Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Viên Giác (1912 - 1976) Dịch giả Lương Hoàng Sám Pháp

23/08/202115:09(Xem: 4641)
Hòa Thượng Viên Giác (1912 - 1976) Dịch giả Lương Hoàng Sám Pháp

ht thich vien giac

Thành Kính Tưởng niệm
Hòa Thượng Viên Giác
(1912 - 1976)
Chùa Giác Hải – Khánh Hòa

Hòa thượng thế danh là Trần Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, tự Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên, thuộc đời thứ 43 dòng Lâm Tế, Liễu Quán.

Ngài sinh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, trong một gia đình Nho phong đức hạnh nhưng có chí cách tân, theo hướng Tây học. Thân phụ là cụ ông Trần Đại Dật, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mĩu (pháp danh Tâm Mỹ).

Ngài lớn lên theo truyền thống giáo dục gia phong, được tiếp xúc với nhiều bậc thân hữu trí thức của thân phụ trong những lúc hàn huyên hay luận bàn văn sách. Do đó Ngài đã sớm tiếp thu kiến thức sâu rộng, lý giải sự việc nhanh chóng, đạt lý thuận tình nên rất được lòng quần chúng. Ngài ham học hỏi, hiếu khách, nhất là được kết thân với các bậc thiện hữu tri thức, chính vì thế mà Ngài phát huy trí tuệ rất nhanh.

Nhờ tính năng động và chí phấn đấu trong học tập và lao động nên dù nghiêm thân mất sớm, Ngài, với tư cách con trưởng, vẫn giữ vững gia nghiệp, phụ giúp mẫu thân dưỡng dục các em học hành thành đạt, cụ thể là luật sư Trần Đại Khâm, nhờ công minh chính trực mà trở thành niên trưởng thẩm phán lừng danh. Cuối đời, ông theo gương anh xuất gia, tu hành nghiêm mật và mất tại Cali, Hoa Kỳ.

Ngoài việc chu toàn trách nhiệm gia đình, Ngài còn dành nhiều thời giờ nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Ngài nhanh chóng hấp thụ tinh hoa Phật học và nhờ thế mà hưng phấn tinh thần. Từ đó, Ngài ôm ấp hoài bão xuất gia tu học, hành đạo giải thoát khi chu toàn bổn phận với mẹ già và các em.

Năm Đinh Sửu (1937), vừa 26 tuổi, thấy gia đạo ổn định, các em đã thành đạt và an bề gia thất..., Ngài xin phép mẫu thân, từ giã gia đình, xuất gia quy y với Tổ Bích Không.

Năm Tân Tỵ (1941), sau bốn năm hành điệu, gánh nước bổ củi, học tập công phu, thực hành thanh quy giới luật, Ngài đã thể hiện trọn vẹn chí nguyện xuất trần, khả năng tiếp thu giáo pháp và được Bổn sư cho thọ Sa di giới. Sau đó, Ngài được phép học nội điển tại Phật học đường Báo Quốc.

Năm Kỷ Sửu (1949), hội đủ nhân duyên, Ngài được truyền thọ Tỳ Kheo Bồ Tát giới tại giới đàn chùa Báo Quốc Huế do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Đàn đầu Hòa thượng.

Sau khi kết thúc khóa học tại Phật học đường Báo Quốc, các vị đồng môn pháp lữ được cử đi hoằng pháp khắp nơi theo yêu cầu Phật sự của từng địa phương, riêng Ngài xin ở lại nhập thất ba năm với mục đích nghiên cứu thêm giáo điển và bồi dưỡng đạo lực trước khi lên đường phụng hành Phật sư.

Năm Giáp Ngọ (1954), Giáo Hội Tăng Già Trung Việt đề cử Ngài giữ chức Giám đốc Phật học đường Khánh Hòa. Và cũng trong thời gian này, Ngài được Hòa thượng Phước Huệ giao trách nhiệm trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).

Năm 1956, cùng với chư Tôn đức trong Giáo hội, Ngài Đã biến chùa Hải Đức thành Phật Học Viện Trung Phần, nơi đào tạo Tăng tài cho Giáo hội Phật giáo mai sau.

Rồi, theo yêu cầu Phật sự, Ngài được Giáo hội cử đi diễn giảng tại các vùng cao nguyên Trung phần. Nhân đó, Ngài đã đồng sáng lập và làm Hiệu trưởng trường Bồ Đề Tuệ Quang, Đà Lạt.

Ít lâu sau, trên bướcđường vân du hoằng hóa, Ngài lại đến Vạn Ninh, lập trường Phật học cho Tăng sinh tại Tổ đình Linh Sơn.

Trong lúc giáo dục Tăng Ni và xây dựng Giáo hội địa phương: Vạn Ninh, Khánh Hòa, Ngài gặp Cư sĩ Như Liên, người đang ẩn tu tại làng Xuân Tự trong một am tranh nhỏ bên gốc me già. Ngài được Cư sĩ giới thiệu các địa danh mang đậm bản sắc Phật giáo như làng Xuân Tự, núi Ông Sư, núi Phổ Đà... và tận mắt chứng kiến cảnh thôn làng yên ả, non nước hữu tình nên Ngài quyết định dừng chân trác tích, dựng chùa Giác Hải, lập hạnh tĩnh tu và tiếp Tăng độ chúng.

Năm Bính Thân (1956), chùa Giác Hải đã sừng sững tôn nghiêm giữa núi cao biển rộng, không những là nơi tu học và an cư kiết hạ của chư Tăng địa phương, mà còn là một tòng lâm phạm vũ của Giáo hội, đúng như tâm nguyện ấp ủ của Ngài.

Năm Quý Mão (1963), sau cơn Pháp nạn, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài được tiến cử chức Thư Ký Tổng Vụ Hoằng Pháp thuộc Viện Hóa Đạo.

Sau đó Ngài về giảng dạy kinh văn Hán tạng cho Tăng chúng tại Phật học viện Trung phần và Ni viện Diệu Quang (Nha Trang).

Dù bận rộn với nhiều công tác Phật sự và xây dựng tòng lâm, Ngài vẫn nỗ lực hành trì theo mẫu mực thiền môn; và dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đệ tử của Ngài cũng học được phong cách nhanh nhẹn hoạt bát, giản dị khiêm cung, nhất là tình thương của Ngài đối với môn đồ hậu bối.

Về sau, Ngài chuyên tâm trước tác và phiên dịch kinh điển mà Ngài đã dày công nghiên cứu và thực hiện từ lúc còn học tại Phật học viện Báo Quốc như:

-Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp (Lương Hoàng Sám) trọn bộ 10 quyển
-Đại Thừa Kim Cang kinh luận (01 quyển)
-Phẩm Phổ Môn
-Bảo Tích (mới dịch, chưa hoàn chỉnh)
-Quan hệ tư tưởng
-Tìm hiểu Quán Thế Âm Bồ Tát (Phẩm Phổ Môn)
-Lịch sử phong cảnh chùa Giác Hải
-Khuyên niệm Phật (thơ).

luong hoang sam


Ngoài ra, Ngài còn nhiều tác phẩm khác chưa hoàn chỉnh và bị thất lạc trên bước đường hoằng hóa khắp nơi.

Năm Bính Thìn, Ngài thị tịch vào sáng ngày 14 tháng 7 năm 1976, tại chùa Giác Hải, hưởng thọ 65 tuổi đời, 27 hạ lạp.



(Nguồn tài liệu từ HT Thích Hải Ấn; Tịnh Minh, đệ tử của Ngài, hiệu đính )






facebook-1
***
youtube






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2023(Xem: 2739)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Chí Mãn (1942-2017)
05/04/2023(Xem: 2291)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Phước Đường (1932 - 2017)
04/04/2023(Xem: 2323)
Hòa thượng Thích Đắc Pháp, thế danh Thái Hồng Điệp, sinh năm 1938, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là ông Thái Văn Hai và thân mẫu là bà Bùi Kim Loan. Năm 1947, thân phụ Hòa thượng hy sinh trong khi bị giam cầm tại nhà lao Côn Đảo. Những tưởng được nương bóng mẹ hiền đến lúc lớn khôn, nhưng thật không may, hai năm sau, lúc Hòa thượng 12 tuổi, mẫu thân lại quy tiên. Mặc dù không còn cha mẹ cận kề dạy bảo, nhưng với nghị lực cùng tinh thần hiếu học và nền nếp đạo đức gia đình từ xưa, Hòa thượng đã tự rèn luyện bản thân về cả tri thức và đạo đức cho đến lúc trưởng thành.
04/04/2023(Xem: 2552)
Hòa thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương Văn Trình, sinh năm 1878 (Kỷ Mẹo), vốn là bậc đại điền chủ, nổi tiếng nhân hậu, đạo đức khắp vùng. Phụ thân là cụ ông Trương Văn Thêm, mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Em. Hòa thượng là người con út trong gia đình có bốn anh chị em. Năm 1910, Hòa thựơng tu theo đạo Minh Sư và được gọi là Ông lão Năm. Đạo Minh Sư chủ trương “Thờ cúng Phật, tu theo Lão giáo, sống theo Nho gia’’, nên Hòa thượng có điều kiện so sánh, nhận thấy Phật đạo cao siêu hơn.
02/04/2023(Xem: 2098)
Từ phương xa, chúng con xin chấp tay cúi đầu đảnh lễ Tiễn đưa Thầy về cảnh giới Tây Phương Tám mươi năm trụ đời, Thầy đã sống chung cùng nỗi khổ của Quê Hương Ánh đạo vàng loan tỏa khắp muôn phương. Thầy dạy chúng con, lấy từ bi trí tuệ làm đầu. Trong Pháp Phật có tứ trọng ân Ân Tổ Quốc là ân cao nhất, phải giữ gìn mảnh đất tiền nhân. Vận nước nổi trôi!
01/04/2023(Xem: 1884)
Huế lưu ảnh, dòng Hương Giang thơ mộng. Vọng chuông ngân, chùa Thiêng Mụ Thơm trong. Thơm mùi đạo, áo tràng lam trượng thất. Mõ nhịp đều, sương mờ ảnh sắc không. Mây phủ kính, dòng tâm tang tiễn góc. Dấu phong Trần, năm ấm vội tang thông. Mượn huyễn thân, khoác lên áo nâu sòng. Tu tinh tấn, tâm Phật ngộ bên trong.
28/03/2023(Xem: 2568)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Huệ Đăng (1873-1953)
27/03/2023(Xem: 3427)
Từ Quảng Trị, quê xưa nuôi dưỡng. Chốn Thiền gia, quy ngưỡng Phật Tâm. Xuất Trần quyết chí dấn thân. Nuôi Bồ đề nguyện, độ nhân qua đò.
25/03/2023(Xem: 2606)
Điện Thư Phân Ưu kính gởi Môn Đồ Pháp Quyến của Ni Trưởng Thích Nữ Chơn Hiền (1930-2023)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]