Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Ngộ Chơn Tâm (Tâm hương đưa tiễn Giác Linh Cố HT Thích thượng Ngộ hạ Khải)

24/04/202209:18(Xem: 3608)
Hạnh Ngộ Chơn Tâm (Tâm hương đưa tiễn Giác Linh Cố HT Thích thượng Ngộ hạ Khải)

ht ngo khai 2ht ngo khai 3ht ngo khai 4
HẠNH NGỘ CHƠN TÂM

(Tâm hương đưa tiễn Giác Linh Cố HT Thích thượng Ngộ hạ Khải)

 

Hoàng hôn nhìn cánh hoa rơi

Lòng nao nao nhớ phương trời yêu thương.

Từ ngày hành Đạo ly hương

Dần dà tin tức người thương thưa dần.

Đêm nay con chợt thất thần

Khi hay Hòa Thượng mãn phần ra đi!

Thế là tử biệt sanh ly

Một ngày tái ngộ còn gì mà mong?

Đành rằng ngũ uẩn giai không

Giờ sao vẫn thấy trong lòng xốn xang?

Bao nhiêu kỷ niệm rõ ràng

Từ thời tri ngộ bỗng tràn hiện ra…

Một hôm trên đường thăm nhà

Giữa đường cái chiếc hon đa hư bình

Loay hoay vất vả một mình

Làm sao khắc phục tình hình khó khăn?

Chợt nhìn thấy cổng Thiên An

Bây giờ cứ đứng thở than ích gì?

Thôi thì cứ việc vào đi

Gặp ai xem có cách chi giúp nhờ?

“Tái Ông thất mã” bất ngờ

Bao điều tốt đẹp như mơ ban ngày !

Hạnh duyên gặp lại người Thầy

Gọi là Sư Thúc lòng đầy thương yêu.

Đãi con thịnh soạn bữa chiều

Thầy rằng : “xe sửa tốn nhiều thời gian

Xe tôi, Thầy cứ lên đường

Nhiều người đang ở quê hương đợi Thầy

Xong việc vào lại trong nầy

Tiệm nào uy tín chỉ bày sửa sau”

Quả là diệu dụng phép mầu

Lên đường nhớ mãi ơn Thầy chở che.

Mỗi khi Tết đến Xuân về

Viếng Thiên An để lắng nghe lời Thầy…

Bao nhiêu kỷ niệm đong đầy

Nay còn đâu nữa người Thầy mến thương?!

Đời Thầy nêu sáng tấm gương

Xuất gia cần phải tìm đường độ sinh.

Thực hành hạnh Công Xảo Minh

“Sen Hồng” in ấn sách Kinh lưu truyền.

Khóa Tu xếp đặt tạo duyên

Định kỳ nửa tháng tinh chuyên tu hành.

Không vì lợi, không vì danh

Dấn thân phụng sự đạo tràng gần xa.

Người đi một chiếc hon đa

Mười chùa Phật tử thiết tha đợi Ngài.

Mười lăm năm chặng đường dài

An Nhơn Phật Giáo do Ngài trông nôm.

Đâu phải Ngài muốn ôm đồm

Vì chung lợi ích, phải ôm vào lòng.

Dáng Người trông vẫn thong dong

Mà bao trách nhiệm chất chồng đôi vai.

Người lo đào tạo Tăng Tài

Sáu trò Tiến Sỹ mấy ai sánh bằng?

Trải bao giai đoạn khó khăn

An Nhơn Chi Hội Chư Tăng tựu về.

Quên đi toan tính bộn bề

Tu tập chuyển hóa não nề nghiệp nhân.

Về đây chung sống Tăng thân

Rèn giới định tuệ tâm thần sáng trong.

Lục Hòa thắt giải tâm đồng

Sự đời Sắc Sắc Không Không bận gì?

An cư tổ chức định kỳ

Tuân theo Pháp Phật luật nghi định bày.

Tiến tu tứ chúng sum vầy

Vai trò Hóa Chủ có Thầy chăm lo.

Sửa sang tự viện rộng to

Bao duyên quy tụ nương nhờ chánh nhân.

Thương Thầy Phật sự phân thân

Hơn sáu thập kỷ dấn thân tô bồi.

Việc cần Ngài đã làm rồi.

Hóa duyên đã mãn, phải thời nghỉ ngơi.

Vô thường quy luật cuộc đời

Kiếp người chỉ một tấc hơi ra vào.

Người đi thương tiếc nghẹn ngào

Chân dung, pháp nhũ,… xiết bao ân tình.

Dù không gặp lại bóng hình

Gương Ngài vẫn sáng lung linh lâu dài.

Tây Phương chín phẩm Liên Đài

Chim reo, gió gọi chờ Ngài ngự qua.

Ngài không trụ mãi Ta Bà

Người đi dấu vết chưa nhòa, chưa phai

Nguyện Người vẫn một bản hoài

Sớm ngày trở lại trần ai chèo thuyền

Dang tay vớt khách có duyên

Vượt qua biển khổ về miền thảnh thơi.

Ân Thầy khó nói trọn lời

Giác Linh giao cảm chiếu soi tấc lòng….

 

Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế, Thiên Bình Pháp Phái, Thiên An Đường Thượng, Huý thượng Thị hạ Trình, tự Hạnh Chơn, hiệu Ngộ Khải Hòa Thượng Ân Sư Giác Linh thùy từ chứng giám.

 

Ngày chung thất, 19/04/2022

Kính tưởng Ân Sư

Hậu Học : Thích Đồng Trí


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 5501)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
09/08/2011(Xem: 5758)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
08/08/2011(Xem: 5129)
Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) - chùa Hải Đức
08/08/2011(Xem: 5705)
"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua
07/08/2011(Xem: 13346)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
04/08/2011(Xem: 5543)
Hòa thượng Thích Bích Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng đạo, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; nguyên Chánh Đại Diện GHPGCT Trung phần, Tổ thứ 3 Tổ đình Nghĩa Phương, Tổ Khai sơn các chùa thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương (1921 - 1972).
30/07/2011(Xem: 7480)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
28/07/2011(Xem: 5921)
Hòa Thượng Thích Đạt Hảo, Hòa thượng Thích Đạt Hảo thế danh Lê Văn Bân, pháp danh Tánh Tướng, pháp hiệu Đạt Hảo, sanh năm Đinh Tỵ (1917), tại ấp Bình Hữu, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Gia Định (1). Sư là con út trong gia đình có 6 anh chị em, 2 người trai bốn người gái; đặc biệt cả nhà có 8 người đều lần lượt xuất gia tu hành: -Phụ thân Lê Văn Bộn (1876- 1943), pháp danh Tánh Từ, pháp hiệu Đạt Bi. -Mẫu thân Ngô Thị Cờ (1884-1941), pháp danh Tánh Niệm, pháp hiệu Đạt Phật. -Chị thứ 2 Lê Thị Tình (1901-1970), pháp danh Tánh Hóa, pháp hiệu Đạt Đạo. -Chị thứ 3 Lê Thị Ưa (1904- ?) pháp danh Tánh Viên, pháp hiệu Đạt Thông. -Chị thứ 4: Lê Thị Luận (1907- ?), pháp danh Tánh Minh, pháp hiệu Đạt Quang. Chị thứ 5 Lê Thị Nghị (1909- ?), pháp danh Tánh Hồng, pháp hiệu Đạt Tâm -Anh thứ 6 Lê Văn Kỉnh (1915-1962), pháp danh Tánh Kỉnh, Pháp hiệu Đạt Xương. -Em út là Hòa thượng Thích Đạt Hảo.
15/07/2011(Xem: 7299)
Thiền sư húy thượng NGUYÊN hạ BÀNG - ĐẠI NGUYỆN tự CHÍ NĂNG hiệu GIÁC HOÀNG , thế danh LÊ BẢN, sinh năm Canh Dần 1950, tại thôn An Ngãi, xã Nhơn An huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Ngài sinh trong một gia đình nhiều đời sùng kính Tam Bảo. Thân phụ: Cụ ông LÊ TRÀ, thân mẫu: Cụ Bà TRẦN THỊ TÁM. Ngài là anh cả trong gia đình gồm có năm người con.
24/06/2011(Xem: 6209)
Vua Lê Đại Hành mất vào năm 1005, các hoàng tử tranh giành ngôi vua tạo nên cảnh khổ đau tràn ngập cho Dân Tộc, bên trong bị nội loạn, bên ngoài bị ngoại xâm đe dọa. Trước những thảm trạng đen tối u ám và đầy dẫy những thống hận đó, Vạn Hạnh thiền sư xuất hiện như một thứ ánh sáng phi thường quét sạch vùng trời giông tố để đưa vận nước bước vào thời đại huy hoàng thịnh trị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]