Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng Niệm Ân Sư, Cố Hòa Thượng Thích Phước Đường (1932-2017)

14/02/202319:16(Xem: 2282)
Tưởng Niệm Ân Sư, Cố Hòa Thượng Thích Phước Đường (1932-2017)


Tưởng Niệm Ân Sư
Cố Hòa Thượng Thích Phước Đường
(1932-2017)

 

 ht phuoc duong

 

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

 

Kính Giác linh Thầy

Con về đến Trúc Lâm thứ ba, trưa ngày 18.7. 2017 trời nắng gắt, hình bóng Thầy đâu không thấy chỉ thấy hai chiếc xe hoa đã kết sẵn để đưa Thầy đến nơi làm lễ Trà Tỳ, tim con như tan nát thành mảnh vỡ. Trời ơi! Có thể như vậy được sao? Suốt quãng đường dài từ Đức qua Pháp con chỉ mong sao đây không phải là sự thực, con không muốn tin dẫu biết rằng thế gian vô thường, tất cả rồi sẽ tan hòa vào vũ trụ.

Con vội vã lên thiền đường để kính lễ Giác Linh Thầy, chân con run rẩy con đi không vững nữa. Thầy nằm đó an nhiên, tự tại nét mặt hiền hòa. Con quỳ xuống bên Thầy đảnh lễ, nước mắt con tuôn trào.

Quanh chùa đông người sao vắng lặng trong con, đâu đâu con cũng thầy hình bóng Thầy, sáng thật sớm 3 giờ Thầy dậy tụng kinh, 6 giờ điểm tâm rồi Thầy về liêu phòng nghỉ chút xíu tới 7 giờ Thầy xách từng bình tưới thật to tưới từng cây cỏ từ sân chùa đến đỉnh đồi trong yên lặng, có lẽ Thầy nói chuyện nâng niu cỏ cây, sau đó khoảng 10 giờ Thầy tới tháp Địa Tạng chú nguyện cho từng hũ cốt hương linh ở chùa, Thầy thầm lặng trong chánh định rải tâm từ bi đi khắp mọi nơi….

Một ngày một đêm ở chùa con chỉ muốn đi nhiễu quanh kim quang Thầy để niệm Phật, con chỉ muốn ở bên Thầy cho trọn vẹn nhưng rồi con nghĩ, con phải tôn trọng khách đến viếng Giác Linh Thầy như trong chùa đã định, giữ sự trang nghiêm chỉ mười người được viếng rồi lui ra.


ht phuoc duong-2

 Hòa Thượng Thích Phước Đường đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 18 giờ 53 phút ngày 12-7-2017 (nhằm ngày 19-6-Đinh Dậu) tại thiền viện Trúc Lâm Paris, số 9 Rue Neuchatel, 91140 Villebon / Yvette, Paris (Pháp). Trụ thế: 85 năm; Hạ lạp: 49 năm. Lễ nhập kim quan cử hành vào ngày 14-7-2017 (nhằm ngày 20-6-Đinh Dậu). Kim quan Hòa thượng được tôn trí tại thiền viện Trúc Lâm Paris. Lễ viếng từ ngày 14 đến hết 18-7-2017 (21 đến 25-6-Đinh Dậu). Lễ Trà-tỳ được cử hành vào ngày 19-7-2017 (26-6-Đinh Dậu).



Buổi tối con lên tháp A Nan Đà để ngủ, ngang qua phòng Thầy cửa đã khép kín, con nghẹn ngào muốn khóc, nhớ hôm nào đến thăm Thầy, Thầy đã gọi con vào phòng và cho con bức tượng Quán Thế Âm Thầy mang từ Việt Nam về, Thầy nhắn nhủ dạy con rằng con nương theo hạnh Quán Thế Âm giúp những ai cần đến theo tiếng kêu cầu và Thầy rất vui khi biết con thường làm các việc thiện lành. Thầy kể con nghe ngày còn sa di Thầy vất vả khá nhiều nhưng lòng vẫn vui  vì đó là hạnh nguyện, Thầy kể những ngày làm thư ký cho hãng xì dầu do Pháp Sư Giác Đức sáng lập để nuôi học chúng…

Cả đêm trằn trọc con nghĩ tới Thầy, hơn năm trời con trôi nổi theo dòng đời, theo các việc thiện nguyện, nhiều lần nhớ tới Thầy con điện thoại thăm mà không được, con hối hận đã không để thời gian ra viết thư thăm Thầy như những năm về trước nếu như con không điện thoại được, dù lúc nào con cũng nghĩ tới Thầy với một lòng thương kính.

Con còn nhớ có lần con sắp đi làm ca đêm, 9 giờ tối Thầy gọi dt cho con nói „Diệu Danh tối nay lạnh, con đi làm mặc áo ấm, nhớ tới con làm đêm Thầy viết cho con bài thơ, rồi Thầy đọc con nghe:

 

VẪN CÒN

Người đi về giữa khuya

Phố xá im như chết

Lo loét đèn ai kia?

Gánh quà đêm chưa hết

Lạnh ướt sương đầm đìa

Văng vẳng đâu tiếng ếch

Người đi về giữa khuya

Bóng trên đường lẻ chiếc

Ngẩng đầu ngó trời kia

Còn ngấn trăng soi biếc

 

Trời ơi, con đã khóc thật nhiều lòng từ của Thầy cho con nhiều quá! Thầy nhìn con qua hình ảnh người đàn bà Việt Nam cực khổ, nhẫn nhịn, gánh hàng đêm để nuôi con ăn học, phụ giúp chồng gánh vác giang san nhỏ bé của gia đình vò võ ban đêm với gánh hàng chưa bán hết. Con bên này giữa đêm trường, một mình lái xe hơi, trời mùa đông giá lạnh với sương mù vây phủ chỉ nghe trên đường tiếng bánh xe con lăn, con ngậm ngùi, mùa đông trời xứ Đức không có trăng chỉ có màn đêm dầy đặc nhiều khi con nghĩ mình lẻ loi, quờ quạng trong sương mù, nhưng con đã có Thầy soi sáng tâm linh cho con. Pháp thân Thầy tỏa chiếu, lòng từ bi Thầy vô lượng vô biên un đúc cho con hạnh lành mà con ráng đời này gieo chút nhân lành, con quên cả những nhọc nhằn trong đời sống.

 Thầy ơi! Giờ con hiểu ra ngấn trăng soi biếc là pháp thân Thầy, là tình thương của vị Thầy đã dành cho đệ tử mình. Thầy ơi! Từ nay con không còn Thầy nữa, con một mình lẻ loi, không còn ai nhắc nhở con mặc áo ấm, nuôi các cháu ăn học, hiếu thảo với Mẹ Cha, sống nương theo đời nhưng luôn giữ cho mình giới hạnh- Trước Giác linh Thầy con hứa đời đời kiếp kiếp tu hạnh lành, làm điều lành để không phụ ân Thầy đã dưỡng dạy con.

Thầy ra đi nhằm mùa An Cư Kiết Hạ của Chư Tăng, cửu tuần nhiếp tâm tu học, nhơn nhơn tấn đạo nghiêm thân, huân tu tứ hoằng thệ nguyện, xứ xứ đàn na hộ pháp, hộ đạo, trợ duyên, cận đáo thời tự tứ, ngưỡng báo đáp Phật ân, chư Tăng thúc liễm thân tâm, sách tấn đồng tu, nghiêm trì luật tạng, gìn giữ thanh quy, nêu cao tinh thần lục hòa cộng trụ, thường hành giới, định, huệ trang nghiêm, tấn tu đạo nghiệp và tam vô lậu học, trì kinh nhị khóa công phu nhằm hồi hướng Thượng báo trọng ân, Hạ tế tam đồ khổ.

Là Phật tử con nguyện nhất tâm tu trì để đáp đền ơn trong muôn một của Chư Phật và „báo nghĩa ân sư huấn dục chỉ thâm ân, đáp tình Phụ Mẫu sinh thành chi hiếu đạo“.

„Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng.

Nghĩa Tôn Sư muôn kiếp khó đáp đền“

Dù là một chữ cũng Thầy

Dù là nửa chữ cũng đầy ân sâu

Mai này vào cuộc biển sâu

Lời Thầy là những hạt châu soi đường



ht phuoc duong-4ht phuoc duong-3ht phuoc duong-2ht phuoc duong-1


 

Bạch Thầy,

Con nhớ nhiều quá, nhớ lần ghé thăm Thầy có anh chị Tôn Hoa, dì Tiết, dì Minh, chị Bảo, sáng dậy, con định đảnh lễ Thầy để về lại Đức, Thầy gọi con lại rồi hỏi: „Diệu Danh, con nói Thầy nghe 14 lời Phật dạy“ . Mô Phật Thầy ơi, con đã không trả lời được, con chỉ nhớ mỗi điều 14 nhưng rồi không dám trả lời. Thầy nhìn con rồi nói: „ Thầy cho con bao nhiêu lời dạy của Đức Phật cũng không đủ, con còn đi xin thêm rồi cho người khác, giờ Thầy hỏi con không biết“  thế rồi Thầy bắt con đứng lại đọc 14 lời Phật dạy trên tấm bảng có sẵn cho Thầy nghe, mọi người nhìn con, con mắc cỡ cúi đầu xuống và đọc từng câu:

 

  • Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
  • Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
  • Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
  • Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
  • Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
  • Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
  • Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
  • Khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
  • Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
  • Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ
  • Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
  • Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung
  • Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
  • An ủi lớn nhất của đời người là bố thí


Thầy kính! Con biết, con biết vì thương con nên Thầy nhắc nhở con học những lời dạy cao quý của Đức Phật áp dụng cho đời sống mà con đang sống, con hiểu Thầy dạy con „cho người những cái mà mình đã có và đã hiểu, làm việc gì cũng do từ tâm, trong chính niệm, con biết Thầy tình thương Thầy dạy dỗ con rất nhiều, dù chỉ qua ánh mắt.

Rồi khi Thầy thấy cô Minh cho con quả lê con cầm, Thầy lại rầy con: „con đã có rồi, có nhiều nhất Thầy cho con trước nhất vậy mà cô Minh cho con cũng cầm, may mà có Thầy ở đây con còn làm như vậy…“ con đâu dám cãi, nhưng từ trong đáy lòng con nhận quả lê cho cô Minh vui, cô nói với con cô bị bệnh đường không ăn được. Con rất vui và cảm động trước sự giáo huấn của Thầy như đấng từ phụ mà Thầy dành cho con.

 

Thứ tư, 19.7

Ba hồi trống Bát Nhã vang lên, Nhà đòn đã đến đóng kim quang Thầy, con nấc nở nghẹn ngào, thế là từ con không còn nhìn thấy bóng dáng từ hòa của Thầy nữa, con lẳng lặng theo sau Tăng Đoàn, và hàng Phật Tử niệm A Di Đà, bao nhiêu cánh hoa được tung lên để cúng dường Thầy, như Trời rưới hoa Mạn Đà và rồi bài thơ năm nào Thầy viết cho Sư Bác lại hiện về trong trí con rõ ràng, ngời sáng hình ảnh hiện ra như trước mắt con

 

Bóng Thầy

 

Ba hồi chuông trống vút lên mây

Chín phẩm liên hoa nở đón Thầy

Nắng đẹp Trung Thu rằm tháng Tám

Linh quang chiếu diệu sáng trời Tây

 

Chim ở quanh đồi trổi diệu âm

Gió theo nhập thất quyện hương trầm

Bóng Thầy cao ngự mây năm sắc

Vang dội lời vàng sáng đạo tâm.

 

Như chuyến vân du Thầy nhẹ bước

Ngàn tay lá trúc bái ân thâm

Ngàn tay Phật tử cùng uy đúc

Mãi mãi hưng Thiền viện Trúc Lâm

(Thích Phước Đường)

 

 và rồi con không khóc nữa, con hiểu Thầy đã vân du theo Đức Phật, ngày 19.6 vía Quán Thế Âm Bồ Tát như hạnh nguyện của Thầy xuống trần gian để hóa độ chúng sanh. Bầu trời trước đó chuyển mưa âm u vần vũ, nhưng khi linh quang Thầy ra đến cổng trời rực sáng, như hào quang của Chư Phật đón Thầy về để rồi Thầy sẽ trở lại Ta Bà như lời Thầy hứa khả hóa độ chúng sanh.

 

 

Kính dâng lên Giác Linh HT thượng Phước hạ Đường        

 

12.7.2017 rừng núi thiêng rung động

Những người con cung kính chấp tay chào

Tiễn đưa Thầy về Cực Lạc Quê Hương

Ơn cứu độ muôn loài cùng thương tiếc

Trên hư không Thầy vẫy tay từ ái

« Hỡi các con, lắng nghe lời ta dạy

Ta trở về chuyển hóa khắp muôn phương

Hóa thân ta sẽ đi khắp mọi miền

Hạt bụi nhỏ vẫn vương lời kinh tụng

Thân tứ đại nay trở về trong vũ trụ

Không gian này còn vang mãi pháp âm

12.7 miền Tịnh Độ an vui

Hoa sen nở tung bay miền Cực Lạc

Đón vui Thầy trở lại với Quê Hương

85 năm trụ đời, 54 năm hạ lạp

Pháp nhiệm màu Thầy rải khắp muôn phương

Lời kinh Phật chuyển lưu đời nhân thế

Thầy đã trở về trong hào quang rực rỡ

Chuyển hóa đời trong dòng điệu luân lưu

Ơn hóa độ Thầy ban chúng con xin ghi tạc

Dụng lời kinh chuyển hóa niệm bình an

Nam Mô Từ Phụ Di Đà

Pháp lành mầu nhiệm con dâng cúng dường

Thành tâm đảnh lễ Mười Phương

Hoa thơm lan ngát chân như diệu thường

 

Sáng nay con đi thiền hành vào rừng nơi gần nhà con ở, con đã ngắt từng cánh hoa mà con vừa cúng dường Đức Quán Thế Âm xong, con vừa đi vừa rải tung bên hai hàng cây để rồi lại cúng dường Giác Linh Thầy, trời nắng gắt nhưng có những làn gió nhè nhẹ thổi khiến tâm hồn con dễ chịu, con vừa đi vừa nhớ tới lời Đức Phật nói với ngài Anuradha:

-Này Anuradha, con nghĩ sao cái gì không có sắc, thọ, tưởng, hành và thức có phải là Như Lai không?

-Thưa không, Bạch Thế Tôn

-Này Anuradha, vì không tìm thấy Như Lai trong đời sống này, con có thể nói như thế này không: Đấng cao quý và tối thượng đã nhấn mạnh và giải thích bốn mệnh đề sau đây:

Một Như Lai hiện hữu sau khi nhập diệt

Một Như Lai không hiện hữu sau khi nhập diệt

Một Như Lai hiện hữu và không hiện hữu sai khi nhập diệt

Một Như Lai chẳng có mà cũng chẳng không có sau khi nhập diệt?

Thưa không, Bạch Thế Tôn

Lành thay! Anuradha. Trước đây và bây giờ cũng vậy, ta chỉ giải thích và nhấn mạnh chân lý của khổ đau và sự chấm dứt khổ đau.

 

Con thấy Thầy hiện ra trong con, trong tất cả, Pháp Thân Thầy là bài kinh vi diệu của lòng từ mẫn mà con phải kính thành đảnh lễ, những cánh hoa con trải để cúng dường Thầy tung bay khắp nơi, như những hạt giống lành mà Thầy đã gieo trồng cho hàng Phật tử chúng con.

 

Màu nhiệm thay! màu nhiệm thay!

Từng cánh sen nở! từng búp sen nở!

Ánh hào quang rực rỡ chiếu muôn phương

Đức Phật đó A Di Đà thân kim sắc

Cùng Đức Quán Âm, Ngài Thế Chí theo cùng

Biết bao Bồ Tát hiện thân

Rước người về đó chốn lành an vui

Nam Mô niệm Phật Di Đà

Cho Người cõi thế chan hòa niềm vui

Đâu đâu cũng tiếng nhạc trời

Ta Bà Tịnh Độ khắp nơi an lành

Chấp tay con quì xuống

Dòng nước mắt tuôn rơi

Nam Mô Từ Phụ Di Đà

Cha lành độ khắp muôn loài chúng sanh

Hôm nay con phát nguyện rằng

 Lòng thương rộng mở khắp cùng nhân gian

 

Con thành kính cúi đầu đảnh lễ và nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Phước Hạ Đường

Một tánh linh minh,

Tây Phương trực vãng

Ba thân thanh tịnh,

Chánh giác vị thành

Chứng pháp nhẫn vô sanh

Ngộ chơn thừa đại định

 

Ngưỡng nguyện Giác Linh Hòa Thượng cao đăng Phật quốc, bất vong nguyện lực, tái hiện đàm hoa, thể nhập Ta Bà, tồi tà phụ chánh, ứng hóa dộ sanh, khứ lai tự tại.

Thành tâm xin Giác Linh Ân Sư chứng giám

Đệ tử kính bái,

Diệu Danh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2018(Xem: 11627)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9298)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23249)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 6970)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 70445)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 87994)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138352)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10271)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23276)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
26/11/2017(Xem: 6602)
Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]