Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ nhập kim quan Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn

08/06/202018:48(Xem: 5518)
Lễ nhập kim quan Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn

Lễ nhập kim quan Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn

17g chiều ngày 7-6, tại thiền viện Vạn Hạnh -  Q.Phú Nhuận đã trang nghiêm diễn ra lễ nhập kim quan Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Giám Luật thiền viện Vạn Hạnh vừa viên tịch.
Sau nghi thức trị quan với sự hộ niệm của chư Tăng Ni, chư Tăng đã cung thỉnh thân tứ đại của cố Trưởng lão Hòa thượng từ thiền thất trên lầu 1 khu vực Tăng xá xuống giảng đường, nơi tôn trí kim quan.
Sau lễ nhập kim quan, HT.Thích Huệ Tâm cùng chư tôn đức đã cử hành nghi thức bạch Phật khai kinh tại chánh điện và thọ tâm tang trước Giác linh đường.
Cũng trong chiều nay, phái đoàn Viện Nghiên cứu Phật học VN, Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã đến hộ niệm và đảnh lễ kính nhớ về một vị giáo phẩm, học giả, nhà Luật học, bậc Thầy mẫu mực của nhiều thế hệ Tăng Ni.
Được biết, Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn đã dự tri thời gian viên tịch, chủ động từ chối việc đi bệnh viện và đã có di huấn về hậu sự. Theo đó, tang lễ tổ chức tại thiền viện Vạn Hạnh, ngắn ngày, nhẹ nhàng, không trống kèn, nghi lễ ngắn gọn, miễn phúng điếu và vòng hoa, không ghi sổ tang. Tịnh tài còn lại được sử dụng vào việc ấn tống kinh sách.
Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn sinh năm 1937, thu thần viên tịch vào lúc 2 giờ 56 phút hôm nay, ngày 16 tháng 4 nhuận năm Canh Tý (7-6-2020), tại thiền viện Vạn Hạnh - trụ xứ gắn bó với ngài mấy mươi năm qua; Trụ thế: 84 năm, 47 hạ lạp.
Kim quan Trưởng lão Hoà thượng tôn trí tại giảng đường thiền viện Vạn Hạnh, số 750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Tác phẩm của Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn để lại có thể kể một số như: Tam Tổ thực lục (1995), Phương pháp khoa học của Duy thức (dịch, 2000), Truyện cổ sự tích cứu vật phóng sinh (2001), Thơ thiền Việt Nam (2002), Luật Ma-ha Tăng-kỳ (dịch, 4 tập, 2003), Giải trình ý nghĩa Vu lan (2004), Thanh tịnh đạo luận toát yếu (2006), Luật học tinh yếu (2006), Một số vấn đề về Giới luật (2006), Ấn Độ Phật giáo nguyên lưu giảng lược (dịch, 2008), Lịch sử phiên dịch Hán tạng (dịch, 2008), Sắc tu Bách Trượng thanh quy (đồng dịch giả, 2 tập, 2008), Lịch sử biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy (đồng tác giả, 2 tập, 2015), Phật học khái yếu (2010), Tính chất trí tuệ và nhân bản của đạo Phật (2013), Tu tập Chỉ Quán tọa thiền pháp yếu (dịch, 2012)… cùng nhiều bài viết, nghiên cứu Phật học, văn hóa dân tộc xuất bản trên Báo Giác Ngộ từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các tạp chí, kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước.
FCB170E2-A94C-427E-909C-1D1E71EDFF90.jpeg
Bậc Thầy mẫu mực, vị giáo phẩm nghiêm trì giới luật, tác giả của nhiều công trình dịch thuật, trước tác

di nguyen HT Phuoc Son

Trưởng lão Hòa thượng tham gia Ban Giảng huấn và là một trong những vị giáo phẩm cố vấn cho Chương trình Phật học hàm thụ do Báo Giác Ngộ phối hợp với Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN tổ chức, tiền thân của Khoa Đào tạo từ xa của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM ngày nay.
Dấu ấn mà Trưởng lão Hòa thượng để lại cho người tiếp xúc chính là sự nhẫn nại, khiêm cung, khép mình và nghiêm mật trên con đường giáo dục, một lòng nghiên cứu và thực hành giáo pháp của Đức Thế Tôn và tuệ giác của chư vị Tổ sư để lại.
Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn là vị giáo phẩm khả kính, trú xứ tại thiền viện Vạn Hạnh, một đời cộng sự, gắn bó trong sự nghiệp giáo dục Tăng Ni, nghiên cứu Phật học bên cạnh cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu tại thiền viện Vạn Hạnh.


Tin: Quảng Hậu
Hình ảnh: Anh Quốc




Hình ảnh Lễ Nhập Kim
Hòa Thượng Thích Phước Sơn


le nhap liem-ht phuoc son (1)le nhap liem-ht phuoc son (2)le nhap liem-ht phuoc son (3)le nhap liem-ht phuoc son (4)le nhap liem-ht phuoc son (5)le nhap liem-ht phuoc son (6)le nhap liem-ht phuoc son (7)le nhap liem-ht phuoc son (8)le nhap liem-ht phuoc son (9)le nhap liem-ht phuoc son (10)le nhap liem-ht phuoc son (11)le nhap liem-ht phuoc son (12)le nhap liem-ht phuoc son (13)
le nhap liem-ht phuoc son (15)le nhap liem-ht phuoc son (16)le nhap liem-ht phuoc son (17)le nhap liem-ht phuoc son (18)le nhap liem-ht phuoc son (19)le nhap liem-ht phuoc son (20)le nhap liem-ht phuoc son (21)le nhap liem-ht phuoc son (22)le nhap liem-ht phuoc son (23)le nhap liem-ht phuoc son (24)
le nhap liem-ht phuoc son (26)le nhap liem-ht phuoc son (27)le nhap liem-ht phuoc son (28)le nhap liem-ht phuoc son (29) le nhap liem-ht phuoc son (31)le nhap liem-ht phuoc son (32)le nhap liem-ht phuoc son (33)le nhap liem-ht phuoc son (34)le nhap liem-ht phuoc son (35)le nhap liem-ht phuoc son (36)le nhap liem-ht phuoc son (37)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2011(Xem: 4866)
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp đầu tiên, Hòa thượng đã thác tích hiện thân đại sĩ, nương thuyền từ độ kẻ trong mê. Duyên lành sẵn có, tâm Bồ đề sớm phát, tuổi ấu thơ đã thắm nhuần đạo vị, chùa Hải Đức trưởng dưỡng chí xuất trần. Rồi đến độ tâm hoa khai phát, lúc tuổi thanh xuân, nơi chốn Tổ Tra Am, Hòa thượng quyết chí tu hành, cắt ái từ thân, thế phát bẩm sư với Tổ Viên Thành.
04/04/2011(Xem: 7659)
BBC Giới thiệu Đôi nét về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thích Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers) như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa nghìn đời, Bụt nghìn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)
28/03/2011(Xem: 6923)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
25/03/2011(Xem: 6696)
Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia đình phật tử hiện nay. Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ XX, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa đạo Phật.
25/03/2011(Xem: 6127)
Hòa Thượng Thích Phước Huệ (1875-1963)
25/03/2011(Xem: 6879)
ĐPNN: Là một trong những nhạc sĩ PG đầu tiên được ghi nhận công lao đóng góp cho văn hóa PG trong quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo của cố HT.Thích Thiện Hoa, NS Hằng Vang từng đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác Phật nhạc do GHPGVNTN tổ chức, trao giải thưởng ngày 25-2-1965 tại nhà hát lớn Sài Gòn. Các trung tâm văn hóa PG trong và ngoài nước đã xuất bản hơn 20 album của NS Hằng Vang theo các hình thức cassettes-CD-VCD ca nhạc, kinh nhạc và 20 album cassettes-video-CD-VCD-DVD cũng như 8 tuyển tập ca nhạc đứng chung với nhiều tác giả khác.
24/03/2011(Xem: 5843)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
21/03/2011(Xem: 4456)
Tôi đã sống với một con người với tất cả ý nghĩa của Người trong một thời gian tương đối dài giữa một giai kỳ buồn vui pha trộn. Có thể nói Gs Phạm Công Thiện là người có một cách sống giản dị, không kiểu cách, cầu kỳ, ngược lại rất khiêm cung và nhẫn nại, nhẫn nại ngay cả trong hoàn cảnh rất khó nhẫn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567