Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5 Năm - Một Dấu Lặng Trong Cõi Thế Vô Thường

21/10/202016:17(Xem: 5470)
5 Năm - Một Dấu Lặng Trong Cõi Thế Vô Thường
 ht thich thong qua

5 Năm - Một Dấu Lặng
Trong Cõi Thế Vô Thường

 GIÁC ĐẠO - DƯƠNG KINH THÀNH

 

Thời gian 5 năm, so với tuổi thọ trung bình của con người thì chưa thể gọi là dài lâu, nhưng với từng sát na vô thường  trong chốn nhân gian thì rất đáng kể cho một  sự mất mát vô lượng.

Cố Hòa Thượng  Thích Thông Quả (1937 – 2015) viên tịch ngày 13/09 năm Ất Mùi (nhằm ngày 25/10/2015) Hạ lạp 32, Trụ thế 78.

Ngày ấy, bài viết nhanh chóng được hình thành khi hay tin Cố Hòa Thượng viên tịch “Một dấu lặng yên bình giữa từng nốt nhạc”, trong đó có câu làm ray rức cõi lòng đối với những ai có liên quan đến  văn nghệ Phật giáo: “Những nốt nhạc dù đang nhảy múa ở độ trầm bổng, lên cao hay xuống thấp ở quảng năm, quảng sáu, chỉ cần một dấu lặng ấy nằm giữa khe (La – Si), tức khắc sẽ dịu êm và đi vào hư vô, trả lại cho nhân thế những xô bồ, ồn ào phiền trược mà những nền nhạc trong vắt này vốn không bị tạp nhiễm từ lâu…”

Những lần bước vào Tu viện Phước Hoa, ánh mắt chúng tôi luôn hướng về  phía bên phải, nơi mà trước đây anh em chúng tôi  ngồi quây quần bên chiếc võng đong đưa của cố Hòa Thượng  khai sơn Phước Hoa – Phước Lạc, được nghe những lời hỏi thăm ân cần hay chuyện vãn vui cười ấm áp cả thiền thất. Bây giờ, cũng chính nơi ấy, những đệ tử thương yêu của cố Hòa Thương đã trưng bày chiếc xe đạp cũ kỹ, chiếc gậy mòn  tay hay chiếc nón lá sờn vành, như lưu dấu lại  những tháng ngày gian nan, một thân một mình, âm thầm mở lối vạch đường xây dựng từng bước nền móng cho các  thế hệ mai sau có nơi an trú và trụ vững. Hình ảnh luôn gây cho người viết nguồn cảm xúc  mạnh  là khi cố Hòa Thượng  đầu đội chiếc nón lá tơi sờn, tay cầm gậy cũ dò đường nhưng đôi mắt luôn hướng thẳng về phía trước như  muốn thể hiện một ý chí của kim cương bất hoại. Một vị xuất gia với y hậu vàng đầu đội nón là vốn là hình ảnh quen thuộc đối với  tông môn của hệ phái  Thiền Viện Trúc Lâm; với cố Hòa Thượng, hình ảnh đó  khó có thể phai mờ trong tâm trí mà có lẽ không riêng gì cảm nhận cá nhân mà còn là lời nhắn nhũ thiết tha với hàng hậu tấn  thân yêu nhất của cố Hòa Thượng.

Trộm nhớ, nếu ngày xưa lá trong rừng Sa La có rụng rơi xào xạc, Trời - người  lặng thinh trong bùi ngùi xa vắng; chim muôn buồn không ngủ và muôn thú  dừng bước ngẩn ngơ trước giờ Đức Thế Tôn đi vào cõi vô cùng, thì  trong lòng chúng ta cũng  chùng xuống, buồn tê tái mỗi khi về thắp hương đảnh lễ Giác Linh nhân kỷ niệm  ngày cố Hòa Thượng  vắng bóng  cõi nhân gian.

Có thể muôn đời sau, người ta sẽ còn hờn trách mãi hoài  Tôn giả A Nan, rằng sao cứ để giọt nước mắt  chảy dài theo thương tiếc mà không chịu định tỉnh để  nghe Đức Thế Tôn  giảng giải những điều con người còn chưa biết, chưa hiểu sau khi Ngài hỏi “Con có còn thắc mắc điều gì nữa không?” Biết sao được, chính chúng ta cũng sẽ không tránh khỏi cảm xúc như Tôn giả A Nan trước giờ phút ấy, sao có được trí tuệ minh mẩn để tận dụng những giờ phút cuối cùng đó mà nghe những lời vàng cuối cùng  của Phật. Vâng! Tiếc thì có tiếc thật, nhưng nếu vì vậy mà  hờn trách  Tôn giả A Nan thì tội lắm! Trước hết Ngài cũng là một con người, vì một nguồn thương bể ái đang ôm giữ bên mình, bỗng chốc vụt mất, mà sự vụt mất này đã được báo trước ngay trong chính nền tảng chân lý Phật dạy, thì hỏi ai  làm khác hơn được.? Chúng ta hiện vẫn đang là con người trần tục, đang sinh sống và tu học ngay trong chốn dục giới đầy rẩy nguồn ái lụy kia! Vì vậy, đem những  sự cảm hoài ấy  liên cảm với chư tăng, ni và hang đệ tử Phật tử Tu Viện Phước Hoa – Phước Lạc, trước sự vắng bóng của Cố Hòa Thượng ân sư khả kính nhất của mình, mới biết sẽ chẳng thế nào khác hơn !

Vẫn biết rằng vô thường là như thế, chợt đến rồi chợt đi, chuyện như chẳng còn gì để lưu luyến, tiếc thương. Nhưng mà, phàm chúng ta đang hiện hữu một  thể xác này ở dương trần, sống chung và ngụp lặn trong cõi dục giới bao la; bao la lắm với vô vàn nhưng thương  ghét hờn giận  thay nhau làm đảo lộn  cuộc sống này, thì một sự  tiếc thương  cho một nhân cách từng sống, cống hiến  hết dạ trọn lòng cho Phật đạo âu cũng  đáng để nhớ để thương.

Xem sử sách đó đây, Đông Tây hay kim cổ, có biết bao nhiêu hành trạng của  chư tôn đức để lại cho  đời những trang vàng óng ánh, luôn là bài học ứng giải kịp thời cho hàng hậu tấn kịp lấy đó làm bè pháp cứu sinh và giúp đời khi  sắp  buông thả hay ngả gục  bên cạm bẫy đường mật thế gian. Mới thấm thía sâu sắc làm sao câu tưởng niệm tri ân thường được thấy treo trang trọng trong các Giác Linh Đường  của các vị Tôn sư: Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/ Nghĩa Sư Đồ muôn thuở khó đáp đền.

Thương là để biết mình đang sống có trách nhiệm, nhớ là để thấy  đạo nghĩa Tứ Ân của con nhà Phật lúc nào, ở đâu vẫn phải luôn được giữ gìn. Thương nhớ như vậy nào có sai  biệt chi đâu, hơn nữa cơm Hương Tích, Nước Tào Khê  còn phải rưng rưng đôi dòng lệ trên giác linh đài ngày xa biệt, dù không bằng hương giải thoát còn lung linh bằng cả một quá trình tiến tu, nhọc nhằn trau dồi công hạnh, tất cả đã nhường lại cho đời  bao thành tựu còn lớn lao hơn biết bao nhiêu.

“Vậy mà vui!” bổng chợt nhớ lời cố Hòa Thượng nói khi nào, giờ đem góp lại ký ức mới càng thêm ý nghĩa và nhẹ nhàng làm sao. Đúng là hương vị của giải thoát, không bị ràng buộc hay vướng mắc trần ô. Một làn gió nhẹ, hay một trận mưa rào đầu mùa có làm lá  trong Tu Viện Phước Hoa rơi nhiều  hay có làm hoa kiểng lung lay cũng là để rửa trôi bao phiền muộn để thấm sâu được nguồn ân, để trở thành  hoa trái dâng tặng cho đời lẫn cho đạo. Những  ngày ấy, mùa thu cũng  u buồn, và sau những tháng  mưa ngâu  dầm dề giờ  là để nhặt lá thu rơi, kết thành chuỗi tháng ngày của  5 năm qua luôn tiến tu  trong  ánh nhìn kim cương bất hoại của cố Hòa Thượng còn để lại. Phải rồi: “ Vậy mà vui!”.

"Nay Hòa Thượng không còn nữa, có lẽ rồi đây anh em chúng tôi sẽ phải tự ôn lấy bao lời dạy tốt đẹp của Hòa Thượng, tiếp tục sống và cống hiến trong sự tự chủ, giữ gìn lấy mình "(Trích bài viết đã dẫn “Một dấu lặng yên bình giữa từng nốt nhạc” năm 2015 )

Chiều nay mưa lại rơi, cơn mưa của trình tự thế gian bốn mùa đi và  đến, nhưng sao mà nghe  như có một chút lạnh trong tim! Muốn nắm bắt vô thường để giữ mãi những hình ảnh đáng trân giữ, để tự hào với bản thân rằng  trên đường học đòi chánh pháp, còn có gặp được Cố Hòa Thượng Thích Thông Quả ở bên kia ngõ vắng  của một nền văn nghệ Phật giáo nói hoài vẫn chưa dứt. Chính Cố Hòa thượng đã dang tay níu đỡ cho anh em chúng ta dừng lại đúng lúc, để nhìn lại mình và nhìn lại tất cả. Cố Hòa Thượng chính dấu lặng trong dòng nhạc ồn ào, là như vậy.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2010(Xem: 4831)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37183)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6131)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6105)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5741)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5639)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5915)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5455)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
23/10/2010(Xem: 8762)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
23/10/2010(Xem: 11842)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]