Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Con Rùa (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

16/02/202307:38(Xem: 1521)
Kinh Con Rùa (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

con rua

KINH CON RÙA

HT Thích Thiện Châu giảng giải

Phật tử Diệu Danh diễn đọc

 


 

 

Bản kinh này trích từ Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikâya) tập IV, trang 183-185 do thượng tọa Thích Minh Châu dịch, Tủ thư Phật học Vạn Hạnh xuất bản 1982

Nội dung gồm những ý chính sau đây:

1. Phật lấy ví dụ con rùa khôn ngoan khi gặp con chó sói thì rút chân và đầu cổ vào trong mai để khỏi bị chó sói giết hại để khuyên dạy chúng ta hộ trì các giác quan khi các các giác quan tiếp xúc với các đối tượng để khỏi bị "ác ma" gây tai họa .

2. Phật chỉ dạy phương pháp "hộ trì" các căn: Khi các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với đối tượng sắc, tiếng, mùi, vị, cảm xúc, pháp. Không nên nắm giữ tướng chung (toàn diện cách hoa hồng với tất cả hình sắc, mùi thơm v.v…) tướng riêng (một phần của hoa hồng như một tai hoa hay mùi thơm) và chế ngự những nguyên nhân nào có thể gây nên say đắm, lo buồn và những ý nghĩ, những lời nói, những hành động có hại cho mình cho người.

3. Ý thứ ba nằm trong bài kệ ở cuối bản kinh vừa tóm tắt hai ý trên vừa nhấn mạnh những điểm quan trọng trong khi thực hành "hộ trì các căn" : thâu nhóm, nhiếp phục tâm tư để tâm tư không tán loạn. Vì tán loạn là nguồn gốc của phiền não và nghiệp ác, không nương tựa vào "tà kiến" (sản phẩm của những lý thuyết sai lầm, lệch lạc đối với sự thật) để nhận xét, phán đoán sự vật, không làm hại người, không nói xấu người. Và như vậy là chứng đạt được sự an tịnh hoàn toàn.

Bản kinh trên cho chúng ta thấy rõ tính chất thực tiễn của đạo Phật. Phật không nói nhiều về tâm trên bình diện bản thể như nhiều đệ tử về sau mà chỉ thẳng phương pháp "hộ trì các căn" để tâm ý đạt được sự an tịnh. Mà an tịnh vốn là bản tánh của Tâm.

"Hộ trì các căn" còn có nghĩa là đừng để tâm ý vương vấn, trói buộc bởi các giây nhợ phiền não và tà kiến. Đây cũng là đạo lý "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khi tâm phát khởi không nên để bị kẹt vào một nơi nào) mà trong kinh Kim Cương và các Thiền Kinh thường nói đến. Và phương pháp thực hiện "vô niệm", "vô trụ" cũng được Phật chỉ dạy một cách giản dị mà sâu sắc như sau:

"Trong cái nghe, sẽ chỉ thấy cái nghe. Trong cái thọ tưởng chỉ sẽ thấy cái thọ tưởng. Trong cái thức trí sẽ chỉ là cái thức trí". Như vậy, này Bâhiya, nhà ngươi cần phải học tập. Vì rằng, này Bâhiya, nếu với ngươi trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy; trong cái thọ tưởng sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức trí sẽ chỉ là cái thức trí: do vậy, này Bâhiya, người không là chỗ ấy (không bị mắc kẹt). Vì rằng, này Bâhiya, người không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy, đoạn tận khổ đau

 

 

 

CHÁNH KINH:

"Thuở xưa, này các Tỳ Kheo, có một con rùa, vào buổi chiều đang đi kiếm mồi dọc theo bờ sông. Một con giã can, này các Tỳ Kheo, vào buổi chiều cũng đi tìm mồi dọc theo bờ sông".

"Này các Tỳ Kheo, con rùa từ đằng xa thấy con giã can đang đi tìm mồi, thấy vậy liền rụt bốn chân và thứ năm là cổ vào trong mai rùa của mình và nằm bất động, im lặng".

"Này các Tỳ Kheo, con giã can từ đằng xa thấy con rùa, đi đến con rùa, sau khi đến, đứng một bên nghĩ rằng: khi nào con rùa này thò ra thân phần nào và cổ là thứ năm, ngay tại chỗ ấy, Ta sẽ nắm lấy, bẻ gãy và ăn".

"Nhưng, này các Tỳ Kheo, vì rằng con rùa không thò ra một thân phần nào và cổ là thứ năm. Nên con giã can nhàm chán con rùa bỏ đi, không nắm được cơ hội". Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, Ác ma (1) thường xuyên không gián đoạn, đứng trong tư thế rình mò các ngươi với ý nghĩ: " Rất có thể ta nắm được  cơ hội để bắt gặp từ con mắt … từ cái lưỡi…hay từ ý".

"Do vậy, này các Tỳ Kheo, hãy sống hộ trì các căn". (2)

 "Khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chúng (3), không nắm giữ tướng riêng  (4). Những nguyên nhân gì vì nhãn căn  không chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên (5), hãy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thiệt hành hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng… Mũi ngửi mùi… Lưỡi nếm vị… Thân cảm xúc… Ý nhận thức các pháp, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện  pháp khởi lên, hãy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thiệt hành hộ trì ý căn (6). Này các Tỳ Kheo, khi nào các ngươi sống hộ trì các căn, thời Ác ma nhàm chán các ngươi  và sẽ bỏ đi, không nắm giữ được cơ hội, như con giã can đối với con rùa" .

 Như rùa dấu thân phần,

Cũng vậy, vị Tỳ Kheo.

Không nương tựa một ai (7)

Hoàn toàn đạt tịch tịnh,

Trong mai rùa của nó,

Thâu nhóm mọi tâm tư.

 Không hại một người nào

Không nói xấu một ai.

 

CHÚ THÍCH SƠ LƯỢC

1-Ác ma : Ở đây chỉ cho phiền não trong người luôn luôn rình mò và tìm cách gây ra tai họa cho chúng ta.

2- Các căn : 6 giác quan : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là những cơ quan cảm giác.

3- Tướng chung :  Toàn thể của một sự vật, ví dụ một cành hoa hồng toàn diện với hình sắc, mùi thơm v.v..

4- Tướng riêng : Một phần nào đó của một sự vật, ví dụ một tai hoa hồng hay mùi thơm của hoa hồng...

5- Nếu nhãn căn không được chế ngự, không được kiểm soát thì các nguyên nhân hoặc bên trong hoặc bên ngoài có thể làm phát sanh ra tham đắm hình sắc, âm thanh ...v.v...  nếu say đắm không được thỏa mãn thì giận dữ ghét bỏ ; tham giận lúc nào cũng là nhân duyên của lo buồn và các hành động xấu hại cho mình cho người.

6- Sự sống và cảnh sống của loài người  tuy phức tạp song có thể thâu nhóm trong 6 căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và 6 trần : Sắc, tiếng, mùi, vị, cảm xúc, và pháp. Hộ trì 6 căn khi chúng tiếp xúc với 6 trần tức là hộ trì sự sống  tốt đẹp của mình và của người. Thật ra căn và trần chẳng hề có gì ghê gớm để phải bị chế ngự. Chế ngự ở đây có nghĩa là  chế ngự phiền não ; không để cho phiền não sanh khởi trong lúc 6 căn tiếp xúc với 6 trần. Một khi phiền não tiêu diệt, thì chúng ta vẫn sống với 6 căn và 6 trần song lúc nào cũng được tự tại và an vui.

7- Không nương tựa một ai : Ở đây có nghĩa không nương vào tham sân và tà kiến sẵn có nơi mình đẩ thấy nghe sự vật một cách như thật tức là giác ngộ và giải thoát.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2023(Xem: 141759)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
26/04/2023(Xem: 2653)
Sư đệ ơi! Sinh ra từ vùng cát trắng thuỳ dương, quê hương Hải Nhuận thế phát xuất gia nơi Cố Đô Từ Vân Trú xứ Cầu pháp chuyên tu tại Hội An Vạn Đức Tổ Đình Hơn 30 năm mặc áo tu hành, nương thiền tự vui câu kinh tiếng kệ. Sớm hôm cùng thầy Tổ đệ huynh, hết lòng phụng sự quần sinh. Nay duyên mãn Đệ về nơi Bổn Sở.
24/04/2023(Xem: 2689)
Người đi tắt hạt nắng vàng, Người về cõi Phật, an nhàng tịch thân. Dấu chân đọng giữa phù Vân, Nụ cười trao lại, trọn phần thế gian.
21/04/2023(Xem: 2784)
6- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Giới Nghiêm (1921-1984)
21/04/2023(Xem: 2490)
5- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Hạnh Tuấn (1956-2015)
21/04/2023(Xem: 2457)
3- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Đức Niệm (1953-2017)
21/04/2023(Xem: 2504)
2- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Viên Diệu (1954-2015)
21/04/2023(Xem: 2031)
1- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Thiện Minh (1921-1978)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]