Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời chào mừng của Ông Thị Trưởng thành phố Hannover Belit Onay

15/12/202120:43(Xem: 3678)
Lời chào mừng của Ông Thị Trưởng thành phố Hannover Belit Onay

ht nhu dien-viengiac (152)
 

LỜI CHÀO MỪNG

 

Lời chào mừng của Ông Thị Trưởng thành phố Hannover Belit Onay

tại sảnh đường Mosaik của Tòa Thị Chính thành phố Hannover

ngày 8/12/2021

 

 

Hôm nay, tại sảnh đường Mosaik của Tòa Thị Chính thành phố chúng tôi xin kính chào mừng quý vị.

Huân Chương khen tặng của Cộng Hòa Liên Bang Đức là Huân Chương duy nhất ở Đức Quốc, công nhận về công trạng cao nhất mà Cộng Hòa Liên Bang Đức thể hiện đối với những cống hiến cho lợi ích chung.

Tổng Thống Liên Bang trao tặng Huân Chương cho những công dân nam nữ, những người có những thành tích đặc biệt tự nguyện trong lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tinh thần hay xã hội, cũng như đối với tất cả những cống hiến đặc biệt cho nước Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Vì bận nhiều công vụ, Tổng Thống Liên Bang đã ủy nhiệm cho ông Thị Trưởng trao Huân Chương cao quý nầy. Thật là một vinh dự lớn cho chúng tôi được phép trao Huân Chương cao quý như vậy.

Tôi đánh giá rất cao về sự đóng góp cho xã hội, vì đó là nền tảng của cộng đồng chúng ta. Một khi chúng ta muốn khắc phục điều gì, thì sự dấn thân trong mọi lãnh vực là một nguồn năng lượng xã hội, mà không phải ai cũng làm được.

Sự tuyên dương những công dân Nam Nữ xứng đáng, không phải là một mục đích tự nhiên. Nó biểu hiệu một ý nghĩa sâu xa, một biểu hiệu của sự cảm ơn mà chúng tôi rất chân thành trao tặng cho Ngài hôm nay. Và sự nhiệt tình đóng góp đã được thấy rõ ràng qua sự được trao tặng Huân Chương giá trị nầy.

Tôi đã tham khảo kỹ những công trạng của Hòa thượng Thích Như Điển. Điều đó khiến cho tôi càng vinh dự hơn khi thay mặt cho Tổng Thống Liên Bang, trao Huân Chương Quốc Gia hạng Nhất đến Ngài ngày hôm nay.

Bởi vì „Chính Phủ không muốn rằng việc trao tặng Huân Chương tách rời với Quốc Gia“. Đây là lời nói của nhà báo người Đức, Ông Wolfram Weidner, sinh năm 1925.

 

CÔNG TRẠNG

Để trao tặng Huân Chương Công Trạng Hạng Nhất

của Cộng Hòa Liên Bang Đức đến Hòa Thượng Thích Như Điển

 

Hòa Thượng Thích Như Điển trong suốt 42 năm qua đã hoạt động thiện nguyện trong lãnh vực tôn giáo và đã đóng góp tích cực cho sự hội nhập của người Tỵ Nạn Việt Nam.

Tại Việt Nam Thầy Lê Cường làm lễ xuất gia năm 1964 và có Đạo hiệu Thích Như Điển. Năm 1971 Thầy thọ giới Tỳ Kheo. Sau khi đậu Tú Tài tại Việt Nam, từ năm 1972 đến 1977 Thầy theo học ngành Giáo Dục, Phật Học và tốt nghiệp tại Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp Thầy sang Đức bằng Visa du lịch và nạp đơn xin tỵ nạn, bởi vì quê hương Quảng Nam từ năm 1975 bị Cộng Sản miền Bắc xâm chiếm.

Ngay từ năm 1978 Thầy Thích Như Điển thành lập Niệm Phật Đường „Viên Giác“ tiếng Đức là „Giác Tánh Viên Mãn“ trong một căn phòng ở Hannover. Vào năm 1981 ngôi Đạo Tràng „Viên Giác“ được hình thành và do Thầy làm Trụ Trì. Thầy đã hướng dẫn xây dựng ngôi chùa vào năm 1987 và được khánh thành vào năm 1991. Đây là ngôi chùa Phật Giáo lớn nhất theo lối kiến trúc nầy tại Đức và là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại Âu Châu.

Vào cuối thập niên 1970 hàng chục ngàn người tỵ nạn Việt Nam, hầu hết được gọi là „Thuyền Nhân“ họ cùng với thành viên trong gia đình họ đã đến Đức; Thầy Thích Như Đìển đã tích cực sinh hoạt tham gia với tư cách là người chăm sóc tinh thần và một người Thầy tâm linh.

Trên cơ sở đó năm 1978 Thầy thành lập Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại CHLB Đức. (Ngày nay là Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn Tại CHLB Đức e.V.), mục đích để họ tiếp xúc, hỗ trợ nhau trên quê hương mới nước Đức của họ. Trên bối cảnh đó Thầy Thích Như Điển đóng một vai trò quan trọng vào tiến trình hội nhập của người Việt Tỵ Nạn.

Qua Hiệp Hội nầy những truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo của người tỵ nạn được bảo tồn và trân quý.

Trong chiều hướng nầy Thầy Thích Như Điển đã xuất bản tờ báo Viên Giác 2 tháng một lần, là diễn đàn phục vụ và trao đổi của người Việt tại Đức.

Nhằm mục đích có thể hành đạo theo truyền thống và tập thể, Thầy Thích Như Điển đã thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đưc vào năm 1980.

Từ năm 1981 đến 2003 Thầy là Chi Bộ Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đức. Nhân cuộc triển lãm thế giới „EXPO 2000“ tại Hannover, Thầy Thích Như Điển đã có sáng kiến thành lập một chuỗi những hội thảo Phật Giáo nhiều tháng với tiêu đề „PHẬT PHÁP - EXPO 2000“, mục đích tạo sự gặp gỡ mọi người khắp nơi trên thế giới tại Hannover và đem thuận duyên cho việc đối thoại Liên Tôn.

Cũng trong năm 2000 đó, Thầy Thích Như Đìển đã khởi xướng thành lập Hội Tăng Ni Phật Giáo Đức, và năm 2007 thành lập Tu Viện „Viên Đức tại Ravensburg“.

Trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, Thầy Thích Như Điển giữ chức vụ Đệ Nhị Chủ Tịch từ năm 2015 đến 2020. Ngoài ra từ năm 2018, Thầy cũng là Phó Chủ Tịch của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới.

Trong bốn thập niên qua Thầy Như Đìển đã xuất bản nhiều tác phẩm sách, báo, bài viết và cho đến nay Thầy được mời đi thuyết pháp thường xuyên trên thế giới. Qua hoạt động Tôn Giáo, Thầy đem Phái „Lâm Tế“ (Giáo phái Lâm Tế được lan rộng tới Trường học Phật Giáo tại Việt Nam) Giáo Pháp Phật Giáo từ Việt Nam sang Đức Quốc và Thầy được coi là một nhân vật chủ chốt trong truyền thống Phật Giáo nầy.

Qua những cống hiến tuyệt vời cho Phật Giáo, Thầy được tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng Tọa năm 1988. Và 20 năm sau đó, Thầy được tấn phong lên Hòa Thượng. Ngoài ra vào năm 2011 Thầy nhận được giải thưởng cao nhất về các hoạt động Phật Giáo do Hội Đồng Tăng Già Sri Lanka trao tặng.

Qua sự hoạt động bền bỉ, phi thường của Thầy, Tổng Thống Cộng Hòa Liên Bang Đức đã trao tặng cho Thầy Thích Như Điển, Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất - Huân Chương Công Trạng của Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Cũng thay mặt cho Thủ Phủ Hannover của Tiểu Bang (Niedersaschsen) tôi xin chúc mừng Ngài đã nhận được giải thưởng từ Tổng Thống Liên Bang.

Giờ đây tôi xin đọc Chứng Chỉ và xin mời tất cả quan khách nghiêm trang đứng dậy:

 

TRAO TẶNG HUÂN CHƯƠNG

 

Trong sự ghi nhận của Nhân Dân và Chính Phủ về sự cống hiến tuyệt vời, tôi xin trao

Thầy THÍCH NHƯ ĐIỂN

Hannover

Huân Chương đệ nhất hạng của Huân Chương Cống Hiến Cng Hòa Liên Bang Đức

 

Berlin, ngày 20 tháng 8 năm 2021

Tổng Thống Liên Bang, Frank-Walter Steinmeier

 

-----

Phạm Công Hoàng dịch.

(Dịch từ văn bản „Rede Oberbürgermeister Onay“ của Văn phòng Tòa Thị Chính TP Hannover).

 

 

 

 

 

 ht nhu dien-viengiac (151)

Begrüßung

Herzlich Willkommen im Mosaiksaal des Neuen Rathauses zur heutigen Ordensaushändigung.

 

Der Verdienstorden der Bundesrepublik Deutschland ist die einzige allgemeine Verdienstauszeichnung in Deutschland und damit die höchste Anerkennung, die die Bundesrepublik für Verdienste um das Gemeinwohl ausspricht.

 

Der Bundespräsident verleiht den Verdienstorden an Bürgerinnen und Bürger für besondere Leistungen auf politischem, wirtschaftlichem, kulturellem, geistigem oder ehrenamtlichem Gebiet sowie darüber hinaus für alle besonderen Verdienste um die Bundesrepublik Deutschland.

 

Aufgrund der Vielzahl bittet der Bundespräsident u.a. den Oberbürgermeister den Verdienstorden auszuhändigen.

 

Es ist eine besonders große Ehre, solch eine Auszeichnung aushändigen zu dürfen.

 

Ich schätze gesellschaftliches Engagement sehr, da es das Fundament unserer Gemeinschaft ist. Wenn wir die Zukunft meistern wollen, ist Engagement in allen Bereichen eine gesellschaftliche Ressource, auf die niemand verzichten darf.

 

 

Die Ehrung verdienter Bürgerinnen und Bürger ist nicht Selbstzweck. Sie ist vielmehr Ausdruck und Zeichen des Dankes, den wir Ihnen aufrichtig heute entgegenbringen wollen. Und dieses Engagement soll mit der Aushändigung der Verdienstorden sichtbar gemacht werden.

 

Mit der Laudatio von Herrn Thich Nhu Dien habe ich mich gründlich auseinandergesetzt. Umso mehr ist es mir eine Ehre, hier heute das Verdienstkreuz 1. Klasse im Namen des Bundespräsidenten an Sie auszuhändigen.

 

Denn „Von seinen Orden trennt sich der Staat so ungern, dass er sie nur verleiht.“, sagte schon der 1925 geborene, deutsche Journalist Wolfram Weidner.

 

 

 

 

 

 

Laudatio

Verleihung des Verdienstkreuzes 1. Klasse des Verdienstordens der Bundesrepublik Deutschland an Herrn Thich Nhu Dien

 

Herr Thich Nhu Dien engagiert sich seit 42 Jahren ehrenamtlich im religiösen Bereich und hat sich für die Integration vietnamesischer Flüchtlinge eingesetzt.

 

1964 wurde Herr Cuong Le in Vietnam zum Buddhistischen Mönch ordiniert und nahm den spirituellen Namen Thich Nhu Dien an. 1971 legte er das Mönchsgelübde ab. Nach seinem Schulabschluss in Vietnam absolvierte Thich Nhu Dien von 1972 bis 1977 ein Studium der Erziehungswissenschaften und Buddhismuskunde in Japan.

Nach Abschluss dieses Studiums reiste er von dort aus mit einem Touristenvisum nach Deutschland und beantragte Asyl, da seine Heimatregion Quang Nam 1975 von den Truppen des kommunistischen Nordvietnams erobert worden war.

 

Bereits 1978 war Thich Nhu Dien Mitbegründer der buddhistischen Andachtstätte „Vién Giác" (zu Deutsch „Vollkommene Erleuchtung") in einer Wohnung in Hannover. 1981 entstand das Kloster Pagode „Vién Giác" mit ihm als Gründungsabt. Unter Thich Nhu Diens Leitung begann 1987 der Bau der heutigen großen Klosterpagode, die 1991 eingeweiht wurde. Sie ist die größte buddhistische Tempelanlage ihrer Art in Deutschland und eine der größten Pagoden in Europa.

 

 

Als nach der Beendigung des Vietnamkrieges Ende der 1970er-Jahre zehntausende vietnamesische Flüchtlinge (zumeist als sogenannte „Boat People") sowie ihre Familienangehörigen nach Deutschland kamen, engagierte Thich Nhu Dien sich als Seelsorger und geistiger Lehrer.

 

Darauf aufbauend gründete er 1978 die Vereinigung der vietnamesischen buddhistischen Studenten und Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland e.V. (heute Vereinigung der vietnamesisch buddhistischen Flüchtlinge in Deutschland e.V.), um diesen Menschen eine Anlaufstelle zu geben und ihnen Halt in der neuen deutschen Heimat zu bieten. In diesem Rahmen wirkte Thich Nhu Dien maßgeblich am Integrationsprozess der vietnamesischen Flüchtlinge mit. Mit der Vereinigung sollte aber auch ein Ort geschaffen werden, die kulturelle, sprachliche und religiöse Identität der geflüchteten Menschen zu bewahren und zu pflegen.

Hierfür hat Thich Nhu Dien ab 1979 die alle zwei Monate erscheinende Zeitschrift „Vién Giác" herausgegeben, die dem Austausch der Vietnamesen in Deutschland dient.

 

Um auch ihre Religion traditionell und gemeinschaftlich ausüben zu können, gründete Thich Nhu Dien 1980 die Kongregation der Vereinigten Vietnamesischen Buddhistischen Kirche Abteilung in der Bundesrepublik Deutschland e.V.

 

Von 1981 bis 2003 übte er das Amt des Abteilungsleiters aus. Anlässlich der Weltausstellung „Expo 2000" in Hannover initiierte Thich Nhu Dien eine mehrmonatige buddhistische Veranstaltungsreihe unter dem Titel „Buddha - Dharma - Expo 2000", um mit Menschen aus aller Welt in Hannover zusammenzukommen und den interreligiösen Dialog zu fördern.

Ebenfalls im Jahr 2000 hatte Thich Nhu Dien die Gründung der Deutschen Buddhistischen Ordensgemeinschaft e.V. angestoßen und 2007 das Kloster „Viên Đúc Ravensburg" gegründet. 

 

Bei der Kongregation der Vereinigten Vietnamesischen Buddhistischen Kirche in Europa hatte Thich Nhu Dien von 2015 bis 2020 die Funktion des Zweiten Präsidenten inne. Zudem ist er seit 2018 Vizepräsident des World Buddhist Sangha Council.

 

In den vergangenen vier Jahrzehnten hat Thich Nhu Dien zahlreiche Bücher, Schriften sowie Artikel herausgegeben und wird bis heute weltweit regelmäßig zu Vorträgen eingeladen. Durch seine religiöse Tätigkeit hat er mit der „Lam-Te Schule" (eine in Vietnam weit verbreitete Buddhismus-Schule) den vietnamesischen Buddhismus nach Deutschland übertragen und gilt als Schlüsselfigur dieser Buddhismus-Tradition.

Für seine herausragenden Verdienste um den Buddhismus wurde Thich Nhu Dien im Jahr 1988 erst zum Thuong Toa, Ehrenwürdiger, und 20 Jahre später, 2008, zum Hoa Thuong, Hochehrwürdiger, ernannt.  Außerdem hat er im Jahr 2011 die höchste Auszeichnung für Buddhistische Tätigkeiten vom Sangha Rat aus Sri Lanka bekommen.

 

Aufgrund seines außerordentlichen und nachhaltigen Einsatzes und Wirkens zeichnet der Bundespräsident Herrn Thich Nhu Dien mit dem Verdienstkreuz 1. Klasse des Verdienstordens der Bundesrepublik Deutschland aus.

 

Auch im Namen der Landeshauptstadt Hannover gratuliere ich Ihnen zu der Auszeichnung des Herrn Bundespräsidenten.

Ich komme nun zur Verlesung der Urkunde und möchte Sie alle bitten, sich dazu von Ihren Plätzen zu erheben:

Verleihungsurkunde

In Anerkennung der um Volk und Staat erworbenen besonderen Verdienste verleihe ich

 

Herrn Thich Nhu Dien

Hannover

 

das Verdienstkreuz 1. Klasse des Verdienstordens der Bundesrepublik Deutschland

 

Berlin, den 20. August 2021

 

Der Bundespräsident, Frank-Walter Steinmeier

(Applaus)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22838)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
29/10/2023(Xem: 8619)
Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.
13/04/2024(Xem: 376)
Trang nghiêm Đức Trí châu viên Thậm thâm Bát Nhã bên triền KHỔ KHÔNG Hành vô hành hạnh quán thông LỜI VÀNG KINH PHẬT trãi dòng Chân Như Niết bàn tịnh cảnh vô dư Nhập Như lai tạng như NHƯ LAI về Nhân gian mát bóng Bồ Đề Ma ha Bát Nhã quy về diệu âm.
11/04/2024(Xem: 1000)
Thời gian chưa bao giờ ưu ái riêng dành cho người vô tâm, một khoảng lặng, một quán trọ dừng chân. Chiếc kim đồng hồ cứ hồn nhiên miệt mài quay mãi quay về phía bên phải. Thị nhật cứ dĩ quá, Thân mạng sinh linh,ngũ uẫn èo uột cứ xí thịnh, cứ tùy giảm, như cá trong ao, ngày từng ngày cạn nước.Tuy nhiên, các hành giả hành thiền thì họ lại có khả năng CHỈ và QUÁN Họ tinh ý vận dụng tâm thức , biết tìm cách, tạo cho mình một khoảng lặng, một điểm dừng, một nơi chốn yên bình thanh thản nào đó để chiêm nghiệm, để hồi tưởng,để niệm tưởng một chân nhân ; soi tâm mình vào một phiến gương trong trẻo... một nhân cách khoáng hoạt, một chân chân liễu giác những ảnh hình trác việt ấy, đạo phong họ đủ làm mô phạm cho bản tâm mình trên lộ trình tu tập.
24/03/2024(Xem: 497)
Từ năm 1990 thầy bổn sư (thầy thế phát xuất gia Hoà Thượng Thượng TRÍ hạ YÊN) dẫn chúng con vào Chùa Khánh Long Q4 TPHCM đê đầu y chỉ cầu pháp nơi Thầy (Ni Trưởng Thượng Tâm Hạ Hoa) để nương đức thầy ni tu học. 5 huynh đệ chúng con gồm: chị Tâm Như, Tâm Tuyền, Tâm Thành, Tâm Nguyện và con được gửi bên chùa Khánh Long, còn chị Chúc Diệu, Chúc Tánh gửi sang bên chùa Bồ Đề. Kể từ đó, Thầy đã che chở dạy dỗ dắt dìu cho chúng con. Lúc đó con được thầy nhờ cô Hạnh Minh có quen cô giáo dạy trường Khánh Hội giúp hồ sơ chuyển trường từ Ayunpa lên TP để cho con nhập học từ lớp 8 vào lớp 9.
16/02/2024(Xem: 1042)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu, thế danh Nguyễn Tấn Hưng, sinh năm Nhâm Tuất (1921), tại xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ngài là con thứ trong gia đình có 4 anh chị em; thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Thời, cụ bà là Trần Thị Thất.
07/02/2024(Xem: 2155)
Sớm mai Sư khép cửa tùng Thỏng đôi chân bước chập chùng sương đêm Bước chân không tiếng động thềm Tư duy cao viễn sáng viền nguyên tiêu. Cần gì nao ! kính chiếu yêu Bồ tát tâm Chẳng lụy điều phục tâm.
03/02/2024(Xem: 4808)
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG húy thượng THẮNG hạ HOAN hiệu LONG HOAN - Tăng Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại - Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 6 giờ 50 sáng thứ Năm, ngày 25 tháng 01 năm 2024, (nhằm ngày Rằm tháng Chạp năm Quý Mão), tại Thành phố Santa Ana, Quận Cam, Tiểu bang California, Hoa Kỳ, thế thọ 97, hạ lạp 72. Tang lễ Đức Đại lão Hòa Thượng sẽ được long trọng cử hành tại Chùa Bát Nhã, 4717 W. First Street, Santa Ana, California 92703, U.S.A. - Lễ cung nghinh báo thân nhập kim quan lúc 10 giờ sáng thứ Tư, ngày 31 tháng 01 năm 2024 (nhằm ngày 21 tháng Chạp năm Quý Mão). - Lễ phụng tống kim quan trà tỳ lúc 6 giờ 30 sáng thứ Sáu, ngày 02 tháng 02 năm 2024 (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão). Ngưỡng mong mười phương thường trụ Tăng-già nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567