Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành kính tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)

22/01/202209:49(Xem: 9674)
Thành kính tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022)

lang mai


Chan Dung Thien Su Thich Nhat Hanh

Tổ Đình Từ Hiếu

Đạo Tràng Mai Thôn

CÁO PHÓ:
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VIÊN TỊCH



Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni


Kính khải bạch chư tôn Trưởng lão Hòa thượng, chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni,

Kính thưa quý vị Thân hữu, Thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới,


Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, vào lúc 00:00 ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trú trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình, nơi Người đã xuất gia cách đây tám mươi năm.


su ong nhat hanh 2


Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư Ông Làng Mai là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Thiền Sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ… Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hoá Nghi lễ và tân tu Giới bản để tiếp dẫn hậu lai.

Mục sư Martin Luther King vinh danh Thiền sư như là “một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động” khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ XXI với gần 1250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu. Rất nhiều học trò của Thiền sư đã gặt hái được nhiều hoa trái trong sự thực tập và tiếp nối được sự nghiệp hoằng hoá mà Thiền sư trao truyền suốt những thập kỷ qua.

Sơ lược Tiểu sử

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em, cha là cụ ông Nguyễn Đình Phúc, mẹ là cụ bà Trần Thị Dĩ.
Năm 1942, xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang.
Tháng 9 năm 1945, thọ giới Sa di với Bổn sư, được ban pháp tự Phùng Xuân.
Năm 1947, theo học Phật học đường Báo Quốc, Huế.
Năm 1949, rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học. Bắt đầu sự nghiệp sáng tác với pháp hiệu Thích Nhất Hạnh, một trong nhiều bút hiệu của Thiền sư. Đồng sáng lập chùa Ấn Quang, làm giáo thọ Phật học đường Nam Việt.
Tháng 10 năm 1951, thọ Giới Lớn tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn với Hòa thượng Đường đầu Thích Đôn Hậu.
Năm 1954: Tổng Hội Phật Giáo giao trách nhiệm cải cách giáo dục, làm Giám học Phật Học Đường Nam Việt.
Năm 1955, làm chủ bút Nguyệt san Phật giáo Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Tổng hội Phật Giáo Việt Nam.
Năm 1957, thành lập Phương Bối Am, Bảo Lộc.
Năm 1961 – 1963, tham học, nghiên cứu và giảng dạy tại đại học Princeton và Columbia, Hoa Kỳ. Sáng tác đoản văn “Bông Hồng Cài Áo”.
Năm 1964, được mời trở về Việt Nam tham gia lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), thành lập Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện đại học Vạn Hạnh) và nhà xuất bản Lá Bối. Làm chủ bút tuần san Hải Triều Âm, cơ quan ngôn luận của Viện Hóa Đạo.
Năm 1965, thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Năm 1966, thành lập Dòng tu Tiếp Hiện.
Ngày 1.5.1966, được Bổn sư phú pháp truyền đăng tại chùa Từ Hiếu và được kế thừa Trú trì Tổ đình Từ Hiếu sau khi Bổn sư viên tịch.
Ngày 11.05.1966, rời Việt Nam kêu gọi Hòa bình, bắt đầu 39 năm lưu vong.
Năm 1967, được mục sư Martin Luther King Jr. đề cử giải Nobel Hòa bình.
Năm 1968 – 1973, vận động hòa bình cho Hội nghị Hòa bình Paris (1968-1973). Trong thời gian này, được mời dạy môn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” tại trường đại học Sorbonne, Pháp Quốc và soạn Việt Nam Phật giáo Sử luận 3 tập với bút hiệu Nguyễn Lang.
Tháng 9 năm 1970, được GHPGVNTN chính thức đề cử làm lãnh đạo Phái đoàn Phật giáo Hòa bình tại Hội nghị Paris.
Tháng 5 năm 1970, tham gia soạn thảo Tuyên ngôn Menton về vấn đề tàn hại sinh môi, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số. Cùng các cộng sự gặp ông U Thant, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và được ông cam kết yểm trợ.
Năm 1972, chủ trì Hội nghị Môi trường có tên Đại Đồng với nội dung: sinh thái học bề sâu, tính tương tức và tầm quan trọng của việc bảo hộ trái đất.
Năm 1971, thành lập Phương Vân Am, Paris.
Năm 1976, cứu giúp thuyền nhân và thực hiện chương trình “Máu chảy ruột mềm”.
Năm 1982, thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp.
Năm 1998, thành lập Tu viện Thanh Sơn, Hoa Kỳ; năm 2000, thành lập Tu viện Lộc Uyển, Hoa Kỳ.
Năm 1999, cùng với các chủ nhân giải Nobel Hòa bình soạn thảo Tuyên ngôn 2000 về một nền hòa bình và bất bạo động cho thiên niên kỷ mới.
Năm 2005, trở về Việt Nam lần thứ nhất. Thành lập tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc.
Năm 2007, trở về Việt Nam lần thứ hai, tổ chức ba Đại Trai Đàn Bình Đẳng Chẩn Tế tại ba miền.
Năm 2008, trở về Việt Nam lần thứ ba, thuyết giảng tại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.
Từ năm 2008, thành lập Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu, Đức; Tu viện Bích Nham, Tu viện Mộc Lan, Hoa Kỳ; Thiền đường Hơi Thở Nhẹ, Paris; Làng Mai Thái Lan; Viện Phật học Ứng dụng Châu Á, Hong Kong; Tu viện Nhập Lưu, Úc; Ni xá Diệu Trạm, Ni xá Trạm Tịch, Việt Nam, tiếp tục mở rộng công trình hoằng pháp và xây dựng Tăng thân trên khắp thế giới.
Tháng 10 năm 2018, trở về an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, Việt Nam.
00:00 giờ ngày 22 tháng Giêng năm 2022, an nhiên thị tịch tai Thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu.

Nhất tâm đảnh lễ Tân Viên Tịch, Tự Lâm Tế Tông Tứ Thập Nhị Thế, Liễu Quán Pháp Phái Đệ Bát Thế, Từ Hiếu Tổ Đình Niên Trưởng Trú Trì, Mai Thôn Đạo Tràng Quốc Tế Khai Sơn, Huý Thượng Trừng Hạ Quang, Tự Phùng Xuân, Hiệu Nhất Hạnh Thiền Sư, Nguyễn Công Hoà Thượng Giác Linh.



***

Su_ong_nhat_hanh2Su Ong Nhat Hanh-2ngay ket noi su ong nhat hanh-3suong_langmaisu ong lang maisu ong lang maisu ong lang maiThien su Nhat Hanh_1

Kính mời xem trang tác phẩm của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

***

TT Thich Nguyen Tang_Giang tren Google Meet-12-2020

Kính mời xem tiếp:

https://quangduc.com/a70149/cam-nghi-ve-cac-vi-thien-su-qua-bai-giang-cua-tt-thich-nguyen-tang-tren-google-meet

***

https://quangduc.com/a69940/cam-nghi-cua-mot-hoc-nhan-khi-theo-doi-bai-phap-thoai-livestream-dai-hon-ba-gio-dong-ho-



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2014(Xem: 33765)
Ngày ấy cách đây 50 năm về trước, vào một sáng đầu mùa hè của năm 1964, tôi một mình đạp xe đạp từ làng Mỹ Hạc, Xã Xuyên Mỹ, Quận Duy Xuyên, trực chỉ xuống chùa Viên Giác tọa lạc tại Hội An, Quảng Nam. Hôm đó là ngày Rằm Tháng 5 âm lịch của năm Giáp Thìn. Một chặng đường dài 50 năm như vậy, nói cho đúng là nửa thế kỷ của một kiếp nhân sinh- đã, đương và sẽ có nhiều điều đáng nói. Hay có, dở có, không như ý cũng có
01/06/2014(Xem: 13247)
With my heart full of my beloved Rinpoche, I would very much love for you to come to TBI so that we can commemorate the life and times of our Precious Teacher. Please come and feel the spirit, held in the lotus of compassion, of our cherished and adored spiritual guide and mentor, to TBI on Saturday 31st May, 2.00 – 5.00 pm. In our sacred gompa you will be able to pay homage to our dear founder and mentor Kybje Khensur Kangurwa Lobsang Thubten Rinpoche, who passed away peacefully on 22nd January 2014 in his home at Sera Jey Monastery, South West India.
28/03/2014(Xem: 21750)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin: HT.Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM; Chủ tịch HĐTS; Trưởng ban Tăng sự T.Ư GHPGVN; Viện chủ chùa Vạn Đức (Q.Thủ Đức, Sài Gòn), Viện chủ chùa Vạn Linh (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), do niên cao lạp trưởng, Ngài đã an nhiên viên tịch vào lúc 09g15 sáng nay, 28-3-2014 (nhằm ngày 28-2-Giáp Ngọ) tại chùa Vạn Đức (số 502 đường Tô Ngọc Vân, P.Tam Phú, Q.Thủ Đức, Sàigòn. Trụ thế: 98 năm; Hạ lạp: 69 năm.
20/03/2014(Xem: 10787)
Ở Huế có một dòng sông tên là sông Hương và một ngọn núi tên là núi Ngự. Dưới chân núi có chùa Viên Thông, trong chùa có một vị thiền sư nuôi dạy đồ chúng, đó là thiền sư Liễu Quán. Hồi đó đất nước Việt Nam cũng bị chia đôi, từ sông Gianh ra ngoài Bắc là Chúa Trịnh cai trị còn trở vào Nam là chúa Nguyễn. Các Chúa ở trong Nam tuy gọi là Chúa nhưng kỳ thực họ là những ông vua, xưng là An Nam quốc vương. Chúa Nguyễn Phúc Khoát rất sùng đạo, nhưng vì thiền sư Liễu Quán không ưa lui tới tới phủ Chúa cho nên chúa thường hay tới chùa Viên Thông dưới chân núi để học đạo và cũng vì lý do đó nên người ta gọi ngọn núi đó là núi Ngự, tức là núi mà vua hay tới để nghe pháp.
19/03/2014(Xem: 22183)
Ban Tổ Chức Tang Lễ và Môn đồ pháp quyến chúng con vô cùng kính tiếc, đồng cáo bạch: Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Như hạ Lễ Hiệu THÍCH HUYỀN DUNG Đời thứ 41 Thiền Phái Lâm Tế - Nguyên Tổng Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Nam Việt - Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Viện Chủ Phật Quang Thiền Viện Đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 3 giờ 58 chiều ngày 15 tháng 3 năm 2014, (nhằm ngày 15 tháng 2 năm Giáp Ngọ), tại Garden Grove Hospital, Garden Grove, California, Hoa Kỳ, thọ thế 96, hạ lạp 75. a) Lễ Nhập Kim Quan: vào lúc 9 giờ sáng thứ Ba, ngày 25/03/2014 (nhằm ngày 25 tháng 2 năm Giáp Ngọ) b) Lễ Di Quan: vào lúc 11 giờ thứ Tư, ngày 26/03/2014 (Nhằm ngày 26 tháng 2 năm Giáp Ngọ). c) Địa điểm: Nhà Quàn Peak Family Colonial Funeral Home (7801 Bolsa Ave. , Westminster, CA 92683 Ngưỡng xin chư tôn Thiền Đức cùng chư Thiện nam Tín nữ trong mười phương nhất
12/03/2014(Xem: 8841)
Từ khi nghe tin Ôn trở bệnh nặng, phải vào nằm bệnh viện Qui-nhơn, chúng con, những đứa học trò cũ của Ôn từ giữa thập niên 50 của thế kỉ trước, ở Nha-trang, hiện đang sống lưu lạc ở hải ngoại (đa số là thành viên của Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam), đã bàn bạc xôn xao, bồn chồn lo lắng cho một sự mất mát to lớn chẳng biết sẽ xảy ra cho mình vào lúc nào!
12/03/2014(Xem: 10830)
Đạo Phật từ Ấn-độ đã truyền đến Việt-nam vào khoảng giữa thế kỉ thứ 3 trước tây lịch. Đến thế kỉ thứ 2 sau tây lịch, ở nước ta, theo sử sách ghi chép, ngoài sự có mặt hành đạo của các tăng sĩ người Ấn-độ, còn có một tăng đoàn người Việt đông đến 500 vị.
26/02/2014(Xem: 13931)
Tổ sư Minh Đăng Quang sinh ra (năm Quý Hợi 1923) và lớn lên trong giai đoạn đất nước nói chung và Nam Kỳ Lục Tỉnh nói riêng, công cuộc chiếm cứ, thực hiện kế sách bảo hộ lâu dài của thực dân Pháp đã đi vào thế ổn định, và đang tự tin cho bước phát triển tiếp theo tưởng chừng mạnh mẻ ấy. Bởi lẽ trước đó hai năm ( năm Canh Thân 1920) quan toàn quyền Maurice Long
05/02/2014(Xem: 20164)
Thượng Tọa Thích Minh Tân - Giáo Thọ tại TTPG-Chùa Việt Nam, Houston, Texas. - Lãnh đạo tinh thần Chùa Bảo Quang, San Antonio, Texas. - Viện Chủ Chùa Viên Giác, Richmond, Virginia. Đã viên tịch vào lúc: 01:10 sáng Thứ Ba ngày 04/02/2014 sau một cơn tai biến (Stroke). Trụ thế 58 năm, trong sự hộ niệm của đại chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]