong sáng, như mây trắng bay xuyên qua cành lá thông xanh, thật hạnh phúc.

Thầy kể tôi nghe ngày còn nhỏ, vào chùa nhìn thấy đức Phật nét mặt Ngài bình an, giải thoát, Thầy muốn đi tu. Bố mẹ Thầy không cho phép, nhưng Thầy vẫn thường đến chùa tụng kinh, ngồi thiền. Sư trụ trì khuyên bố mẹ Thầy nên cho Thầy xuất gia do Thầy có căn duyên sâu dày từ những kiếp trước. Thấy Thầy thông tuệ, làu thông kinh sách, Sư Trụ Trì khuyên bố mẹ Thầy nên về Việt nam, trao gửi Thầy cho những vị cao Tăng Thạc Đức hương dẫn Thầy tu học.

Năm 1961, 16 tuổi, Thầy thọ giới Sa-di với Hòa thượng Thích Hành Trụ tại Sài Gòn.

Năm 1964, Thầy theo học trường cao đẳng Phật học chùa Pháp Hội và năm đó Thầy gặp cô thư ký Ban Tu Thư Viện Đại học Phật Giáo. Thật không ngờ, năm 1987, cô ấy lại xả thân làm đơn kêu gọi nhà nước đưa Vụ Án Phật Giáo ra Tòa. Rồi chiều nay, 2007, lại được gặp cô ấy trong Rừng Thông Phương Bối, kể chuyện ngày xưa. Thầy đọc hai câu thơ cổ:

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.

Vô duyên đối diện bất tương phùng.

Lần gặp mặt chiều nay chúng tôi ít nói chuyện, chỉ ngồi lặng im nghe tiếng thông reo. Rừng thông Phương Bối rất thơ mộng, mang nét thiền tĩnh lặng. Gia đình ông Nguyễn Đức Sơn đã đổ nhiều mồ hôi, công sức và cả máu nữa để gây dựng, gìn giữ đồi thông thánh địa này. Tôi gọi là Thánh Địa, bởi vì nó được xây dựng bằng tâm huyết, sức lao động và niềm ước mơ của Thầy Nhất Hạnh.

Năm 1959, Thầy mua miếng đất 25 mẫu này với ý định sẽ tạo nên một Rừng Thiền, mời các vị thiền sư, các vị thức giả về đây cùng nghiên cứu tu học. Thầy sẽ xây dựng một Tăng Đoàn mới, gồm các vị tu sĩ trẻ, tu học pháp môn Thiền Chánh Niệm, hành trì nghiêm mật, có mặt trong từng bước chân, trong lúc rửa chén, quét nhà, luôn tỉnh giác mọi lúc, mọi nơi trong phút giây hiện tại. Thầy sẽ xây dựng Tăng Thân cư sĩ, học hỏi giáo lý của đức Phật Thích Ca. Thầy sẽ tổ chức những khóa tu cho sinh viên, học sinh, hướng dẫn các bạn ấy có một lý tưởng sống vị tha, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ và giúp ích cho xã hội…

Lý tưởng cao đẹp chưa kịp thực hiện thì chiến tranh tàn khốc xảy ra. Thầy phải rời bỏ quê hương, và sống lưu vong từ đó.

Gia đình ông Nguyễn Đức Sơn có duyên may được tiếp nhận khu rừng thông này, từ đó họ khai thác trồng thông, gìn giữ mảnh đất rừng với bao nhiêu công sức gian khổ để có được khu rừng thơ mộng như bây giờ. Tác phẩm Nẻo Về Của Ý, Thầy Nhất Hạnh đã diễn tả những xúc cảm chân thực của Thầy, về Phương Bối Am như rừng thánh địa, một huyền thoại văn học tâm linh. Những năm trước, sư cô Chân Không nhờ con về đây, giúp đỡ gia đình ông Sơn. Nên con thường xuyên lui tới, con coi bà vợ ông Sơn và các cháu như người thân thương. Nhờ cháu Lão mà con giữ được sự liên hệ với Thầy. Tất cả vạn sự do nhân duyên kết nối. Con cảm ơn Trời Đất đã cho con được gặp gỡ Thầy.

Nét ngời sáng, giọng nói mang âm hưởng miền Trung, Thầy kể tôi nghe nhiều chuyện buồn vui của nếp sống thiền môn, những thao thức của Thầy về đạo pháp, về quê hương đất nước. Tôi cũng đã từng có những thao thức ấy, nên chúng tôi hiểu nhau, dễ cảm thông tâm ý nhau, như dòng sông chảy về một hướng. Nhìn vạt nắng đã ngả màu, tôi xin phép Thầy ra về. Thầy đứng lên tiễn tôi ra mé rừng. Nhìn Thầy thật lâu, tôi nói:

Đối với con, Thầy là bậc Chân Nhân. Thầy cho phép con được viết về Thầy.

Thầy nhìn tôi, cười nhẹ, gật đầu.

Đó là lần cuối, tôi gặp Thầy. Nhưng hình ảnh Thầy mãi ở trong tôi, chưa bao giờ là lần cuối.

Tháng 12-2023.

(Trích từ Hồi Ký Chân Y Nghiêm- NHƯ MỘT DÒNG SÔNG)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 7566)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
29/03/2013(Xem: 5804)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 5595)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 5868)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 12071)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 12038)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 6398)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 7073)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 7640)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 9070)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]