Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Người “Đã Về” và Hôm Nay “Đã Tới”

24/01/202217:02(Xem: 4265)
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Người “Đã Về” và Hôm Nay “Đã Tới”

Chan Dung Thien Su Thich Nhat Hanh


Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Người “Đã Về” và Hôm Nay “Đã Tới”

 

Bậc Đại sỹ suốt đời đã hy hiến, phụng sự không mỏi mệt, giờ thì “Đã Về” và “Đã Tới.” Người đã được thảnh thơi và yên nghỉ rồi. Đã về là về lại cội nguồn. Lá rụng về cội. Về lại chốn xưa. Ngôi chùa Tổ Từ Hiếu. Ngôi chùa được tọa lạc trên vùng đất kinh đô-Huế, ngàn năm văn vật. Một địa danh mà đã lưu xuất không biết bao nhiêu bậc Kỳ túc xuất trần của Phật Giáo miền Trung nước Việt. Cái nôi đã nuôi lớn bao nhiêu tâm nguyện cứu đời, vị tha trên dòng lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Nơi đây, dòng sông Hương núi Ngự cũng đã nuôi lớn bao nhiêu tâm hồn thi nhân, mặc khách, văn chương, âm nhạc trử tình quê hương. Một trời thơ mộng vừa xuất thế vừa nhập thế, dựng thành tinh thần Giáo pháp Bất nhị, Vạn hạnh dung thông… cho Phật Giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt. Trường tồn ở chổ là hồi chuông tiếng mõ không ngớt. Lời kinh tiếng kệ như thoi đưa. Chuông đại hùng, trống bát nhã luôn rền vang vượt thoát qua mọi thời đại của thế nhân thịnh suy, bỉ cực. Mặc cho đời áo mảo cân đai, người con Phật nơi xứ ấy, âm thầm tương chua, muối mặn, ngày 2 thơi công phu bái sám, vậy mà đã nuôi lớn những bậc Kỳ túc Thiền gia làm nên sự nghiệp xuất thế, vang dội khắp năm châu bốn biển. Dù cho, nói theo ngôn ngữ trần gian “công danh sự nghiệp” có thừa. “Tiếng tăm lừng lẫy” khắp trời ai cũng biết, nhưng không vì vậy mà quên đi cội nguồn, Tông phong Thầy Tổ. Quên đi lối cũ đường về, hầu Thầy làm điệu. Và cũng không phải vì vậy mà quên quê cha đất Tổ. Núm ruột của Mẹ, nuôi lớn đời con. Sống thì tha phương hoá độ, bất cứ nơi đâu, chỗ nào có duyên thì tới, hết duyên thì đi, cho đến ngày cuối đời, thì quay về nằm trong lòng đất Mẹ. Cái tình tự giống nòi. Cái ơn nghĩa quê hương nuôi lớn con dân Việt, muôn đời không quên. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là người con dân nước Việt.

 

Giờ “Đã Tới.” Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dẳm mòn gót chân trên vạn nẻo đường đất nước, thì hôm nay “Đã Tới,” tới bờ bên kia - đáo bỉ ngạn. Tới nơi tỉnh lặng bình an. Bình an như từng bước chân thảnh thơi mà Thiền Sư hằng giảng dạy trong những đạo tràng tu học cho hai thế hệ già và trẻ. Thảnh thơi như từng hơi thở vào ra một cách an nhiên, thiền tập.

Từ sự bình an của từng bước chân đi. Từ sự thảnh thơi của từng hơi thở mà nuôi lớn bậc Xuất Trần Thượng Sỹ, trong đời năm trược này để trở thành:

 

1.) Bậc Thầy của nhiều thế hệ: Thiền Sư đã giảng dạy cho nhiều thế hệ người từ bầu trời Phương Đông. Nguyên Giám Học Phật Học Đường Nam Việt, đồng sáng lập viện Cao Đẳng Phật Học Sài Gòn, là tiền thân của Viện Đại Học Vạn Hạnh… chủ bút tuần San Hải Triều Âm- cơ quan ngôn luận của Viện Hoá Đạo. Lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, nhà Xuất bản Lá Bối…Đến khung trời phương Tây, thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp, và rất nhiều Tu Viện cho các Thiền sinh người Việt cũng như ngoại quốc: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, Canada... đều tham dự tu và phát nguyện xuất gia trở thành các vị Thầy làm lợi Đạo ích đời.

 

2.) Bậc đạo sỹ khéo ứng hóa thân: Thiền sư đã phương tiện chuyển hoá lời Phật dạy đi vào lòng người một cách thâm trầm, mầu nhiệm. Giảng dạy Pháp môn tu thiền chánh niệm, tỉnh giác thích ứng nhiều căn cơ- hiện tại lạc trú: Theo Gót Chân Bụt, Đường Xưa Mây Trắng. Thiền Tập Cho Người Bận Rộn. Trái Tim Của Bụt…

 

3.) Nhà văn hoá lớn cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21: Thiền Sư đã có khoảng 120 tác phẩm nhiều thể loại. Đạo Bụt Nguyên Chất. Sám Pháp Địa Xúc. Nẻo Vào Thiền Học. Nói Với Tuổi Hai Mươi… Cửa Tùng Đôi Cánh Gài. Có những tác phẩm đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng và lưu hành trên thế giới hôm nay, trong các lãnh vực, học đường, tôn giáo, xã hội…

 

4.) Một nhà văn Trác Việt, Kiệt Xuất: Thiền Sư đã sữ dụng văn chương ngữ pháp qua hai phạm trụ đạo học cũng như thế học thật tài tình đa dạng, ý vị rạc rào, chuyểu tải ngữ ngôn cú pháp như thiên phú: Thả Một Bè Lau. Kết Một Tràng Hoa. Sen Nở Trời Phương Ngoại…Đi Như Một Dòng Sông.

 

5.) Một nhà thơ Đạo và Quê Hương: Tô đậm hồn thơ, ý thơ, vận thơ thật trong sáng, diễn tả tự tình đạo pháp và quê hương: Bông Hồng Cài Áo. Buớm Bay Vườn Cãi Hoa Vàng… một đoản văn nghe như hồn thơ lai láng, màu sắc mượt mà quê hương.

 

6.) Một nhà cách mạng bất bạo động, tranh đấu cho hòa bình, tự do: Đạo Phật là đạo từ bi, lấy tình thương xóa hận thù. Lấy sự thanh bình, thịnh vượng làm chất liệu sống mà Thiền Sư đã nổ lực, đồng hành với các nhà đấu tranh cho nhân quyền, các chính khách ở phương Tây, nói lên tiếng nói công lý đầy tình người, nhân bản, hầu xây dựng một đời sống an lành, hạnh phúc cho con người trên thế giới nói chung và các quốc gia đang là chủ chiến nói riêng qua hình ảnh và ý nghĩa của người Tăng sĩ Việt Nam.

 

7.) Một nhà bảo vệ môi sinh, bảo vệ trái đất: Thiền sư đã tha thiết kêu gọi con người hãy bảo vệ màu xanh trái đất. Vì đất là môi trường sống của tất cả, từ hửu tình đến vô tình đâu đâu cũng được đất nuôi dưởng, tác thành sự sống cho lá hoa, sỏi đá, mây trời, gió êm và nắng ấm. Xin đừng tàn phá trái đất … Hay còn gì nữa. -Một nhà giáo dục lớn. Một nhà tâm linh lớn… cho vạn đại về sau.

 

 

Chỉ có bấy nhiêu, một con người có được bấy nhiêu không phải dễ gì có được. Nếu không có bước chân thảnh thơi. Nếu không có thở nhẹ và sâu trong phút giây hiện tại- bây giờ và ở đây. Hay không có ngồi vững như non, và miệng mĩm cười thì khó có bấy nhiêu lắm. Đạo Phật giản dị nhưng như thật. Như thật là tỉnh giác. Tỉnh giác trong từng bước chân đi. Tỉnh giác trong từng hơi thở nhẹ. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã tu cho mình và cho người Pháp môn ấy, để ngày hôm nay Thiền Sư có tất cả. Từ cái đơn giản nhất. Từ cái bình dị nhất, những tưởng ai cũng làm được, nào ngờ quá khó và khó vô vàn. Thiền Sư đã chánh niệm, tỉnh giác, nên thiền sư “Đã Về” và “Đã Tới” bằng thong dong từng bước chân.

 

Mây trời vẫn bay thong dong trên bầu trời Từ Hiếu. Cảnh chùa là chốn tịch mịch, thâm u, nên một tuần lễ tâm tang cũng là một tuần lễ tu tập im lặng, cho tứ chúng đệ tử Phật và giờ này các quốc gia trên thế giới hàng Tăng Ni đệ tử của Sư Ông lần lượt xách va li ra các sân bay để bay về Tổ đình Từ Hiếu phủ phục tâm tang, chí thành, chí thiết của hàng môn đồ pháp phái Đạo Tràng Mai Thôn làm rực sáng một góc trời quê hương.

 

ngày 22 tháng 01 năm 2022

Chùa Phật Đà San Diego, CA

Hậu học

Thích Nguyên Siêu

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8908)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 7509)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6987)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 7099)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7926)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 8067)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 10362)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 6751)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 11506)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
09/04/2013(Xem: 6271)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]