Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành Kính Tưởng Nhớ Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm

16/04/202222:23(Xem: 3036)
Thành Kính Tưởng Nhớ Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm
phat tu hong hanh_cau do
Tác giả Hồng Hạnh Tú Hoài & Cậu Độ




Thành Kính Tưởng Nhớ
Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm
Tác giả: Cư Sĩ Hồng Hạnh
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh



Trong cuộc đời con, con biết có hai người đã có nhiều kỷ niệm với Ba Má con qua những vùng đất: quê hương Quảng Nam, Huế thơ mộng, Đà Lạt sương mù và thành phố biển Nha Trang. Đó là Sư Bà Diệu Tâm và Cậu Nguyên Lượng Nguyễn Văn Độ. Cho đến bây giờ con vẫn còn buồn khi tưởng nhớ đến Sư Bà và Cậu Độ.

Cậu Độ là người em kết nghĩa thân thiết của Ba Má con đồng thời Cậu cũng là người em nuôi của Cô Bạch Yến, chị của Sư Bà Diệu Tâm. Ba Má con đã gặp cô Yến và Cậu Độ trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Duyên lành hội ngộ này đã kéo dài nhiều năm.

Gia đình con cũng có nhân duyên được Quý Sư Cô ở chùa Bảo Quang (Đà nẵng) và Quý Thầy ở chùa Tường Vân (Huế) khi đi Nha Trang hay Đà Lạt thường ghé thăm và ở lại nhà của Ba Má con. Vì vậy con đã có nhiều phước duyên được gặp và đảnh lễ Chư Tôn Đức, đặc biệt là Sư Bà Diệu Tâm. Con đã có dịp ra Đà nẵng cùng Má con, được Sư Bà Đàm Minh hoan hỉ cho ngủ lại chùa Bảo Quang và đi thăm Cô Nhi Viện Diệu Định do Sư Bà Diệu Tâm làm Giám đốc. Sư Bà Đàm Minh là đệ tử xuất gia của Đức Đệ Nhứt Tăng Thống Thích Tịnh Khiết. Gia đình con cùng Sư Bà viếng thăm chùa Phổ Đà. Má con là đệ tử của Sư Ông Hòa Thượng Thích Tôn Thắng. Sau đó gia đình con ra Huế thăm chùa Tường Vân, kính đảnh lễ Đức Tăng Thống và Quý Thầy năm 1972. Lúc đó Hòa Thượng Thích Chơn Thức là Trú Trì Tổ Đình Tường Vân.

Vào tháng 4-1975 gia đình con gặp lại Sư Bà ở Sài Gòn. Sau đó Sư Bà và anh Văn Công Tuấn đi định cư ở Đức quốc. Trước năm 1990 Sư Bà đến thăm nước Úc và con đã được đón tiếp Sư Bà tại nhà con ở Mulgrave, Melbourne. Tháng 10 năm 2003 Sư Bà cùng phái đoàn chùa Bảo Quang đến Melbourne dự Lễ Khánh Thành Tu Viện Quảng Đức. Gia đình Cậu Độ và gia đình con đã có nhiều thời gian gặp và tâm sự cùng Sư Bà. Sư Bà nhắc lại nhiều kỷ niệm về Má con (qua đời năm 1996 tại Nha Trang). Con nhớ nhiều buổi tối đã khuya Sư Bà hay xuống phòng trai đường hỏi thăm các Phật tử đang làm công quả. Sư Bà lúc nào cũng nhắc nhở con “Tu Phước nhớ phải tu Huệ nữa nha con”. Sau khi về Đức, Sư Bà đã gửi tặng con hai bộ áo vạt hò màu lam. Con vẫn còn giữ làm kỷ niệm và nhớ lời dạy của Sư Bà.

Cậu Độ luôn mong ước có dịp đi Âu châu một lần để thăm chùa Bảo Quang và đảnh lễ Sư Bà nhưng hai lần vì sức khỏe kém nên phải hoãn lại. Cậu Độ và con lúc nào cũng tiếc, vì không đủ duyên tham dự chuyến hành hương Âu châu cùng phái đoàn của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, đến thăm Sư Bà và chùa Bảo Quang ở Hamburg năm 2015.

Cậu Độ đã qua đời ngày 18-4-2021 nhằm ngày mồng 7 tháng 3 năm Tân Sửu, hưởng thọ 87 tuổi. Sư Bà Diệu Tâm viên tịch ngày 12-6-2021 nhằm ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Sửu, trụ thế 83 năm, 57 năm hạ lạp. Cậu Độ đã từng mong và hy vọng được gặp lại Anh Trâm và Anh Tuấn, hai người em trai của Sư Bà, trong ngày Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức vào tháng 10 năm 2020. Nhưng vì đại dịch Covid bùng phát trên toàn thế giới nên buổi lễ đã không thể tổ chức như dự định. Và rồi Cậu Độ đã về với Phật trong lúc chính phủ đang áp dụng biện pháp giãn cách để ngăn ngừa dịch bịnh lây lan. Do vậy mà niềm mong ước của Cậu cũng chỉ là ước mong vì không thể thực hiện được. Hy vọng là anh Văn Công Trâm và Văn Công Tuấn có thể đến Melbourne vào tháng 10 năm 2022, nhân ngày lễ Về Nguồn -Hiệp Kỵ lịch Đại Tổ Sư và Mừng Chu niên Quảng Đức 32 năm. Hoài sẽ đưa các anh đến viếng mộ Cậu Độ và thắp cho Cậu một nén hương, chắc Cậu sẽ vui.

Riêng đối với Sư Bà, con tuy không đủ duyên đến dự lễ Tang của Sư Bà nhưng con đã theo dõi, tham dự online chương trình Tang lễ của Sư Bà. Con đã xúc động không cầm được nước mắt. Bao kỷ niệm trong ký ức lần lượt hiện ra... Con nhớ Sư bà, nhớ Ba Má con, nhớ Cậu Độ. Con sẽ nhớ, nhớ mãi...

Mong rằng ở một cõi giới an lành nào đó, Ba má con và Cậu Độ lại có duyên được Sư Bà tiếp tục diều dắt trên lộ trình giác ngộ- giải thoát sanh tử.
Gia đình con thành kính cầu nguyện Giác Linh Sư Bà Cao Đăng Phật Quốc.

Nam Mô A Di Đà Phật
Melbourne, Australia 15/04/2022
Đệ tử Hồng Hạnh Tú Hoài


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2011(Xem: 4163)
Chúc Mừng Hòa Thượng Minh Dung
09/10/2011(Xem: 3677)
“ Lúc này ngài lại đi khắp các ngọn núi. Bảo Sát thưa rằng, ‘Tôn đức tuổi đã cao mà cứ xông pha sương tuyết thì mạng mạch Phật giáo sẽ thế nào ?’ Thượng hoàng đáp : ‘Thời ta đã đến, vì thế ta muốn làm kế lâu dài mà thôi’.
15/09/2011(Xem: 5417)
Hòa thượng Thích Trí Minh thế danh Đinh Văn Nhiên sinh năm Giáp Thìn (1904) tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đinh Văn Siêu, pháp danh Ấn Lộc; thân mẫu là cụ bà Hồ Thị Hành. Năm Nhâm Ngọ (1906), khi vừa tròn 3 tuổi thì mẫu thân qua đời, Ngài được người dì chăm lo nuôi dưỡng.
15/09/2011(Xem: 5015)
HT.Thích Trí Quang là một bậc danh tăng Việt Nam thời hiện đại. Ngài sinh năm Quý Hợi (1923), tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình - ngôi làng có mối liên hệ chặt chẽ với Phong trào Văn Thân của chí sĩ Phan Đình Phùng - trong một gia đình gồm sáu anh em trai. Gia đình HT đều theo Phật lâu đời; thân phụ sau này xuất gia, làm đệ tử của ngài Đắc Quang - Tăng cang chùa Linh Mụ.
12/08/2011(Xem: 5892)
Ở miền Trung, có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là trụ cột của công cuộc chấn hưng Phật giáo, thì ở miền Nam có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam.
12/08/2011(Xem: 5903)
Sáng ngày 27-11-08 (nhằm mùng 1-11-Mậu Tý), lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khoảng 40.000 Tăng Ni cả nước đã có mặt tại núi rừng Yên Tử, mảnh đất thiêng liêng đã khai sinh thiền phái Trúc Lâm, đậm đà bản sắc Việt, để dự quốc lễ Phật giáo, tưởng niệm 700 năm ngày mất của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh và thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam.
11/08/2011(Xem: 4212)
Suốt hai thế kỷ XVII-XVIII, đạo Phật gặp nhiều thuận duyên, phát triển nhanh chóng từ vùng đất Thuận Quảng đến khắp đồng bằng Nam Bộ. Sở dĩ được thế là nhờ trong chốn thiền môn nối nhau xuất hiện các bậc cao tăng như Viên Cảnh, Viên Khoan, Minh Châu, Nguyên Thiều, Liễu Quán... Ngoài xã hội thì các chúa Nguyễn và triều thần hết lòng hộ trì Tam bảo. Trong số các vị cư sĩ hộ pháp mà danh tiếng còn lưu truyền đến nay có Trần Đình Ân.
11/08/2011(Xem: 7710)
Tôi với Ni Sư không cùng chung một lớp nhưng lại chung một trường. Thành phố Huế chỉ lớn bằng bàn tay nên dù không quen cũng thành quen, chuyện lớn chuyện nhỏ gì của nhau rồi dần dà cũng biết cả, nhất là Ni Sư lại là một người học trò giỏi nữa. Thuở ấy Ni Sư là một nữ sinh Đồng Khánh áo trắng tóc thề, mắt sáng, da đã trắng mà má lại luôn luôn ửng hồng xinh xắn vô cùng, nên Tôn Nữ Hỷ Khương đã làm tặng Ni Sư mấy câu thơ như sau:
10/08/2011(Xem: 4322)
Câu hỏi có vẻ lẩn thẩn, bởi lẽ từ khi cắp sách đến trường, bắt đầu học lịch sử dân tộc, ai là người Việt Nam mà chẳng biết qua hơn một lần trang sử đời Trần và trang sử Trần Nhân Tông? Ai là người Việt Nam đã không tự hào về những chiến thắng quân Nguyên vẻ vang của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài ba của vị vua anh minh lỗi lạc Trần Nhân Tông?
10/08/2011(Xem: 5136)
Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, một số website có đăng tin về việc phát hiện “nếp áo Tiểu thừa” trên tượng vua Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang của tác giả Trần Khánh Linh. Tôi quan tâm đến những chi tiết đã được trình bày sau đây:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567