Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5 Năm - Một Dấu Lặng Trong Cõi Thế Vô Thường

21/10/202016:17(Xem: 5701)
5 Năm - Một Dấu Lặng Trong Cõi Thế Vô Thường
 ht thich thong qua

5 Năm - Một Dấu Lặng
Trong Cõi Thế Vô Thường

 GIÁC ĐẠO - DƯƠNG KINH THÀNH

 

Thời gian 5 năm, so với tuổi thọ trung bình của con người thì chưa thể gọi là dài lâu, nhưng với từng sát na vô thường  trong chốn nhân gian thì rất đáng kể cho một  sự mất mát vô lượng.

Cố Hòa Thượng  Thích Thông Quả (1937 – 2015) viên tịch ngày 13/09 năm Ất Mùi (nhằm ngày 25/10/2015) Hạ lạp 32, Trụ thế 78.

Ngày ấy, bài viết nhanh chóng được hình thành khi hay tin Cố Hòa Thượng viên tịch “Một dấu lặng yên bình giữa từng nốt nhạc”, trong đó có câu làm ray rức cõi lòng đối với những ai có liên quan đến  văn nghệ Phật giáo: “Những nốt nhạc dù đang nhảy múa ở độ trầm bổng, lên cao hay xuống thấp ở quảng năm, quảng sáu, chỉ cần một dấu lặng ấy nằm giữa khe (La – Si), tức khắc sẽ dịu êm và đi vào hư vô, trả lại cho nhân thế những xô bồ, ồn ào phiền trược mà những nền nhạc trong vắt này vốn không bị tạp nhiễm từ lâu…”

Những lần bước vào Tu viện Phước Hoa, ánh mắt chúng tôi luôn hướng về  phía bên phải, nơi mà trước đây anh em chúng tôi  ngồi quây quần bên chiếc võng đong đưa của cố Hòa Thượng  khai sơn Phước Hoa – Phước Lạc, được nghe những lời hỏi thăm ân cần hay chuyện vãn vui cười ấm áp cả thiền thất. Bây giờ, cũng chính nơi ấy, những đệ tử thương yêu của cố Hòa Thương đã trưng bày chiếc xe đạp cũ kỹ, chiếc gậy mòn  tay hay chiếc nón lá sờn vành, như lưu dấu lại  những tháng ngày gian nan, một thân một mình, âm thầm mở lối vạch đường xây dựng từng bước nền móng cho các  thế hệ mai sau có nơi an trú và trụ vững. Hình ảnh luôn gây cho người viết nguồn cảm xúc  mạnh  là khi cố Hòa Thượng  đầu đội chiếc nón lá tơi sờn, tay cầm gậy cũ dò đường nhưng đôi mắt luôn hướng thẳng về phía trước như  muốn thể hiện một ý chí của kim cương bất hoại. Một vị xuất gia với y hậu vàng đầu đội nón là vốn là hình ảnh quen thuộc đối với  tông môn của hệ phái  Thiền Viện Trúc Lâm; với cố Hòa Thượng, hình ảnh đó  khó có thể phai mờ trong tâm trí mà có lẽ không riêng gì cảm nhận cá nhân mà còn là lời nhắn nhũ thiết tha với hàng hậu tấn  thân yêu nhất của cố Hòa Thượng.

Trộm nhớ, nếu ngày xưa lá trong rừng Sa La có rụng rơi xào xạc, Trời - người  lặng thinh trong bùi ngùi xa vắng; chim muôn buồn không ngủ và muôn thú  dừng bước ngẩn ngơ trước giờ Đức Thế Tôn đi vào cõi vô cùng, thì  trong lòng chúng ta cũng  chùng xuống, buồn tê tái mỗi khi về thắp hương đảnh lễ Giác Linh nhân kỷ niệm  ngày cố Hòa Thượng  vắng bóng  cõi nhân gian.

Có thể muôn đời sau, người ta sẽ còn hờn trách mãi hoài  Tôn giả A Nan, rằng sao cứ để giọt nước mắt  chảy dài theo thương tiếc mà không chịu định tỉnh để  nghe Đức Thế Tôn  giảng giải những điều con người còn chưa biết, chưa hiểu sau khi Ngài hỏi “Con có còn thắc mắc điều gì nữa không?” Biết sao được, chính chúng ta cũng sẽ không tránh khỏi cảm xúc như Tôn giả A Nan trước giờ phút ấy, sao có được trí tuệ minh mẩn để tận dụng những giờ phút cuối cùng đó mà nghe những lời vàng cuối cùng  của Phật. Vâng! Tiếc thì có tiếc thật, nhưng nếu vì vậy mà  hờn trách  Tôn giả A Nan thì tội lắm! Trước hết Ngài cũng là một con người, vì một nguồn thương bể ái đang ôm giữ bên mình, bỗng chốc vụt mất, mà sự vụt mất này đã được báo trước ngay trong chính nền tảng chân lý Phật dạy, thì hỏi ai  làm khác hơn được.? Chúng ta hiện vẫn đang là con người trần tục, đang sinh sống và tu học ngay trong chốn dục giới đầy rẩy nguồn ái lụy kia! Vì vậy, đem những  sự cảm hoài ấy  liên cảm với chư tăng, ni và hang đệ tử Phật tử Tu Viện Phước Hoa – Phước Lạc, trước sự vắng bóng của Cố Hòa Thượng ân sư khả kính nhất của mình, mới biết sẽ chẳng thế nào khác hơn !

Vẫn biết rằng vô thường là như thế, chợt đến rồi chợt đi, chuyện như chẳng còn gì để lưu luyến, tiếc thương. Nhưng mà, phàm chúng ta đang hiện hữu một  thể xác này ở dương trần, sống chung và ngụp lặn trong cõi dục giới bao la; bao la lắm với vô vàn nhưng thương  ghét hờn giận  thay nhau làm đảo lộn  cuộc sống này, thì một sự  tiếc thương  cho một nhân cách từng sống, cống hiến  hết dạ trọn lòng cho Phật đạo âu cũng  đáng để nhớ để thương.

Xem sử sách đó đây, Đông Tây hay kim cổ, có biết bao nhiêu hành trạng của  chư tôn đức để lại cho  đời những trang vàng óng ánh, luôn là bài học ứng giải kịp thời cho hàng hậu tấn kịp lấy đó làm bè pháp cứu sinh và giúp đời khi  sắp  buông thả hay ngả gục  bên cạm bẫy đường mật thế gian. Mới thấm thía sâu sắc làm sao câu tưởng niệm tri ân thường được thấy treo trang trọng trong các Giác Linh Đường  của các vị Tôn sư: Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/ Nghĩa Sư Đồ muôn thuở khó đáp đền.

Thương là để biết mình đang sống có trách nhiệm, nhớ là để thấy  đạo nghĩa Tứ Ân của con nhà Phật lúc nào, ở đâu vẫn phải luôn được giữ gìn. Thương nhớ như vậy nào có sai  biệt chi đâu, hơn nữa cơm Hương Tích, Nước Tào Khê  còn phải rưng rưng đôi dòng lệ trên giác linh đài ngày xa biệt, dù không bằng hương giải thoát còn lung linh bằng cả một quá trình tiến tu, nhọc nhằn trau dồi công hạnh, tất cả đã nhường lại cho đời  bao thành tựu còn lớn lao hơn biết bao nhiêu.

“Vậy mà vui!” bổng chợt nhớ lời cố Hòa Thượng nói khi nào, giờ đem góp lại ký ức mới càng thêm ý nghĩa và nhẹ nhàng làm sao. Đúng là hương vị của giải thoát, không bị ràng buộc hay vướng mắc trần ô. Một làn gió nhẹ, hay một trận mưa rào đầu mùa có làm lá  trong Tu Viện Phước Hoa rơi nhiều  hay có làm hoa kiểng lung lay cũng là để rửa trôi bao phiền muộn để thấm sâu được nguồn ân, để trở thành  hoa trái dâng tặng cho đời lẫn cho đạo. Những  ngày ấy, mùa thu cũng  u buồn, và sau những tháng  mưa ngâu  dầm dề giờ  là để nhặt lá thu rơi, kết thành chuỗi tháng ngày của  5 năm qua luôn tiến tu  trong  ánh nhìn kim cương bất hoại của cố Hòa Thượng còn để lại. Phải rồi: “ Vậy mà vui!”.

"Nay Hòa Thượng không còn nữa, có lẽ rồi đây anh em chúng tôi sẽ phải tự ôn lấy bao lời dạy tốt đẹp của Hòa Thượng, tiếp tục sống và cống hiến trong sự tự chủ, giữ gìn lấy mình "(Trích bài viết đã dẫn “Một dấu lặng yên bình giữa từng nốt nhạc” năm 2015 )

Chiều nay mưa lại rơi, cơn mưa của trình tự thế gian bốn mùa đi và  đến, nhưng sao mà nghe  như có một chút lạnh trong tim! Muốn nắm bắt vô thường để giữ mãi những hình ảnh đáng trân giữ, để tự hào với bản thân rằng  trên đường học đòi chánh pháp, còn có gặp được Cố Hòa Thượng Thích Thông Quả ở bên kia ngõ vắng  của một nền văn nghệ Phật giáo nói hoài vẫn chưa dứt. Chính Cố Hòa thượng đã dang tay níu đỡ cho anh em chúng ta dừng lại đúng lúc, để nhìn lại mình và nhìn lại tất cả. Cố Hòa Thượng chính dấu lặng trong dòng nhạc ồn ào, là như vậy.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2014(Xem: 15197)
An Cư Kiết Đông đã qua, Nhưng lời thuyết pháp đậm đà vẫn vương Thích Ca tái thế tình thương Thầy về giảng Pháp con nương nơi Thầy
27/07/2014(Xem: 8034)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh. Tình thương yêu của Ôn luôn tưới tẩm và lan tỏa trong toàn thân con mỗi ngày khi được sống bên Ôn.
24/07/2014(Xem: 12273)
Mới đó mà một năm sắp trôi qua và hai năm cũng sẽ đến ngày viên tịch của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Viện Chủ chùa Khánh Anh kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu. Giáo Hội Âu Châu mong mỏi thực hiện một Kỷ Yếu nhân lễ Đại Tường (2015) nên đã giao phần gom góp và biên tập bài vở cũng như trang trí quyển Kỷ Yếu nầy cho Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức), Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Hoa Kỳ) và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Úc Châu) thực hiện. Lâu nay chúng ta đã có một số bài tiêu biểu đã được đăng trên các trang nhà như : quangduc.com, viengiac.de, hoavouu.com và một số trang nhà khác.
22/07/2014(Xem: 32593)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
12/07/2014(Xem: 8674)
Thời gian mãi trôi qua, không gian chưa bao giờ ngừng sự chuyển động và con người cũng phải già thêm, vì không thể cưỡng lại định luật vô thường vốn tự có. Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế Ngài hay dạy cho các vị đệ tử rằng: Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ, nhưng thật ra cái khổ nó cũng không có thật tướng, vì bản thể của mọi hiện tượng đều là không. Sở dĩ có, vì có ái và thủ chấp hữu, nên mới có những tướng sanh diệt. Khi nào không duyên vào bất cứ một hiện tượng hay hình thức nào bên ngoài, thì lúc ấy chúng ta sẽ chứng được thực tướng của Niết Bàn vô sanh vô diệt.
05/07/2014(Xem: 7091)
Hôm nay, dẫu Ni trưởng Thích nữ Viên Minh duyên trần đã mãn nhưng tâm hạnh và sự nghiệp tu tập của Người mãi là kho tàng vô giá, là ngọn Hải đăng cho Ni chúng Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đồng tôn ngưỡng hướng về. Ni trưởng thế danh Nguyễn Thị Khiêm Tốn, húy thượng Tâm hạ Huệ, tự Viên Minh, hiệu Trí Uyên, sinh năm Giáp Dần (1914) tại thôn Động Giả, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội (tức tỉnh Hà Đông).
01/07/2014(Xem: 9444)
Ni sư Thích nữ Hải Triều Hạnh, Pháp Hiệu Hoằng Hạnh, Tự Liễu Như, thế danh Trần Duy Hạnh. Sinh năm Ất Mùi 1955 tại Gia Định sài gòn. Ni Sư sinh trưởng trong 1 gia đình gia giáo. Thân phụ là cụ ông Trần Duy Ninh PD: Hoằng Ninh, vốn là em kết nghĩa của Thầy Hải Triều Âm là một y sĩ cùng làm chung một sở y tế với Thầy, khi Thầy chưa xuất gia cụ ông luôn theo Thầy làm trưởng đoàn công tác từ thiện xã hội và Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Hoa Truật, pháp danh Mỹ Dung, sau Hòa Thượng Pháp Chủ đổi tên là Cát Tường vốn là vị hộ pháp thân tín trong thời gian Thầy xuất gia, nhập thất và suốt chặng đường hoằng Pháp của Thầy.
30/06/2014(Xem: 12097)
Video: Hòa Thượng Thích Huyền Quang Một Đời Thao Thức
19/06/2014(Xem: 14833)
Hoài bảo một "CÁI MỘNG" trên 25 năm mới hoàn toàn thực hiện Trong lúc du học ở Xuân Kinh(1938), đến mùa hè năm 1941, tôi được dịp may dự thính lớp Giáo Lý của Đoàn Thanh Niên Dục Đức, trong một tháng (mỗi đêm giảng 2 giờ) , do Bác sĩ Lê Đình Thám đảm trách (lớp này hiện nay còn Thượng Toạ Thích Minh Châu và Đạo hữu Võ Đình Cường v.v...) Tôi thích thú quá! Vì thấy bác sĩ đem phương pháp giảng giải của Tây phương mà giải thích, trình bày một triết lý cao siêu của Đông phương. Sự phối hợp cả Âu và Á làm cho người nghe rất thích thú vì hiểu được rằng triết lý cao siêu của Đông phương qua phương pháp trình bày rõ ràng rành mạch của Tây phương. Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]