Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Gần Phật Xa Phật ( do HT. Thích Thiện Châu giảng giải, Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

16/02/202307:41(Xem: 786)
Kinh Gần Phật Xa Phật ( do HT. Thích Thiện Châu giảng giải, Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

duc phat thuyet phapHT-Thich-Thien-Chau-03
KINH GẦN PHẬT XA PHẬT

HT. Thích Thiện Châu giảng giải

Phật tử Diệu Danh diễn đọc

 

I.GIỚI THIỆU.

">Bài kinh này rút từ Itivuttaka số 92 (Tik.V.3) trang 90-92 (Pâli Text Society). Hòa Thượng Thích Minh Châu đã dịch trong tập kinh "Phật thuyết như vậy". Tủ thư Phật học Vạn Hạnh, ấn hành 1982.

Nội dung thật là rõ ràng: Sống bên cạnh Phật mà không thấy pháp, nghĩa là không thấy đạo lý, không tu dưỡng, không tiến bộ trên đường đạo thì vẫn xa Phật. Trái lại, dù ở xa Phật ngàn dặm mà vẫn thấy pháp, đạt đạo thì cũng rất gần Phật.

Lời dạy nổi bật của kinh là: "thấy pháp tức là thấy Phật"nghĩa là ngộ đạo, tu đạo và chứng đạo. Đạo là chánh pháp, giáo lý chứng được các nguyên lý khổ, vô thường, vô ngã và Nirvâna. Qua lời dạy này chúng ta thấy Phật quả là vị Đạo Sư sáng suốt, giải thoát mọi tham muốn uy quyền dù là uy quyền của ông thầy đối với học trò. Và gần Phật nghĩa là hòa hợp giữa hai hay nhiều người cùng có trình độ giác ngộ, giải thoát giống nhau. Điều này làm sáng rõ nguyên lý bình đẳng trong đạo Phật: tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật, và khi đã giác ngộ giải thoát hoàn toàn thì tất cả hòa hợp với nhau trong chơn lý: "Phật Phật đạo đồng"

Như thế, vấn đề quan trọng không phải là lễ bái, cúng dường, phụng sự Phật (những điều này là cần và tốt song chưa đủ để gần Phật, thấy Phật) mà chính là sự ngộ tu chứng đạo vì có ngộ-tu-chứng đạo thì mới thấy pháp và Phật thật sự.

 

II.CHÁNH KINH

 

Nầy các Tỳ Kheo, nếu có Tỳ Kheo cầm viên đại-y (Sanghâtikanne) của Ta đi sau lưng Ta, bước theo chân Ta, song vị ấy tham cầu dục lạc, với tham dục nặng nề (tibbasârâga), tâm giận dữ, tư duy tà ác, thất niệm (3), không chánh giác, không định tĩnh, tâm mê loạn, căn tánh hoang dại (4), thì vị ấy xa hẳn Ta và Ta cũng xa vị ấy. Tại sao? Nầy các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo ấy không thấy pháp (5); do không thấy pháp nên không thấy Ta. Nầy các Tỳ Kheo, dù có Tỳ Kheo ở xa Ta đấn 100Yoja (6) mà vị ấy không tham cầu dục lạc, không tham dục nặng nề, tâm không giận dữ, tư duy không tà ác, chánh niệm, chánh giác, định tĩnh, nhất tâm, căn tánh được chế ngự, thì vị ấy rất gần Ta và Ta cũng rất gần vị ấy. Tại sao? Nầy các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ấy thấy pháp, do thấy pháp nên thấy Ta.

"Dù cho có theo chân

Song đa dục não hại

Thì người tham, người không

Người mát dịu, người không

Vẫn xa cách hẳn nhau

Bậc hiền triết biết rõ,

Và hoàn toàn hiểu pháp

Như hồ không gió thổi

Không giao động yên lặng

Những người không tham dục

Những người đã mát dịu

Những người hết tham dục

Quả thật rất gần nhau"

 

III.CHÚ THÍCH SƠ LƯỢC

 

(1)  : Tựa kinh do dịch giả đặt ra

(2)  : Đại y (sanghâti): mỗi Tỳ Kheo có 3 y. Đại y thường được mặc trong khi đi khất thực hay đi ra ngoài.

(3)   : Thất niệm: không tỉnh táo, không chú ý, tán loạn

(4)  : Căn tánh hoang dại : tâm tư chưa được chế ngự và chưa hướng về đạo lý.

(5)  : Pháp : chánh pháp – thật tế cuộc đời và lý tưởng giác ngộ, giải thoát; pháp cũng chỉ có 4 chơn lý cao cả, hoặc 3 hay 4 dấu ấn: khổ, vô thường, vô ngã và Nirvâna.

(6)  : Yoja: (Do tuần) – 1 Yoja dài độ 7 dặm Anh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 3713)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 4123)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
09/08/2011(Xem: 4474)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
08/08/2011(Xem: 3956)
Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) - chùa Hải Đức
08/08/2011(Xem: 4463)
"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua
07/08/2011(Xem: 11603)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
04/08/2011(Xem: 4436)
Hòa thượng Thích Bích Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng đạo, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; nguyên Chánh Đại Diện GHPGCT Trung phần, Tổ thứ 3 Tổ đình Nghĩa Phương, Tổ Khai sơn các chùa thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương (1921 - 1972).
30/07/2011(Xem: 6084)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
28/07/2011(Xem: 4932)
Hòa Thượng Thích Đạt Hảo, Hòa thượng Thích Đạt Hảo thế danh Lê Văn Bân, pháp danh Tánh Tướng, pháp hiệu Đạt Hảo, sanh năm Đinh Tỵ (1917), tại ấp Bình Hữu, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Gia Định (1). Sư là con út trong gia đình có 6 anh chị em, 2 người trai bốn người gái; đặc biệt cả nhà có 8 người đều lần lượt xuất gia tu hành: -Phụ thân Lê Văn Bộn (1876- 1943), pháp danh Tánh Từ, pháp hiệu Đạt Bi. -Mẫu thân Ngô Thị Cờ (1884-1941), pháp danh Tánh Niệm, pháp hiệu Đạt Phật. -Chị thứ 2 Lê Thị Tình (1901-1970), pháp danh Tánh Hóa, pháp hiệu Đạt Đạo. -Chị thứ 3 Lê Thị Ưa (1904- ?) pháp danh Tánh Viên, pháp hiệu Đạt Thông. -Chị thứ 4: Lê Thị Luận (1907- ?), pháp danh Tánh Minh, pháp hiệu Đạt Quang. Chị thứ 5 Lê Thị Nghị (1909- ?), pháp danh Tánh Hồng, pháp hiệu Đạt Tâm -Anh thứ 6 Lê Văn Kỉnh (1915-1962), pháp danh Tánh Kỉnh, Pháp hiệu Đạt Xương. -Em út là Hòa thượng Thích Đạt Hảo.
15/07/2011(Xem: 5866)
Thiền sư húy thượng NGUYÊN hạ BÀNG - ĐẠI NGUYỆN tự CHÍ NĂNG hiệu GIÁC HOÀNG , thế danh LÊ BẢN, sinh năm Canh Dần 1950, tại thôn An Ngãi, xã Nhơn An huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Ngài sinh trong một gia đình nhiều đời sùng kính Tam Bảo. Thân phụ: Cụ ông LÊ TRÀ, thân mẫu: Cụ Bà TRẦN THỊ TÁM. Ngài là anh cả trong gia đình gồm có năm người con.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567