Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Bố Thí (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

16/02/202307:27(Xem: 1368)
Kinh Bố Thí (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

phat thuyet phap

KINH BỐ THÍ

HT Thích Thiện Châu giảng giải

Phật tử Diệu Danh diễn đọc

 

 

 

I.CHÁNH KINH

Các Tỳ Kheo, có hai loại bố thí: tài thí và pháp thí; các Tỳ Kheo, trong hai loại bố thí này, pháp thí là cao nhất. Các Tỳ Kheo, có hai loại phân phát: phân phát của cải và phân phát đạo pháp; các Tỳ Kheo, trong hai sự phân phát này, phân phát đạo pháp là cao nhất. Các Tỳ Kheo, có hai cách giúp đỡ (nhiêu ích-anuggaha): giúp đỡ của cải và giúp đỡ đạo pháp; trong hai cách giúp đỡ này, giúp đỡ đạo pháp là cao nhất.

„ Bố thí là thù thắng cao nhất,

Là sự phân phát Thế Tôn khen.

Ruộng phước tốt nhất (1) với lòng tin,

Người trí biết, ai (mà) chẳng cúng dường (2)

Ai nói và nghe cả hai điều (3)

Với lòng tin trong đạo Thiện Thệ (4)

Và tinh tấn trong đạo Thiện Thệ

Được thanh tịnh  mục đích cao nhất”

 

II.CHÚ THÍCH SƠ LƯỢC

(1,2) - Ruộng phước tốt nhất: những người tiếp nhận sự bố thí, cúng dường, nhất là những người tu hành, là ruộng phước để người bố thí gieo giống. Nếu nghĩ như vậy thì người bố thí sẽ không có thái độ khinh miệt, hất hủi trong lúc san sẻ cho người.

(3) – Ai nói và nghe cả hai điều: có nghĩa là giảng dạy và thực hành cả hai điều: tài thí và pháp thí.

(4) – Thiện thệ (Sugata): một trong 10 danh hiệu của Phật: (khéo sống trong thế gian)

 

III.BÌNH LUẬN:

Kinh này rút ra từ tập Ittivuttaka (Phật thuyết như vậy) số 98 trang 98 (Pâli Text Society). Nội dung là Phật dạy hai thứ bố thí: tài thí và pháp thí.

a) – Tài thí: cho của cải như đồ ăn, thức uống, áo quần, thuốc men, nhà ở, tiền bạc hay phục vụ bằng công sức v.v… với mục đích giúp người khỏi thiếu thốn vật chất.

b) – Pháp thí : cho lời hay, lẽ phải, cách sống, phương pháp tu dưỡng phù hợp với chơn lý nhằm mục đích giúp người phát triển trí tuệ và đạt được an vui lâu dài.

Trong hai thứ bố thí này, pháp thí là cao nhất vì nó có thể giúp người giác ngộ chơn lý và giải thoát khổ đau. Tuy so sánh như vậy song Phật vẫn khuyến khích chúng ta thực hiện cả hai, tài thí và pháp thí. Một cách tổng quát, đối với người tu sĩ thì tài thí dễ hơn; còn người xuất gia thì pháp thí dễ hơn. Tuy nhiên, người cư sĩ vẫn có thể san sẻ đạo pháp cho người khác, nhiều khi còn thuận tiện hơn. Và ngay trong sự cúng dường vật chất cho người xuất gia, người cư sĩ vẫn góp phần pháp thí qua sự hoằng hóa của người xuất gia trong mục đích đem lại an vui lâu dài cho mọi người.

Bố thí là phương pháp tu dưỡng đầu tiên của Phật tử. Vì chưa biết cho tức là không có từ bi hỷ xả. Mà thiếu từ bi hỷ xả thì khó mà tiến xa trên đường đạo. Đã là một phép tu, bố thí cần được thực hiện dưới ánh sáng trí tuệ, nghĩa là phải biết cách cho: “cách cho hơn của đem cho. Người biết cách cho là hơn của đem cho. Người biết cách cho là người “trước khi cho thì có niềm vui trong lòng, trong khi cho thì hài hòa và sau khi cho thì hoan hỷ” (xem An.III,336). Người biết cho còn phải biết rõ lợi ích của vật đem cho và kết quả của việc sử dụng chúng. Do đó, về vật chất ta chỉ nên cho những gì có thể thăng hoa sự sống mà không nên cho những gì phá hoại cho sự sống như rượu, thuốc độc, khí giới giết người, v.v… và về đạo pháp, lẽ dĩ nhiên chúng ta chỉ nên cho chánh pháp, những lời giảng dạy hay kinh sách khế lý khế cơ có khả năng giúp người giác ngộ giải thoát  mà không nên truyền bá những lý thuyết (giảng dạy cũng như sách báo) tà vạy, mê tín, dị đoan, gây thêm mê lầm và sợ hãi cho người. Hiện tượng ấn tống các “kinh sách” nhảm nhí như Hồi dương nhân quả, Địa ngục du ký, Sấm giảng núi Sam, Dị lạc chơn kinh, v.v… là ví dụ điển hình. Thật ra, những người ấn tống kinh sách một cách bừa bãi, chỉ nghĩ đến việc cầu phúc lợi cho mình hơn là nghĩ đến việc giúp người khác giác ngộ giải thoát.

Người biết cách cho là người cho với tinh thần hướng về và thực hiện giác ngộ giải thoát cho mình cho người.

Bố thí là một phương pháp tu dưỡng chớ không phải là một lý thuyết cho nên kết quả tốt đẹp của nó chỉ những người biết cách cho và thường hay cho mới gặt hái được.

Thiện Châu dịch và giới thiệu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2023(Xem: 2734)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Chí Mãn (1942-2017)
05/04/2023(Xem: 2290)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Phước Đường (1932 - 2017)
04/04/2023(Xem: 2319)
Hòa thượng Thích Đắc Pháp, thế danh Thái Hồng Điệp, sinh năm 1938, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là ông Thái Văn Hai và thân mẫu là bà Bùi Kim Loan. Năm 1947, thân phụ Hòa thượng hy sinh trong khi bị giam cầm tại nhà lao Côn Đảo. Những tưởng được nương bóng mẹ hiền đến lúc lớn khôn, nhưng thật không may, hai năm sau, lúc Hòa thượng 12 tuổi, mẫu thân lại quy tiên. Mặc dù không còn cha mẹ cận kề dạy bảo, nhưng với nghị lực cùng tinh thần hiếu học và nền nếp đạo đức gia đình từ xưa, Hòa thượng đã tự rèn luyện bản thân về cả tri thức và đạo đức cho đến lúc trưởng thành.
04/04/2023(Xem: 2544)
Hòa thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương Văn Trình, sinh năm 1878 (Kỷ Mẹo), vốn là bậc đại điền chủ, nổi tiếng nhân hậu, đạo đức khắp vùng. Phụ thân là cụ ông Trương Văn Thêm, mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Em. Hòa thượng là người con út trong gia đình có bốn anh chị em. Năm 1910, Hòa thựơng tu theo đạo Minh Sư và được gọi là Ông lão Năm. Đạo Minh Sư chủ trương “Thờ cúng Phật, tu theo Lão giáo, sống theo Nho gia’’, nên Hòa thượng có điều kiện so sánh, nhận thấy Phật đạo cao siêu hơn.
02/04/2023(Xem: 2089)
Từ phương xa, chúng con xin chấp tay cúi đầu đảnh lễ Tiễn đưa Thầy về cảnh giới Tây Phương Tám mươi năm trụ đời, Thầy đã sống chung cùng nỗi khổ của Quê Hương Ánh đạo vàng loan tỏa khắp muôn phương. Thầy dạy chúng con, lấy từ bi trí tuệ làm đầu. Trong Pháp Phật có tứ trọng ân Ân Tổ Quốc là ân cao nhất, phải giữ gìn mảnh đất tiền nhân. Vận nước nổi trôi!
01/04/2023(Xem: 1879)
Huế lưu ảnh, dòng Hương Giang thơ mộng. Vọng chuông ngân, chùa Thiêng Mụ Thơm trong. Thơm mùi đạo, áo tràng lam trượng thất. Mõ nhịp đều, sương mờ ảnh sắc không. Mây phủ kính, dòng tâm tang tiễn góc. Dấu phong Trần, năm ấm vội tang thông. Mượn huyễn thân, khoác lên áo nâu sòng. Tu tinh tấn, tâm Phật ngộ bên trong.
28/03/2023(Xem: 2560)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Huệ Đăng (1873-1953)
27/03/2023(Xem: 3418)
Từ Quảng Trị, quê xưa nuôi dưỡng. Chốn Thiền gia, quy ngưỡng Phật Tâm. Xuất Trần quyết chí dấn thân. Nuôi Bồ đề nguyện, độ nhân qua đò.
25/03/2023(Xem: 2597)
Điện Thư Phân Ưu kính gởi Môn Đồ Pháp Quyến của Ni Trưởng Thích Nữ Chơn Hiền (1930-2023)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]