Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Trình Bạch trong Lễ Thỉnh Xá Lợi Của Đức Tăng Thống - Hải Táng

05/05/202009:07(Xem: 6787)
Lời Trình Bạch trong Lễ Thỉnh Xá Lợi Của Đức Tăng Thống - Hải Táng

ht thich quang do
Lời Trình Bạch
 Trong Dịp Cung Thỉnh Xá Lợi Của Tôn Sư, Húy Thượng Quảng Hạ Độ,
Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hải Táng Hội Nhập Pháp Giới Tạng Thân

Kính bạch Tôn Sư;

Trước khi Thế Tôn nhập Niết bàn, Ngài đã có lời Di huấn cho hàng đệ tử rằng: “Các thầy Tỷ kheo, sau khi Như lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”.

“…Ai giữ tịnh giới thì người đó có thiện pháp. Không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không thể phát sinh. Do đó mà biết tịnh giới là chỗ yên ổn nhất, làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức”.

“…Tâm lý dua nịnh quanh co trái ngược đạo pháp, thế nên các thầy phải chất trực tâm mình. Phải ý thức dua nịnh quanh co chỉ để dối trá, mà người nhập đạo thì không thể như vậy. Vì thế mà các thầy cần phải ngay thẳng tâm mình, lấy đức tính chất trực làm căn bản”.

“…phải biết kẻ ham muốn nhiều, thì vì nhiều sự cầu lợi, nên khổ não cũng nhiều. Còn ít ham muốn thì không cầu hồ, không dục vọng, nên không có cái họa đó. Chỉ có như thế mà thôi, sự ít ham muốn cũng đã phải thực tập, huống chi sự ấy còn đem lại đủ các công đức. Người ít ham muốn thì không dua nịnh quanh co để cầu được lòng người, cũng không bị các giác quan lôi kéo. Thực hành đức tính ít ham muốn thì lòng bình thản, không lo sợ, gặp cảnh ngộ nào cũng thấy thừa thãi, không bao giờ có cảm giác thiếu thốn. Có ít ham muốn là có niết bàn. Đó là hạnh ít ham muốn”.

“… Chánh niệm có sức lực vững mạnh, thì dẫu phải vào trong đám giặc ngũ dục, cũng không bị chúng sát hại; tựa như tướng sĩ lâm trận mà mặc áo giáp lát đồng, thì không còn sợ hãi gì nữa. Đó là hạnh không quên chánh niệm”.

“..Tâm ở trong thiền định thì có thể thấu triệt trạng thái chuyển biến của vũ trụ. Vì thế mà các thầy phải luôn luôn tinh tấn, nỗ lực thực tập thiền định. Thiền định được thì tâm hết tán loạn”.

“…Trí tuệ chân thật là chiếc thuyền chắc nhất vượt biển sinh lão bịnh tử, là ngọn đèn sáng nhất đối với hắc ám vô minh, là thần dược cho mọi kẻ bịnh tật, là búa sắc chặt cây phiền não. Vì thế mà các thầy hãy dùng cái tuệ văn tư tu chứng, để tự tăng tiến ích lợi. Có trí tuệ soi chiếu, thì dẫu mắt thịt, cũng vẫn là kẻ thấy rõ nhất. Đó là hạnh trí tuệ”.

“…Các thầy Tỷ kheo, nếu hý luận đủ thứ thì tâm trí rối loạn. Như vậy, tuy đã xuất gia mà chưa được siêu thoát. Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hãy từ bỏ tức khắc sự hý luận rối loạn tâm trí. Các thầy muốn thực hiện cái vui tịch diệt, thì chỉ có cách cấp tốc diệt trừ cái họa hý luận…”.[1] 

Ngưỡng bạch Tôn Sư!

Qua lời giáo huấn vắn tắt tối hậu của đức Thế Tôn như vậy xong. Đêm ấy, Ngài liền chứng nhập Niết bàn và những lời giáo huấn tối hậu ấy đã được các bậc Tỷ kheo giới đức và các bậc Thánh trí trong đương hội bấy giờ y giáo phụng hành.

Chính đêm ấy, trăng tròn tháng hai âm lịch cách đây hai mươi sáu thế kỷ, Thế Tôn ở rừng Sa-la, giữa Song thọ của Xứ Kusinaga, Ngài chứng nhập Niết bàn, sau đó ứng hóa thân của đức Thế Tôn đã được Đại chúng tẩm liệm với nghi lễ của một vị Chuyển luân Thánh vương và cung thỉnh đến nơi an trí để làm Đại lễ Trà-tỳ. Đức Thế Tôn đã lưu lại Xá-lợi để làm lợi lạc thế giới trời, người. Mười sáu vương quốc vào thời đức Thế Tôn giáo hóa đều đến cung thỉnh Xá-lợi của Ngài để phụng thờ vào những nơi Tôn kính bậc nhất của quốc gia và xem xá-lợi của Ngài là quốc bảo tối thượng.

Lời giáo huấn tối hậu ấy của đức Thế Tôn, đã được lịch đại Tổ sư qua các thời kỳ từ Tây thiên, Đông độ, Việt nam truyền thừa xuyên suốt các thời đại, Tâm Tâm ấn chứng, Tổ Tổ tương thừa, khiến ngọn đèn Chánh pháp của Như lai sáng mãi giữa đêm trường sinh tử, làm cho ai có mắt thì thấy, có tâm thì cảm, có trí thì thấy rõ chánh tà, chân vọng, Đại tiểu, Thiên viên. Chánh thì theo, tà thì bỏ; chân thì nhận, vọng thì buông; Đại thì sống, tiểu thì xả; Viên thì trung chính vẹn toàn, thiên thì nghiêng lệch, xiêu vẹo.

Nay, Tôn Sư, một đời xuất gia học đạo và hành đạo, ướp xông ở trong Tịnh giới của đức Như lai, làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức, giữa đất nước loạn ly bởi ý hệ, sơn môn nguy khó, tà chánh khó lường, giang sơn ngăn đôi dòng Bến hải; Sông Thạch hản một thuở chia đôi nhuộm đỏ máu người.

Đất Sài gòn một thời, Tôn sư nêu cao tâm chất trực, giữ gìn Chánh đạo, không kể tánh mạng, không khuất phục bạo quyền, không dua nịnh, dối trá, quanh co, dù phải đối mặt với muôn ngàn khó khăn như ngàn cân treo sợi tóc.

Dù sống giữa Đô thị Sài thành xa hoa với muôn ngàn lợi danh quyến rủ, nhưng Tôn sư vẫn sống cuộc đời thiểu dục tri túc, không chùa chiền, không tự viện cho riêng mình, không có một học trò truyền theo phả hệ, mà chỉ một đời tu đạo và hành đạo hiến dâng tuệ giác cho Đạo pháp, sự thanh tịnh và uy dũng cho Tăng già, mạng mạch truyền thừa chính thống cho Giáo hội, vận động tự do, dân chủ cho Dân tộc, hạnh phúc cho Dân sinh, công bằng cho xã hội và nhân quyền cho ngôi nhà chung của nhân loại.

Nên, cũng có lần, Tôn sư dạy chúng con liên lạc với Thiền Sư Thích Nhất hạnh và đức Đạt-lai-lạt-ma cùng với Tôn sư và các bậc cao đức khác, cùng có một Thông cáo chung về tình trạng bất ổn của thế giới và xây dựng một ngôi nhà chung cho toàn thể Phật giáo đồ trên thế giới, làm chỗ nương tựa giới đức an toàn cho nhân loại, nhưng rất tiếc lời dạy này của Tôn sư, chúng con chưa chu toàn được bổn phận, vì có nhiều chướng ngại khác nhau từ nội nhân đến ngoại duyên.

Tuy nhiên, ý nguyện chưa thành, nhưng Tôn sư vẫn kiên định và từng dạy chúng con: “Việc giữ gìn Môn phong, Giáo hội, Tăng Ni Phật Tử mỗi người tự thân phải lo lấy bằng chính giới đức thanh tịnh của mình, bằng tất cả năng lực Thiền định và Tuệ giác, chứ không thể cậy nhờ ai khác hay từ những thế lực nào khác. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bây giờ còn lại cột nhà cháy, nhưng tôi vẫn sẵn sàng ôm cột nhà cháy ấy mà chết”.

Với tâm kiên định của Tôn sư đối với Giáo Hội, với Đạo pháp và Dân tộc cũng như Nhân loại trước sau như một, bất biến, không thay đổi, không biến dịch, không tùy duyên, dứt khoát và bất động như thế.

 Nên, Trí Quang Thượng Nhân đã từng xưng tán Tôn sư: “Phật Pháp Công Thần”. Nghĩa là Vị Công Thần trong Phật Pháp hay “Pháp Vương Trung Lương Kiệt”. Nghĩa là Bậc Anh Kiệt trung lương của Đấng Pháp Vương. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã có lời xưng tán và Tôn kính Tôn sư là vị Bồ tát Vô úy: “Bằng đức vô úy lớn lao, thầy Quảng Độ đã cứu chuộc được cho tất cả chúng ta. Có thầy Quảng Độ, chúng ta mới dám ngửa mặt lên nhìn người và mới dám nhìn thẳng vào con mắt của con cháu chúng ta. Thầy Quảng Độ là vị Bồ Tát có khả năng cứu chuộc được cho tất cả chúng ta, gột sạch được cho thế hệ chúng ta với cái tội hèn nhát, không dám lên tiếng trước bạo lực, áp bức và độc tài”. Đức Đạt lai lat-ma lại có lời xưng tán Tôn sư là “Bậc huynh trưởng tinh thần của Ngài”. Đức Đạt-lai-lạt-ma viết: “Tôi xin cầu nguyện cho người huynh trưởng tinh thần của chúng tôi và lời phân ưu đến với môn đồ pháp quyến. Mặc dù tôi đã không có cơ hội gặp mặt Đức Tăng Thống, tôi biết là Ngài đã hy hiến bản thân cho việc hoằng hoá độ sinh. Trong lúc chúng ta tưởng nhớ ngài, chúng ta có thể hoan hỉ là Ngài đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa”.[2] Và Elliott Abrams, Nguyên cố vấn An ninh quốc gia Hoa kỳ, Nguyên Thứ trưởng của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách nhân quyền đã có lời xưng tán: “Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ là anh hùng của hàng triệu nhân dân trong thế giới vì sự kiên định, ôn hoà, bảo vệ có ý thức cho tự do của nhân dân Ngài, cũng như cho mục tiêu tự do toàn thế giới”.[3]

Ngưỡng bạch Tôn sư!

Chúng con đã khâm thừa đúng Di huấn Tang lễ của Người và nay đã đúng lúc chúng con cung thỉnh Xá-lợi của Tôn sư đến Hải táng.

Suốt cả một cuộc đời Tôn sư hành đạo theo Di huấn của Như Lai, lấy giới đức thanh tịnh làm nền tảng, lấy chánh niệm để nhiếp phục hết thảy vọng trần, lấy đại định để nhiếp phục hèn tâm, lấy tuệ giác để nuôi dưỡng chánh chơn, diệt trừ tà vọng… lấy can đảm để kết tinh, khiến nghĩa khí trường tồn, bất hoại, nên sau khi làm lễ trà tỳ, Xá lợi của Tôn sư đã kết thành những chất liệu vô giá này, chúng con đã phụng thờ bằng tất cả lòng thành, nên những ai đối xử với Tôn sư bằng tà tâm vọng niệm, đến với Tôn sư bằng mưu lược cá nhân, bằng tâm điêu ngoa xảo trá, bằng tri thức hữu ngã nhị biên, thì họ hoàn toàn không đủ duyên lành để hiện kiến xá-lợi của Tôn sư, ngay khi chúng con đang phụng thờ ở Phương trượng suốt bốn mươi chín ngày qua và trong khi chúng con phụng thỉnh xá-lợi của Tôn sư nhập vào biển cả.

Ngưỡng bạch Tôn sư!

-      Xá-lợi của Tôn sư nhập vào biển cả để trấn giữ non sông, biển đảo nước Nam vẹn toàn mà Hồn Thiêng Sông Núi đã giữ gìn cho đến tận hôm nay;

-      Xá-lợi của Tôn sư nhập vào biển cả, khiến cho mọi dịch bệnh Vius Corona, khởi điểm từ Vũ Hán, trung quốc và lan nhiễm trên toàn thế giới sớm được chế ngự, chuyển hóa và chấm dứt;

-      Xá -lợi của Tôn sư nhập vào biển cả, khiến hết thảy sóng thức nơi biển tâm lắng xuống, hải chúng an hòa;

-      Xá-lợi của Tôn sư nhập vào biển cả, khiến cho biển trí suốt thông,sự lý không còn đối ngại, mọi ý thức hệ phân chia chấm dứt, mọi sai biệt Tôn giáo đều quy về nhất điểm giác ngộ;

-      Xá-lợi của Tôn sư nhập vào biển cả, khiến cho hết thảy các nguyện đều được nhập vào biển nguyện đại bồ đề;

-      Xá-lợi Tôn sư nhập vào biển cả, khiến cho muôn hạnh đồng quy vào biển tánh, ấy là biển pháp tánh bình đẳng, thuần nhất vị giải thoát.

Và trước khi phụng thỉnh Xá-lợi Tôn sư nhập vào biển tánh giác ngộ, chúng con nguyện tiếp tục làm theo những gì mà Tôn sư đã làm cho Đạo pháp, Dân tộc, Nhân loại và đã di huấn cho chúng con, bằng những di huấn công truyền hay bằng những di huấn ẩn truyền, giữa Thầy với trò; giữa đức Tăng thống với con; hoặc bằng những di huấn vô ngôn mà tự thân chúng con cảm ứng, giác liễu và nhất là nguyện làm đúng Giáo chỉ và Quyết định tối hậu của Tôn sư đã Di huấn bằng kim ngôn và văn bản, tiếp tục duy trì sinh mệnh và sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, sau khi Tôn sư thị tịch.

Hôm nay là ngày trọng đại và thiêng liêng nhất đối với Thất chúng đệ tử chúng con:  chí thành cung thỉnh Xá-lợi Tôn sư nhập vào biển tính giác ngộ. Duy nguyện Giác linh Tôn sư phủ thùy chứng giám!

Nhất tâm đảnh lễ Tôn sư húy thượng Quảng hạ Độ, Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội, Tăng Thống Đệ Ngũ Trưởng lão Hòa thượng Giác linh mẫn thùy chứng giám..



Phật lịch 2564, Chùa Từ Hiếu, Quận 8, Sài Gòn

Thay mặt Thất chúng đệ tử

 Đệ tử Tỷ khưu Thích Nguyên Lý


 

[1] Elliott Abrams: điện thư phân ưu nguyên văn tiếng Anh: “Elliott Abrams,
Senior Fellow, Council on Foreign Relations, Former Chairman, US Commission on International Religious Freedom (USCIRF), Former US Secretary of State for Human Rights
“Thich Quang Do was a hero to millions around the world for his steadfast, peaceful, conscientious support of the freedom of his own people and the cause of freedom around the world. He is one of the millions of victims of communism who paid with years of suffering, deprivation, and isolation for his insistence on freedom of conscience, thought, and religion. Few of us can aspire to the courage he always showed, but we can all be inspired by his life of benevolence and dedication”.

 



[1] Kinh Di Giáo, Trí Quang Thượng Nhân dịch.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2020(Xem: 9323)
Bài viết này để bổ túc cho một băng video chủ đề Tuệ Trung Thượng Sỹ trên YouTube (1) do nhóm Wisdom Today thực hiện, trong đó Tiến sĩ Phật học Nguyễn Thúy Loan đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Phước Tịnh và bản thân người viết là Cư sĩ Nguyên Giác. Lý do bổ túc vì lời nói của người viết vốn vụng về, không có khả năng diễn ý minh bạch như chữ viết.
28/06/2020(Xem: 23492)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5568)
Mùa Đại dịch 2020 này đã phá vỡ bao ước nguyện thầm kín nung nấu trong tôi . Đó là được đảnh lễ và tham vấn HT Thích Như Điển như lời Ngài hứa khả , sau khi tôi được chia sẻ vài cảm nghĩ của mình qua tác phẩm của Ngài “MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA “. Những tưởng thời gian sẽ nhanh chóng trôi qua và cái ngày quan trọng ấy càng lúc càng đến gần hơn nhưng nay .... được thông báo sẽ được dời đến tháng 10/2021! Thật không ai có thể đoán được điều gì xảy ra vào năm 2020 này, và dường như Chư Hộ Pháp muốn tặng tôi một món quà ân thưởng để bù lại niềm hụt hẫng ấy và chắc chắn là để thưởng cho thiện niệm tôi luôn hướng về Ôn Phương Trượng như một danh Tăng và một điểm khá đặc biệt là không thể quên ngày sinh nhật Ngài khi đã hai lần chúc mừng Khánh Tuế ( 2018 -2019 ) . Chính vì thế khi xem lịch 28/6/2020 đúng là Khánh Tuế lần thứ 72 của Ngài bổng nhiên trong tôi ước nguyện đã khởi lên “ Bằng cách nào để viết hoặc một bài văn hay một bài thơ vào lúc này vừa có thể chúc mừng với tấ
25/06/2020(Xem: 8519)
HT tên thật là Phạm Văn Nghi, húy là Thượng Đồng Hạ Viên, tự là Thông Lợi, hiệu là Viên Đức. Sinh vào giờ Tỵ ngày 26 tháng chạp năm Nhâm Thân(1932). Quán làng Định Trung, xã An Định, Quận Tuy An, Tỉnh Phú Yên. Thân phụ của Hòa Thượng là cụ ông Phạm Giản. một bậc túc nho thời bấy giờ. Thân mẫu là cụ bà Ung thị Bình, một Phật tử thuần thành từ hồi bé. Ông nội của Hòa Thượng không những là một kẻ sĩ mà còn là một chiến sĩ trong phong trào Cần Vương kháng Pháp. Hòa Thượng chào đời và lớn lên ở Phú Yên một nơi địa linh nhân kiệt, không những vì đời đã sản sinh ra nhiều anh hùng liệt sĩ, mà về Đạo cũng là nơi đời đời nối tiếp xuất sinh nhiều vị Tăng tài kế truyền hoằng hóa giáo pháp của đức Thế Tôn. Non nước Phú Yên như phần nào nói cho ta điều đó. Ngoài dòng sông Ba yên bình chảy ra biển cả, Phú Yên còn có hai ngọn núi là là hòn Chuông và hòn Mõ, hình giống như hai pháp khí tu hành của nhà Phật , vì vậy vua Minh Mạng khi nói về đất Phú Yên đã khen ngợi:
20/06/2020(Xem: 9408)
Trưởng lão Hòa thượng thượng NGUYÊN hạ TỊNH tự LƯU THANH Đạo Hiệu NGÂN BÌNH. ( 1941-2020 ). Thuận thế vô thường thu thần viên tịch vào lúc 11h30 ngày 19 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 28 tháng tư nhuận năm Canh tý). Trụ thế : 80 năm Hạ lạp : 55 năm Tang lễ được cử hành theo chương trình như sau: - Lễ cung thỉnh nhục thân nhập kim quan: vào lúc 17h00 ngày 20 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 29 tháng 04 nhuận năm Canh tý). - Kim quan tôn trí tại Tổ Đình Trúc Lâm, Tp. Huế. - Lễ phụng tống kim quan nhập bảo tháp tại Tổ Đình Trúc Lâm cử hành vào lúc 6h00 ngày 24 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 04 tháng 05 năm Canh tý).
10/06/2020(Xem: 6640)
Thân thế: Hòa Thượng Thích Minh Đạo, thế danh là Dương Văn Tam, Pháp danh Trừng Hữu, pháp tự Thiện Lộc, pháp hiệu Chơn Châu, sinh năm Quý Sửu 1913. Nguyên Quán tại Huyện Phú Quý ( thường gọi là đảo Phú Quý) Ngài theo song thân vào Xã Phan Rí Cửa, Quận Hòa Đa ( nay thuộc Huyện Tuy Phong) Tỉnh Bình Thuận để lập nghiệp.
26/05/2020(Xem: 8105)
Trước lúc nhập Niết bàn, đức Thế Tôn nói kinh Di giáo, tiên liệu cả hằng nghìn năm sau nên lời dạy của Ngài vô cùng thậm thâm vi diệu. Mỗi lời mỗi ý chứa đựng biết bao tình lý, mỗi lần đọc chúng ta nhận cảm trọn vẹn lời di giáo tha thiết của Ngài. Lời đi huấn của Hòa thượng Đôn Hậu để lại cho Thất chúng đệ tử mà có lẽ cũng cho tất cả chúng ta. Đến Linh Mụ không ai là không đọc lời Di Huấn này, kể cả những người không biết chữ cũng lắng tai nghe nhờ người khác đọc giúp. Điều đáng quan tâm là lời Di huấn này Hòa thượng viết từ năm 1988, bốn năm trước khi viên tịch, Ngài đã nhìn thấy rất rõ ràng những gì có thể xảy ra trong Tang lễ của Ngài và cần huấn thị lại cho minh bạch, và, cũng chính vì “Lời di huấn” này mà:
06/05/2020(Xem: 11565)
Tiểu sử Đức Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN – Đại Lão Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT , Đệ nhất Tăng Thống - HT Thích Tịnh Khiết, Hòa Thượng thế danh là NGUYỄN VĂN KỈNH. Ngài sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (nhằm ngày 17.12.1891)(1) tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Nay là thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của ngài là cụ Nguyễn Văn Toán, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con thứ hai(2). Bào huynh là Hòa Thượng Trừng Hương – Tịnh Hạnh (chúng tôi chưa tìm thấy thế danh của ngài). Hòa Thượng Tịnh Hạnh sinh năm Kỷ Sửu, 1889; xuất gia năm Ất Tỵ, 1905; thọ Cụ-túc giới năm Canh Tuất, 1910; trụ trì chùa Tường Vân, Huế; viên tịch năm Quý Dậu, 1933.
06/05/2020(Xem: 18163)
Công đức hoằng khai nhiếp hóa của Ngài cao hơn núi cao Tấm lòng từ bi độ lượng của Ngài sâu hơn biển sâu Chữ nghĩa của trần gian làm sao phô diễn
05/05/2020(Xem: 24496)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]