Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   
Bậc Thầy Tôn Kính Của Con
Bài của Tỳ Kheo Ni Tuệ Đàm Vân, Tuệ Đàm Hương, Tuệ Đàm Phương và 2 Phật tử Nhuận Như Ý & Thị Thiện Phạm Công Hoàng
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc





TN Tuệ Đàm Vân

 Bac-Thay-Ton-Kinh-000

Ngược dòng thời gian hai mươi sáu năm trước, khi con mới vào Chùa Bảo Quang xin Thầy tập sự xuất gia, lúc đó Chùa tọa lạc tại đường Schiffbeker Weg 177 Hamburg, Thầy nói với con: ”Thầy rất nghiêm khắc về oai nghi và phẩm hạnh của một người xuất gia, con ở đây tinh tấn tu tập, thì sau này con có đi đâu cũng có thể thích nghi được với môi trường mới”. Cũng nhờ sự chỉ dạy nghiêm minh của thầy mà sau này con qua Đài Loan tu học, con dễ dàng hòa nhập với cuộc sống kỷ luật ở Phật học viện nơi đây.

 Lúc mới xuất gia con như một đứa trẻ mới tập bước đi, Thầy đã chịu khó chỉ dạy cho con từng bước một, từ pháp học cho đến pháp hành, có những lúc con làm việc nhưng không để ý, Thầy thấy được và dạy ngay, con nhớ có một lần con để ly nước cúng Phật, mà con không để ý đến bông của cái ly không cùng một hướng, Thầy dạy con làm việc gì cũng phải để tâm đến, tu không phải chỉ lúc lên Chánh điện tụng kinh niệm Phật mới là tu, mà tu trong lúc làm việc cũng phải chú tâm, như vậy mới diệt trừ các vọng niệm.

Mỗi năm vào ngày Tự Tứ, Thầy thường dạy huynh đệ chúng con: ”Người xuất gia không phải chỉ có học và làm việc giỏi, mà còn phải tu giỏi nữa, phải luôn sống trong tình thần lục hòa, trên kính dưới nhường, huynh đệ cùng nhau sách tấn, mới tăng trưởng đạo nghiệp và phẩm hạnh của mình”.

Thầy luôn dùng thân giáo để chỉ dạy chúng con, Thầy sống cần kiệm và khiêm tốn.  Thầy dùng cây lúa để dẫn dụ: ”Khi lúa chín vàng, sắp đến mùa gặt, hạt lúa no tròn, ngọn lúa cong mình hạ xuống, người tu cũng vậy, phải học hạnh ôn hòa khiêm nhường, thì mới trừ được bản ngã cao ngạo”. 

Khi có chư Tôn Đức viếng thăm, Thầy dạy chúng con phải đón tiếp chu đáo, kính Tăng thì mới có phước, và tăng trưởng trí tuệ.

Năm 2013, được Thầy hứa khả cho con về Đan Mạch làm Phật sự. Những khi con về thăm Thầy, Thầy quan tâm hỏi thăm sinh hoạt tu tập ở Tịnh Thất, Thầy nhắc nhở khi ra làm Phật sự, nhớ giữ tâm thanh tịnh, đừng để ngũ dục lôi cuốn, nhất là “danh vọng và lợi dưỡng“ đó là vùng đá ngầm, là nước xoáy, nó lôi cuốn người tu vào biển tham dục, Thầy dạy: ”Khi nào vô quan tài rồi, mới chắc là mình đi hết đoạn đường xuất gia này“.

 Bac-Thay-Ton-Kinh-001

Những khi con về thăm Thầy và đẩy xe đưa Thầy đi kinh hành niệm Phật, gặp lúc Phật tử về Chùa làm công quả, vừa làm vừa nói chuyện cười, Thầy nghe được Thầy rầy, Thầy muốn Phật tử phải giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh, thì mới tăng trưởng được công đức và trí tuệ.

Vì ở xa con không gần Thầy nhiều, để sớm viếng tối thăm như các huynh đệ con, giờ đây Thầy đã viên tịch, chúng con còn đâu nghe được những lời khuyên dạy của Thầy! Bậc Thầy khả kính của chúng con.

Thầy như ngọn đèn sáng, dẫn dắt người ra khỏi mê mờ, như người thuyền trưởng thiện xảo khéo đưa người vượt qua biển khổ. 

Thầy yên tâm! Con xin ghi nhớ những lời Thầy dạy, và tiếp tục theo dấu chân Thầy chèo lái chiếc thuyền vượt trùng khơi biển khổ.

 “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng

 Nghĩa ân Sư muôn kiếp khó đáp đền”

                                                          Kính Đảnh Lễ Giác Linh Thầy 

                              

Mùa Vu Lan Năm Tân Sửu PL.2565

Đệ tử Quảng Vân Tuệ Đàm Vân

kính bái


 Văn Tác Bạch  Lễ Trai Tăng Chung Thất

• Thích Nữ Tuệ Đàm Hương

 Bac-Thay-Ton-Kinh-002

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ngưỡng bái bạch: Chư tôn Hòa Thượng Giáo Phẩm chứng minh.

Kính bái bạch: Chư tôn Hòa Thượng chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng,

Kính bái bạch: quý Ni Trưởng, quý Ni Sư, Chư tôn Thiền đức Ni.

 

Hôm nay, toàn thể môn đồ Pháp quyến chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin tác bạch.

 

 Bac-Thay-Ton-Kinh-003

 


Nam mô A Di Đà Phật.

Kính bái bạch Chư tôn Thiền đức Tăng Ni.

Thật là một phước duyên lớn cho toàn thể môn đồ pháp quyến chúng con được cung đón Chư tôn Thiền đức Tăng Ni, vì tình Linh Sơn cốt nhục, Pháp lữ Đại Thừa, đã không quản ngại đường sá xa xôi, thời giờ hiếm quý, đáp lại lời thỉnh cầu của môn đồ pháp quyến chúng con, chấn tích quang lâm chùa Bảo Quang chứng minh cầu nguyện cho lễ Chung Thất của Sư phụ chúng con là Ni Trưởng thượng Diệu hạ Tâm, đã viên tịch vào ngày 12.07.2021, nhằm ngày mồng 03.05 năm Tân Sửu.

Ngưỡng bái bạch Chư tôn Thiền đức.

Thời gian thắm thoát qua mau, mới ngày nào đó thầy trò của chúng con hội ngộ nơi ngôi chùa Bảo Quang nhỏ bé này. Hình ảnh một người Thầy với đời sống giản dị mộc mạc, hiền dịu, nhưng ý chí kiên định, lòng vị tha rộng lớn của một đấng trượng phu. Cả một đời hy hiến cho Đạo Pháp.

Tuy đã nhiều năm sống trong cảnh tha hương đất khách, nhưng Thầy chúng con lúc nào cũng nhớ nghĩ về quê cha đất tổ, vọng hướng về môn phái Tường Vân với một niệm hiếu kính, mong mỏi được báo đáp thâm ân. Với huynh đệ đồng môn, Thầy con luôn gắng sống trọn với trách nhiệm một người chị cả trong tình pháp lữ, nâng đỡ các huynh đệ đồng môn, dìu dắt đàn hậu học ni chúng.

Cuộc đời Thầy chúng con chính là bài học thân giáo vô giá, là kim chỉ nam cho chúng con suốt đời noi theo tu học. Thầy đã sống một cuộc sống giản dị mộc mạc, một đời phụng hiến cho Đạo Pháp, lợi ích tha nhân, mà không một niệm cầu tri danh lưu thế.

Chốn Ta Bà tâm hạnh thầy viên mãn,

Chí nguyện tròn Thầy nhẹ gót trời Tây,

 

Kính bạch Chư tôn Thiền đức.

Biết rằng sinh tử là lẽ thường nhiên, nhưng... thật khó ngăn nỗi được niềm đau xót khi nghĩ đến bậc Thầy Ân Sư của chúng con đã vào chốn vô cùng.

May phước thay! Giữa những mất mát lớn lao ấy, chúng con đã được chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni khắp nơi, quang lâm đạo tràng chứng minh Lễ Chung thất, Nhập tháp của Sư phụ chúng con, quý Ngài đã chia sẻ, an ủi và tiếp sức chúng con tiếp tục con đường hoằng hóa lợi sanh kế thừa sự nghiệp mà bậc Ân sư khả kính đã dày công xây dựng.

Ân đức ấy chúng con nguyện suốt đời tạc dạ ghi lòng, nguyện luôn tinh tấn tu tập, ngõ hầu báo đáp trong muôn một.

Giờ đây, pháp sự đã châu viên, toàn thể môn đồ pháp quyến chúng con thành kính thiết lễ trai nghi dâng lên, trước cúng dường mười phương chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Chúng, thứ đến cúng dường hiện tiền chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni. Ngưỡng mong các Ngài từ bi chứng minh nạp thọ và nhất tâm cầu nguyện Giác linh Ân sư của chúng con CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC, TỐC CHỨNG VÔ SANH PHÁP NHẪN, HƯỜN ĐÁO TA BÀ, HÓA ĐỘ CHÚNG SANH, MÃN BỒ ĐỀ NGUYỆN.

 

 Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

• Thích Nữ Tuệ Đàm Hương

Thay mặt môn đồ Pháp quyến

     ---

 [Ghi chú của Toàn Soạn báo Viên Giác:

Ni Sư Thích Nữ Tuệ Đàm Hương, hiện trụ trì Chùa Phật Giáo Thảo Đường tại Moskow, thủ đô Liên Bang Nga. Ni Sư là đệ tử của Ni Trưởng Tân Viên Tịch thượng Diệu hạ Tâm. Bản Văn Tác Bạch này đã được Ni Sư thay mặt Môn đồ Pháp quyến đọc trong Lễ Trai Tăng ngày 30.07.2021, nhân Lễ Chung Thất và Nhập Tháp của Ni Trưởng]

 

Thầy Ơi!  Con Cố Gắng,  Dẫu Biết Là Khó

TN Tuệ Đàm Phương

Bac-Thay-Ton-Kinh-004

Mùa Thu năm 2013, tại Tịnh Thất Bảo Liên long trọng tổ chức lễ an vị Phật. Thầy cùng Ni Sư Diệu Như, Sư Cô Tuệ Đàm Châu, Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm, Sư Cô Tuệ Đàm Giác về tham dự buổi lễ An Vị Phật tại Tịnh Thất Bảo Liên.

Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, Phật tử vân tập đông đủ, dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức Ni, Sư Bà đã thế phát xuất gia cho con và sau đó, Sư Bà dạy con tiếp tục ở Tịnh Thất Bảo Liên để phụ giúp Sư Cô lo việc Phật sự tại địa phương. Lúc được Thầy xuống tóc, con thấy mình thật hạnh phúc khi được bước vào hàng ngũ của người xuất gia.

Bấy giờ con bắt đầu tu tập và sống cuộc đời xuất gia và Thầy đã đưa quyển luật Sa Di & Sa Di Ni bảo con học. Thầy có lá thư kèm theo, trong thư Thầy ghi chú: „Từ trang... đến trang... là Tỳ Ni Nhật Dụng thiết yếu.  Từ trang... đến trang... là Thiên Oai Nghi“.

Thầy dạy cố gắng học thuộc. Cứ mỗi tối chủ Nhật hằng tuần con đều trả bài và Thầy dạy rằng: ”Con hãy học tùy theo sức của mình”. Có lần con thưa: “Thầy ơi ! Sao con học trước quên sau khó quá”, Thầy bảo: “Dễ quá đi thôi chỉ cần con cố gắng là được”. Vâng con biết mình tuổi cao, trí nhớ kém dần nhưng con cố gắng thì sẽ đạt được.

 

Những lần về thăm Thầy, lúc ấy Thầy còn khỏe được dịp hầu Thầy đi dạo quanh chùa hoặc đi kinh hành trong chánh điện con thấy mình như đứa trẻ con theo sau mẹ, thấy bình an, yên tĩnh. Có lần Thầy nắm tay con đi kinh hành một lúc rồi đến trước bàn Tổ và chỗ thờ Sư Cố, Thầy đứng ở đấy thật lâu, con yên lặng đứng cạnh, con thầm nghĩ: chắc Thầy đang thưa chuyện về mình? Lúc đi ra cửa Chánh điện Thầy nói: “Con xuất gia muộn nên phải cần cố gắng nhiều hơn!”, con im lặng theo Thầy đi ra.

Giờ đây Thầy đã về với Phật, những lời Thầy dạy: ”Tinh tấn tu hành, nghiêm minh giới luật, vui sống lục hòa, từ bi với mọi loài chúng sanh”. Con xin khắc ghi trong tâm, cố gắng hành trì để không phụ ân Thầy chỉ dạy.

   Kính Đảnh Lễ Giác Linh Thầy 

Đệ Tử Tuệ Đàm Phương

Kính Bái

 

 

 

Tưởng Nhớ Sư Bà

• Pt. Nhuận Như Ý
Bac-Thay-Ton-Kinh-005

Đầu tháng 9, tiết trời đang chuyển mình sang thu, một vài cơn gió se lạnh với những chiếc lá vàng rơi, con ngồi trong một góc nhỏ Thư Viện Chùa Bảo Quang- Hamburg, nơi Sư Bà đã khai sáng, hồi tưởng lại những khoảnh khắc đầy nhân duyên khi con được gần gũi Sư Bà và những hình ảnh tận tụy đong đầy tình Thầy trò của quý Sư khi hầu cạnh Sư Bà.

Kể từ khi biết đi Chùa, được thân cận Chư Ni, cứ mỗi năm vào dịp nghỉ lễ con được về Chùa Bảo Quang để thăm và vấn an sức khỏe Sư Bà, thăm Quý Sư. Con còn nhớ mãi giây phút duy nhất con được hầu Sư Bà trên chiếc xe đi dọc hành lang trong khuôn viên Chùa và được niệm hồng danh Bồ Tát Quan Thế Âm cùng Sư Bà. Rồi một lần con đi ngang qua, Sư Bà vẫy tay gọi con, con ngồi quỳ bên cạnh Sư Bà và được Sư Bà xoa đầu. Lúc bấy giờ con cảm nhận ra: con đã tìm lại được bậc Tôn sư khả kính trong đạo, dù con chưa được hầu chuyện với Sư Bà nhiều, nhưng con đón nhận được một bầu trời ấm áp qua thân giáo của Sư Bà. Những khoảnh khắc tuy ngắn ngủi đó là những phút giây quý báu nhất lưu lại trong tâm trí con một bài học vô giá. Dạy cho con hiểu thêm về chữ hiếu trong đạo Phật. Vì hình ảnh của Sư Bà như người mẹ hiền che chở đàn con thơ dại, ánh mắt nhẹ nhàng của Sư Bà tỏa một năng lượng từ bi bao la khi con được gần kề.

Sư Bà đã mượn thân tứ đại giả hợp để làm thuyền chở mình, chở người qua bến giác, lấy đức tính nhẫn nại siêng năng, từ hòa khiêm tốn để sách tấn hàng Phật tử tại gia chúng con trên bước đường tìm về chân như Phật tính. Trước đạo hạnh cao cả của Sư Bà con nguyện tinh tấn tu tập đúng chánh pháp và triển khai tâm đạo con ngày một thêm lớn ngõ hầu không phụ công ơn giáo dưỡng thâm ân của Sư Bà.

“Tâm hiếu là tâm Phật

 Hạnh hiếu là hạnh Phật.”

 Câu thơ này con liên tưởng đến tâm hiếu hạnh ở chốn thiền môn của quý Sư Ni đối với Sư Bà viện chủ chùa Bảo Quang khi còn sinh tiền. Mặc dù Phật sự đa đoan nhưng quý Ni sư, quý Sư cô và quý Cô luôn chu toàn việc chăm sóc người Thầy khả kính của mình. Kể từ khi sức khỏe Sư Bà yếu dần, bệnh duyên mỗi ngày thêm lớn, Quý Sư luôn thay phiên túc trực 24/24 ở bên cạnh hầu Thầy mình cho dù đó là những ngày Lễ lớn truyền thống của Phật giáo, khóa tu Bát quan trai, Lễ vía và những ngày có Phật sự bên ngoài v.v... Quý Sư luôn dành thời gian cho Thầy mình, tạo một không gian ấm áp, đầy tình yêu thương dâng lên Sư Bà không hề mỏi mệt. Có những lúc tưởng Sư Bà sắp đi về cõi Phật nhưng nhờ những kiến thức về y khoa đã được học của Sư Cô trụ trì cùng sự tận tụy chăm sóc của quý Sư Ni mà Sư Bà ở lại với chúng con. Đêm hầu Sư Bà, ngày làm việc Phật sự, nhưng con chưa bao giờ thấy quý Sư Ni than thở một lời. Con thật sự cảm phục tâm phụng sự của quý Sư. Có lẽ quý Sư đã được thấm nhuần qua những lời dạy từ người Thầy của mình cũng như đức hạnh của Người khi còn tại thế. Mặc dù con không có phước duyên được gần gũi hay được nghe pháp âm của Sư Bà nhưng con được ở bên Người khi Người rời cõi Ta Bà vân du về cõi tịnh thật an nhiên, tự tại! Gương mặt người ánh hồng như đi vào giấc ngủ hằng ngày. Hạnh phúc thay con được cùng quý Sư thâu đêm niệm Phật tiếp dẫn và cầu nguyện cho Sư Bà. Lành thay! Sư Bà đã lựa chọn thời điểm ra đi khi quy luật giãn cách xã hội được tháo gỡ, mọi sinh hoạt của cuộc sống trở lại bình thường. Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni trong và ngoài nước đã nhanh chóng vượt qua bao khó khăn của mùa dịch trở về ngôi Già lam Bảo Quang hướng về Giác Linh Sư Bà và cầu nguyện. Lòng con đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Sư Bà, con không sao ngăn được dòng nước mắt và ngậm ngùi cầu nguyện cho Giác Linh Sư Bà sớm trở lại cõi Ta Bà, tùy tâm mãn nguyện, lợi lạc chúng sanh.

Hương các loại hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa khắp mọi phương trời.

(Kinh Pháp Cú - Phẩm Hoa)

    

Con cúi đầu thành kính đảnh lễ bái biệt Giác Linh Sư Bà.

 

     Kính bái,

Con: Phật tử Nhuận Như Ý

Hamburg, 03.09.2021

tại Thư Viện Chùa Bảo Quang

 


 

KÍNH TIỄN Giác Linh

Sư Bà Thích Nữ Diệu tâm

 

Qua Sư Phụ nghe hung tin đưa đến

Sư Bà Bảo Quang kính mến ra đi

Về i Phật A Di Đà Từ Bi

Nơi thanh tịnh Ao Liên Trì tươi mát

 

Tám mươi ba năm, Chư Phật phó thác

Sư Bà Diệu Tâm đã đạt tâm nguyện trao

Nào Sư Muôi, quý Đệ Tử đạo hạnh cao

Xây dựng Ni Tự thật công lao tuyệt vời.

 

Chúng con nhớ đến những thời gian trước

Khi Sư Bà chân ướt, chân ráo đến đây

Với tâm nguyện hoằng dương Đạo Pháp

tại trời Tây

Sư Bà cùng đệ tử ra sức dựng xây Ni Đưòng

Phải nói đến sự tín tâm quý thương của nhiều Phật tử

Từ Kiel, Hannover, Hamburg, Bremen, Berlin…

trụ xứ gần xa

Đã, đang và sẽ góp công góp của khó nhọc

trải qua

Nay ngôi Ni Tự nguy nga được hoàn mãn.

Đúng thời điểm mọi Phật tử khắp nơi

đều tán thán

Công hạnh Sư Bà bao năm tháng khắc ghi

Chúng con Phật tử cầu Đức Từ Phụ A Di Đà

Từ Bi

Xin tiếp dẫn Giác linh Sư Bà vô nghì khắc tâm.

 

- Thành kính cầu nguyện Đức Từ Phụ A Di Đà phóng quang tiếp dẫn Giác Linh Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm về mìền Cực Lạc.

- Thành kính phân ưu cùng Môn Đồ Pháp quyến và thế quyến về sự mất mát lớn lao nầy.

 

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới

Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư

A Di Đà Phật

TUN. BCH Hội Phật Tử VNTN tại CHLB Đức

Thị Thiện Phạm-Công Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2018(Xem: 11518)
Viên dung hạnh nguyện Bồ Đề, Thong dong giữa cõi, lối về phương duyên. Thác duyên giữa chốn lam thiền, Kim Liên hầu Phật, tịch chiên kinh huyền.
06/01/2018(Xem: 9184)
Chúng tôi có duyên được gặp ông Lý Đại Nguyên từ những năm cuối thập niên 1950, khi đến tham dự những buổi nói chuyện về những vấn đề văn hóa, chính trị và văn nghệ vào những ngày chủ nhật tại Đàm Trường Viễn Kiến (nhà ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm cạnh chùa Giác Minh của thượng tọa Thích Tâm Châu, đường Phan Thanh Giản). Khi nhập vào Đàm Trường này, chúng tôi còn là học sinh đệ tứ, đệ tam trường Chu Văn An, nhưng được nghe nhiều nhà văn, nhà báo thuyết trình đủ thứ đề tài , trong đó tôi còn nhớ là thường gặp luật sư Nghiêm Xuân Hồng, nhà văn Mặc Đỗ, nhà báo Hồ Nam, nhạc sĩ Phạm Duy, mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo, và mấy người trẻ lớp tuổi tôi như Phan Lạc Giang Đông, Phạm Thiên Thư, Lê Triều Quang... Nhà văn hóa Nguyễn Đức Quỳnh, chủ nhà và người chủ trương Đàm Trường Viễn Kiến, với bộ bà ba nâu, trán cao, dáng thanh thoát thường góp nhiều ý kiến trong những buổi nói chuyện, và người thứ nhì là Lý Đại Nguyên, dáng thư sinh, mặc bộ bà ba trắng thường tổng kết những đề tài thảo luận. Tro
29/12/2017(Xem: 23061)
Giáo Sư Trần Quang Thuận, Pháp danh: Tâm Đức Tự: Trí Không Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế. Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh. Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Hội Ái Hữu Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghiên Cứu Kế Hoạch GHPGVNTNHN-HK. Giám đốc Trung Tâm Học Liệu Phật Giáo, California, Hoa Kỳ. Đã cộng tác với nhiều báo chí Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
19/12/2017(Xem: 6864)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.”
17/12/2017(Xem: 69913)
Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4 triệu 500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220. Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt
15/12/2017(Xem: 86870)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136668)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
15/12/2017(Xem: 10180)
Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, môn đồ pháp quyến vô cùng kính tiết báo tin: Hòa thượng Thích Ngộ Trí. Chứng minh BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa. Trụ trì chùa Trường Thọ. Do niên cao lạp trưởng, Hòa thượng đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 14 giờ ngày 12/12/2017 (25/10 Đinh Dậu) tại chùa Trường Thọ, tổ dân phố 10, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trụ thế: 75 năm, Hạ lạp: 47 năm.
27/11/2017(Xem: 23150)
Do niên cao lạp trưởng, Hoà thượng đã viên tịch vào lúc vào lúc 04h00 ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017) tại Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 86 Xuân Thu, 62 Hạ Lạp. Lễ nhập Kim Quan được cử hành vào lúc 19h00, ngày 10 tháng 10 năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/11/2017). Kim Quan được tôn trí tại Quảng Hương Già Lam, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
26/11/2017(Xem: 6525)
Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]