Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đất tâm bị Thiêu đốt bởi Chiến tranh Việt Nam: Thiền sư Thích Nhất Hạnh Cứu vớt "Đại binh Địa ngục"

13/02/202206:53(Xem: 3499)
Đất tâm bị Thiêu đốt bởi Chiến tranh Việt Nam: Thiền sư Thích Nhất Hạnh Cứu vớt "Đại binh Địa ngục"

Đất tâm bị Thiêu đốt bởi Chiến tranh Việt Nam:

Thiền sư Thích Nhất Hạnh Cứu vớt "Đại binh Địa ngục"

(越戰燒殺的心田: 一行禪師與被救贖的 "地獄大兵")

 




su ong lang mai (4)
Hình 1: "Những chiến sĩ sau khi trở về phải đối mặt tai họa với vết thương và tội ác của quá khứ như thế nào?" Sau khi đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến tại Việt Nam, thoát khỏi vũng lầy xấu hổ, những quân nhân tái hòa nhập xã hội vẫn chưa thoát khỏi ám ảnh bởi bóng đen của Chiến tranh Việt Nam.   Ảnh: 法新社

 

"Những chiến sĩ sau khi trở về phải đối mặt tai họa với vết thương và tội ác của quá khứ như thế nào?" Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam nổi tiếng thế giới đã đã "Thanh thản hồn nhiên trút hơi thở" viên tịch lúc 0 giờ ngày 22 tháng Giêng, 2022 (giờ Việt Nam), tại Tổ đình Từ Hiếu, cố đô Huế, Việt Nam, trụ thế 97 Xuân, Giới lạp 72 Hạ.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã quảng bá khái niệm Hòa bình và Giáo dục Phật giáo trong Chiến tranh Việt Nam, sự nổi tiếng của Ngài trong xã hội phương Tây không kém Đức Đạt Lai Lạt Ma, tổ chức của Ngài đặc biệt quan tâm đến những nỗi thống khổ về tinh thần của các nạn nhân của Chiến tranh Việt Nam và các cựu chiến binh, thông qua một loạt các hội thảo Thiền trị liệu hậu chiến và được đón nhận nồng nhiệt.

 

Sau khi đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến tại Việt Nam, thoát khỏi vũng lầy xấu hổ, những quân nhân tái hòa nhập xã hội vẫn chưa thoát khỏi ám ảnh bởi bóng đen của Chiến tranh Việt Nam, các vấn đề “Hội chứng sau chiến tranh Việt Nam” (Rối loạn stress sau sang chấn, PTSD), không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các cựu chiến binh mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội Hoa Kỳ; Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt, một trong 13 vị Đạo sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật trên toàn thế giới trong quá trình hơn 25 thế kỷ lịch sử Phật giáo, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam, với năng lực trí tuệ của người đã cống hiến hết mình để thiết kế phương pháp Thiền dùng để chữa lành những quân nhân trong Chiến tranh Việt Nam.

 

Trong những số những đệ tử chịu ảnh hưởng sự giáo hóa của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thầy Claude Anshin Thomas sinh năm 1947, gốc người Mỹ, Thiền giả, diễn giả, học giả về  Công lý & Hòa bình, Giáo thụ Thiền học, nhà văn quốc tế, chiến sĩ hòa bình ủng hộ bất bạo động. Đến tuổi thanh xuân, Thầy từng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Cộng sản tại chiến trường Việt Nam.

 

Chiến trận Mậu Thân (1968), máy bay Mỹ bị bắn rơi, bao nhiêu đồng đội tử trận, Thầy bị trọng thương, Thầy trở về quê nhà một cường quốc vẫn còn ủng hộ chiến tranh, trong nhiều thập kỷ, Thầy đã phải chịu đựng với nỗi bất hạnh bởi về tình trạng căng thẳng thần kinh sau sang chấn hay hội chứng chấn thương tâm lý (PTSD) bởi Chiến tranh Việt Nam, trong cuốn tự truyện của Thầy Anshin Thomas "At Hell's Gate: A Soldier's Journey from War to Peace" (Tại cửa Địa ngục: Hành trình của một người lính từ Chiến tranh đến Hòa Bình), ghi lại trung thực bởi những lần giết người trong quá khứ của Thầy tại Chiến tranh Việt Nam, làm thế nào để hóa giải những ám ảnh bởi những nỗi thống khổ mãi bám trong tâm trí, để làm thế nào thoát khỏi cơn ác mộng và có cuộc sống mới tươi đẹp hơn với sự truyền cảm hứng từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh tư vấn tâm lý trị liệu.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (tục danh là Nguyễn Đình Lang, sau đổi thành Nguyễn Xuân Bảo, 11 tháng 10 năm 1926 – 22 tháng 1 năm 2022), thiếu niên 16 tuổi xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu, Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam. Vào thời bấy giờ, với sự khởi sắc của phong trào vận động chấn hưng Phật giáo Việt Nam, từ thập niên 1930, Sài Gòn là trung tâm, các tổ chức Phật giáo khác nhau lần lượt ra đời như được vun quén cho đất mầu mỡ trăm hoa đua nở khắp nơi, cách tân truyền thống Phật giáo Việt Nam và tri thức bản địa hóa công tác phiên dịch, ngoài việc phiên dịch Tam tạng Thánh điển Phật giáo ra Việt ngữ, còn giới thiệu triết học phương tây và giáo dục khoa học, Ngài là một trong những vị thanh niên tăng đã được tắm mình trong sự phục hưng Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ, trong thời đại nỗ lực tiên phong trong phong trào hiện đại hóa, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những thiểu số được đào tạo từ Cao đẳng, Đại học Sài Gòn, duy trì cao độ đẳng cấp chúng xuất gia dấn thân đưa đạo Phật vào cuộc đời liên kết với xã hội.


 su ong lang mai (5)


Hình 2: Bên trái là một binh sĩ Mỹ bị bắn rơi từ máy bay trực thăng trong Chiến tranh Việt Mỹ, bên phải là Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh: Liên đoàn Báo chí, Trung tâm Thiền Làng Mai


su ong lang mai (1)

 

Hình 3: Vào những đầu thập niên 1960, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những vị tăng sĩ trẻ luôn tắm mình trong sự phục hưng Phật giáo Việt Nam, vào thời đại Ngài đang nỗ lực tiên phong trong phong trào Đạo Phật Hiện Đại Hóa, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những thiểu số được đào tạo từ Cao đẳng, Đại học Sài Gòn, duy trì cao độ đẳng cấp chúng xuất gia dấn thân đưa đạo Phật vào cuộc đời liên kết với xã hội. Ảnh: Trung tâm Thiền Làng Mai

 

"Hiến chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có một điều quan trọng có thể làm nẻo xuất phát cho công cuộc hiện đại hóa đạo Phật. Ấy là chỗ nói về sự bảo đảm sự tự do duy trì và phát triển các sắc thái đặc biệt của những truyền thống Phật giáo. Điều này rất phù hợp với tinh thần tự do của đạo Phật và khiến cho những cố gắng phát triển của đạo Phật về mọi hướng được khích lệ, bởi vì như thế trong cùng một khu vườn sẽ có không biết bao nhiêu là kỳ hoa dị thảo. Như vậy các màu sắc riêng biệt tạo nên một sự hòa hợp lớn, và tính cách hòa nhi bất đồng có thể lên giá trị tự do và dung hợp của đạo Phật. Phong trào hiện đại hóa đạo Phật có thể bắt đầu bằng những hình thức sinh hoạt hiện hữu ngay trong phạm vi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và nếu lớn mạnh sẽ có thể trở thành sinh lực chính yếu của Giáo Hội. "

 

su ong lang mai (2)

Hình 4: Chiến tranh Việt Nam khiến các tăng sĩ Phật giáo lâm vào cảnh chiến hỏa khổ hải, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhiều lần công khai phản đối đối chiến tranh, năm 1966 Ngài sang Hoa Kỳ vận động phong trào chống Chiến tranh Việt Nam, trong khi chủ trì Phật học hội tại Đại học Cornell, thúc đẩy lý tưởng về hòa bình và chống Chiến tranh Việt Nam, Ngài hy vọng thế giới sẽ thức tỉnh để chấm dứt bạo lực tại Việt Nam. Ảnh: Liên đoàn Báo chí, Trung tâm Thiền Làng Mai

 

Phật giáo Việt Nam từ những thập niên 1950 về sau, các Hội Phật học và Tăng đoàn ở nhiều nơi bắt đầu tìm cách liên kết, hy vọng dùng "Thống nhất Phật giáo" (統一的佛教) để phổ cập tuyên dương diệu pháp Như Lai, chỉnh lý các đại tiểu tông phái, lúc bấy giờ tại cố hương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Huế cũng đã tổ chức Hội nghị Phật giáo toàn quốc, chế định chỉnh lý trùng tân nghi lễ, giới luật và chế độ giáo dục, tại Hội nghị lần thứ hai của Tổng hội Phật giáo năm 1956, bản thân Ngài đã cống hiến sở học, được mời làm chủ bút của nguyệt san Phật giáo Việt nam, cơ quan ngôn luận chính thức của Tổng hội.

 

Năm 1961, Ngài được chương trình Fulbright Fellowship cấp học bổng sang Hoa Kỳ học nghành Tôn Giáo Tỷ Giáo tại trường đại học Princeton từ năm 1961 đến năm 1962 và Ngài tiếp tục nghiên cứu về ngôn ngữ, triết học, tôn giáo học và đặt nền móng cho sự giao tiếp với xã hội phương Tây trong tương lai.

 

Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam vốn đang hướng tới sự thống nhất, nhưng ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Theo Hiệp định, lãnh thổ nước Việt Nam bị tạm chia thành hai miền: miền Bắc do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa quản lý, miền Nam do Liên hiệp Pháp và các lực lượng thân Pháp, trong đó có Quốc gia Việt Nam quản lý. Ranh giới tạm thời giữa hai vùng là vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải), từ đó phong trào chấn hưng Phật giáo đã bị thất bại nghiêm trọng. - Bắc Việt Chủ tịch Hồ Chí Minh bị sức ép của Liên Xô, Trung Cộng với chính sách hạn chế tất cả các tín ngưỡng tôn giáo, Nam Việt Tổng thống Ngô Đình Diệm muốn dâng miềm Nam cho Công giáo La Mã, ủng hộ Thiên Chúa giáo đàn áp Phật giáo - tình hình Phật giáo tại Việt Nam trở nên tồi tệ hơn khi Chiến tranh Việt Mỹ bùng nổ.

 

Biến cố Phật giáo năm 1963 kéo dài nửa năm lan rộng khắp miền Nam Việt Nam, là xung đột giữa hai bên, một bên là Phật giáo tại Miền Bắc Việt Nam và bên kia là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đứng đầu bởi Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sự kiện năm 1963 chỉ là giọt nước tràn ly của những vấn đề chính trị-xã hội tích tụ trước đó, có thể nói là ngay từ trước khi Ngô Đình Diệm thành lập Việt Nam Cộng hòa. Cuộc khủng hoảng này đã làm chính phủ Ngô Đình Diệm mất hết uy tín trong và ngoài nước.

 

Lệnh cấm treo cờ Phật Giáo nhân dịp Phật Đản là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng và đây là một ngọn lửa đưa vào thùng thuốc súng để có dịp bùng nổ, sau bao nhiêu năm vẫn âm thầm âm ỷ, mà chưa có dịp bộc phát.  Sau này, chính phủ Ngô Đình Diệm và cá nhân ông Ngô Đình Nhu tìm cách che đậy sai lầm của họ bằng cách ngụy biện rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ cho lệnh cấm treo cờ nơi công cộng, và phải treo cờ tôn giáo cùng với quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà, tức cờ vàng ba sọc đỏ tại các cơ sở tự viện Phật giáo. Sai lầm hơn nữa, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã từ chối nhận trách nhiệm về thương vong và đổ lỗi cho "Việt Cộng" khiến cho sự phản kháng càng dữ dội. Không hiểu tại sao anh em chế độ độc tài gia đình trị Tổng thống Ngô Đình Diệm và thuộc hạ có thể thản nhiên, lì lợm chụp cái mũ Cộng sản cho những người tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo.

 

Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 là một phong trào dân sự có quy mô rộng lớn. Tuy mang màu sắc tôn giáo, nhưng thực ra đây là sự vùng lên của các tầng lớp người dân miền Nam nhằm xoá bỏ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm. Liền sau khi bùng nổ tại Huế, phong trào đã nhanh chóng lan vào Sài Gòn và rộng ra khắp miền Nam, từ thành thị đến nông thôn, thu hút hàng triệu người không phân biệt xu hướng, chính kiến, từ các nhà tư sản dân tộc đến các trí thức, sinh viên, nhân dân lao động đến cả những tín đồ Thiên Chúa giáo cấp tiến. Ngay cả một số đông công chức, sĩ quan, binh sĩ trong bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm cũng tích cực tham gia đấu tranh.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh lúc này ở Mỹ cũng bắt đầu bận rộn với việc vận động cho quyền tự do tôn giáo và chống chiến tranh ở quê nhà. Ngài xuất hiện trên truyền hình, gặp ký giả, dịch các tài liệu về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, vận động các tổ chức quốc tế và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào tình hình bi đát ở nước nhà.

 

Sau biến cố ngày 1-11-1963, đáp lời mời của Tổng hội Phật Giáo Việt Nam, vào tháng 12 năm 1963, Thiền sư Nhất Hạnh về nước tiếp tục tham gia hoạt động chấn hưng Phật giáo Việt Nam.

 

Trong khoảng thời gian chưa đầy ba năm (1966, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành một trong những nhân vật lãnh đạo phong trào trong nước. Ngài cùng những cộng sự đồng chí hướng xây dựng Viện cao đẳng Phật học, tiền thân của Viện đại học Vạn Hạnh; sáng lập các tuần báo Hải Triều Âm, Thiện Mỹ, nguyệt san Giữ Thơm Quê Mẹ và Nhà xuất bản Lá Bối; đồng thời khởi tạo Dòng tu Tiếp hiện (một dòng tu thể hiện sự dấn thân đưa đạo Phật vào cuộc sống người dân), làng Tình thương và Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội như một mô hình công tác xã hội dựa trên đức từ bi và vô úy.

 

Ngày 12 tháng 5 năm 1966, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tuổi đời tứ thập bất hoặc (40) phải rời quê hương Việt Nam thân yêu để vận động cho hòa bình tại quê nhà. Ngài đến Hoa Kỳ kêu gọi chấm dứt thả bom và công khai phản đối chiến tranh, hy vọng rằng sự thức tỉnh của thế giới sẽ chấm dứt đao binh chiến tranh bạo lực tại Việt Nam. Tình hình chiến sự lúc đó đang ở đỉnh cao của phong trào dân chủ quyền người Mỹ gốc Phi tại Hoa Kỳ, đúng một năm sau khi Ngài viết thư cho Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King, Jr và Ngài đã gặp ông ấy ở Chicago, Hoa Kỳ. Hai người có một cuộc thảo luận về hòa bình, tự do và cộng đồng và tìm kiếm đồng minh trong cuộc đấu tranh bất bạo động.

 

Hình 5: Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, thắp sáng ánh quang minh Trí tuệ soi sáng lương tâm chính quyền độc tài toàn trị Ngô Đình Diệm và những người chủ trương chiến tranh thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Cảnh tượng khiến cả thế giới bàng hoàng. Nhà báo Malcolm Browne là một trong những nhân chứng người nước ngoài có mặt tại sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn vào ngày 11-6-1963, ông đã chụp liên tục khoảng 10 cuộn phim ghi lại hình ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân mà trong đó có một bức ảnh được xem là biểu tượng đã mang lại cho ông giải thưởng ảnh báo chí quốc tế năm 1963 và đoạt giải Pulitzer vào năm 1964. Ảnh: Liên đoàn Báo chí, Trung tâm Thiền Làng Mai

 
su ong lang mai (6)


Hình 6: Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chủ động viết bức tâm thư gửi nhà đấu tranh dân quyền, Mục sư Martin Luther King Jr, để tìm kiếm đồng minh trong cuộc đấu tranh bất bạo động, dẫn đến cuộc họp đầu tiên 1966. Ảnh: Liên đoàn Báo chí, Trung tâm Thiền Làng Mai

 

su ong lang mai (7)su ong lang mai (3)


Hình 7: "Lịch sử Việt Nam đã phải hứng chịu sự bóc lột của các chế độ ngoại lai và các bá tước quyền quý tham ô; cho đến ngày thời điểm đó, người Việt Nam vẫn ách thống trị nghiêm ngặt hà khắc, nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo đói túng thiếu, nhà ở tiện nghi sống chật vật, họ còn gánh chịu mọi gian khổ và khủng khiếp bởi chiến tranh hiện đại". Ảnh: Liên đoàn Báo chí, Trung tâm Thiền Làng Mai

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cực lực du thuyết để nhà đấu tranh dân quyền, Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr tham gia công khai lên án Chiến tranh Việt Nam, mặc dù Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr đã từng bày tỏ không đồng tình với việc Mỹ quốc tham gia vào Chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên với sự ủng hộ phong trào dân quyền của các đồng minh da trắng và chính phủ Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson (nhiệm kỳ 1963-1969) đối với dân sự. Vấn để Chiến tranh Việt Nam đặc biệt gia tăng, cho đến khi chiến tranh ác liệt ngày thêm tồi tệ hơn, các huynh đệ thủ túc da đen lần lượt bị dồn vào thế "tự nạp mạng vào cửa tử" (送死), tình cảnh có liên quan đến lập trường của phong trào vận động dân quyền của người dân da đen.

 

Dưới sự thúc đẩy của thời thế hiện tại và tài thuyết phục của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bao gồm Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr với các đồng minh xung quanh, cuối cùng, vào năm 1967, Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr cũng đã có một bài phát biểu mạnh mẽ phản đối Chiến tranh Việt Nam, trước khi phát biểu, Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr cũng công khai đề cử một loạt các ứng cử viên cho Giải Nobel Hòa bình:

 

"Việt Nam có một lịch sử bị các chế độ ngoại bang bóc lột, bọn cường hào ác bá thối nát, người Việt Nam thời đó vẫn bị cai trị hà khắc nghiêm ngặt, nghèo đói túng thiếu và cuộc sống rất vất vả, vẫn phải gánh chịu khó khăn khủng khiếp do hậu quả chiến tranh hiện đại.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa giải pháp thoát khỏi cơn ác mộng này, một phương án giải quyết đã được các nhà lãnh đạo duy lý chấp nhận. Ngài đã đó đây vân du khắp thế giới, để thuyết phục và tranh thủ sự ủng hộ của các chính trị gia, lãnh tụ tôn giáo, học giả và văn hào gia. Nếu những ý tưởng về hòa bình của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có thể được ứng dụng cho chủ nghĩa phổ quát, tình huynh đệ trên thế giới, xây dựng một cột mốc với nhân loại".

 

Tuy nhiên cuối cùng đề cử không thành công, nhưng phong trào vận động bất bạo động vang dội khắp thế giới, đã trở thành một áp lực phản chiến, đột nhiên một làn sóng phản đối áp bức chẳng thể không nhắc đến. Nhưng thế giới đã đưa ra phản ứng mỉa mai nhất - năm Mậu Thân (1968) nhà đấu tranh dân quyền, Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr đã bị ám sát vong thân - vào thời điểm đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người hiếm khi tỏ ra sự nộ khí, sau đó nhớ lại: "Tôi cảm thấy khá xung khí nộ . . ., Hoa Kỳ đã sinh ra nhà đấu tranh dân quyền, Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr, nhưng không thể lưu giữ ông ấy lại." Tại hải ngoại, Thiền sư Thích Nhất Hạnh du thuyết, vận động khắp thế giới phản chiến, đồng thời đây cũng bị coi là cái gai trong mắt của hai Chính phủ Nam Bắc Việt Nam vì "cấu kết thế lực ngoại bang", vì vậy, sau đó Ngài bị liệt vào danh sách cấm nhập cảnh vào Việt Nam, từ đó trở thành nhà sư lưu vong.

 

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Bắc Nam liền dãy, nhân dân hai miền sum họp một nhà, Ngài cùng lực lượng ở nước ngoài, cống hiến rất nhiều năng lượng và nguồn lực để hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh, không chỉ những vị tu sĩ Phật giáo bị đàn áp tôn giáo, bao gồm những quân nhân có liên quan cá nhân tại Việt Nam và bị tổn thương nặng nề bởi hậu quả Chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, Thiền sư Thích Nhất Hạnh liên tiếp mở các khóa tu thiền dành riêng cho các cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam, với thủ danh "Chữa lành Vết thương Chiến tranh" (Healing the Wounds of War, 療癒戰爭的傷口) chỉ cần tĩnh tọa, thể nghiệm tu tập thiền, đối thoại với nhau, thảo luận và sáng tác nghệ thuật, để xoa dịu những nỗi đau thương của chiến tranh, tâm lý trị liệu hội chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý ở những cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam (Post Traumatic Stress Disorder- PTSD)

 

su ong lang mai (8)

Hình 8: Sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, tại hải ngoại, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã dành nhiều tâm sức và nguồn lực để hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh, không chỉ những tu sĩ Phật giáo bị đàn áp tôn giáo, mà bao gồm cả những quân nhân có liên quan cá nhân tại Việt Nam và bị tổn thương nặng nề bởi Chiến tranh Việt-Mỹ. Ảnh: Liên đoàn Báo chí, Trung tâm Thiền Làng Mai

 
su ong lang mai (9)

Hinh 9: Năm 1995, Thiền sư Thích Nhất Hạnh (phải) đến thăm Đài Loan và được người sáng lập tông phái Pháp Cổ Sơn tại Đài Loan, Đại lão Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm (1930-2009) nghênh tiếp tại Nông thiền Pháp Cổ Sơn. Ảnh: 報系資料圖庫

 

Do ngày càng có nhiều nghiên cứu lý thuyết về hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) đặc biệt là những binh sĩ từng tham gia chiến đấu tại Việt Nam, xã hội Hoa Kỳ ngày càng nhận thức được sự ảnh hưởng của các vấn đề PTSD đối với an toàn xã hội, giúp kiện khang sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.

 

Nhiều cựu chiến binh từng chịu ảnh hưởng của những nỗi ám ảnh chiến tranh khốc liệt, họ đã thành lập các hiệp hội tương trợ lẫn nhau, hoặc tìm kiếm đến sự trợ giúp về tâm thần học và tư vấn tâm lý, một loạt các chuỗi khóa tu tập thiền định Phật giáo, và Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã hỗ trợ đắc lực, Ngài sáng tạo các phương pháp tâm lý trị liệu, sau nhiều thập kỷ nỗ lực tổ chức các khóa tu tập thiền định Phật giáo và phương pháp tâm lý trị liệu, có một cựu chiến binh Mỹ (Claude Thomas), người đã thụ ân đức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, hướng dẫn công phu tu tập thiền định và phương pháp tâm lý trị liệu và đã thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian, ám ảnh nỗi thống khổ bởi cơn ác mộng của Chiến tranh Việt Nam, ông đã trở thành một trong những trường hợp tái sinh tiêu biểu nhất.

 

Thầy Claude Anshin Thomas sinh năm 1947, gốc người Mỹ, Thiền giả, diễn giả, học giả về  Công lý & Hòa bình, Giáo thụ Thiền học, nhà văn quốc tế, chiến sĩ hòa bình ủng hộ bất bạo động.

 

Đến tuổi thanh xuân, Thầy từng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Cộng sản tại chiến trường Việt Nam. Khi về quê nhà Hoa Kỳ, sau những lần bệ kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững; Thầy Claude Anshin Thomas đã nhận thức được ý nghĩa là hòa bình bất bạo động, biến súng đạn thành chất liệu Từ bi để hóa giải hận thù và năm 1995 Thầy xuất gia theo thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản, trở thành vị thiền giả nổi tiếng. Thầy truyền đạt giáo lý Thiền đạo Phật theo cách thức phi tôn giáo, trực tiếp và đúc kết từ cuộc sống, với ý thức sâu sắc về từ bi tâm.

 

Thầy Claude Anshin Thomas giảng dạy giáo lý Phật đà và dạy phương pháp tu tập thiền Phật giáo cho công chúng thông qua các dự án xã hội, các buổi chia sẻ pháp thoại và các khóa tu thiền định.     

 

Từ tháng 9 năm 1966 đến tháng 11 năm 1967, trong Chiến tranh tại Việt Nam, Thầy giữ chức vụ Trưởng phi hành đoàn Trực thăng quân sự Mỹ. Bắt đầu Thầy với tư cách là một Xạ thủ Phi Hành Trực Thăng thay thế Tiểu đoàn 90  ở tổng kho Long Bình (Tổng kho Long Bình được chính quyền Mỹ - Diệm xây dựng từ giữa năm 1965 với mục đích phục vụ cho cuộc chiến ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung khi cần thiết)  và sau đó Thầy được bổ nhiệm chức Đại đội trưởng Đội Trực thăng Xung kích 116 tại Phú Lợi, nay là một phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam, nơi Thầy bắt đầu sử dụng súng máy M60. (M60 đã được phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam như một vũ khí tự động trong đội hình với nhiều đơn vị của Hoa Kỳ). Trong một lần tuần tra mặt đất, Thầy và bốn chiến sĩ khác cùng đơn vị đã bị những người đàn ông mặc áo cà sa như các nhà sư Phật giáo màn vũ khí dấu bên trong áo cà sa của họ. Cả năm binh sĩ đều bị thương và ba người chết.

 

Khi còn là một chiến binh Hoa Kỳ, Thầy đã giết chết vài trăm chiến sĩ Việt Cộng. Các phi hành gia đoàn trực thăng nơi Thầy làm việc đã đặt cược với nhau xem binh sĩ Mỹ nào có thể tiêu diệt nhiều quân địch nhất. Thầy đã bị chết hụt và sống sót sau khi bị bắn hạ 5 lần. Lần thứ 5 là giữa năm 1967, Thầy bị Việt Cộng bắn rơi báy bay trực thăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phi công và Chỉ huy trưởng đã thiệt mạng các xạ thủ trực thăng và Thầy bị thương. Thầy bị thương ở vai, mặt, gãy xương hàm, gãy xương gò má, gãy xương sườn, chấn thương xương cổ và chấn thương xương ức.

 

Năm 1996 là thời điểm quan trọng giữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh và nhà đấu tranh dân quyền, Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr gặp nhau, cùng lúc này Thầy Claude Anshin Thomas, người đã tham gia chiến tranh tại Việt Nam, năm này Thầy giữ chức vụ Chỉ huy đội Trực thăng Chiến đấu (sau này phục vụ trong Đại đội Trực thăng Xung kích 166 thuộc Căn cứ Phú Lai Sài Gòn của Hoa Kỳ), Thầy Claude Anshin Thomas nhớ lại rằng: "Tự tay tôi đã cầm vũ khí giết hằng trăm chiến sĩ Việt Cộng, với thành tích đạt được rất nhiều Huân chương. Mãi cho đến khi tôi được giải ngũ một cách danh dự, vụ giết chóc mới dừng lại".

 

Theo hồi ức của Thầy Claude Anshin Thomas miêu thuật, tất cả những đồng đội đều hài lòng về số người bị giết, không ngoại lệ; trước và sau nhiệm vụ, đồng đội Trực thăng chiến đấu đã bị Việt Cộng bắn rơi 5 lần, Thầy Claude Anshin Thomas đã bị trọng thương và may mắn được sống sót, nhưng nhiệm vụ tuần tra mặt đất đã để lại cho Thầy Claude Anshin Thomas những vết thương không thể xóa nhòa:

 

"Thầy Claude Anshin Thomas và bốn quân nhân khác trong đội Trực thăng Chiến đấu đã nhìn thấy một nhà sư choàng áo cà sa, họ tưởng đã an toàn nhưng nào ngờ nhà sư đã cầm súng bóp cò nổ súng, 5 quân nhân Mỹ bao gồm cả Thầy Claude Anshin Thomas đã ngã gục tại chỗ và bị trọng thương tại chỗ, ba người trong số họ đã tử vong.

 

Sau đó, mặc dù Thầy Claude Anshin Thomas đã sống sót và đã giải ngũ vào năm Mậu Thân (1968), nhưng lúc đó, cảnh tượng "đột nhiên nhà sư khai hỏa nỗ súng sát thương" đã trở thành cơn ác mộng dài đăng đẳng với Thầy Claude Anshin Thomas - tưởng chừng như "vô hại" nhưng không ngờ với tướng mạo của một nhà sư lại bóp cò nổ súng vào chúng tôi? Tại sao chúng ta lại giết chóc nhau ở đây? - Thầy Claude Anshin Thomas vẫn thấy chưa hết kinh hoàng bởi Chiến tranh Việt Nam, nhưng Thầy đã lựa chọn theo truyền thống gia đình của nhiều thế hệ đi trước trong quân trận, Thầy không bao giờ thố lộ với ai về trải nghiệm Chiến tranh Việt Nam và cố gắng hết sức để trông "bình thường".


su ong lang mai (10)

 

Hình 10: Thầy Claude Anshin Thomas nhớ lại rằng: "Tự tay tôi đã cầm vũ khí giết hằng trăm chiến sĩ Việt Cộng, với thành tích đạt được rất nhiều Huân chương. Mãi cho đến khi tôi được giải ngũ một cách danh dự, vụ giết chóc mới dừng lại". Ảnh: Liên đoàn Báo chí, Trung tâm Thiền Làng Mai

su ong lang mai (12)

 Hình 11: Cảnh tượng "Nhà sư đột nhiên bóp cò nổ súng" đã trở thành cơn ác mộng cứ mãi đeo bám Thầy Claude Anshin Thomas - tưởng chừng như "vô hại" nhưng không ngờ với tướng mạo của một nhà sư mặc áo cà sa lại bóp cò nổ súng vào chúng tôi? Tại sao chúng ta lại giết chóc nhau ở đây? Quân nhân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Liên đoàn Báo chí, Trung tâm Thiền Làng Mai

 

Nhưng cũng giống như nỗi đau mà nhiều cựu chiến binh Việt Nam phải đối mặt, trong nhiều thập niên, Thầy Claude Anshin Thomas đã phải chịu đựng di chứng Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (Post traumatic stress disorder, PTS) từ Chiến tranh Việt Nam, khi nhìn thấy hoặc nghe tiếng máy bay vang rền trên bầu trời, Thầy lại tưởng đang trải nghiệm các cuộc không kích trên chiến trường; khi trời đổ cơn mưa, Thầy lại tưởng những xác chết thây phơi lầy lội giữa bãi chiến trường tại Việt Nam đang hiện ra trước mắt.

 

Thầy Claude Anshin Thomas kể rằng: "Khi tôi lấy rau đóng hộp từ chiếc kệ cửa hàng tạp hóa, tôi đột nhiên với cảm giác sợ hãi bởi đang bị Việt Cộng bao vây và có khả năng bị mắc bẫy tại đây".

 

Mỗi khi nhắm mắt chìm vào giấc ngủ, giấc mơ cảnh chiến trường Việt Nam lại hiện lên lúc nào không biết, nỗi ám ảnh bởi hình bóng nhà sư đột nhiên bóp cò nổ súng vào chúng tôi cứ mãi hiển hiện trong tâm thức Thầy Claude Anshin Thomas, di chứng Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (Post traumatic stress disorder, PTS) từ Chiến tranh Việt Nam mà Thầy phải gánh chịu trong nhiều thập kỷ đã đẩy Thầy vào bờ vực thẳm suy sụp tinh thần một cách nghiêm trọng, lúc nào cây súng cũng mang theo để Thầy cảm thấy an toàn, thậm chí đang ngủ cây súng vẫn bên cạnh, Thầy đã từng sa vào vũng lầy nghiện ma túy, hôn nhân tan vỡ, phụ tử tình thâm chia lìa, hạnh phúc gia đình tan nát.

 

Mặc dù Thầy Claude Anshin Thomas đã được hỗ trợ của Hội cựu Chiến binh Hoa Kỳ, dần dần cuộc sống của Thầy trở nên tích cực hơn, Thầy đã phục hồi cuộc sống bản thân tốt thông qua hành trình lang thang độc lập và cuối cùng Thầy đã cai nghiện thành công.

 

Tuy nhiên, vào thập niên 1990, ở tuổi tứ thập nhi bất hoặc (40) Thầy Claude Anshin Thomas vẫn chưa thể xóa hết những nỗi ám ảnh bởi bóng đêm trong tâm thức bởi những nỗi sợ hãi, kinh khiếp của Chiến tranh Việt Nam mà Thầy không thể nói với ai những nỗi khổ cứ hành hạ thể xác lẫn tinh thần.

 

"Bất cứ khi nào tôi cố gắng thố lộ với mọi người về Chiến tranh Việt Nam, họ chỉ nói với tôi: 'Quá khứ chuyện đã qua rồi, bạn nên quên nó đi. May phúc là bạn đã được sống sót, hãy tiếp tục cuộc sống của bạn!' - Nhưng tôi vẫn không có biện pháp để trút hết những nỗi ám ảnh thống khổ này".

su ong lang mai (11)

 

Hình 12: Năm 1992, được Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền cảm hứng và khuyến khích cựu chiến binh Mỹ Thomas nhập Phật môn thành trang Thích tử, mặc dù đã có ý định xuất gia, nhưng lúc đó, Thomas khước từ bởi chưa chuẩn bị kịp.

 

Năm 1994, Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững đã hướng dẫn Thomas xuất gia và đã thỉnh chư Tăng làm lễ thụ phong cho Thầy là một nhà sư Thiền tông Phật giáo thuộc truyền thống Thiền phái Tào Động (曹洞宗, sōtō-shū) và Thiền phái Lâm Tế (臨濟宗, Rinzai-shū) Phật giáo Nhật Bản và được ban pháp hiệu Claude Anshin Thomas. Ảnh: Claude Anshin Thomas

 

su ong lang mai (13)
Hình 13: Cuốn tự truyện của Thầy Claude Anshin Thomas "At Hell's Gate" bản dịch tiếng Đài Loan là "正念戰役", được Nhà xuất bản "Pháp Cổ Sơn" (法鼓山出版) ấn hành, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến thăm Đài Loan.

 

Sau đó, cơ hội ngẫu nhiên, Thầy Claude Anshin Thomas đã tham dự hội thảo "Chữa lành Vết thương Chiến tranh" (療癒戰爭的傷口), tự chuyển hóa bản thân bằng cách viết về kinh nghiệm của bản thân. Thông qua việc trước tác, thiền định và lịch trình đối thoại với tha nhân, Thầy Claude Anshin Thomas đã truy cứu nguồn gốc và phát hiện di chứng Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (Post traumatic stress disorder, PTS) từ Chiến tranh Việt Nam đến từ đâu, làm thế nào để trực tiếp đối mặt với những nỗi thống khổ này. Với sự giới thiệu của Hội thảo, Thầy Claude Anshin Thomas bệ kiến đảnh lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người sáng lập "Trung tâm Thiền Làng Mai", Pháp quốc.

 

Thầy Claude Anshin Thomas kể lại, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói với tôi rằng: "'Các cựu chiến binh là ngọn lửa bốc cháy rực sáng, các vị đang bị nung đốt trong hỏa ngục than hồng, quý vị hiểu sâu sắc bản chất của đau khổ'. Ngài nói với chúng tôi, cách duy nhất để chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau là trực diện với khổ đau, để thấu triệt minh bạch của bản chất khổ đau, để hiểu cuộc sống hiện tại của chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào bởi khổ đau. Ngài khuyến khích tôi tự thuật lại sự trải nghiệm của ban thân, Ngài nói rằng chính sự trải nghiệm của bản thân rất đáng để lắng nghe, nó cũng đáng để biết - Ngài nói rằng, tôi đại biểu cho một lực lượng hùng cường trên thế giới".

 

Sau khi nhập chốn thiền môn trở thành trang Thích tử, bản thân Thầy Claude Anshin Thomas đã trải qua đau khổ tuyệt vọng, nhờ duyên may phúc lớn được Thiền sư Thích Nhất Hạnh khai sáng dẫn lộ từ bóng tối địa ngục trần gian bởi nỗi ám ảnh Chiến tranh Việt Nam ra ánh sáng quang minh và Thầy viết cuốn tự truyện "At Hell's Gate" bản dịch tiếng Đài Loan là "正念戰役" (Chiến dịch Chánh niệm), được Nhà xuất bản "Pháp Cổ Sơn" (法鼓山出版) ấn hành, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến thăm Đài Loan, Thầy Claude Anshin Thomas, một cựu chiến binh Mỹ trở về từ Cửa Địa ngục, dũng cảm đối mặt với vết thương lòng và trực diện với quá khứ tội lỗi và đã tìm ra phương cách để hóa giải những nỗi khổ niềm đau, sống một cuộc đời Trách nhiệm của một trang Thích tử cầu đầu giải thoát và hóa độ chúng sinh.

 

"Mỗi cá nhân đều có 'Việt Nam' của riêng mình." Trong cuốn cuốn tự truyện "At Hell's Gate" Thầy Claude Anshin Thomas đã ví dụ những trải nghiệm của bản thân tại Việt Nam với những tổn thương mà thế giới có thể gặp phải, từ hành trình bản thân được chuyển hóa dần, có thể thấy rằng, những oan khiên nghiệp chướng, những nỗi ám ảnh đau khổ tuyệt vọng đã được hóa giải và đã rõ biết tận nguồn gốc và ý nghĩa của đau khổ.

 

Ngoài tuổi thất thập cổ lai hy (thọ 75 xuân), Thầy Claude Anshin Thomas vẫn đang tiếp lửa truyền đăng, thắp sáng chánh niệm trong sự nghiệp giáo dục, và vẫn đang tiếp tục với bậc thầy tâm lý trị liệu hội chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý ở những cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam (Post Traumatic Stress Disorder- PTSD).

 
su ong lang mai (14)

Hình 14: Năm 2018, Thầy Claude Anshin Thomas đang đứng lớp chia sẻ pháp thoại với các cựu chiến binh. Ảnh: Project New Hope Inc

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 轉角國際)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2025(Xem: 457)
Khi lên 11 tuổi, Hòa Thượng được Ngài Thích Nguyên Thần, hiệu Tịnh Thông (vốn là người cậu trong gia đình) dẫn đến Tu Viện Nguyên Thiều, Thôn Đại Lễ, Xã Phước Hiệp, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định để xuất gia tu học. Ngày 15 tháng 4 năm 1970 : Cố Hòa Thượng Thích Đồng Thiện, Đệ Nhất Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều, làm Lễ Xuất Gia chính thức, thế phát cho Hòa Thượng, đặt Pháp Danh là Thị Anh (Hồng Anh), là đệ tử của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Vị Trưởng Ban Sáng Lập và là Giám Viện của Tu Viện Nguyên Thiều.
15/12/2024(Xem: 821)
Lễ Tưởng Nguyện Cố Hòa Thượng Thích Giải Quảng tại Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu (14/12/2024)
06/11/2024(Xem: 1067)
Vào lúc 08h30 sáng nay, ngày 05/11/2024 (nhằm mồng 5 tháng 10 Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức đại lễ Tưởng niệm huý nhật lần thứ 3 (2019-2024) Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Ý, huý Trừng Huệ, hiệu Ấn Bảo, nguyên Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn các chùa Linh Sơn Pháp Bảo (X.Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang), Linh Sơn Pháp Ấn (X. Suối Cát, Cam Lâm) và chùa Linh Sơn Phước Điền (X. Phước Đồng, TP. Nha Trang).
30/10/2024(Xem: 737)
Hòa thượng họ Trần, húy Văn Vinh, pháp danh Chơn Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Thích Bích Lâm. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Giáp Tý (1924) tại phường Đệ Nhị- Nha Trang- Khánh Hòa, thân phụ là cụ Trần Đức Tựu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đủ. Sớm có nhân duyên với Phật pháp, Ngài được Hòa thượng Thích Phước Huệ, chùa Sắc Tứ Hải Đức cho quy y ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Thân (1932), pháp danh Chơn Phú. Đến ngày 15 tháng 10 năm Kỷ Mão (1939), Ngài được Hòa thượng cho thế độ, phú pháp tự là Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm. Năm 1945, Ngài thọ Tam đàn Cụ Túc tại chùa Sắc Tứ Hải Đức do Hòa thượng Phước Huệ tái thí, truyền trao giới pháp. Năm 1946 Ngài được đề cử trụ trì Tổ đình Nghĩa Phương.
22/10/2024(Xem: 745)
Hòa Thượng thế danh Lê Đình Nam, sinh năm Mậu Thân (1908) trong một gia đình trung nông, có truyền thống Nho học. ở làng Đại An, xã Kỳ Long (nay là xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Lê Văn Thơ, Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mới. Những năm đầu của thập niên 40, Ngài mới có nhân duyên gặp Phật Pháp và cũng trong thời gian này Ngài cùng với người anh là Lê Trọng Hoàng, em là Lê Tấn Phước cùng với Phật tử Nguyễn Quế phát tâm sáng lập chùa Đại An tại quê nhà vào năm 1944.
21/10/2024(Xem: 622)
Trong đêm dài vô minh, với nổi khổ vô biên của chúng sanh, Chư Phật, Chư Tổ sư, liệt vị Tăng-già đã truyền thắp cho nhau ngọn đèn vô tận để soi sáng cung ma, biến uế độ thành tịnh độ. Trong sự tiếp nối chí nguyện thù thắng đó, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Đệ lục Tăng thống GHPGVNTN đã đem bi tâm phổ hóa quần sanh, thắp đèn tuệ dẫn người ra khỏi rừng tà, vận đức dũng giữ nền đạo thống, dựng đứng dậy những gì đã sụp đổ, mang lý tưởng Bồ-tát đạo dưỡng nuôi chánh tín trong lòng tứ chúng.
20/10/2024(Xem: 932)
Để tưởng niệm, ngày giáp năm của một bậc Tôn Túc mà suốt đời đã phụng hiến cho Đạo Pháp, dân tộc và nhân loại; đã hiến dâng con đường giáo dục tri thức cho nhiều thế hệ hôm nay và mai sau; đã phát nguyện cho công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh được sớm thành tựu viên mãn: “Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng.” Dù Hòa Thượng đã chích lý Tây quy, nhưng hình hài và âm hưởng vẫn luôn tồn tại sâu xa trong tâm khảm của mỗi chúng ta, hàng tứ chúng đệ tử Phật. Do vậy, Ban Tổ Chức, nhất tâm đảnh lễ và kính thỉnh chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni từ bi hoan hỷ quang lâm chứng minh, tham dự buổi lễ được tổ chức tại: Địa Điểm: Chùa Kim Quang tại số: 3119 Alta Arden Expy, Sacramento, CA 95825 Thời Gian: 10:00 sáng – 1:00 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 17/11/2024 (nhằm ngày 17 tháng 10 năm Giáp Thìn) Số điện thoại liên lạc: Phó Trưởng BTC HT. Thích Từ Lực số: (510) 331-6899 (tiếng Việt) và phụ tá Thư ký: HTr. Tâm Thường Định: (916) 607-4066 (tiếng Anh)
20/10/2024(Xem: 1004)
Thầy đi rồi cơ nghiệp vẫn còn đây Đại tạng kinh in dấu ấn sâu dày Khúc dương cầm, những áng văn trác tuyệt Tấm lòng son đầy nhiệt huyết quan hoài
10/10/2024(Xem: 1908)
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]