Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Đời Người, Một Chuyến Đi…

21/10/202108:32(Xem: 3305)
Một Đời Người, Một Chuyến Đi…
Một Đời Người, Một Chuyến Đi…
Bài của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Tuệ Đàm Nghiêm
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc
 

 

     Vào một ngày nắng ấm đẹp trời của mùa hè vùng Bắc nước Đức, tại thành phố cảng Hamburg, Sư Bà Viện Chủ Chùa Bảo Quang Thầy chúng con đã rời xa cõi ta bà về cảnh giới an nhiên tự tại.

      Nơi mà ba mươi bảy năm về trước Thầy đã rời xa Sư Phụ, các Sư đệ, rời khỏi gia đình trong tình yêu thương của người chị Văn Thị Anh (Sư Cô Hạnh Mẫn) cùng chư Phật tử thân thương dưới mái chùa Sư Nữ tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, với chí nguyện cao cả của một Nữ tu sĩ thời bấy giờ là „Trồng sen trên xứ tuyết“. Dẫu Thầy chưa từng trải nghiệm „cái lạnh giá buốt“ của mùa đông xứ Bắc Âu như thế nào, nhưng ý chí phát huy đạo pháp mạnh mẽ đã tạo cho Người một năng lượng tích cực để hành đạo nơi tha hương, ngõ hầu báo Phật ân đức, đền đáp công ơn giáo dưỡng của Tôn Sư trong muôn một.

Mot-Doi-Nguoi-Mot_chuyen-Di-000

     Tuy đã nhiều năm sống trong cảnh ly hương nơi đất khách, nhưng Thầy lúc nào cũng nhớ nghĩ về quê cha đất tổ, vọng hướng về môn phái Tường Vân với một niềm hiếu kính, mong mỏi được báo đáp thâm ân. Với huynh đệ đồng môn, Sư Bà luôn cố gắng sống trọn với trách nhiệm một người chị cả trong tình Pháp lữ, nâng đỡ, dìu dắt đàn hậu học ni chúng.

     Suốt quãng đời xuất gia hành đạo, Thầy con luôn là một người đệ tử hiếu đạo đối với bậc Tôn sư, Thầy con không quên chu toàn việc về lại Vinh nơi mà Sư Cụ con xuất thân và phát nguyện xây Từ Đường tại đó. Để các bậc Tổ tiên cũng như nhiều thế hệ sau này quy hướng và nương về Tam Bảo. Với ý chí phát huy lòng hiếu đạo của Thầy đã lưu lại trong tâm thức chúng con một bài học vô giá, một tình thương bao la của Thầy dâng lên Sư Cụ như nước lan tràn biển cả. Thầy một bậc Ni lưu khả kính!

 

     Với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu nói chung và đối với Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Viện Chủ hai chùa Khánh Anh Every và Bagneux nói riêng Thầy con luôn một lòng hướng về chung lo, gánh vác Phật sự và chia sẻ những khó khăn của Giáo Hội.

     Những ngày giá lạnh đầu tiên của nước Đức Thầy được sưởi ấm dưới ngôi Già Lam Viên Giác đầy tình Linh sơn cốt nhục, tình quê hương của người con xứ Quảng. Ngôi Chùa Viên Giác đồng thời là một cơ sở Trung ương Phật giáo tại Đức nơi mà Thầy đã gắn bó với bao nhiêu công việc hoằng hóa lợi sanh trong suốt thời gian qua. Cho dù thân nữ nhi nhưng Thầy đã không ngại gian lao vất vả đến các tỉnh thành trên nước Đức khai mở các đạo tràng, Chi Hội hướng dẫn quý Phật tử tu học. Thầy là một trong những bậc Tôn túc đầu tiên mang đạo Phật đến với người Việt tại Đức Quốc.

     Ngoài những hoạt động giáo dục, hoằng pháp tại xứ người, Thầy đã tham gia vào những sinh hoạt của các Tôn giáo bạn, sinh hoạt văn hóa và tham gia các tổ chức của Hội Người Việt TNCS tại Hamburg nói riêng và các thành phố lân cận trong nước nói chung.

     Đặc biệt cuộc đời Thầy còn gắn bó tha thiết với nhiều Tăng Ni sinh trẻ qua những suất học bổng tại Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan.

      Vào những thập niên 60 và 70 Thầy từng đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc 2 cơ sở Ký nhi viện và Cô nhi viện tại Đà Nẵng. Cho đến bây giờ dẫu biết rằng Phật sự rất nhiều nhưng Thầy vẫn không quên và tiếp tục dành cho đồng bào nghèo khó, yếu đau, những trẻ em hiếu học tại khắp mọi miền đất nước những món quà tinh thần lẫn vật chất. Với tinh thần cao cả hướng về quê cha đất tổ Thầy đã giúp đỡ nhiều nơi để khôi phục lại những cơ sở giáo dục (trường học), cầu đường cũng như xây dựng nhiều ngôi nhà „Tình Thương“.

     Ôi, dẫu biết rằng sinh tử là lẽ thường nhiên, nhưng… khó ngăn nổi được niềm đau xót khi nghĩ đến bậc Thầy ân sư chúng con sẽ rời xa chúng con mãi mãi. Cho dù đau xót như thế, nhưng với trách nhiệm là người đệ tử chúng con mong muốn ngày Thầy ra đi được chuẩn bị trang nghiêm. Thầy đã từng dạy chúng con, Tang lễ Thầy thật đơn giản và chúng con đã cố gắng làm những điều cần thiết mà Tang Lễ phải cần.
Mot-Doi-Nguoi-Mot_chuyen-Di-002

     Với những suy nghĩ này nhiều năm về trước con đã bắt đầu vào việc sắm sửa, từ việc như mua vải, khăn trải bàn, in các tượng Phật trang trí v.v… Thiết Long vị, làm Di ảnh, Áo quan đến những khám thờ cũng được làm xong và lưu giữ tại chùa sẵn. Những chiếc lều lớn hình nóc chùa màu vàng thể hiện nét đẹp truyền thống Việt đã được chuẩn bị trước hai năm.

     Về việc xin phép các cơ quan y tế, vệ sinh, bác sĩ gia đình, và quan trọng hơn nữa là nhà An táng Schlüler Stödter cùng đồng hành trong việc xin phép để Kim quan Thầy được tôn trí tại chùa Bảo Quang từ khi viên tịch cho đến ngày Lễ trà tỳ được chu toàn 4 năm về trước.
Mot-Doi-Nguoi-Mot_chuyen-Di-001

     Kính bạch Giác Linh Thầy,

     Tiết trời đang chuyển sang thu vào giữa tháng 08 năm 2020 bệnh duyên trở lại với Thầy vào buổi chiều sau khi Thầy dùng cơm xong. Thầy đang vui cười với chúng con trên bàn cơm bỗng chốc lát nét mặt tươi hồng của Thầy chuyển dần sang màu xanh lợt và trắng hẳn đi, song đó nhịp tim Thầy đã đập loạn lên như không kiểm soát được, hơi thở của Thầy đang rời khỏi thân tứ đại. Trước sự bàng hoàng chúng con Tuệ Đàm Châu, Tuệ Đàm Nghiêm đã nhanh chóng đưa Thầy ra khỏi phòng ăn nơi có cửa sổ để lấy thêm khí trời và hỗ trợ thở cũng như đo dưỡng khí trong máu và liên tục kiểm tra. Bác sỹ Thị Minh Văn Công Trâm cùng vợ Diệu Liên Hồ Nguyệt Hà kịp thời đến và tiếp tục theo dõi. Toàn thể Ni chúng và hai cháu Tonny, Timmy đồng nhất tâm hướng về Bồ Tát Quan Thế Âm và liên tục niệm hồng danh Ngài để cầu nguyện cho Thầy được ở lại với chúng con đến mùa hoa nở Thầy sẽ đi. Sau 3 giờ đồng hồ phép mầu của Bồ Tát Quan Thế Âm đã cho chúng con niềm tin mãnh liệt là Thầy đã tỉnh lại và bắt đầu dùng tí nước trà ấm và sữa như thường ngày. Mỗi lần như vậy Thầy chỉ dùng vài muỗng trong sự hồi phục, sáng hôm sau Thầy khỏe hẳn lên nhiều. Thâu đêm chúng con và em Thầy, Nguyên Đạo Văn Công Tuấn ở lại chùa tụng kinh cầu nguyện cho Thầy.

     Nửa đêm hôm đó vào khoảng 03:45 sáng con nhận được tin nhắn từ Thầy Hạnh Tấn: „A Di Đà Phật, Sư Bà có khỏe không SC? Vừa rồi mơ thấy Sư Bà nên hỏi thăm“.

     Quả thật! Giữa Thầy và Thầy Hạnh Tấn đã có một cảm ứng đạo không thể nghĩ bàn cho nên báo hiệu cho Thầy Hạnh Tấn biết được trong giấc ngủ là „Sư đang bệnh nặng“. Những sự giao cảm đã nói lên việc trải nghiệm tu học cũng như đức hạnh cao cả của Thầy.

      Một lần nữa chúng con được thở nhẹ nhàng vì biết Thầy còn ở lại với chúng con! Sau những ngày Thầy khỏe lại, con thường xuyên xin Thầy một điều: „Thưa Sư Phụ, Sư phụ cố gắng lên để vượt qua mùa đông này! Và hãy chờ mùa hè tiết trời ấm áp Thầy đi về với Phật. Bởi vì mùa đông trời giá lạnh, tuyết rơi mọi việc đi lại của chư Tôn Đức không thuận tiện cũng như việc tổ chức Tang lễ sẽ không như con mong chờ. Vài giây lát sau Thầy ừ và hứa khả, chị em chúng con rất vui mừng. Hằng ngày bên Thầy chị em chúng con luôn cố gắng không làm Thầy buồn, chúng con cảm nhận được một trời ân đức bao dung, cho dù sức khỏe yếu nhưng Thầy luôn tỏa một sức bình an đến với chúng con.

     Thu qua Đông về, tiết trời thay đổi là bao nhiêu nỗi lo lắng lại trở về với chúng con, nhưng hạnh phúc thay chúng con luôn được Hòa Thượng đệ nhất, Hòa Thượng đệ nhị Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/AC và quý Thầy trong môn phái, T.T Thiện Niệm, T.T Hoằng Khai, T.T Nguyên Lộc và Thầy Hạnh Giới v.v… gọi điện thoại và nhắn tin quan tâm, vấn an sức khỏe Thầy con, đồng thời động viên tinh thần cho Ni chúng, chúng con thêm nhiều nghị lực để báo đền ân đức Tôn Sư trong hiện tại.

     Sau khi Thầy hứa khả sẽ đi vào mùa hoa thơm cỏ lạ khoe sắc trong khuôn viên chùa, con nhanh chóng lo việc tài chánh để triển khai và sửa chữa các phòng ở tầng dưới của Chùa để việc tôn trí kim quan Thầy được trang nghiêm. Và những phòng ốc còn lại cũng cố gắng thu xếp để cho thuận việc tổ chức Tang Lễ. Suốt thời gian tu bổ tầng dưới của chùa là một áp lực lớn nhất, vì kề cận ngày Thầy ra đi. Nỗi lo không sao diễn tả được bằng ngôn từ, lời nói. Vì trong cuộc sống con chưa trải nghiệm một lần nào tang lễ, kể cả trong gia đình. Cứ mỗi lần Thầy lên cơn suyển nặng và khó thở chúng con như quyện theo nhịp tim của Thầy.

     Được trưởng thành trong pháp nhủ từ hòa, từ thân giáo uy nghiêm của Thầy, bởi Thầy là bậc Ni trưởng đức hạnh tôn nghiêm của xứ sở trời Âu đã cho chúng con thêm nhiều nghị lực để sớm vượt qua việc tu sửa, trang nghiêm ngôi già lam mà Thầy đã khai sáng và sau cùng ước nguyện của chúng con nhờ năng lực tu tập của Thầy đã cảm ứng được mười phương chư Phật, được sự gia bị của Thầy việc sửa chữa đã hoàn thành đúng ngày tiếp nối của Thầy (12.12.2020).

 

     Đầu tháng 03 năm 2020 Đại dịch Covid-19 lan tràn khắp nơi trên thế giới, làm ảnh hưởng đến sức khỏe hàng bao triệu người, trong đó có sự lo lắng về sức khỏe, bệnh trạng của Thầy trong từng giây phút.

     Với ý chí cố gắng muốn Thầy đi qua mùa tâm dịch chúng con lại tiếp tục cầu nguyện và xin Thầy thêm một lần nữa: „Thưa Sư Phụ, bên ngoài đang dịch nhiều lắm! Sư phụ cố gắng dùng bữa thật tốt và có giấc ngủ an để được khỏe chờ bớt dịch rồi Sư phụ mới đi.“

     Lúc bấy giờ con đã nhìn và nhận ra được sự cố gắng của Thầy, Thầy cũng đã thể hiện cho chúng con biết là Thầy rất cố gắng và hứa khả.

     Những khó khăn thử thách trong thời gian Thầy bệnh đã kéo dài thêm vài tháng nữa, sức khỏe Thầy yếu dần, Thầy không còn khỏe như ngày xưa nữa. Thầy đi lại khó khăn, những lần cuối cùng Thầy cười với chúng con trên chiếc giường bệnh để vơi đi sự đau nhức, chúng con thấu hiểu được Thầy… và chúng con vô cùng diễm phúc vì Thầy, tuy sức khỏe yếu ở những ngày cuối cuộc đời, nhưng Thầy luôn cho chúng con một niềm tin vững chãi trong mọi hoàn cảnh của sự tu tập.

 

     Sáng thứ bảy ngày 12.06.2021 như thường lệ sau khi thay phiên hầu Thầy, cậu Tuấn và cô Hà rời khỏi chùa. Thầy vẫn khỏe và không có một dấu hiệu gì nói lên Thầy sẽ ra đi. 16:00 giờ cùng ngày con vẫn bên cạnh Thầy với ly trà đầy vị thơm ngon mà Thầy đã dùng trong an lành và đặc biệt nhanh hơn mọi khi, dùng xong Thầy nghỉ ngơi. 18:00 giờ Sa di ni Quang Huệ hầu Thầy dùng chiều, sau khi dùng xong nửa phần cháo Thầy trở nên mệt và không dùng tiếp phần Joghurt, nước trà và thuốc. Lúc bấy giờ Thầy đã mệt hơn nhiều và hơi thở thật yếu, thấy vậy vị Thị giả gọi điện thoại và hoảng hốt nói to: „Thưa Sư phụ qua nhanh đi giúp con, Sư Cố con mệt lắm và không muốn dùng nữa“. Nghe xong con liền chạy thật nhanh với niềm hy vọng sẽ kịp thời trợ giúp Thầy con qua khỏi cơn mệt. Khi lên đến phòng nhìn thấy nét mặt Thầy đã mệt thêm nhiều và có xu hướng không cứu được nữa, dù vậy con vẫn nuôi niềm hy vọng và bắt tay vào trợ thở nhanh chóng cho Thầy, sau vài phút trợ thở dưỡng khí liều cao nhất như bác sỹ cho phép xử dụng bình Oxy tại nhà, con cảm nhận rằng sự việc không tốt hơn. Lúc bấy giờ con mạo muội giữ tâm thật bình tĩnh và thưa với Thầy rằng:

     “Thưa Sư Phụ mệt lắm hả? Sư phụ có muốn về với Phật không? Con niệm Phật cầu nguyện nhé. Lúc bấy giờ Thầy đồng ý và cho tín hiệu là Thầy sẽ ra đi…“.

 Mot-Doi-Nguoi-Mot_chuyen-Di-003

Khi hiểu được ý nguyện của Thầy, con liền gọi điện về bên chùa và gọi sa di ni Quang Viên cùng em Phật tử Nhuận Như Ý nhanh chóng trở về phòng Thầy cùng với chúng con để niệm Phật. Sau vài phút trợ niệm Thầy đã thâu thần an nhiên thị tịch vào lúc 18:59 phút (giờ Âu Châu) thứ bảy, ngày 12.06.2021, nhằm ngày mùng 3 tháng 05 năm Tân Sửu tại Phương trượng chùa Bảo Quang-Hamburg Đức Quốc; trụ thế 83 năm, 57 hạ lạp.

     Thầy đã lựa chọn cho sự ra đi đúng vào lúc luật quy định về dịch Covid được tháo gỡ. Các sinh hoạt xã hội trở lại nhịp sống bình thường.

     Sáng chủ nhật ngày 13.06.2021 môn đồ pháp quyến chùa Bảo Quang kính báo tin đến Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác, Hòa Thượng nhanh chóng gởi thông tin đến các ngôi tự viện trong GHPGVNTNAC và khắp nơi trên thế giới.

     GHPGVNTNAC đã đứng ra tổ chức và cung thỉnh chư vị Trưởng Lão Hòa Thượng các châu và thành lập Ban Tổ chức Tang Lễ.

     12:00 giờ cùng ngày TT Thiện Niệm đại diện môn phái Tường Vân-Huế đã lấy chuyến bay sớm nhất về lại Chùa Bảo Quang, bắt tay vào lo phần tổ chức, đảm nhiệm từng chi tiết chuẩn bị cho Tang lễ.

Mot-Doi-Nguoi-Mot_chuyen-Di-004

Ban Tổ chức Tang Lễ Cố Ni Trưởng

Chứng minh Tang Lễ:

     - Hòa Thượng Đạo hiệu Thích Bảo Lạc – Úc Châu

     - Hòa Thượng Đạo hiệu Thích Tín Nghĩa – Hoa Kỳ

     - Hòa Thượng Đạo hiệu Thích Tánh Thiệt – Pháp Quốc

     - Hòa Thượng Đạo hiệu Thích Như Điển - Đức Quốc

     - Hòa Thượng Đạo hiệu Thích Bổn Đạt – Gia Nã Đại

     - Ni Trưởng Đạo hiệu Thích Nữ Như Tuấn - Thụy Sĩ

Trưởng Ban Tổ Chức:

     - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu

Phó Ban Tổ Chức:

     - Thượng Tọa Thích Thiện Niệm

     - Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn

     - Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước

     - Ni Sư Thích Nữ Minh Hiếu

     - Ni Sư Thích Nữ Tuệ Đàm Châu

     - Sư Cô Thích Nữ Tuệ Đàm Nghiêm

 

Ban Nghi Lễ:

 

Đệ Nhất chấp lệnh:

     - Hòa Thượng Đạo hiệu Thích Quảng Hiền

Đệ Nhị chấp lệnh:

     - Thượng Tọa Thích Đồng Văn

Sám chủ:

     - Thượng Tọa Thích Hoằng Khai

Công Văn:

     - Thượng Tọa Thích Thiện Niệm

 

Ban Kinh Sư:

     - Thượng Tọa Thích Tâm Huy

     - Thượng Tọa Thích Hạnh Vân

     - Thượng Tọa Thích Viên Duy

     - Đại đức Thích Thiền Giới

     - Đại Đức Thích Chúc Thành

     - Đại Đức Thích Tâm Nhật

Kinh cổ:

     - Đại Đức Thích Pháp Nhẫn

 

Ban Xướng Ngôn Viên:

     - Thượng Tọa Thích Hoằng Khai

     - Đại Đức Thích Hạnh Giới

Và các Ban chuyên môn:

     Ban Thư ký, Ban Tiếp tân, Ban Thủ quỹ, Ban Tiếp lễ, Ban Trần thiết xe hoa, Ban Hầu Kim quan, Ban Hương đăng, Ban Trai soạn, Ban Âm thanh-Ánh sáng, Ban Trật tự, Ban Quay phim và Nhiếp ảnh, Ban Dâng hoa, Ban vận chuyển, Ban Y tế.

     Được sự hướng dẫn của Ni Sư Thích Nữ Tuệ Đàm Châu, chư Phật tử tại đạo tràng chùa Bảo Đức đã gác lại tất cả các công việc cá nhân, nhanh chóng trở về chùa Bảo Quang để chung tay gánh vác, chia sẻ, đảm nhận nhiều phần hành trong suốt những ngày Tang lễ. Chư Phật tử khắp nơi trong nước Đức kịp thời quay về lo công quả trong tất cả các công việc thiết yếu để Tang Lễ được hoàn mãn tốt đẹp.

     Đặc biệt hơn bao lần Lễ lớn khác là nhiều Nhà Hàng, Quán ăn, Imbiss, Chợ Á Châu, Chợ rau Công Ty Đỗ tại Großmark, Cộng đồng người Việt tại Hamburg và toàn thể Chư Phật tử chùa Bảo Quang, đã bắt tay vào lúc 09:00 giờ sáng chủ nhật. Chuẩn bị toàn khâu phòng ốc, trang trí, hương đăng, trai soạn, ẩm thực, hành đường, vệ sinh, vận chuyển v.v…, quý vị đã toàn tâm công phu, toàn lực công quả, quên đi sự mệt nhọc của thân, ngõ hầu đem công đức có được hồi hướng, cầu nguyện Giác Linh Sư Bà Viện Chủ.

     18:00 giờ cùng ngày, khuôn viên Chùa và Tăng xá trở thành các phòng trang nghiêm để đi vào sinh hoạt tổ chức Tang lễ. Quả thật! Đây là sự nhiệm mầu, những ân đức, phước duyên mà Sư Bà Viện Chủ đã tạo nên lòng từ ái rộng lớn đã phủ trùm tất cả không gian và đi vào lòng Đại chúng Đồng hương, Phật tử. Nhờ lực của Thầy mà chúng con đệ tử xuất gia và tại gia vượt trên dịch bệnh Covid 19, không ngại thời gian và không gian cách trở, một niệm hướng về Thầy, rồi từ đó lộ trình trở về dưới mái chùa Bảo Quang để kính bái biệt Thầy không còn xa nữa…

     Để tránh sự lây lan cho cộng đồng và giữ gìn sức khỏe đến đại chúng trong lúc dịch bệnh vẫn còn tăng cao, cũng như tuân thủ quy định phòng chống dịch, Ban tổ chức đã kịp thời bố trí 3 màn hình lớn, các hệ thống âm thanh trực tiếp truyền hình các buổi lễ để chư Quan khách, quý Phật tử bên ngoài khuôn viên chùa cùng theo dõi hộ niệm các thời khóa tụng kinh.

     20:00 giờ cùng ngày, bác sỹ gia đình đã đến tận phương trượng chùa Bảo Quang để lo chu toàn những công việc quan trọng theo quy luật yêu cầu của nước Đức đưa ra trước khi lễ nhập Kim quan.

     Thứ hai, ngày 14.06.2021 (nhằm mùng 5 tháng 5 năm Tân Sửu) vào lúc 10:00 giờ Thượng Tọa Thích Thiện Niệm, Đại Đức Thích Hạnh Giới và môn đồ pháp quyến cử hành nghi lễ nhập Kim quan Cố Ni Trưởng Viện Chủ Chùa Bảo Quang-Hamburg, Kim quan được an trí tại Giác linh đường. Tiếp theo đó là lễ Bạch Phật khai Kinh, Lễ thành phục thọ tang trong môn đồ pháp quyến, thế quyến và toàn thể chư thiện nam tín nữ Phật tử khắp nơi quy tụ về cung kính đảnh lễ Giác Linh Cố Ni Trưởng. Chiếc tang vàng trên ngực chúng con đánh dấu từ thời điểm này và mãi về sau bóng hình hài huyễn ảnh Thầy không còn nữa.

     Thầy ơi!

     Cỏ cây rơi lệ, đất trời cũng nhỏ giọt, làm sao chúng con ngăn được dòng nước mắt khi nghĩ đến lá phải lìa cành. Nhịp tim như ngừng đập, không còn cảm nhận bao nhiêu việc đang chờ đợi phía sau. Nhưng không biết làm sao hơn vì luật vô thường hễ có sanh thì có tử. Nhưng sinh tử trong chánh pháp thực là một điều hết sức cao cả.

     Trưa thứ hai, ngày 14.06.2021 Bổn tự chúng con cung đón Hòa Thượng Phương Trượng, Chư Tôn đức Tăng  chùa Viên Giác, T.T Hoằng Khai-Na Uy, T.T Nguyên Lộc chùa Vạn Hạnh-Pháp Quốc, tiếp theo sau chúng con hân hạnh cung đón Hòa Thượng Đệ Nhất Chủ Tịch GHPGVNTNAC, quý Hòa Thượng, quý Thượng Tọa, chư Tôn đức Tăng, quý Ni Trưởng, quý Ni Sư, quý Sư Cô từ các quốc gia: Pháp, Hòa Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đức, Áo, Thụy Sĩ, Bỉ v.v… đã vượt qua bao nhiêu khó khăn trong mùa dịch, không ngại tuổi cao sức yếu, đường sá xa xôi, gác lại bao nhiêu Phật sự tại bổn tự, tìm mọi phương tiện phù hợp trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid, hoan hỷ chấn tích quang lâm chứng minh, tham dự, cầu nguyện và

tổ chức Tang lễ cho Thầy chúng con. Sự hiện diện của Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni nhị bộ trong và ngoài nước vô cùng cao cả cho chúng con thấy lòng thương kính của quý Ngài dành cho Tôn Sư chúng con.

     15:00 giờ cùng ngày, thời tụng kinh Kim Cang đầu tiên dưới sự hướng dẫn của chư Tôn Đức Ni và tiếp theo là thời khóa Kinh Di Giáo, Kinh Thủy Sám, Kinh A Di Đà được liên tục trì tụng trong suốt thời gian Tang lễ. Ngoài những thời khóa trên chư Tôn Đức Ni thay đổi nhau mỗi lần 4 vị Ni hầu Kim quan, niệm Tiếp Dẫn không gián đoạn thật trang nghiêm và ấm lòng bậc Tôn Sư khả kính.

     Chiều thứ hai nhị vị Thượng Tọa Thích Thiện Niệm thuộc môn phái Tường Vân-Huế, T.T Thích Nguyên Lộc với tấm lòng thương kính Tôn Sư chúng con, cùng quý Phật tử tại bổn tự đã chung tay, tận lực góp sức trang trí 2 xe hoa chuẩn bị ngày lễ Di quan trà tỳ tại Nghĩa trang Öjendorf-Hamburg.

 Mot-Doi-Nguoi-Mot_chuyen-Di-005

     Cùng thời gian này tại Việt Nam, chư tôn Trưởng Lão Hòa Thượng, chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng, quý Ni Trưởng, Ni Sư, Sư Cô đã vân tập về Tổ Đình Tường Vân-Huế long trọng tổ chức lễ Truy Niệm Cố Ni Sư Trưởng chúng con thật trang nghiêm giữa Đại Hồng Bảo Điện. Những nghĩa cử chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni tại Tổ Đình Tường Vân đã cho chúng con hiểu nhiều thêm về hạnh trạng của Tôn Sư con khi còn sinh tiền đã luôn hướng vọng về môn phái.

Cùng ngày này, Chư Sư Đệ của Thầy con tại Việt Nam cùng trở về lại Tổ Đình Bảo Quang Đà Nẵng, Chùa Bảo Vân-Sàigòn, Thành kính hướng về Giác Linh Tôn Sư chúng con trân trọng tổ chức lễ truy niệm. Chúng con cảm nhận được sự chia sẻ, an ủi sự mát mát lớn lao này và tiếp sức cho chúng con tiếp tục con đường hoằng hóa lợi sanh kế thừa sự nghiệp mà bậc Ân sư khả kính chúng con dày công xây dựng.

 

     Hình bóng Thầy bao trùm lên hoàn vũ, hành trạng Thầy tràn khắp muôn phương, để tưởng niệm đến công hạnh Thầy, sự gắn bó, chia sẻ Phật sự của Giáo Hội, chúng con môn đồ pháp quyến thành kính tri ân và tiếp nhận:

     - Lễ phúng điếu của GHPGVNTN Âu Châu

     - Lễ phúng điếu Môn phái Liễu Quán dòng Lâm Tế

     - Lễ phúng điếu Chi Bộ GHPGVNTN Đức Quốc, Chùa Viên Giác

     - Lễ phúng viếng đại diện Môn phái Tường Vân-Huế

     - Lễ phúng điếu Đại diện các Chùa, Tự Viện tại Âu Châu

     - Lễ phúng điếu Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Âu Châu

     - Lễ phúng điếu của Đại diện các Hội Đoàn và Tổ Chức tại địa phương Hamburg; Cộng đoàn Công giáo Hamburg, Hội Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân Hamburg, Hội Người Việt Tỵ Nạn Hamburg, Hội Chúng Tôi Vì Hòa Bình Thế Giới, Hội Cảm Tạ Nước Đức.

    - Và các phúng điếu từng cá nhân quý Phật tử cũng như quý đồng hương Việt Nam.

     Lễ phúng điếu diễn ra thật trang nghiêm, đầy tình đạo vị, thâm ân này chúng con nguyện tinh tấn tu hành và noi theo tấm gương sáng của Ân sư chúng con.

     Lễ Thắp Nến tưởng Niệm Môn Nhơn bắt đầu vào lúc 19:00 giờ thật trang nghiêm dưới sự chứng minh, gia bị của chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni. Với tất cả lòng thành kính chúng con hàng đệ tử xuất gia, cũng như tại gia quỳ trước Giác Linh Thầy, nhớ về 68 năm một chặng đường xuất gia hành đạo của Thầy. Cuộc đời Thầy là bài học thân giáo vô giá đối với chúng con, Thầy luôn sống đơn giản, ánh mắt hiền từ của Thầy, nụ cười nhẹ nhàng thật dễ thương. Thầy đã đi vào lòng mọi người không ít, từ tư duy và lắng nghe sâu, hiểu thấu đáo, chỉ chừng đó cũng đã đủ để chúng con an tâm âm thầm nương tựa dưới bóng mát từ bi của Thầy để trau giồi giới thân huệ mạng của chúng con.

     Vào lúc 06:00 sáng ngày 17.06.2021 môn đồ pháp quyến chúng con tác lễ cúng dường Trai tăng với lý do sau khi Lễ Trà tỳ tại Nghĩa Trang một phần chư tôn đức vì Phật sự tại bổn tự phải chia tay để trở về trụ xứ.

     07:00 giờ sáng cùng ngày, 100 Chư Tôn Đức vân tập tại Giác Linh Đường cử hành các nghi Lễ khiển điện, Lễ Truy Niệm Giáo Hội Âu Châu, Lễ Phất trần và Lễ Di quan phụng tống Kim quan.

 Mot-Doi-Nguoi-Mot_chuyen-Di-006

     Đúng 10:00 giờ Đạo tràng đã trang nghiêm, đoàn cung nghinh chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni cũng như đoàn cung tống Kim quan Giác Linh Cố Ni Trưởng chúng con đã được di chuyển từ Giác Linh Đường tiến dần ra khỏi khuôn viên chùa khoảng 200 mét trong sự lắng đọng đầy thương tiếc tiễn biệt bậc Thầy khả kính của chúng con.

 

     Các em GĐPT hướng về Giác Linh Cố Ni Trưởng nghẹn ngào, buồn rơi những giọt nước mắt kính bái biệt. Đoàn xe phụng tống Kim quan phía trước là Chư tôn Hòa Thượng chứng minh, Ban Kinh Sư, tiếp đến là xe hoa Phật Di Đà phóng quang và sau là xe hoa tôn trí Di ảnh, Long vị Giác Linh Cố Ni Trưởng trang nghiêm và xúc động giữa đường phố. Người người đi lại trên đường phố ai cũng vô cùng ngạc nhiên và dừng lại chiêm ngưỡng sự cung kính trong lúc phụng tống Kim quan đến Nghĩa trang Öjendorf-thành phố Hamburg.

 

     Tiếp theo sau xe hoa Di ảnh từng đoàn xe chư Tôn Đức Tăng, Ni và toàn thể chư Phật tử tuần tự nối theo nhau tạo thành một không gian đầy ấn tượng tại đường phố Hamburg.

 

     Khuôn viên nghĩa trang Öjendorf với 100 Tăng, Ni trong những chiếc Y vàng như hiển hiện một cảnh giới vô cùng an lành đầy năng lượng tích cực, các Phật tử với những chiếc áo tràng trang nghiêm tất cả hòa chung vào tiếng niệm Phật Tiếp dẫn, tạo nên một không khí trầm hùng như đang ở cảnh giới Tây Phương Tịnh Độ.

 Mot-Doi-Nguoi-Mot_chuyen-Di-007Mot-Doi-Nguoi-Mot_chuyen-Di-008

     Trong hoàn cảnh dịch bệnh, và theo quy định của nơi trà tỳ chỉ được phép 10 vị tiếp tục phụng tống kim quan Giác Linh Cố Ni Trưởng. T.T Thích Hoằng Khai, T.T Thích Thiện Niệm, Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước, Ni Sư Thích Nữ Minh Hiếu, Ni Sư Thích Nữ Tuệ Đàm Châu, Ni Sư Thích Nữ Tuệ Đàm Vân, Ni Sư Thích nữ Tuệ Đàm Hương, Sư Cô Thích Nữ Tuệ Đàm Nghiêm và thế quyến. Sau vài phút hộ niệm thân tứ đại của Thầy được đưa vào trà tỳ và trở về với cát bụi. Chúng con từ đây mãi mãi không còn được nhìn thấy hình dáng Thầy nữa. Chúng con đã cố gắng giữ không để cho nước mắt rơi nhưng trái tim thì bóp nghẹn. Chúng con hết sức đau lòng quỳ trước những bậc thang của lò thiêu, thông thường khi đi đám cầu nguyện cho cả hàng trăm người chúng con chưa cảm nhận được sự sâu sắc của ngày vĩnh biệt chia xa. Nhưng giờ đây cũng những bậc thang đó đôi chân của con không muốn bước lên, vì mỗi bước như là mỗi bước xa Thầy. Lòng quặn thắt trước sự tiễn biệt Thầy lần cuối cùng vào trà tỳ, biết kể sao cho hết công ơn Thầy, nói sao cho vừa nỗi niềm thương tiếc của chúng con. Cuộc đời của Thầy khi ở trần thế hay trong chốn Thiền môn đều là tấm gương về lòng hy sinh tận tụy, một sự hy sinh vô bờ bến ít ai có được. Nhờ nguồn sữa pháp ngọt ngào ấy mà chúng con trưởng thành trong cuộc sống và có được thiện căn hôm nay. Trong ý nghĩa Thiền vị đó, chúng con kính bái biệt đưa Thầy về cõi chân không, mong rằng với bi nguyện độ sanh Thầy sớm quay lại cõi Ta-bà tùy duyên hóa độ chúng sanh.

 

     Sau cùng là lễ thỉnh Giác Linh an vị, dùng trưa và hoàn mãn. Hôm đó, thời tiết thật đẹp cho dù dự báo trước đó là mưa, thời gian rơi vào lúc dịch bệnh đã giảm dần, bao nhiêu lo lắng của ban tổ chức Tang Lễ, cũng như sự quan tâm giúp đỡ từng chi tiết lớn, nhỏ bằng tấm lòng tha thiết của T.T Thích Thiện Niệm hướng về Giác Linh Cố Ni Trưởng đã tạo một không gian phủ trùm khuôn viên chùa Bảo Quang-Hamburg vô cùng trang nghiêm, thiền vị. Phải chăng chúng con đã đón nhận được sự mầu nhiệm cả trời đất, không gian, thời gian và con Người như cùng với chúng con chung lo Tang lễ.

Mot-Doi-Nguoi-Mot_chuyen-Di-009

     Chúng con hàng Môn đồ đệ tử Cố Ni Trưởng húy thượng Nguyên hạ Từ tự Diệu Tâm Cố vấn Ni Bộ Bắc Tông, viện chủ chùa Bảo Quang Hamburg-Đức Quốc cùng thế quyến thành kính đê đầu đảnh lễ và tri ân Chư Tôn Giáo Phẩm GHPGVNTN Âu Châu đã quang lâm chứng minh, tham dự, cầu nguyện Giác Linh Tôn Sư chúng con Cao Đăng Phật Quốc.

 

     Chúng con kính chúc quý Ngài Pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, Phật sự viên thành.

 

Chùa Bảo Quang, Hamburg ngày 31.08.2021

Đệ tử: TKN Thích Nữ Tuệ Đàm Nghiêm

Trụ trì Tổ Đình Chùa Bảo Quang-Đức Quốc

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2011(Xem: 6047)
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp đầu tiên, Hòa thượng đã thác tích hiện thân đại sĩ, nương thuyền từ độ kẻ trong mê. Duyên lành sẵn có, tâm Bồ đề sớm phát, tuổi ấu thơ đã thắm nhuần đạo vị, chùa Hải Đức trưởng dưỡng chí xuất trần. Rồi đến độ tâm hoa khai phát, lúc tuổi thanh xuân, nơi chốn Tổ Tra Am, Hòa thượng quyết chí tu hành, cắt ái từ thân, thế phát bẩm sư với Tổ Viên Thành.
04/04/2011(Xem: 9201)
BBC Giới thiệu Đôi nét về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thích Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers) như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa nghìn đời, Bụt nghìn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)
28/03/2011(Xem: 8561)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
25/03/2011(Xem: 7627)
Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia đình phật tử hiện nay. Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ XX, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa đạo Phật.
25/03/2011(Xem: 7523)
Hòa Thượng Thích Phước Huệ (1875-1963)
25/03/2011(Xem: 8077)
ĐPNN: Là một trong những nhạc sĩ PG đầu tiên được ghi nhận công lao đóng góp cho văn hóa PG trong quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo của cố HT.Thích Thiện Hoa, NS Hằng Vang từng đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác Phật nhạc do GHPGVNTN tổ chức, trao giải thưởng ngày 25-2-1965 tại nhà hát lớn Sài Gòn. Các trung tâm văn hóa PG trong và ngoài nước đã xuất bản hơn 20 album của NS Hằng Vang theo các hình thức cassettes-CD-VCD ca nhạc, kinh nhạc và 20 album cassettes-video-CD-VCD-DVD cũng như 8 tuyển tập ca nhạc đứng chung với nhiều tác giả khác.
24/03/2011(Xem: 7183)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
21/03/2011(Xem: 5797)
Tôi đã sống với một con người với tất cả ý nghĩa của Người trong một thời gian tương đối dài giữa một giai kỳ buồn vui pha trộn. Có thể nói Gs Phạm Công Thiện là người có một cách sống giản dị, không kiểu cách, cầu kỳ, ngược lại rất khiêm cung và nhẫn nại, nhẫn nại ngay cả trong hoàn cảnh rất khó nhẫn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]