Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Dhammadinna (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

16/02/202307:39(Xem: 1364)
Kinh Dhammadinna (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

Phat thuyet phap
KINH DHAMMADINNA

HT. Thích Thiện Châu giảng giải

Phật tử Diệu Danh diễn đọc


 
Kinh DHAMMADINNA thuộc Tương Ưng Bộ (Samyutta-Nikâya), tập V, Chương VI, số 53, trang 406 (Pâli Text Society). Hòa Thượng Thích Minh Châu đã dịch toàn bộ, Tủ thư Phật học Vạn Hạnh xuất bản 1982. Nội dung kinh có thể tóm tắt như sau:

           Cư sĩ (Upâsaka) Dhammadinna cùng 500 cư sĩ bạn xin Phật thuyết pháp. Phật khuyên nên thấu triệt đạo lý KHÔNG (Sunnatâ) trong các kinh sách do Phật thuyết. KHÔNG ở đây có nghĩa là Vô Ngã (Anattâ).

          Chúng sanh (être vivants) và vũ trụ tuy hiện hữu song vốn không chắc thật vì được hình thành bởi các nhân duyên. Ví dụ: con người là một tổng hợp của năm uẩn (khandha): (1) SẮC (vật chất) (2) THỌ (cảm giác+tình cảm) (3) TƯỞNG (nhận thức), (4) HÀNH (vô thức+ý chí) (5) THỨC (phân biệt, hiểu biết). Và chính năm uẩn cũng là những tập hợp không chủ thể. Con người đã không phải là một chủ thể ngã, thì làm gì có sở hữu của ngã. Xa hơn, bản ngã siêu hình cũng chỉ là vọng tưởng. Nếu nhận chân được đạo lý Vô ngã hay không thì chúng ta có thể cởi mở những ràng buộc phi lý do vô minh và phiền não gây ra; nghĩa là chứng đạt Niết Bàn. Không hay vô ngã là đạo lý đặc thù của đạo Phật mà không thể tìm thấy trong các tôn giáo và triết lý khác.

          Vì tin tưởng vào khả năng giác ngộ giải thoát của con người, ngay cả những người sống trong cuộc đời bận rộn, phiền toái, nhiều ràng buộc, Phật khuyên dạy cư cĩ Dhammadinna và các bạn đạo học hỏi và tu dưỡng theo đạo lý Không để được hạnh phúc an lạc lâu dài. Song vì biết rõ khả năng của mình, cư sĩ Dhammadinna xin Phật giảng dạy cho các phép tu học thích hợp hơn đối với người tu tại gia.
          Phật lại khuyên cư sĩ Dhammadinna nên tu học theo bốn pháp căn bản- thành tựu lòng tin không lay chuyển đối với
(1)  PHẬT – bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn
(2)  PHÁP – chánh pháp trong sáng, thực tiễn, lợi ích
(3)  TĂNG – những người tu hành đạo hạnh, đáng tôn kính và lợi ích cho chúng sanh.
(4)   GIỚI – năm giới căn bản mà chủ yếu là tôn trọng sự sống, tài sản kẻ khác, hạnh phúc gia đình. Sự thật và phát triển trí tuệ.
   Sau đó, cư sĩ Dhanmmadinna trình bày sự thành tựu bốn pháp của mình và của các bạn đạo. Phật ca ngợi và chứng nhận Dhammadinna và 500 cư sĩ đã chứng đạt quả vị Dự lưu (tu đà hoàn – Sotâpatti) trong khi tự những cư sĩ ấy không thể tuyên bố là họ đã chứng đạt quả vị Dự lưu.
Qua nội dung kinh, chúng ta có thể thấy rõ ràng hạnh phúc an lạc lâu dài có thể thực hiện ngay ở đây và bây giờ bằng hai phương pháp. Lẽ dĩ nhiên, phương pháp có khác nhau thì kết quả không giống nhau:
- Phương pháp thứ nhất gọi là ĐẠT ĐẠO, nghĩa là với khả năng thông minh, lanh lợi và hoàn cảnh không ràng buộc, người tu hành có thể nhập đạo lý không nhờ sự khai sáng của các bậc giác ngộ hay kinh điển sâu sắc phù hợp với đạo lý Không: Vô Ngã; và như vậy chứng đạt được quả vị A La Hán, giải thoát mọi sự ràng buộc và đau khổ sau khi trừ sạch 10 kiết sử: (1) Thân kiến: chấp có cái ta (Samyojana); (2) Nghi: không tin chơn lý và người tìm ra chân lý; (3) Giới cấm thủ: mê tín tà giới cho rằng những điều kiêng cử tà vạy có thể đưa đến giác ngộ giải thoát; (4) Tham dục: đam mê dục lạc (5) Giận dữ: tàn bạo, độc ác (6): Tham sắc: đam mê hình sắc vi tế thuộc sắc giới (7): Tham vô sắc: đam mê sự hiện hữu thuộc vô sắc giới (8): Mạn: kiêu căng. Ngạo mạn  (9) : Giao động: náo động bên ngoài, không thanh tịnh trong tâm (10): Vô minh: không hiểu khổ và khổ diệt.
- Phương pháp thứ hai: tạm gọi là TU ĐỨC, nghĩa là mặc dù khả năng phát triển trí tuệ bị hạn chế và phải sống trong hoàn cảnh có nhiều ràng buộc cá nhân, gia đình, xã hội, người tu hành với sự thành tựu lòng tin bất động đối với Ba ngôi báu và có nếp sống quân bình lành ích, có thể chứng đạt quả Dự lưu  (Sotâpatti: vào giòng, vào đạo) sau khi trừ sạch 3 kiết sử: (1): Thân kiến, (2): Nghi và (3): Giới cấm thủ và lần lần chứng đạt quả vị Nhất Lai (Sakadâgâmi: sanh lại một lần) sau khi trừ được phần thô kệch của kiết sử thứ 4 và 5, tức là tham dục và giận dữ, rồi chứng đạt quả vị Bất hoàn (Anâgâmi: không sanh lại trong cõi đời này) sau khi trừ sạch 5 kiết sử đầu, tức là từ kiết sử 1 đến thứ 5 và cuối cùng là chứng đạt quả vị A La Hán (Arahatta) – giải thoát hoàn toàn sau khi trừ sạch 10 kiết sử.
Điều cần lưu ý là 4 đạo quả có thể chứng đạt ngay trong đời này. Song nếu chưa đủ khả năng chứng đạt 3 quả vị sau cùng thì người tu hành sau khi chết, nếu đã chứng đạt Dự lưu, tái sanh 7 lần trong cõi đời này để tu hành thêm mới chứng đạt vô sanh (A La Hán), nếu đã chứng đạt Nhất lai 1 lần… nếu đã chứng đạt Bất hoàn, sanh về Tịnh Độ (gồm có 5 cõi thuộc Sắc giới (rupaloka) Vô phiền (Âviha). Vô nhiệt (Atappa), Thiện kiến (Sudassa), Thiện hiện (Sudassi), Sắc cứu cánh (Akanittha) và từ đó chứng đại A La Hán.
Như vậy bốn đạo quả Niết Bàn có thể chứng 1 lần hay nhiều lần, trong đời này hay những đời sau.
 
CHÁNH KINH
 
Một thời Thế Tôn ở Bârânasi, tại Isipatana, trong vườn nai. Bấy giờ cư sĩ Dhammadinna (1) cùng 500 cư sĩ đi đến Thế Tôn, rồi ngồi xuống 1 bên. Ngồi xuống 1 bên rồi, cư sĩ Dhammadinna bạch với Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn giảng dạy cho chúng con, xin Thế Tôn chỉ bảo cho chúng con để cho chúng con có được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
-Vậy thì, này Dhammadinna, các người cần nên tu học như vầy: Đối với những kinh điển  do Như Lai thuyết giảng sâu sắc, nghĩa lý sâu sắc, siêu việt, phù hợp với đạo lý KHÔNG (2) nên thường xuyên dốc lòng học hỏi. Như thế, này Dhamadinna, các người càng nên tu học.
- Bạch Thế Tôn, thật không dễ gì cho chúng con, những kẻ sống trong nhà đông con, thích chiên đàn của Kâsi, (3) đeo tràng hoa, thoa hương phấn, cất giữ vàng bạc, thường xuyên dốc lòng học hỏi những kinh điển sâu sắc, lý nghĩa sâu sắc, siêu việt, phù hợp (đạo lý) KHÔNG. Vậy xin Thế tôn giảng dạy cho chúng con, những kẻ an trú trong 5 giới (4) các giáo pháp khác.
- Vậy thì, này Dhammadinna, các người cần nên tu học như vầy: chúng tôi sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với Phật – Thế Tôn là bậc Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự Trượng phu, thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn. Chúng tôi sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp -  Pháp do Thế Tôn khéo giảng, thiết thực trong hiện tại, có hiệu quả tức thời, cần đến mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình hiểu thấu.
Chúng tôi sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với Tăng – Diệu Hạnh là đệ tử thanh văn của Thế Tôn. Trực Hạnh là đệ tử thanh văn của Thế Tôn. Chơn Chánh Hạnh là đệ tử thanh văn của Thế Tôn, Hòa Kính Hạnh là đệ tử thanh văn của Thế Tôn Tức là bốn đôi và tám bậc thượng nhân. (5) Đệ tử thanh văn của Thế Tôn là đáng cung kính, cúng dường, tôn trọng, vái chào, là ruộng phước không gì hơn trong đời.
Chúng tôi sẽ thành tựu giới được các bậc ưa thích, không bị bể nát, đứt đoạn, lấm lem, nhơ nhớp, đưa đến giải thoát, được người trí khen ngợi, không bị chấp thử và dần đến thiền định. Như vậy, này Dhammadinna, các người nên tu học.
- Bạch Thế Tôn. Bốn pháp dẫn đến dự lưu  (Sotâpatti) (6)  được Thế Tôn giảng dạy, có mặt nơi chúng con; chúng con đã thực hiện những pháp ấy.
- Bạch Thế Tôn, chúng con thành tựu lòng tin bất động đối với Phật, Pháp, Tăng và Giới (7). Này Dhammadinna, lợi ích thay cho các người. Này Dhammadinna quả thật lợi ích cho các người, Nầy Dhammadinna, người đã tuyên bố về quả dự lưu (8)
 
 
CHÚ THÍCH SƠ LƯỢC
 
1)    Dhanmmadinna: cư sĩ Dhanmmadinna là một trong bảy đệ tử tại gia có đến 500 bạn đạo
2)    KHÔNG (sunnatâ): Đạo lý KHÔNG trong kinh này có nghĩa là Vô ngã (nhơn không, pháp không) do Phật Tổ thuyết minh, trong mục đích giúp chúng ta nhận rõ sự thật nơi con người và cuộc đời không chắc thật, bền lâu,  do đó không "chấp thủ" và tự tại an vui cuộc sống. Sự vật vốn không có chủ thể  chứ không phải là không có. Bong bóng hiện hữu là nhờ có nước xà phòng, ống thổi và hơi người thổi, song không hề có chủ thể chắc thật thường còn của bong bóng. Do biết rõ bong bóng vốn là không thật nên khi bong bóng hiện ra với màu sắc long lanh chúng ta không vui mừng đến nỗi điên cuồng, và khi bong bóng tan vỡ chúng ta không buồn phiền đến nỗi chết lịm. Chỉ người lớn mới biết sự thật của bong bóng. Thánh nhân mới hiểu sự thật của cuộc đời.
3)    KÂSI tức là VARANASI (Bébarès) bây giờ. Đây là một thành phố cổ, nằm trên khúc sông  Gange "linh thiêng“ Ấn Độ và cách đây 2500 năm, lúc Phật ra đời, đã có nền văn minh khá cao: dân chúng đã biết dùng hương phấn và ngay cả áo quần dệt bằng chỉ vàng thật.
4)    5 GIỚI: là không sát sanh, trộm cướp, tà hạnh, dối trá và uống dùng các loại rượu và thuốc làm say loạn tâm ý.
5)     Bốn đôi đạo quả cũng là bậc thượng nhân: 1 – 2 Dự lưu đạo – Dự lưu quả 3 – 4 : Nhất lai đạo – Nhất lai quả 5 – 6: Bất hoàn đạo, Bất hoàn quả 7 – 8: Vô sanh đạo, Vô sanh quả.
6)    DỰ LƯU: Vào giòng thánh hay vòng cửa đạo. Đã chứng đạt dựu lưu thì chắc chắn không còn thối lui và thẳng tiến đến Niết Bàn.
7)    Đoạn này dịch gọn lại: có thể xem ở đoạn trên về Phật Pháp Tăng
8)    Người tu hành dù chứng đạt đạo quả cũng không tự khoe. Nếu khoe thì phạm lỗi tăng thượng mạn. Nếu chưa chứng đạt mà nói là đã thì thì phạm tội vọng ngữ, 1 trong 4 tội nặng hải ra khỏi Giáo Hội.
 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2024(Xem: 2406)
Vào lúc 09h00 ngày 27/9/2024 (nhằm 25/8/Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến Tổ đình chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa đã trang nghiêm thiết lễ Huý nhật thường niên Tưởng niệm Cố Hoà thượng Thích Trí Viên và Hiệp kỵ chư Tôn Sư khai sơn tạo tự. Quang lâm tham dự lễ có sự hiện diện của HT. Thích Quảng Thiện, Hoà thượng Thích Nguyên Quang đồng thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo Hội, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hoà; cùng chư tôn Hoà thượng chứng minh, chư tôn giáo phẩm Thường trực Ban Trị sự, chư Tôn đức Tăng, Ni và đông đảo quý Phật tử thành phố Nha Trang về tụng kinh, thắp hương tri ân tưởng niệm.
18/09/2024(Xem: 1120)
Trong vũ trụ bao la vô bờ bến, từ vô thỉ đến vô chung; với những cơn sóng bạt ngàn giữa lòng đại dương, hay những khe suối ẩn mình chảy róc rách giữa chốn rừng sâu, hay những cơn đại phong thịnh nộ thổi đi những bảo vật ra tận chốn mù khơi! Một chúng sanh có nhiều yếu tố nhân duyên hội tụ để rồi tan hợp, hợp tan. Từ dòng nghiệp thức ấy, đã xuất hiện những bông hoa xinh đẹp, để tô điểm cho cuộc đời này thêm nhiều hương sắc! Kính bạch quý Ngài, thưa Quý vị: Hôm nay, giờ này tại Khánh Anh Tự, Chúng tôi có nhân duyên từ Nam bán cầu, một đất nước xa xôi, đến xứ trời Âu để tham dự ngày Giỗ tổ về nguồn, Đại giới đàn Minh Tâm và tán thán công hạnh của cố Trưởng lão Minh Châu, người đã cống hiến cuộc đời cho Đạo pháp.
17/09/2024(Xem: 1315)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
17/09/2024(Xem: 1664)
Vào lúc 09h00 sáng ngày 17-9-2024 (nhằm ngày Rằm tháng 8 năm Giáp Thìn), chư tôn đức Tăng, Ni cùng đông đảo Phật tử đã vân tập tại chánh điện chùa Long Sơn để dự lễ Huý Nhật lần thứ 11 (2013-2024) đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Chí Tín, trú trì chùa Long Sơn và hiệp kỵ chư tôn Hoà thượng giáo phẩm, lãnh đạo GHPGVN tỉnh Khánh Hoà qua các thời kỳ. Tham dự buổi lễ Hiệp kỵ có sự hiện diện của HT. Thích Quảng Thiện, Hoà thượng Thích Nguyên Quang – thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo Hội, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hoà; HT. Thích Minh Thông, UV.HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà, cùng chư tôn giáo phẩm chứng minh, chư tôn giáo phẩm Thường trực Ban Trị sự, chư Tôn đức Tăng, Ni và quý Phật tử thành phố Nha Trang về tham dự tưởng niệm.
13/08/2024(Xem: 1475)
"Vu Lan – nhớ Tứ Trọng Ân" - âm thanh ấm cúng ấy đã trở về, báo hiệu mùa tri ân và báo ân của năm 2024 đang trở về cho tất cả người con Phật khắp năm châu. Trong kinh, Đức Phật dạy có bốn ân lớn nhất đời người là: Ân Cha Mẹ Ân Sư Trưởng Ân Đất Nước Xã Hội Ân Chúng Sanh
12/08/2024(Xem: 1313)
Thứ 4, Ngày 07 Tháng 8 Năm 2024 (04/07 Năm Giáp Thìn) 18 Giờ 00: Lễ Nhập Kim Quan Tại Nhà Tang Lễ Hanatomo, Higashi-matsuyama 19 Giờ 00: Lễ Bạch Phật Khai Kinh Lễ Thỉnh Giác Linh An Vị 20 Giờ 00: Lễ Viếng 21 Giờ 00: Luân Phiên Tụng Niệm
26/07/2024(Xem: 1736)
Từ trong quyền quý cao sang Bước chân Trưởng nữ nhẹ nhàng thoát ly Viên Âm lật giở diệu kỳ Duyên sinh huyễn ảo đó đây vô thường Lăng Nghiêm bừng sáng đêm trường Xuất trần nuôi chí chọn đường tầm sư
24/07/2024(Xem: 1697)
Lời thương gởi, một vầng mây thầm lặng. Nhắn chút tình, Thầy giả biệt đi xa, Trời Sài Thành, mưa buồn tuông vô định, Khóc tiễn Thầy, vọng tiếng niệm Di Đà. Lời thương gởi, vùng quê xưa Quảng Trị. Tuổi thanh Xuân, bập bẹ mới lên Năm. Theo chân bước, vào Cố Đô nuôi dưỡng. Chốn Không môn, nung khí tiết Ân thâm.
24/07/2024(Xem: 920)
Kính bạch giác linh Sư Phụ, giữa đêm trăng thanh tịnh, ngồi yên bên thiền thất, nghe dư âm tiếng vọng về hai chữ: Sư Phụ kính thương của chúng con, tâm con như nghẹn lại vì hình dáng ngày xưa của Sư Phụ, đã đi về chốn huyền tịnh lạc bang, chúng con giờ đây không tìm được hình hài dung nghi đức hạnh, nụ cười và những pháp âm vang vọng khuất dần, xa mãi giữa chốn hồng Trần vắng lặng tịch không, trong khoảnh khắc giờ này mãi là những Hoài niệm ký ức xưa. Sau 14 ngày Sư Phụ về Bên Phật Tổ, thời gian ơi ... xin hãy ngừng trôi cho chúng con được phước duyên phụng sự Sư Phụ ân Sư. Tiếng gọi ấy dường như vô vọng, trong cuộc đời này và mãi về sau, nhưng niềm tin mãi bên Phật, và niềm tin mãi bên Sư Phụ là có thật trong con.
15/07/2024(Xem: 5006)
Ba Mươi Năm vun bồi ngôi nhà Tâm Linh Phước Huệ Hạt giống Phật tưới tẩm thương yêu hiểu biết đơm hoa Chữ Duyên trong đạo Phật thật thâm trầm áo nghĩa, đất Thục-quỳnh-mai, nơi Đạo Tràng Phước Huệ thành lập và sinh hoạt đến nay đã tròn Ba Mươi Năm, cũng từ chữ “duyên” đó. Khởi đi là, vào một ngày đẹp trời đầu tháng 8, năm 1994, Thầy Tâm Ngoạn lái xe từ Seattle về Los Angles, mời chúng tôi lên xe, cùng Thầy thăm viếng miền Tây Bắc Hoa Kỳ vì, trước đây đã ba lần, mỗi lần về LA, Thầy rất chân thành mời chúng tôi đến Seattle lập chùa, nhưng, chúng tôi đều một mực từ chối
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]