Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Toàn cầu tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch Trụ thế 97 xuân

24/01/202218:08(Xem: 3751)
Toàn cầu tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch Trụ thế 97 xuân


Su Ong Lang Mai-11

Toàn cầu tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch Trụ thế 97 xuân

(Global tributes for Vietnamese Buddhist monk Thich Nhat Hanh after his death at 97)

 

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, vị sứ giả Hòa bình, người mang Đông Phương vào Tây Phương, vị Thiền sư Phật giáo Việt Nam, người có tầm ảnh hưởng trên thế giới được coi là chỉ đứng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, người phổ biến thiền chánh niệm ở phương Tây, đã phải sống lưu vong gần nửa thế kỷ sau khi bị trục xuất khỏi quê hương vì kêu gọi chấm dứt Chiến tranh Việt-Mỹ.

 

Nhà hoạt động vì hòa bình ở Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh là một trong 13 vị Đạo sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật trên toàn thế giới trong quá trình hơn 25 thế kỷ lịch sử Phật giáo, một vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam, một trong những nhân vật có ảnh hưởng Tâm linh lớn nhất Thế giới đã "Thanh thản hồn nhiên trút hơi thở" viên tịch lúc 0 giờ ngày 22 tháng Giêng, 2022 (giờ Việt Nam), tại Tổ đình Từ Hiếu, cố đô Huế, Việt Nam, trụ thế 97 Xuân, Giới lạp 72 Hạ.

 

Tăng thân Làng Mai cho biết, tang lễ sẽ diễn ra trong 7 ngày theo hình thức một khóa tu im lặng sẽ tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu.

 

"Trong suốt thời gian đó, kính xin quý vị đến thăm viếng cùng thực tập chung với chúng tôi - tâm niệm cúng dường - để cho toàn bộ tang Lễ Tâm Tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng"- theo Tu viện Vườn Ươm - Làng Mai.

 

"Sau Lễ Trà Tỳ, Xá Lợi sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây tháp," vẫn theo thông báo của Làng Mai.

 

Phật tử Tổ đình Từ Hiếu tại Huế, Việt Nam và tăng thân Làng Mai trên khắp thế giới hiện đang chuẩn bị cho tang lễ Thiền sư.

 

"Chúng tôi mời gia đình tâm linh toàn cầu thân yêu hãy dành một chút thời gian để tĩnh lặng, để quay về nội tâm với từng nhịp thở ra vào trong chánh niệm, khi chúng ta cùng đồng điệu, hòa quyện giữa Thầy trong tâm thức của chúng ta", tổ chức này cho biết trên tài khoản Twitter của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sử dụng từ tiếng Việt cho Thầy. .

 

Trước khi trở về quê nhà Việt Nam ngày 26 tháng 10, 2018, Ngài đã tổ chức các khóa tu thiền chánh niệm, chia sẻ pháp thoại và đã xuất bản, phát hành hơn 100 cuốn sách về chánh niệm và thiền định, được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và cuốn sách mới nhất của Ngài được xuất bản hồi tháng 10 năm 2021 - nền tảng của ngành chăm sóc sức khỏe toàn cầu trị giá 4,2 nghìn tỷ USD được Oprah Winfrey, Arianna Huffington và tỷ phú công nghệ Marc Benioff tán thành.

 

Tự do Tôn giáo, Hòa bình

 

Ngài sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926 tại Huế với tục danh Nguyễn Xuân Bảo, Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia làm sa di từ năm 16 tuổi tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, thọ giới Thiền sư Thanh Quý Chân Thật theo Thiền tông thuộc Phật giáo Đại thừa.

 

Trong giai đoạn đầu tu tập, Ngài từng đảm nhiệm chức trách mà Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất giao phó, như chủ biên tạp chí Phật giáo Việt Nam năm 1956. Ngài cũng sáng lập Nhà xuất bản Lá bối, tham gia sáng lập Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn. Đến những năm 1960, Ngài sáng lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (SYSS), một tổ chức thiện nguyện Phật giáo gồm khoảng 10.000 tình nguyện viên đi về các thôn xóm để dựng trường, xây trạm xá và tái thiết các làng xã bị chiến tranh tàn phá.

 

Từ năm 1961, Ngài bắt đầu ra nước ngoài, nghiên cứu và giảng dạy Phật học. Để rồi Ngài dần dành toàn bộ thời gian sống và phụng sự ở hải ngoại sau khi không thể về Việt Nam được nữa trong gần 40 năm sau đó.

 

Năm 1961, tại Hoa Kỳ, Ngài giảng dạy môn Tôn giáo Đối chiếu tại Đại học Princeton, và năm sau Ngài đến Đại học Columbia giảng dạy Phật học. Đến năm 1963, Ngài quay lại Việt Nam cùng tham gia các nỗ lực vận động hòa bình bất bạo động cùng các bạn đồng tu của mình.

 

Năm 1966, giữa lúc cuộc chiến Việt Nam diễn ra ngày càng khốc liệt, Ngài đến Mỹ và châu Âu kêu gọi hòa bình và chấm dứt thù hận ở Việt Nam. Ngài nhẹ gót thênh thang khắp đó đây, truyền bá thông điệp về hòa bình và tình thương, vận động các nhà lãnh đạo phương Tây chấm dứt chiến tranh Việt Nam và dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán Hòa bình ở Paris năm 1969.


Su Ong Lang Mai-12


 

Trong lần đến Mỹ năm 1966, Thiền sư Thích Nhất Hạnh lần đầu tiên gặp gỡ nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. để thuyết phục ông lên tiếng chống chiến tranh Việt Nam. Sau đó, chính Muc sư Martin Luther King Jr đề cử thiền sư Thích Nhất Hạnh cho Giải Nobel Hòa bình 1967. Năm đó, Ủy ban Nobel không chọn giải Nobel Hòa bình.

 

Do cả hai chính phủ Bắc Việt và Nam Việt đều không cho phép Ngài trở lại Việt Nam, Ngài bắt đầu cuộc sống lưu vong trong gần nửa thế kỷ cho đến năm 2005 mới trở lại Việt Nam lần đầu tiên.

 

   Edward Kitch/AP

Trung tâm Martin Luther King, Jr.

@TheKingCenter

Chúng tôi tôn vinh cuộc đời và tầm ảnh hưởng nhân đạo, toàn cầu của #ThichNhatHanh, một đồng minh của Tiến sĩ King’s, người đã viên tịch hôm thứ Bảy, ngày 22/1/2022.

 

Đây là bức ảnh chụp cả hai tại một cuộc họp báo ở Chicago năm 1966. #MLK đã đề cử Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình vào năm sau.

 

Edward Kitch / AP

 

Tin rằng chiến tranh về cơ bản là sai lầm, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ chối đứng về phía nào trong cuộc xung đột bởi chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng sản và Tư bản và do đó bị chính quyền của cả hai miền Nam Bắc Việt Nam đàn áp Ngài.

 

Vai trò phản chiến của Ngài trong cuộc chiến Việt Nam – điều khiến Ngài phải trả giá là bị cả hai chính quyền của Việt Nam Cộng hòa và Chính quyền Cộng sản Việt Nam cấm cửa.

 

Sau đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã sống và hành đạo ở Pháp 39 năm, nhưng vẫn tiếp tục vận động cho tự do tôn giáo trên khắp thế giới.

 

Năm 1967, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ, Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King đề cử Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho giải thưởng Nobel Hòa bình. Ông nhận định không ai xứng đáng hơn “nhà tu hành Phật giáo hòa nhã người Việt Nam này, là một học giả có năng lực trí tuệ phi phàm”.

 

"Những ý tưởng của Ngài về hòa bình, nếu được áp dụng, sẽ xây dựng một tượng đài cho chủ nghĩa đại đoàn kết, cho tình huynh đệ thế giới, cho nhân loại."

 

Luật sư Bernice King, con gái út của nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King Jr. và Coretta Scott King, đã bày tỏ lòng tôn kính đối với Thiền sư Thích Nhất Hạnh trên Twitter tấm ảnh cha cô chụp chung với Thiền sư Thích Nhất Hạnh và viết: "Người cha kính yêu của tôi, người bạn hữu, sứ giả hòa bình Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch vào cuối tuần này. Tôi ca ngợi và tôn vinh và vinh danh cuộc đời và ảnh hưởng toàn cầu vì hòa bình của Ngài". @nytimes: Một tác giả, nhà thơ, nhà giáo dục và nhà hoạt động vì hòa bình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bị lưu đày khỏi quê hương Việt Nam khi phản đối phản chiến tranh. .

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng tiếp tục giúp đỡ đồng bào Việt Nam.

 

Khi chiến tranh kết thúc, nhiều người đã chạy trốn khỏi đất nước bằng thuyền, vượt biên đường biển, đối mặt với điều kiện nguy hiểm trên đại dương mênh mông khi họ cố gắng đến các khu bảo trợ ở nước ngoài.

 

Đến khi chiến tranh kết thúc vào mùa xuân năm 1975, Ngài đã giúp đỡ những đồng bào Ngài vượt biển tìm đường tỵ nạn. “Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cứu được trên 800 thuyền nhân sau khi Ngài thuê hai con tàu lớn,”.

 

Giáo sư nghiên cứu tôn giáo John Powers của Đại học Deakin, Úc, sau khi nghe tin thiền sư viên tịch. Giáo sư John Powers nhận định rằng "Hành động như vậy là một phần trong niềm tin của Ngài vào 'Phật giáo Dấn thân', một thuật ngữ do Ngài đặt ra.

 

Một trong những vấn đề lịch sử đối với Phật giáo là các đạo Phật là các Phật tử dã thực sự tuyệt vời khi nói đến nghĩa cử cao đẹp qua Từ bi tâm. .nhưng (họ) lại chưa hoàn hảo cao nhất trong việc áp dụng thực tế vào cuộc sống thường nhật".

 

Nhưng Thiền sư Thích Nhất Hạnh tin rằng: "Chỉ cần trên đệm tọa thiền thôi chưa đủ. . . và điều đó trở thành nền tảng thực sự của rất nhiều đạo Phật hiện đại".

 

Hãng tin Pháp mô tả Ngài là một vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam được biết đến nhiều trong Phật giáo chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

"Các tác phẩm của thiền sư Thích Nhất Hạnh và việc lan tỏa ý tưởng về chánh niệm và thiền định đã được phổ biến rộng rãi trở lại trong bối cảnh thế giới lao đao vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã giết chết hơn 1 triệu người và làm cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn", Hãng tin Reuters viết về nhà thơ, nhà hoạt động hòa bình và bậc thầy về chánh niệm người Việt.


Su Ong Lang Mai-ỏ


 

Theo dõi sát sao

 

Tháng 8 năm 2017, Chính quyền Việt Nam lại cho phép Thiền sư về thăm quê hương thân yêu và Ngài tịnh dưỡng tại nơi xuất gia học đạo, Tổ đình Từ Hiếu cho đến khi viên tịch. Những ngày cuối đời tại đây, được sự giám sát chặt chẽ bởi an ninh mặc thường phục canh gác bên ngoài khuôn viên Tổ đình Từ Hiếu.

 

Kể từ khi Ngài trở về quê hương Việt Nam, hàng trăm người đã vân tập về Tổ đình Từ Hiếu để cùng Ngài thiền tọa, chia sẻ Phật pháp và từng bước chân an lạc, thanh thản hồn nhiên hít thở không khí trong lành và ấm áp trong khuôn viên Tổ đình Từ Hiếu.

 

Hầu hết những người giám sát Ngài đều dành cho những thông điệp tâm linh chứ không phải chính trị.

 

Nữ Phật tử Trần Thị Mỹ Thanh, người đã hành hương chiêm bái Phật giáo xứ Huế cùng những người bạn từ thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy chúng tôi yêu quý con người, yêu bản thân, yêu thiên nhiên".

 

Thông điệp của Ngài không phải lúc nào cũng được hoan nghênh ở Việt Nam, đa số đều cảnh giác với tôn giáo có tổ chức: năm 2009 những Phật tử tại gia xuất gia, đệ tử của Ngài bị chướng ngại tại khóa tu tại Tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

 

Nhưng các môn đồ pháp quyến Ngài nói rằng họ đến trong hài hòa và hòa bình.

 

Thầy Thích Chân Pháp Ấn, một trong những đệ tử ưu tú thân cận nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói: "Chúng tôi biết Việt Nam còn nhiều khó khăn, và thế giới đang nỗ lực giúp Việt Nam cởi mở, có tự do hơn, dân chủ hơn . . . chúng tôi cũng hết sức mình giúp, nhưng chúng tôi làm theo cách của một người Phật tử chân chính".

 

Năm 2018, Thầy Thích Chân Pháp Ấn nói với AFP: "Không phải là khôn ngoan khi đối đầu, nhưng rất tốt nếu khi giao tiếp".  

 

'Di sản vẫn còn'

 

Khắp nơi trên thế giới, mọi người đã đăng những lời tưởng niệm trên mạng xã hội với nhiều ý kiến phản ánh về tác động của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đối với cuộc sống của họ.

 

Giáo thọ thiền cư sĩ Jay Michaelson viết rằng, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tuyệt vời bởi "kiến thức sâu sắc và nghệ thuật trong cách ứng xử, giao tiếp và cam kết nhiệt thành với công lý".

 

Giáo sư Anjali Vats giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ, rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời bà và giúp bà ‘trở thành được như ngày nay’.   

 

Ngày 22/1 vừa qua, bà Marie Damour, Đại biện lâm thời, Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam đã gửi 'lời chia buồn sâu sắc trước sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh'.

 

Thông cáo viết: "Trong hơn 6 thập kỷ qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người thầy, nhà lãnh đạo tinh thần được yêu mến và là nhà hoạt động không mệt mỏi vì hòa bình cho đất nước của mình và trên khắp thế giới. Những lời giảng dạy của Ngài, đặc biệt là về việc đưa chánh niệm vào cuộc sống hàng ngày, đã làm phong phú thêm cuộc sống của rất nhiều người Mỹ".

 

"Nhiều quan chức Hoa Kỳ, trong đó có Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, đã vinh dự được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Từ bi tâm và tâm huyết của Ngài đối với đa nguyên tôn giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những người Ngài từng gặp".

 

"Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến như là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Thông qua những lời dạy và tác phẩm văn chương của Ngài, di sản của Ngài sẽ còn lưu truyền mãi cho các thế hệ mai sau."

 

Hãng tin Mỹ AP có một bản tin dài điểm lại thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, gọi Ngài là ‘thiền sư được tôn kính vốn đã giúp khai phá khái niệm Chánh niệm ở phương Tây và Phật giáo dấn thân ở phương Đông’.

 

AP dẫn lại lời trần tình của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho Mục sư Martin Luther King về các vụ tự thiêu của tăng ni Phật tử miền Nam chống chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm: “Tôi đã nói rằng đó không phải là tự sát, bởi vì trong hoàn cảnh khó khăn như ở Việt Nam, rất khó để cất lên tiếng nói. Do đó, đôi khi chúng tôi phải tự thiêu để người ta lắng nghe tiếng nói của mình cho nên làm như vậy là hành động bi mẫn, hành động yêu thương chứ không phải hành động tuyệt vọng.”

 

Hãng tin này dẫn lời Cư sĩ Sulak Sivaraksa sáng lập mạng lưới phật tử dấn thân quốc tế, nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo và nhân đạo, được biết đến nhiều nhất, vì những lời chỉ trích xã hội, và tổ chức cơ sở sử dụng các mô hình tinh thần, để vận động cho sự thay đổi bền vững, cải thiện cuộc sống của người dân Thái Lan nghèo ở vùng nông thôn, nhận xét rằng ở xã hội Việt Nam trong những năm 1950 và 1960 ‘hỗn loạn và khủng hoảng’ cho nên ‘Thiền sư ở trong hoàn cảnh khó khăn – ma chướng một bên và biển sâu thăm thẳm một bên – Cộng sản một bên, CIA một bên. Trong hoàn cảnh đó, Ngài đã rất chân thật với tư cách một nhà hoạt động, một hòa thượng tham thiền, một nhà thơ, và một ngòi bút sáng rõ’.

 

“Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Phật giáo có nghĩa là tỉnh thức – ý thức được những gì xảy ra trong thân, tâm và thế giới xung quanh. Nếu anh tỉnh thức, anh không thể làm gì khác hơn là hành động một cách đầy tình thương để giúp xoa dịu nỗi đau mà anh nhìn thấy xung quanh,” Cư sĩ Sulak Sivaraksa nói thêm.

 

Hãng tin này lưu ý rằng cả chính quyền Bắc Việt, từ sau 1975, và Việt Nam Cộng hòa, vào năm 1966, đều cấm Thiền sư về nước, khiến ông trở thành ‘chim mất tổ’.


Su Ong Lang Mai-13


 

Một trong những tờ nhật báo hàng đầu của Pháp là Le Figaro gọi Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ‘một trong những nhà sư có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới’. Tờ báo này cho rằng chính nhờ có 40 năm phải sống lưu vong mà ông đã có thể phổ biến khái niệm ‘Chánh niệm’ đến với thế giới phương Tây và nó đã có sức hút đối với những ngôi sao như Oprah Winfrey hay Gwyneth Paltrow và có sức ảnh hưởng đối với nhiều ông chủ các hãng công nghệ ở Silicon Valley.

 

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI có bài tường thuật của thông tín viên Frédéric Noir từ thành phố Hồ Chí Minh với tựa đề ‘Việt Nam khóc thương sự ra đi của Hòa thượng có tầm ảnh hưởng Thích Nhất Hạnh’.

 

Thượng tọa Tuệ Mẫn (해민스님), người từng đóng vai trò là phiên dịch của Sư Thích Nhất Hạnh trong chuyến đi đến Hàn Quốc của Ngài trong quá khứ, cho biết Ngài rất điềm đạm, chu đáo và yêu đời. Ông nói trên Reuters: "Ngài giống như một cây thông lớn, cho phép nhiều người an nghỉ dưới tán của mình bằng lời dạy tuyệt vời về chánh niệm và lòng từ bi. Ngài là một trong những người tuyệt vời nhất mà tôi từng gặp."

 

Các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và việc quảng bá về chánh niệm và thiền định đã được phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết trong hai năm qua, khi thế giới lao đao vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 - thảm kịch đã giết chết hàng triệu người, đồng thời khiến cuộc sống của tất cả chúng ta bị đảo lộn.

 

"Hy vọng là quan trọng, bởi vì nó có thể làm cho thời điểm hiện tại bớt khó khăn hơn", Thiền Sư Thích Nhất Hạnh viết. "Nếu chúng ta tin rằng ngày mai sẽ tốt hơn, chúng ta có thể vượt qua được ngày hôm nay. Nếu bạn có thể kiềm chế hy vọng, bạn có thể giúp bản thân mình sống trọn với khoảnh khắc hiện tại và tận hưởng niềm vui đã ở đây."

 

Lên tiếng phản đối chiến tranh

 

Từ đầu thập niên 60, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bắt đầu viết và lên tiếng phản đối chiến tranh, theo New York Times.

 

Năm 1964, Ngài xuất bản bài thơ 'Lên án' (Condemnation) - (tạm dịch) - trên một tuần báo Phật giáo. Bài thơ có đoạn:

 

"Bất cứ ai đang nghe, hãy là nhân chứng của tôi:

Tôi không thể chấp nhận cuộc chiến này.

Tôi không bao giờ có thể, tôi sẽ không bao giờ.

Tôi phải nói điều này một nghìn lần trước khi tôi bị giết".

 

Tôi giống như con chim chết vì người bạn đời của nó, rỉ máu từ chiếc mỏ gãy của nó và kêu lên:

 

"Hãy coi chừng!

 

Quay lại và đối mặt với kẻ thù thực sự của bạn - tham vọng, bạo lực hận thù và tham lam."

 

Bài thơ khiến Ngài được gọi là "nhà thơ phản chiến", và Ngài bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tố là một nhà tuyên truyền thân Cộng sản và Chính quyền Cộng sản miền Bắc thì chụp mũ Ngài là nhà Sư vong bản phản quốc, một trong những tên biệt kích chống phá cách mạng.

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh lưu trú tại Pháp khi chính quyền miền Nam Việt Nam không cho phép Ngài trở về sau khi ký kết Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973.

 

Mãi đến năm 2005, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới cho phép Ngài về giảng dạy, thực hành và đi du lịch.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Australia/SBS News)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2025(Xem: 457)
Khi lên 11 tuổi, Hòa Thượng được Ngài Thích Nguyên Thần, hiệu Tịnh Thông (vốn là người cậu trong gia đình) dẫn đến Tu Viện Nguyên Thiều, Thôn Đại Lễ, Xã Phước Hiệp, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định để xuất gia tu học. Ngày 15 tháng 4 năm 1970 : Cố Hòa Thượng Thích Đồng Thiện, Đệ Nhất Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều, làm Lễ Xuất Gia chính thức, thế phát cho Hòa Thượng, đặt Pháp Danh là Thị Anh (Hồng Anh), là đệ tử của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Vị Trưởng Ban Sáng Lập và là Giám Viện của Tu Viện Nguyên Thiều.
15/12/2024(Xem: 821)
Lễ Tưởng Nguyện Cố Hòa Thượng Thích Giải Quảng tại Tu Viện Từ Ân, Melbourne, Úc Châu (14/12/2024)
06/11/2024(Xem: 1067)
Vào lúc 08h30 sáng nay, ngày 05/11/2024 (nhằm mồng 5 tháng 10 Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức đại lễ Tưởng niệm huý nhật lần thứ 3 (2019-2024) Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Ý, huý Trừng Huệ, hiệu Ấn Bảo, nguyên Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn các chùa Linh Sơn Pháp Bảo (X.Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang), Linh Sơn Pháp Ấn (X. Suối Cát, Cam Lâm) và chùa Linh Sơn Phước Điền (X. Phước Đồng, TP. Nha Trang).
30/10/2024(Xem: 737)
Hòa thượng họ Trần, húy Văn Vinh, pháp danh Chơn Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Thích Bích Lâm. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Giáp Tý (1924) tại phường Đệ Nhị- Nha Trang- Khánh Hòa, thân phụ là cụ Trần Đức Tựu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đủ. Sớm có nhân duyên với Phật pháp, Ngài được Hòa thượng Thích Phước Huệ, chùa Sắc Tứ Hải Đức cho quy y ngày 19 tháng 2 năm Nhâm Thân (1932), pháp danh Chơn Phú. Đến ngày 15 tháng 10 năm Kỷ Mão (1939), Ngài được Hòa thượng cho thế độ, phú pháp tự là Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm. Năm 1945, Ngài thọ Tam đàn Cụ Túc tại chùa Sắc Tứ Hải Đức do Hòa thượng Phước Huệ tái thí, truyền trao giới pháp. Năm 1946 Ngài được đề cử trụ trì Tổ đình Nghĩa Phương.
22/10/2024(Xem: 745)
Hòa Thượng thế danh Lê Đình Nam, sinh năm Mậu Thân (1908) trong một gia đình trung nông, có truyền thống Nho học. ở làng Đại An, xã Kỳ Long (nay là xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Lê Văn Thơ, Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mới. Những năm đầu của thập niên 40, Ngài mới có nhân duyên gặp Phật Pháp và cũng trong thời gian này Ngài cùng với người anh là Lê Trọng Hoàng, em là Lê Tấn Phước cùng với Phật tử Nguyễn Quế phát tâm sáng lập chùa Đại An tại quê nhà vào năm 1944.
21/10/2024(Xem: 622)
Trong đêm dài vô minh, với nổi khổ vô biên của chúng sanh, Chư Phật, Chư Tổ sư, liệt vị Tăng-già đã truyền thắp cho nhau ngọn đèn vô tận để soi sáng cung ma, biến uế độ thành tịnh độ. Trong sự tiếp nối chí nguyện thù thắng đó, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Đệ lục Tăng thống GHPGVNTN đã đem bi tâm phổ hóa quần sanh, thắp đèn tuệ dẫn người ra khỏi rừng tà, vận đức dũng giữ nền đạo thống, dựng đứng dậy những gì đã sụp đổ, mang lý tưởng Bồ-tát đạo dưỡng nuôi chánh tín trong lòng tứ chúng.
20/10/2024(Xem: 932)
Để tưởng niệm, ngày giáp năm của một bậc Tôn Túc mà suốt đời đã phụng hiến cho Đạo Pháp, dân tộc và nhân loại; đã hiến dâng con đường giáo dục tri thức cho nhiều thế hệ hôm nay và mai sau; đã phát nguyện cho công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh được sớm thành tựu viên mãn: “Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng.” Dù Hòa Thượng đã chích lý Tây quy, nhưng hình hài và âm hưởng vẫn luôn tồn tại sâu xa trong tâm khảm của mỗi chúng ta, hàng tứ chúng đệ tử Phật. Do vậy, Ban Tổ Chức, nhất tâm đảnh lễ và kính thỉnh chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni từ bi hoan hỷ quang lâm chứng minh, tham dự buổi lễ được tổ chức tại: Địa Điểm: Chùa Kim Quang tại số: 3119 Alta Arden Expy, Sacramento, CA 95825 Thời Gian: 10:00 sáng – 1:00 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 17/11/2024 (nhằm ngày 17 tháng 10 năm Giáp Thìn) Số điện thoại liên lạc: Phó Trưởng BTC HT. Thích Từ Lực số: (510) 331-6899 (tiếng Việt) và phụ tá Thư ký: HTr. Tâm Thường Định: (916) 607-4066 (tiếng Anh)
20/10/2024(Xem: 1004)
Thầy đi rồi cơ nghiệp vẫn còn đây Đại tạng kinh in dấu ấn sâu dày Khúc dương cầm, những áng văn trác tuyệt Tấm lòng son đầy nhiệt huyết quan hoài
10/10/2024(Xem: 1908)
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]