- Thông Báo Di Huấn của Thiền Sư Nhất Hạnh về tang lễ
- Thành Kính Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Điện Thư Phân Ưu kính gởi Ban Tang Lễ và Môn Đồ Pháp Quyến Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Điện thư chia buồn của Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Thăm tịnh thất 'Ngồi yên' của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Xem livestream Tang Lễ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Pháp Vũ Triêm Ân (Thành kính tưởng niệm Đại Lão Thiền Sư Tân Viên Tịch thượng Nhất hạ Hạnh)
- Đến Đi Tự Tại (Kính ngưỡng vọng về Từ Hiếu Tổ Đình tại Huế, thành tâm đảnh lễ Giác Linh Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh)
- Thầy Ơi, Con Nhớ (viết trong đêm thiền sư Nhất Hạnh viên tịch)
- Một số tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong Thư viện Phật học Huyền Không, Chùa Việt Nam (Los Angeles, Hoa Kỳ)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế
- Thành kính tưởng niệm Giác Linh Hoà Thượng Tân Viên Tịch thượng Nhất hạ Hạnh
- Kính Tiễn Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Tuệ Đăng Rạng Ngời (Kính tiễn biệt Sư Ông Làng Mai)
- Tưởng Niệm Ôn Nhất Hạnh
- Bông Hồng Cài Áo | Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Tổng thống Hàn Quốc gửi Điện thư Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc gửi Điện chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Chương trình Khóa Tu Im Lặng Hùng Tráng " Quay Về Nương Tựa Hải Đảo Tự Thân" tại Lễ Tang Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Đóng góp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, Hayward (Hoa Kỳ) tổ chức Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh tân viên tịch và Lễ tất niên Tân Sửu.
- Thành kính tưởng Niệm Ôn Nhất Hạnh
- Nụ Cười Thiền Sư (Kính tưởng niệm Sư Ông Làng Mai)
- Cẩm nang Lễ Tâm Tang Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)
- Viên Dung Tịch Diệt (thơ)
- Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Người “Đã Về” và Hôm Nay “Đã Tới”
- Những câu nói nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thiền Sư Nhất Hạnh đã về đã tới
- Toàn cầu tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch Trụ thế 97 xuân
- Sư Ông Làng Mai kể chuyện về Tổ Đình Từ Hiếu, nơi Ngài xuất gia tu học
- Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Nhìn Lại Giá Trị “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” GS Nguyễn Lang (HT Nhất Hạnh) sau gần 50 năm được xuất bản.
- Lãnh đạo Phật giáo Won, Hàn Quốc Ai điếu Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Ngài Gyalwa Karmapa thứ 17 Chia sẻ Thông điệp về Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thông Báo thay Thư Mời tham dự Lễ Tưởng Niệm Thiền Sư Thích Nhất Hạnh tại Tu Viện Quảng Đức, Chủ Nhật 30/1/2022
- Vài hình ảnh xa xưa quý báu của Thầy Viện chủ Tu Viện Quảng Đức cùng với Sư Ông Làng Mai.
- Thiền Sư Nhất Hạnh qua bài thơ ghép tên của một số tác phẩm mà ngài đã để lại cho đời sau
- Tâm Linh (Kính dâng Thầy Làng Mai)
- Khắc Ghi Lời Thầy (Kính dâng Sư Ông Làng Mai)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Bạn, vị Thầy Kính yêu của Tôi
- Kính tưởng niệm Sư Ông Làng Mai
- Chùa Thiên Trúc tổ chức Lễ Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh
- Biên tập viên Tom Fox Nhà xuất bản NCR Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Điện thư từ Hội đồng Tăng đoàn PG Bhutan Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Điện thư Hiệu trưởng Đại học MCU Thái Lan Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Thiền Sư Nhất Hạnh: Bậc Thầy Tâm Linh Vĩ Đại
- Điện thư từ Tổ đình Thiếu Lâm Tự, Trung Quốc Chia buồn Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch
- Tưởng Niệm Thầy Nhất Hạnh: Đọc “Đạo Bụt Nguyên Chất”
- Điện Thư Phan Ưu - Tịnh Xá Ngọc Hòa và Tịnh Xá Ngọc Minh
- Điện Thư Phân Ưu - Tu Viện Linh Sơn
- Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người được Linh mục Thomas Merton Kính trọng
- Union of Catholic Asian News Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Cung Tiễn Sư Ông Làng Mai
- Thầy Viện Chủ TV Quảng Đức Thích Tâm Phương dự lễ tang Sư Ông Làng Mai (1926-2022)
- Chùa Phổ Từ, Hayward (Hoa Kỳ) tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Nhất Hạnh Kỳ Công (thơ)
- Tạp chí Lion's Roar Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Đến Đi Thong Dong (Thơ)
- 40 Năm Tìm Lại Một Thâm Tình
- Ân Tình (Kính dâng Sư Ông Làng Mai)
- Rạng Ngời Sư Ông Thích Nhất Hạnh
- Lễ Trà Tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Cố Đô Huế
- Viên ngọc kinh Pháp Hoa (thơ)
- Thi kệ thực tập chánh niệm
- Lễ Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai tại Tu Viện Quảng Đức. Melbourne, Úc Châu (30/1/2022)
- Đệ tử Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tản mạn về Sư ông, một nhà văn hóa Việt
- Chùa Hương Sen (Cali, Mỹ Quốc) tưởng niệm Sư Ông Làng Mai
- Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ
- Đất tâm bị Thiêu đốt bởi Chiến tranh Việt Nam: Thiền sư Thích Nhất Hạnh Cứu vớt "Đại binh Địa ngục"
- Dẫn chương trình đài Phát thanh Mỹ Terry Gross Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Lễ Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc (13/2/2022)
- Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại miền Bắc California, Hoa Kỳ tổ chức Lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Chùa Phổ Từ, Hayward, Hoa Kỳ Tổ chức Lễ Chung thất - Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
- Lễ Tưởng Niệm Thiền Sư Thích Nhất Hạnhh tại Chùa Bát Nhã, California, Hoa Kỳ
- Thành Kính Tưởng Niệm Đại lão Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau 50 Ngày Viên Tịch
- "A Cloud Never Dies" Film World Premiere 2022.04.02 3pm
- Sư Ông đã về đã tới
- Hơi Thở, Đường Dẫn Đến Chánh Niệm (Bài viết của TT Nguyên Tạng tưởng niệm Sư Ông Làng Mai)
- Thơ: Tuệ Sỹ Vô Ngôn
Biên tập viên Tom Fox Nhà xuất bản NCR
Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(NCR Publisher Emeritus Tom Fox remembers Thich Nhat Hanh)
Lời người biên tập: Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam đã phổ biến chánh niệm ở phương Tây và nhiều bài viết quảng bá về hòa bình, đã giới thiệu đến vô số người về những ý niệm và thực hành Phật giáo, đã an nhiên viên tịch tại vào ngày 22 tháng 1 năm 2022, tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam, trụ thế 97 Xuân.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington, D.C., ngày 3/6/1966. Ảnh: AP/Washington Star
Tháng 5 năm 1968, khi trở về Việt Nam sau hai năm làm công tác tình nguyện dân sự, lần đầu tiên tôi gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuộc họp đó diễn ra tại Pari khi cuộc đàm phán hòa bình Việt Nam đang được tiến hành. Tại Pari lúc bấy giờ Thiền sư Thích Nhất Hạnh với tư cách Trưởng phái đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất vì Hòa bình.
Năm 1969, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn phái đoàn Phật giáo vì Hòa bình tới Hòa đàm Paris, và lập ra Tăng đoàn Phật giáo Thống nhất (Unified Buddhist Church - UBC) ở Pháp. Từ đó hình thành cộng đồng tu tập đầu tiên năm 1975, và sau đó là cơ sở Làng Mai ở miền Nam nước Pháp từ 1982.
Chúng tôi đã dành buổi chiều cùng bên nhau thảo luận về chiến tranh và những nỗ lực vì nền hòa bình mong manh. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là phong thái thanh thoát dịu dàng của Ngài. Ngài mời tôi uống trà và nói với giọng trầm hùng, đôi mắt sắc bén và định lực của Ngài với nụ cười tươi, rất nhỏ nhẹ khi nói.
Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pari, hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam, được ký kết tại Pari (Pháp). Các thỏa thuận tại Pari, phía Mỹ (gồm Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa) và phía Việt Nam (gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, sau này là Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) đã phải trải qua 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp kín cấp cao. Trải qua 5 năm từ 1968 đến 1973, các bên đã có khoảng 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn; tại Hoa Kỳ và một số quốc gia đã diễn ra hàng nghìn cuộc mít tinh chống chiến tranh, ủng hộ hòa bình Việt Nam.
Tháng 5 năm 1993, chuẩn bị một bài báo cho National Catholic Report (NCR), tôi đã dành một tuần để tham gia một khóa tu tại Làng Mai, Pháp quốc do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập tại Pháp quốc, được hình thành vào đầu năm 1982.
Tại Làng Mai có ba ngôi chùa dùng làm thiền viện: Chùa Pháp Vân ở Xóm Thượng, Chùa Từ Nghiêm ở Xóm Mới và chùa Cam Lộ ở Xóm Hạ. Chùa Pháp Vân là thiền viện dành cho tăng sĩ. Chùa Từ Nghiêm và chùa Cam Lộ dành cho các ni.
Từ một trang trại có nhiều tảng đá từ thế kỷ 19, Làng Mai đã chuyển mục đích sử dụng thành các khu ở tập thể, với nhà bếp, phòng ăn và một số trung tâm thiền: những căn phòng rộng, phòng mở với cửa sổ lắp kính và sàn gỗ được trang trí bằng đệm vải và thảm bện rơm.
Văn hóa ẩm thực tại Làng Mai rất nhân văn:
"Bụt dạy ta khi ăn nên duy trì chánh niệm, tắt đài phát thanh NST (Non Stop Thinking: suy nghĩ không ngừng) trong đầu để tiếp xúc sâu sắc với thức ăn và tăng thân bao quanh mà đừng suy nghĩ vẩn vơ đến chuyện quá khứ hoặc tương lai, bên này hay bên kia. Ăn như thế nào để có an lạc, thảnh thơi và tình huynh đệ trong suốt bữa ăn.
Đại chúng nghe tiếng chuông xin nhiếp tâm thực tập năm quán. (thỉnh một tiếng chuông, nhấp chuông rồi đọc tiếp)
1. Thức ăn này là tặng phẩm của đất, trời, của muôn loài và công phu lao tác.
2. Xin tập ăn trong chánh niệm và lòng biết ơn để xứng đáng thọ dụng thứ ăn này.
3. Khi ăn, xin nhớ nhận diện và chuyển hóa những tâm hành xấu, nhất là tật ăn uống không có chừng mực.
4. Xin nguyện ăn như thế nào để giảm thiểu được khổ đau của muôn loài, bảo hộ trái đất và chấm dứt những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu bất thường.
5. Vì muốn xây dựng tăng thân, nuôi dưỡng tình huynh đệ và thực tập con đường hiểu và thương nên chúng con xin thọ dụng thứ ăn này.
Trước khi đưa thức ăn vào miệng ta hãy nhìn thức ăn ấy với con mắt chánh niệm, nhìn để thấy rõ được chân tướng của nó. Ví dụ ta đưa lên một miếng đậu hũ. Ta thấy được cây đậu nành, được những cơn mưa nắng đi ngang qua hoa đậu, được sự hình thành của miếng đậu hũ trong khuôn vải. Miếng đậu hũ trở thành một vị đại sứ của đất trời, tới với ta để nuôi dưỡng ta. Lòng ta tràn đầy niềm biết ơn và hoan hỷ. Khi nhai, ta nhai rất ý thức, biết rằng ta đang nhai đậu hũ để tiếp xúc sâu sắc với đậu hũ. Đừng nhai những dự án trong đầu, những buồn giận, những lo lắng; đừng nhai quá khứ và tương lai. Ta nhai khoảng 30 lần cho miếng cơm trở thành chất loãng, rất dễ tiêu và bổ dưỡng. Như thế ta không cần phải lấy nhiều cơm mà chất dinh dưỡng vẫn đầy đủ và thân thể lại càng khỏe mạnh hơn. Lâu lâu ta ngừng lại để tiếp xúc với sự có mặt của tăng thân, để thực sự thấy mình may mắn đang được thực tập chánh pháp với tăng đoàn".
Chúng tôi dùng bữa trong im lặng, nhai từng mảnh thức ăn từ đĩa chay của mình 50 lần trước khi nuốt. Chúng tôi thực hiện "thiền hành" từng bước chân an lạc từng bước chậm khoan thai và có chủ ý, có ý thức về hơi thở với mỗi bước chúng tôi thực hiện. Nếu một tiếng chuông, bất kỳ tiếng chuông nào, ngân vang lên từ xa, chúng ta sẽ dừng bất cứ điều gì chúng ta đang làm để tạm dừng lại và lắng tâm thiền định trong một phút.
Một buổi chiều, Thiền sư Thích Nhất hạnh mời tôi vào một tịnh thất nhỏ, một công trình kiến trúc bằng gỗ, một gian nhà trên sườn đồi nhìn ra đồng xỏ xanh tươi. Căn phòng đơn sơ ngoại trừ một chiếc bàn ngồi làm việc, phía sau Ngài kiết già tọa như tư thế thiền. Tôi ngồi trên sàn nhà trước mặt Ngài.
Ngài tươi cười chào tôi, mời tôi ngồi gần hơn, cạnh Ngài cùng bàn. Trên bàn đặt một phích nước cũ kỹ và các đồ dùng uống trà. Ngài rót trà và nhanh chóng hỏi một câu.
"Người Tỵ nạn Việt Nam đang sinh sống tại Hoa Kỳ như thế nào?" Ngài muốn biết.
Tôi trả lời rằng người Việt Nam ở Hoa Kỳ nói chung có tiếng là cần cù và hầu hết đều tìm được công ăn việc làm hiệu quả.
Nhưng rõ ràng đây không phải là chính xác những gì Ngài đang hỏi. Ý Ngài muốn biết cách họ xử lý như thế nào để rời khỏi quê hương. Ngài muốn biết về những thế hệ trẻ con em của họ. Ngài nói rằng Ngài đã quan sát và nghe nói nhiều trẻ em bị cha mẹ ghẻ lạnh nhạt và thậm chí một số tham gia các nhóm từ thiện xã hội để hỗ trợ lẫn nhau.
Ngoài ra, Ngài muốn biết nhà thờ Thiên Chúa giáo đang làm gì để tiếp cận những trẻ em bị bỏ rơi. "Giáo huấn đích thực của Thiên Chúa giáo," Ngài hỏi, đang quan tâm chia sẻ những mảnh đời bất hạnh, những trẻ em bị bỏ rơi!
Ngài tiếp tục nói rằng tất cả các vị lãnh đạo giáo hội Thiên Chúa giáo cần phải nỗ lực hơn nữu để tiếp cận những trẻ em bất hạnh. Ngài nói rằng ấn tượng của Ngài là những thứ vật chất, như quần áo hàng hiệu và vui chơi nghệ thuật nhạc, đang được đáp ứng nhu cầu không thỏa mãn bởi các vị giáo thọ tôn giáo.
Ngài nói thêm rằng, đạo Phật không đáp ứng nhu cầu thỏa mãn cho giới trẻ ở Mỹ đang cần. Ngài nói, phải xuất phát từ truyền thống phương Tây. Ngài nói, tốt nhất, đạo Phật chỉ có thể giúp khai sáng cho một con đường.
Ngài nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo Giáo hội Thiên Chúa giáo, bao gồm các phóng viên nhà báo Thiên Chúa giáo, cần tìm kiếm truyền thống Thiên Chúa giáo cho "những giáo lý đích thực" có khả năng cho giới trẻ tiếp cận dễ dàng. Ngài nói: "Điều đó phải xác thực để được lắng lòng nghe", Ngài nói thêm rằng, bằng cách xác thực có nghĩa là những lời dạy dựa trên "sự hiểu biết thực sự và tình yêu thương thực sự".
Chúng tôi đã nói về Việt Nam và tôi hỏi Ngài có muốn hồi hương Việt Nam không?. Ngài nói rằng, tôi chưa bao giờ bỏ ý định hồi hương, nhưng đã trưởng thành để nhận ra rằng, Ngài vẫn tiếp tục có những người quan tâm đến việc tu học tại Pháp quốc. Ngài nói thêm: "Tôi ở đây; như tôi đang ở quê nhà Việt Nam".
Chiều hôm đó, khi Ngài ngồi đó với chén trà trong tay, tôi nhìn vào đôi mắt sâu thẳm của Ngài. Tôi chợt nhớ mình đã hiểu rằng Ngài thực sự thanh thản hồn nhiên, hoàn toàn yên tĩnh và hỏi liệu mình có thể được an nhàn như Ngài hay không - hoặc tự hỏi bản thân liệu đó có phải là điều mà tôi thực sự mơ ước hay không???
Tác giả Thomas C. Fox là biên tập viên, nhà xuất bản National Catholic Report (NCR) từ 1980 đến 2015, sau đó, vào năm 2018-19. Các báo cáo của ông về Việt Nam đã xuất hiện trên các số báo sớm nhất trên tờ NCR.
Tác giả Thomas C. Fox
Thích Vân Phong biên tập
(Nguồn: The National Catholic Reporter)