Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện trái quýt

20/10/202121:42(Xem: 3025)
Câu chuyện trái quýt

 

TT-Thich-Hanh-Tan

Câu chuyện trái quýt
Bài viết của TT. Thích Hạnh Tấn do Cư Sĩ Diệu Danh diễn đọc


 

     Nhận được gợi ý của chú Phù Vân tôi muốn gửi đến quý vị một mẩu chuyện nhỏ nhưng đối với cá nhân chúng tôi là một bài học tuyệt vời đồng thời cũng là một kinh nghiệm quý báu.

 

     Trong những năm tháng khi mới vào chùa làm Sa Di tôi thường theo Thầy tôi đi đến những Chi Hội Phật Tử trên nước Đức để học hỏi, khi Thầy làm lễ và hướng dẫn cư sĩ Phật tử tu học trong các kỳ thọ Bát Quan Trai. Lúc bấy giờ chùa còn có xe “Đại Thừa” chín chỗ hiệu Mitsubishi màu đỏ sậm của Nha sĩ Hòa ở Norddeich cúng dường, nên đôi khi đi rất nhiều vị trong xe. Lần đó do bác Thị Tâm Ngô Văn Phát lái xe, Thầy tôi ngồi bên ghế phụ, phía sau có Sư Bà Diệu Tâm, vài vị trong chùa và tôi. Đi cũng được hơn một tiếng đồng hồ và trời trưa mùa hè với xe không có máy lạnh nên trong xe rất hong nóng. Phía sau đưa lên trái quít để dâng lên Thầy, tôi mau mắn vươn người ra trước định chuyền tiếp. Nhưng tay vươn chưa thẳng thì Sư Bà Diệu Tâm đã kéo tôi lại và kể cho nghe một mẩu chuyện, Sư Bà nói: “chú Thiện Phước (đệ tử đầu tiên của Thầy tôi đến từ Phần Lan, chú là người Việt gốc Quảng Đông, khi tôi vào chùa được hơn hai năm thì chú xin về lại Phần Lan) thì không được tỉ mỉ, chẳng cẩn thận cũng như chú vậy! Cứ để nguyên trái mà đưa lên trước! Chú Thiện Thành (người đệ tử sau đó của Thầy tôi, nhưng chú đi học bên ngoài không thường ở chùa) thì rất chu đáo, mỗi lần chú đều lột quýt cẩn thận, lấy cả những chỉ quýt rồi để lên giấy ăn mới dâng lên Thầy, nhưng Tôi thấy cũng không ổn. Chú cứ liệu mà làm!” Khi nghe Sư Bà nói vậy tôi rất phân vân, đối với một chú “tiểu” mới hai mươi ba tuổi không sành chuyện đời, không thạo chuyện cửa thiền thì câu chuyện xuất hiện như là một “công án” vậy. Suy tới nghĩ lui, tôi chọn trung đạo thế là cũng lột ra, nhưng để nguyên phần trái quýt bên trong ở trong vỏ và dâng lên cho Thầy. Sư Bà không cản lại nữa.

 

     Đến hôm nay tôi cũng không biết là lúc đó Sư Bà có đồng ý với việc làm của tôi không? Tôi cũng không biết là tôi làm như vậy là đúng đắn? Nhưng tôi đã học được một điều quý giá từ sự kiện đó là phàm làm gì cũng nên học hỏi từ những người đi trước, cân nhắc, suy xét rồi đưa ra giải pháp cho riêng mình.

 

     Khi tôi vào chùa, Sư Bà thân thiện như một người mẹ, Sư Bà mặc dầu có Phật sự riêng ở Hamburg những mỗi khi về Hannover đều quan tâm đến những chú Sa Di trẻ chúng tôi. Khi biết chúng tôi (lúc bấy giờ là chú Thiện Phước, chú Thiện Sơn – ở chùa trong 3 tháng hè, chú Thiện Thành và tôi) ngủ dưới hầm vừa ẩm, vừa lạnh vừa tối, Sư Bà liền kiến nghị với Thầy tôi phải chú ý điểm này! Vừa may ngôi nhà nhỏ dùng làm cửa hàng bán len vừa đóng cửa, Thầy tôi đã thuê lại nơi ấy để sửa lại làm phòng ở cho chúng tôi. Đúng lúc có thêm một chú người Đức – Thiện Nam vừa đến xin tu tập.

 

     Những kỷ niệm về Sư Bà rất nhiều mẩu vụn vặt, dường như không quan trọng, nhưng ráp lại thì thành một bức tranh vô cùng sống động đầy thương yêu và khéo léo. Mỗi khi nghĩ về Sư Bà là mẩu chuyện “Trái Quýt” đều sống lại trong đầu và nhắc nhở tôi về bước chân đầu tiên trên con đường giải thoát của mình gắn liền với sự học hỏi và tư duy.

     Hôm nay giã biệt Sư Bà, nhưng chắc chắn nhân duyên giữa Sư Bà và tôi vẫn còn kết nối.

 

Nam Mô thượng Nguyên hạ Từ, hiệu Diệu Tâm Ni Trưởng chi Giác Linh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2010(Xem: 7007)
NGHI BÁO TIẾN CÚNG DƯỜNG HÚY KỴ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TÁNH TRỤ TRÌ TỔ ĐÌNH THIÊN ĐỨC (Mùng 04 - tháng Giêng - ÂL)
16/12/2010(Xem: 6846)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
16/12/2010(Xem: 4725)
Lời Phát Biểu của HT Huyền Quang tại Tang Lễ Ôn Đôn Hậu ngày 3-5-1992
10/12/2010(Xem: 7697)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
04/12/2010(Xem: 4617)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ, để ra đi tìm phương giải thoát cho chính mình và chúng sanh. Lối 1332 năm sau Thái Tử Trần Khâm (1258-1308) cũng giã từ cung vàng tìm đến núi Yên Tử để xin xuất gia, mong trở thành sơn tăng sống cuộc đời thanh thoát. Nhưng vì vua cha ép buộc nên phải trở về để kế nghiệp trị dân. Ngay từ lúc nhỏ ông dốc lòng mộ đạo Phật ước muốn được đi tu, năm lên 16 tuổi Trần Khâm đã nhường ngôi vị Đông Cung Thái Tử cho em, vua cha nài ép mãi ông mới nhận lời. Dù không được đi xuất gia lúc bấy giờ, nhưng nơi ông đã thể hiện được con người siêu việt khác thường.
25/11/2010(Xem: 23475)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
24/11/2010(Xem: 9420)
Tiểu sử nhà văn Quách Tấn
15/11/2010(Xem: 7023)
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567