Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dẫn chương trình đài Phát thanh Mỹ Terry Gross Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

13/02/202214:12(Xem: 3924)
Dẫn chương trình đài Phát thanh Mỹ Terry Gross Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh


su ong lang mai
Dẫn chương trình đài Phát thanh Mỹ
Terry Gross Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

(Remembering Thich Nhat Hanh, peace activist and Vietnamese Buddhist monk)

 

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, vị sứ giả Hòa bình, người mang Đông Phương vào Tây Phương, người có tầm ảnh hưởng trên thế giới, người phổ biến thiền chánh niệm ở phương Tây, nhà hoạt động vì hòa bình ở Việt Nam, một trong 13 vị Đạo sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật trên toàn thế giới, trong quá trình hơn 25 thế kỷ lịch sử Phật giáo, một vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam, một trong những nhân vật có ảnh hưởng Tâm linh lớn nhất Thế giới đã "Thanh thản hồn nhiên trút hơi thở" viên tịch lúc 0 giờ ngày 22 tháng Giêng, 2022 (giờ Việt Nam), tại Tổ đình Từ Hiếu, cố đô Huế, Việt Nam, trụ thế 97 Xuân, Giới lạp 72 Hạ.

 

Phóng viên Dave Davies, một nhà báo báo chí và truyền hình người Mỹ thực hiện phóng sự và được phát sóng vào năm 1997.

 

Người dẫn chương trình Phóng viên Dave Davies:

 

This is FRESH AIR. Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam, năm 1966 Ngài bắt đầu sống lưu vong hải ngoại vì phản đối chiến tranh, Ngài là một trong những vị thiền sư có ảnh hưởng nhất thế giới, vị sứ giả Như Lai vận động vì hòa bình và thúc giục việc thực hành chánh niệm.

 

Khi ở quê nhà Việt Nam, Ngài bắt đầu khởi xướng phong trào "Phật giáo dấn thân" (Engaged Buddhism), còn được gọi là "Phật giáo Dấn thân vào xã hội" (socially engaged Buddhism), đề cập đến một phong trào xã hội Phật giáo nổi lên ở châu Á vào thế kỷ 20, bao gồm những Phật tử đang tìm cách áp dụng đạo đức Phật giáo, những hiểu biết có được từ việc thực hành thiền định và những lời dạy của Đức Phật. Ứng dụng Phật pháp cho các tình huống đương thời về sự đau khổ xã hội, chính trị, môi trường và kinh tế và sự bất công. Trong đó, Ngài kết hợp thiền định và công việc chống chiến tranh. Ngài thành lập hàng chục tu viện trên khắp thế giới, lớn nhất ở Tây Nam Pháp quốc.

 

Năm 1997, Bà Terry Gross, người dẫn chương trình đài phát thanh Mỹ Fresh Air phỏng vấn Thiền sư Thích Nhất Hạnh và chia sẻ với Ngài về công việc của phong trào Phật giáo Dấn thân.

 

Bà Terry Gross: Ngài đã làm một số việc trong thời chiến tranh tại Việt Nam để giúp đỡ tha nhân là gì?

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Chúng tôi đã thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội khai giảng khóa đầu tiên năm 1964, TTNPSXH là một trường chuyên nghiệp thuộc Viện Đại Học Vạn Hạnh. Mục đích của trường là đào luyện những thanh niên nam nữ có chí hướng, kiến thức và khả năng chuyên môn để đi vào xã hội nông thôn Việt Nam, thực hiện một cuộc cách mệnh xã hội bằng tình thương và bằng sự cộng tác với người dân quê trên căn bản đồng sự và thông cảm. Họ trở thành những người hoạt động vì hòa bình và xã hội, đến các vùng có nạn nhân chiến tranh để chăm sóc những người bị tổn thương do chiến tranh, tái định cư và lập nơi ở mới cho họ sinh sống an toàn, xây dựng trường học cho con em họ, xây dựng các trung tâm y tế. Chúng tôi đã làm đủ thứ, nhưng điều cốt yếu là chúng tôi đã làm điều đó với tư cách là các học viên chứ không chỉ là nhân viên xã hội đơn thuần.

 

Bà Terry Gross: Ngài biết đấy, hình ảnh của hơi thở chánh niệm, v.v là hình ảnh của sự tĩnh lặng và trong thời chiến, thường cần phải chạy trốn càng nhanh càng tốt. Hai thứ đó có tương thích không? Ngài có thể thực hành sự tĩnh lặng và khả năng ứng phó trôi chảy cho cuộc sống của Ngài khi cần không?

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Đó là vấn đề giáo dục đào tạo. Sự thực tập là trong sự thực tập của chánh niệm. Chánh niệm là năng lượng giúp bạn nhận thức được những gì đang diễn ra. Giống như, khi bạn đi bộ, bạn có thể bước đi trong chánh niệm. Khi bạn uống nước, bạn có thể uống nước với một cách có chánh niệm. Khi bạn chạy, bạn có thể chạy một cách có chánh niệm. Chạy có chánh niệm hoàn toàn khác với việc chỉ chạy và đó là lý do tại sao chánh niệm không có nghĩa là bạn phải chạy chậm lại hoặc bạn làm mọi thứ rất chậm. Điều cốt yếu là bạn lưu tâm đến lý do tại sao bạn làm mọi việc, cho dù bạn làm điều đó chậm hay nhanh. Vì vậy, khi bạn cố gắng giúp đỡ những người tỵ nạn và nếu họ bị lạc trong sự hoảng loạn, sợ hãi, bạn sẽ không thể giúp được gì cho họ. Do đó, bạn phải duy trì sự bình tĩnh nào đó để có thể trở thành một người trợ giúp thực sự. Đó là lý do tại sao việc tu tập chánh niệm rất quan trọng trong khi bạn là một nhà hoạt động xã hội.

 

Bà Terry Gross: Trong chiến tranh tại Việt Nam, khi người Mỹ có mặt tại chiến trường, một số nhà sư đã tự thiêu để phản đối. Ý tôi là, họ tự thiêu và tự sát để phản đối chiến tranh. Bản thân là một tu sĩ Phật giáo, tôi tự hỏi Ngài nghĩ gì về điều này như một cách kêu gọi sự quan tâm đến chiến tranh.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tôi nghĩ trước khi tự thiêu, họ đã thử nhiều cách khác để thể hiện nguyện vọng của mình, rằng chúng sẽ không dừng lại, rằng mọi người hãy ngồi lại bên nhau và đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Nhưng vì thực tế là các bên tham chiến đã không lắng nghe họ và tiếng nói của họ bị lất át bởi tiếng bom đạn, súng đại bác, đó là lý do tại sao họ phải thực hiện biện pháp thảm khốc, quyết liệt đó.

 

Một số người cho rằng đó là hành động tự sát, nhưng thực ra không phải như vậy bởi khi bạn bị thúc đẩy bởi nguyện vọng chấm dứt chiến tranh và giúp đỡ đồng bào khốn khổ, đó mới thực sự là năng lượng của từ bi tâm thúc đẩy bạn làm điều đó. Việc bản thân tự thiêu chỉ là một phương tiện để khiến khát vọng của chúng ta được thế giới hiểu được.

 

Bà Terry Gross: Ngài có biết những nhà sư đó không?

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tôi biết khá nhiều người trong số họ, như Thiền sư Thích Quảng Đức là người đầu tiên tự thiêu và nhiều người khác nữa. Tôi từng sống chung với Ngài trong nhiều tháng trong chốn tùng lâm. Chúng tôi đã quen biết nhau khá rõ và tôi biết rằng Ngài là vị tăng sĩ tràn đầy từ bi tâm, vô ngã vị tha.

 

Bà Terry Gross: Chuyến sang Hoa Kỳ của Ngài để phản đối sự hiện diện của Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt Nam đã khiến Ngài phải lưu vong khỏi miền Nam Việt Nam. Ngài có thực sự được đưa ra một lý do chính thức cho việc bị lưu đày biệt xứ không?

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: À, tôi không có ý định đến và ở lại phương Tây lâu dài. Trên thực tế, tôi đã được mời thuyết trình một loạt các buổi đối thoại và có cơ hội để chia sẻ nỗi đau thương của chiến tranh, một phiên bản mà những người bên ngoài Việt Nam không nghe thấy vì người Phật giáo ở Việt Nam, chúng tôi đại diện cho đa số những người không đứng về phía nào giữa hai bên chiến tranh vì ý thức hệ của ngoại bang. Những gì nguyện vọng của chúng tôi không phải là một chiến thắng, mà là sự chấm dứt chiến tranh. Vì vậy, những gì tôi nói với mọi người ở đây vào thời điểm đó không làm hài lòng bất cứ bên tham chiến nào ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao tôi không được phép về quê nhà Việt Nam.

 

Điều đó rất khó cho tôi vì tất cả pháp lữ của tôi đều ở đó, tất cả công việc của tôi đều ở đó. Nhưng bởi vì tôi đã thực hành như một nhà sư, thực hành chánh niệm cho tôi biết rằng mỗi ngày bạn phải sống một cách đúng đắn. Vì vậy, thực tiễn của tôi lúc đó là nhận ra rằng, những điều kỳ diệu của cuộc sống đã có và đang cố gắng làm điều gì đó để chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Tôi có thể tiếp tục cuộc sống của mình và tiếp cận với những hình ảnh phản chiếu tuyệt vời này và chữa lành bên trong và bên ngoài tôi. Vì vậy, trong quá trình làm việc để chấm dứt chiến tranh, tôi cũng thực hành vun bồi cho bản thân và kết thân hữu, nhận ra rằng cuộc sống ở đây cũng tuyệt vời chứ không chỉ ở Việt Nam. Và không ngừng nguyện vọng muốn hồi hương Việt Nam thân yêu.

 

Bà Terry Gross: Khi Ngài dạy chánh niệm, Ngài đang dạy cách quán niệm hơi thở thực sự là trọng tâm của thiền định. Tại sao hơi thở lại quan trọng như thế?

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Thường nhật trong cuộc sống của chúng ta, cơ thể của chúng ta thường hiện hữu, nhưng tâm trí của chúng ta thì để ở đâu đó. Tâm trí của chúng ta có thể bị lạc trong quá khứ, trong tương lai, trong những lo lắng và sợ hãi. Thực sự nó không hiện hữu, còn sống. Hơi thở của chúng ta giống như một chiếc cầu nối giữa thể chất và tinh thần. Và ngay sau khi bạn quay trở lại với hơi thở của mình và hít vào thở ra một cách có chánh niệm, bạn sẽ hợp nhất với nhau bởi cơ thể và tâm trí của bạn. Và nơi đó, hoàn toàn linh hoạt. Và nếu bạn thực sự an trụ nơi đó một cách trọm vẹn, bạn có cơ hội chạm vào cuộc trong khoảnh khắc đó, những điều kỳ diệu của cuộc sống khoảnh khắc đó. Giả sử bạn muốn tận hưởng cảnh bình minh tuyệt đẹp. Hít vào và thở ra một cách có chánh niệm có thể giúp bạn thực sự an trú nơi đó bởi vì trong quá trình tu tập, chúng ta học được rằng cuộc sống chỉ có sẵn trong phút giây hiện tại.

 

Bà Terry Gross: Kính trân trọng thâm ân của Ngài đã dành thời gian quý báu, cùng tương tác với báo đài để thực hiện phóng sự này.

 

Thiền sư hích Nhất Hạnh: Xin cám ơn và chúc quý vị từng bước chân an lạc, thịnh đạt.

 

Phóng viên Dave Davies: Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tương tác với Bà Terry Gross, thực hiện phóng sự với phóng viên báo chí và truyền hình người Mỹ thực hiện phóng sự và được phát sóng vào năm 1997.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: National Public Radio, NPR)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 9979)
Hòa thượng thế danh Lương Thế Ân, sinh vào giờ Tuất, ngày 28 tháng 6 năm Canh Tuất (1670) nhằm vào năm Khang Hy thứ 8 triều nhà Thanh tại làng Thiệu An, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Thân phụ Ngài là cụ ông húy Lương thụy Đôn Hậu, thân mẫu tộc Trần thụy Thục Thận. Ngài là người con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em, anh trai là Lương Thế Bảo, em trai là Lương Thế Định.
28/01/2014(Xem: 13319)
NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT CÁO PHÓ Gia đình Tang Quyến Chúng Con, Chúng Tôi vô cùng thương tiếc báo tin đến Chư Tôn Đức cùng Quý Thân Bằng Quyến Thuộc, Bạn Hữu gần xa, Chồng, Cha, Ông chúng con, chúng tôi là: Cụ Ông NGUYỄN NGỰ Pháp danh: NGUYÊN BỬU Sinh năm: Quý Dậu (1933) tại Cố Đô Huế Mãn phần lúc 11 giờ tối ngày 27 tháng Chạp năm Quý Tỵ (Nhằm ngày 27-01-2014) tại Sài Gòn, Việt Nam Chương trình Tang Lễ: - Lễ Nhập Liệm lúc 7am ngày 29-01-2014 tại Sàigòn - Lễ Thọ Tang lúc 7pm (29-1-2014) tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu - Lễ Di Quan từ Sàigòn về Huế: 6am ngày mùng 2 Tết Giáp Ngọ (01-02-2014) - Lễ Động Quan và đưa đi an táng tại Huế lúc 6am ngày mùng 6 Tết Giáp Ngọ (05-02-2014) Chúng con đề đầu đảnh lễ và cúi xin Tôn Đức Tăng Ni cùng Quý Phật tử thân hữu gia tâm niệm Phật để giúp trợ niệm cho Thân Phụ chúng con sớm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc.
21/01/2014(Xem: 16135)
Từ Úc Quốc xa xôi, thay mặt toàn thể Tăng Tín đồ Phật Tử Tu Viện Quảng Đức, một nơi mà chính Trưởng Lão HT Thích Phước Thành đã về chứng minh lễ Khánh Thành năm 2003, Chúng con thành kính ngưỡng vọng về Thiên Phước Tổ Đình, Quy Nhơn, Bình Định, nhất tâm đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng, Nguyện cầu Giác linh Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc, thượng phẩm thượng sanh, hồi nhập ta bà, phân thân hóa độ, lợi lạc quần sanh. Kính nguyện Giác linh Hòa Thượng thùy từ chứng giám. Thành kính chia buồn đến HT Thích Nguyên Phước cùng chư Tôn Đức & Môn Đồ Pháp Quyến trước sự mất mát lớn lao này.
31/12/2013(Xem: 19771)
Vở Cải Lương: Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng Tác giả: HT Thích Như Điển Chuyển thể cải lương: Soạn giả Dương Kinh Thành Chủ trương và thực hiện: Nghệ sĩ Út Bạch Lan và Nghệ sĩ Tô Châu Thành phần diễn viên gồm những nam nữ nghệ sĩ gạo cội tiếng tăm trong nước như:Nghệ sĩ (NS) Út Bạch Lan, NS Thoại Mỹ, NS Tô Châu, NS Phượng Loan, , NS Điền Trung, NS Quốc Kiệt, NS Hồng Lan, NS Chí Cường, NS Thanh Sử, NS Trần Kim Lợi, NS Hữu Tài, NS Hồng Sáp, NS Hoàng Phúc, NS Hoàng Quân, NS Hoàng Điệp và những vai phụ khác.
15/12/2013(Xem: 8854)
Tổ thường hay nói trong những ngày trước khi viên tịch: “Ta ra đời nhằm ngày Đản Sinh của đức Từ Phụ thì sau ta cũng chọn ngày ấy mà viên tịch”. Ngày mồng 8 năm Quý Mão (1963), Ngài không thấy trang hoàng cờ phướn để đón mừng Phật Đản như mọi khi và khi biết Giáo Hội chủ trương dời ngày lễ Phật Đản vào đúng ngày rằm, Tổ nói: “Rứa thì ta cũng đợi đến ngày rằm...”.
15/12/2013(Xem: 17887)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Thầy Đặng Ngọc Chúc, pháp danh: Tịnh Minh, sinh năm 1947 tại Phù Cát, Bình Định, vừa mãn phần lúc 9 giờ tối ngày 12/11/ Kỷ Tỵ (14-12-2013), hưởng thọ: 67 tuổi. Lễ Nhập Liệm lúc 2 giờ chiều ngày chủ nhật 15/12/2013 (13-11-AL); Lễ Động Quan lúc 6 giờ sáng ngày thứ tư 18-12-2013 (16-11-Al) tại Sài gòn, Việt Nam. Liên lạc vói tang quyến: [email protected]
06/12/2013(Xem: 10283)
Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….
06/12/2013(Xem: 13065)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, vị thiền sư ni đầu tiên, người trưởng lão ni tuyệt vời, còn lưu lại bài kệ thị tịch, những lời nói sau cùng, những lời nhắn bảo cuối cùng, những lời nói thật, gây chấn động mãnh liệt nơi nội tâm, thức tỉnh chúng ta trên dòng sinh tử, để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và mai sau. Ni Sư Diệu Nhân, và cũng là vị nữ sĩ ban đầu trong nền Văn Học Việt Nam
05/12/2013(Xem: 12889)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
01/12/2013(Xem: 7976)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (1) đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật. Ngày xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng. Ðến năm 19 tuổi, được Hòa thượng Giải Tường chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi Ngài thọ Cụ Túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]