Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Dhammadinna (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

16/02/202307:39(Xem: 1379)
Kinh Dhammadinna (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

Phat thuyet phap
KINH DHAMMADINNA

HT. Thích Thiện Châu giảng giải

Phật tử Diệu Danh diễn đọc


 
Kinh DHAMMADINNA thuộc Tương Ưng Bộ (Samyutta-Nikâya), tập V, Chương VI, số 53, trang 406 (Pâli Text Society). Hòa Thượng Thích Minh Châu đã dịch toàn bộ, Tủ thư Phật học Vạn Hạnh xuất bản 1982. Nội dung kinh có thể tóm tắt như sau:

           Cư sĩ (Upâsaka) Dhammadinna cùng 500 cư sĩ bạn xin Phật thuyết pháp. Phật khuyên nên thấu triệt đạo lý KHÔNG (Sunnatâ) trong các kinh sách do Phật thuyết. KHÔNG ở đây có nghĩa là Vô Ngã (Anattâ).

          Chúng sanh (être vivants) và vũ trụ tuy hiện hữu song vốn không chắc thật vì được hình thành bởi các nhân duyên. Ví dụ: con người là một tổng hợp của năm uẩn (khandha): (1) SẮC (vật chất) (2) THỌ (cảm giác+tình cảm) (3) TƯỞNG (nhận thức), (4) HÀNH (vô thức+ý chí) (5) THỨC (phân biệt, hiểu biết). Và chính năm uẩn cũng là những tập hợp không chủ thể. Con người đã không phải là một chủ thể ngã, thì làm gì có sở hữu của ngã. Xa hơn, bản ngã siêu hình cũng chỉ là vọng tưởng. Nếu nhận chân được đạo lý Vô ngã hay không thì chúng ta có thể cởi mở những ràng buộc phi lý do vô minh và phiền não gây ra; nghĩa là chứng đạt Niết Bàn. Không hay vô ngã là đạo lý đặc thù của đạo Phật mà không thể tìm thấy trong các tôn giáo và triết lý khác.

          Vì tin tưởng vào khả năng giác ngộ giải thoát của con người, ngay cả những người sống trong cuộc đời bận rộn, phiền toái, nhiều ràng buộc, Phật khuyên dạy cư cĩ Dhammadinna và các bạn đạo học hỏi và tu dưỡng theo đạo lý Không để được hạnh phúc an lạc lâu dài. Song vì biết rõ khả năng của mình, cư sĩ Dhammadinna xin Phật giảng dạy cho các phép tu học thích hợp hơn đối với người tu tại gia.
          Phật lại khuyên cư sĩ Dhammadinna nên tu học theo bốn pháp căn bản- thành tựu lòng tin không lay chuyển đối với
(1)  PHẬT – bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn
(2)  PHÁP – chánh pháp trong sáng, thực tiễn, lợi ích
(3)  TĂNG – những người tu hành đạo hạnh, đáng tôn kính và lợi ích cho chúng sanh.
(4)   GIỚI – năm giới căn bản mà chủ yếu là tôn trọng sự sống, tài sản kẻ khác, hạnh phúc gia đình. Sự thật và phát triển trí tuệ.
   Sau đó, cư sĩ Dhanmmadinna trình bày sự thành tựu bốn pháp của mình và của các bạn đạo. Phật ca ngợi và chứng nhận Dhammadinna và 500 cư sĩ đã chứng đạt quả vị Dự lưu (tu đà hoàn – Sotâpatti) trong khi tự những cư sĩ ấy không thể tuyên bố là họ đã chứng đạt quả vị Dự lưu.
Qua nội dung kinh, chúng ta có thể thấy rõ ràng hạnh phúc an lạc lâu dài có thể thực hiện ngay ở đây và bây giờ bằng hai phương pháp. Lẽ dĩ nhiên, phương pháp có khác nhau thì kết quả không giống nhau:
- Phương pháp thứ nhất gọi là ĐẠT ĐẠO, nghĩa là với khả năng thông minh, lanh lợi và hoàn cảnh không ràng buộc, người tu hành có thể nhập đạo lý không nhờ sự khai sáng của các bậc giác ngộ hay kinh điển sâu sắc phù hợp với đạo lý Không: Vô Ngã; và như vậy chứng đạt được quả vị A La Hán, giải thoát mọi sự ràng buộc và đau khổ sau khi trừ sạch 10 kiết sử: (1) Thân kiến: chấp có cái ta (Samyojana); (2) Nghi: không tin chơn lý và người tìm ra chân lý; (3) Giới cấm thủ: mê tín tà giới cho rằng những điều kiêng cử tà vạy có thể đưa đến giác ngộ giải thoát; (4) Tham dục: đam mê dục lạc (5) Giận dữ: tàn bạo, độc ác (6): Tham sắc: đam mê hình sắc vi tế thuộc sắc giới (7): Tham vô sắc: đam mê sự hiện hữu thuộc vô sắc giới (8): Mạn: kiêu căng. Ngạo mạn  (9) : Giao động: náo động bên ngoài, không thanh tịnh trong tâm (10): Vô minh: không hiểu khổ và khổ diệt.
- Phương pháp thứ hai: tạm gọi là TU ĐỨC, nghĩa là mặc dù khả năng phát triển trí tuệ bị hạn chế và phải sống trong hoàn cảnh có nhiều ràng buộc cá nhân, gia đình, xã hội, người tu hành với sự thành tựu lòng tin bất động đối với Ba ngôi báu và có nếp sống quân bình lành ích, có thể chứng đạt quả Dự lưu  (Sotâpatti: vào giòng, vào đạo) sau khi trừ sạch 3 kiết sử: (1): Thân kiến, (2): Nghi và (3): Giới cấm thủ và lần lần chứng đạt quả vị Nhất Lai (Sakadâgâmi: sanh lại một lần) sau khi trừ được phần thô kệch của kiết sử thứ 4 và 5, tức là tham dục và giận dữ, rồi chứng đạt quả vị Bất hoàn (Anâgâmi: không sanh lại trong cõi đời này) sau khi trừ sạch 5 kiết sử đầu, tức là từ kiết sử 1 đến thứ 5 và cuối cùng là chứng đạt quả vị A La Hán (Arahatta) – giải thoát hoàn toàn sau khi trừ sạch 10 kiết sử.
Điều cần lưu ý là 4 đạo quả có thể chứng đạt ngay trong đời này. Song nếu chưa đủ khả năng chứng đạt 3 quả vị sau cùng thì người tu hành sau khi chết, nếu đã chứng đạt Dự lưu, tái sanh 7 lần trong cõi đời này để tu hành thêm mới chứng đạt vô sanh (A La Hán), nếu đã chứng đạt Nhất lai 1 lần… nếu đã chứng đạt Bất hoàn, sanh về Tịnh Độ (gồm có 5 cõi thuộc Sắc giới (rupaloka) Vô phiền (Âviha). Vô nhiệt (Atappa), Thiện kiến (Sudassa), Thiện hiện (Sudassi), Sắc cứu cánh (Akanittha) và từ đó chứng đại A La Hán.
Như vậy bốn đạo quả Niết Bàn có thể chứng 1 lần hay nhiều lần, trong đời này hay những đời sau.
 
CHÁNH KINH
 
Một thời Thế Tôn ở Bârânasi, tại Isipatana, trong vườn nai. Bấy giờ cư sĩ Dhammadinna (1) cùng 500 cư sĩ đi đến Thế Tôn, rồi ngồi xuống 1 bên. Ngồi xuống 1 bên rồi, cư sĩ Dhammadinna bạch với Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn giảng dạy cho chúng con, xin Thế Tôn chỉ bảo cho chúng con để cho chúng con có được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
-Vậy thì, này Dhammadinna, các người cần nên tu học như vầy: Đối với những kinh điển  do Như Lai thuyết giảng sâu sắc, nghĩa lý sâu sắc, siêu việt, phù hợp với đạo lý KHÔNG (2) nên thường xuyên dốc lòng học hỏi. Như thế, này Dhamadinna, các người càng nên tu học.
- Bạch Thế Tôn, thật không dễ gì cho chúng con, những kẻ sống trong nhà đông con, thích chiên đàn của Kâsi, (3) đeo tràng hoa, thoa hương phấn, cất giữ vàng bạc, thường xuyên dốc lòng học hỏi những kinh điển sâu sắc, lý nghĩa sâu sắc, siêu việt, phù hợp (đạo lý) KHÔNG. Vậy xin Thế tôn giảng dạy cho chúng con, những kẻ an trú trong 5 giới (4) các giáo pháp khác.
- Vậy thì, này Dhammadinna, các người cần nên tu học như vầy: chúng tôi sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với Phật – Thế Tôn là bậc Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự Trượng phu, thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn. Chúng tôi sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với Pháp -  Pháp do Thế Tôn khéo giảng, thiết thực trong hiện tại, có hiệu quả tức thời, cần đến mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình hiểu thấu.
Chúng tôi sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với Tăng – Diệu Hạnh là đệ tử thanh văn của Thế Tôn. Trực Hạnh là đệ tử thanh văn của Thế Tôn. Chơn Chánh Hạnh là đệ tử thanh văn của Thế Tôn, Hòa Kính Hạnh là đệ tử thanh văn của Thế Tôn Tức là bốn đôi và tám bậc thượng nhân. (5) Đệ tử thanh văn của Thế Tôn là đáng cung kính, cúng dường, tôn trọng, vái chào, là ruộng phước không gì hơn trong đời.
Chúng tôi sẽ thành tựu giới được các bậc ưa thích, không bị bể nát, đứt đoạn, lấm lem, nhơ nhớp, đưa đến giải thoát, được người trí khen ngợi, không bị chấp thử và dần đến thiền định. Như vậy, này Dhammadinna, các người nên tu học.
- Bạch Thế Tôn. Bốn pháp dẫn đến dự lưu  (Sotâpatti) (6)  được Thế Tôn giảng dạy, có mặt nơi chúng con; chúng con đã thực hiện những pháp ấy.
- Bạch Thế Tôn, chúng con thành tựu lòng tin bất động đối với Phật, Pháp, Tăng và Giới (7). Này Dhammadinna, lợi ích thay cho các người. Này Dhammadinna quả thật lợi ích cho các người, Nầy Dhammadinna, người đã tuyên bố về quả dự lưu (8)
 
 
CHÚ THÍCH SƠ LƯỢC
 
1)    Dhanmmadinna: cư sĩ Dhanmmadinna là một trong bảy đệ tử tại gia có đến 500 bạn đạo
2)    KHÔNG (sunnatâ): Đạo lý KHÔNG trong kinh này có nghĩa là Vô ngã (nhơn không, pháp không) do Phật Tổ thuyết minh, trong mục đích giúp chúng ta nhận rõ sự thật nơi con người và cuộc đời không chắc thật, bền lâu,  do đó không "chấp thủ" và tự tại an vui cuộc sống. Sự vật vốn không có chủ thể  chứ không phải là không có. Bong bóng hiện hữu là nhờ có nước xà phòng, ống thổi và hơi người thổi, song không hề có chủ thể chắc thật thường còn của bong bóng. Do biết rõ bong bóng vốn là không thật nên khi bong bóng hiện ra với màu sắc long lanh chúng ta không vui mừng đến nỗi điên cuồng, và khi bong bóng tan vỡ chúng ta không buồn phiền đến nỗi chết lịm. Chỉ người lớn mới biết sự thật của bong bóng. Thánh nhân mới hiểu sự thật của cuộc đời.
3)    KÂSI tức là VARANASI (Bébarès) bây giờ. Đây là một thành phố cổ, nằm trên khúc sông  Gange "linh thiêng“ Ấn Độ và cách đây 2500 năm, lúc Phật ra đời, đã có nền văn minh khá cao: dân chúng đã biết dùng hương phấn và ngay cả áo quần dệt bằng chỉ vàng thật.
4)    5 GIỚI: là không sát sanh, trộm cướp, tà hạnh, dối trá và uống dùng các loại rượu và thuốc làm say loạn tâm ý.
5)     Bốn đôi đạo quả cũng là bậc thượng nhân: 1 – 2 Dự lưu đạo – Dự lưu quả 3 – 4 : Nhất lai đạo – Nhất lai quả 5 – 6: Bất hoàn đạo, Bất hoàn quả 7 – 8: Vô sanh đạo, Vô sanh quả.
6)    DỰ LƯU: Vào giòng thánh hay vòng cửa đạo. Đã chứng đạt dựu lưu thì chắc chắn không còn thối lui và thẳng tiến đến Niết Bàn.
7)    Đoạn này dịch gọn lại: có thể xem ở đoạn trên về Phật Pháp Tăng
8)    Người tu hành dù chứng đạt đạo quả cũng không tự khoe. Nếu khoe thì phạm lỗi tăng thượng mạn. Nếu chưa chứng đạt mà nói là đã thì thì phạm tội vọng ngữ, 1 trong 4 tội nặng hải ra khỏi Giáo Hội.
 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2022(Xem: 4563)
Thiệp Thỉnh Lễ Đại Tường Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (ngày 8-9/6/2022) tại Cali, Hoa Kỳ
21/04/2022(Xem: 3697)
Hồng Trần Chốn Cũ Dạo Chơi, Bấy Nhiêu Cuộc Lữ, Nụ Cười Thong Dong. Đến Đi Như Hạt Sắc Không, Nhẹ Buông Hơi Thở, Hoá Trông Vô Thường.
15/04/2022(Xem: 5803)
Trưa Chủ Nhật ngày 30/1/2022, chúng con hàng đệ tử xuất gia và tại gia thuộc Tu Viện Quảng Đức, thành phố Melbourne, Úc Châu, đã trang nghiêm chí thành tổ chức lễ Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai, ngõ hầu đáp đền phần nào công ơn giáo dưỡng của Người đối với Đạo Tràng Quảng Đức chúng con.
08/04/2022(Xem: 3608)
Kính bạch Giác linh Tôn sư. Từ trời Tây Hoa Kỳ, bên này bờ Đại dương Thái bình xanh ngắt Chúng con vọng về quê hương Việt Nam , Thành phố Sài gòn, là "Hòn ngọc viễn đông" một thuở. Tại đây hai năm về trước, Ba độ mai vàng trổ nụ khai hoa. Ngày đó 29 tháng giêng năm Canh Tý, (2020) Tôn sư đã nhẹ gót đi xa, Nơi ấy thời gian không có nữa.
07/04/2022(Xem: 4029)
Mấy hôm Quang Thiện vắng tiếng Kinh Hôm nay điện thoại báo hung tin Sư Cô Phổ Nguyện duyên trần mãn Xả bỏ báo thân, khép hành trình…
02/04/2022(Xem: 3820)
Sơ lược tiểu sử và Công Hạnh kham nhẫn kiên trì đại nguyện của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận người thừa hành kiến tạo xây dựng hai ngôi chùa Linh Sơn Việt Nam tại Kushinaga nơi Đức Thế Tôn nhâp Niết Bàn và nơi đức Thế Tôn Đản sinh Lumbini. Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận thế danh là Cúc Thị Philip sinh năm Bính Tuất 1946 tại Làng Đại Áng, Thành Phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị. Miền trung Việt Nam. Cô Cúc Thị Philip Sinh ra trong một gia đình tín tâm Tam Bảo, thâm tín Phật Pháp nhiều đời. Thân phụ tên Nguyễn Linh PD Như Nguyên. Thân mẫu tên Nguyễn Thị Tiềm PD Tâm Xứng, có cả bảy anh chị em, ba trai bốn gái, Cô Cúc Thị Philip là người thứ sáu. Trước cuộc chiến tranh 1975. Cô Cúc Thị Philip đã di tản sang Hoa Kỳ và định cư tại Tiểu bang Michigan. USA. Sau những biến cố thăng trầm dâu bể Vô thường của cuộc đời, Cô Cúc Thị Philip cũng biết một vài Sư phụ khác nhưng cuối cùng những buổi thuyết pháp tại Mỹ Quốc của Đức Tăng Thống Thượng Huyền Hạ Vi thuyết giảng, tác động tâm thức, Cô Cúc Thị Ph
01/04/2022(Xem: 8961)
Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ thành kính cáo bạch: Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, thế danh Trương Thái Siêu, sinh năm Ất Dậu 1945, thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Trú Trì Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, thành phố Hayward, tiểu bang California, Hoa Kỳ, đã viên tịch vào lúc 6 giờ chiều, ngày 20 tháng 3 năm 2022 (nhằm ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Dần), thế thọ 78, lạp thọ 58. Chương trình Tang Lễ sẽ được thông tri đầy đủ đến chư tôn Thiền Đức và quý Thiện nam Tín nữ qua Thông Tư sắp tới của Giáo Hội. Ngưỡng mong chư tôn Thiền Đức trong mười phương nhất tâm hộ niệm: Giác Linh Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên cao đăng Phật quốc.
23/03/2022(Xem: 4186)
Tập sách này do một nhóm Phật tử và thiền sinh biên soạn nhân dịp Hòa thượng Kim Triệu Khippapañño được 65 tuổi hạ và 85 tuổi đời, với mục đích duy nhất là để bày tỏ lòng tri ân lên một bậc tu hành đã trọn đời hết lòng cho Đạo Pháp. Đây chỉ là vài góp nhặt đơn sơ từ các lời chia sẻ trung thực giữa Thầy và trò hoặc từ những cảm nghĩ chân phương của trò về Thầy nên nội dung sách có phần nào hơi riêng tư và giới hạn. Ước mong trong trong lai, các bậc tôn túc sẽ hợp soạn một quyển tiểu sử đúng nghĩa hơn với công đức và tầm vóc về sự nghiệp hoằng pháp của Ngài. Chỉ mong tập sách nhỏ này là món quà tinh thần của học trò kịp dâng lên Thầy lúc còn hiện tiền để Thầy được hoan hỷ nhìn thấy phần nào hoa trái của những nhân lành mà Thầy đã không ngừng gieo rải suốt gần bảy mươi năm hành đạo.
19/03/2022(Xem: 17866)
Trong không khí thanh thoát của đất trời mùa tuôn dậy, Tăng thân Làng Mai rất hạnh phúc được chia sẻ với quý thân hữu Lá thư Làng Mai số 45 - 2022. Đây là một món quà mà tăng thân kính dâng lên Sư Ông – người Thầy thương kính và cũng để mừng Làng Mai 40 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]