Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiễn Biệt Thầy

23/04/202009:28(Xem: 3994)
Tiễn Biệt Thầy


ht dong chon 3

Tiễn Biệt Thầy


Con rời trường đã hơn 15 năm, thời gian ấy không quá dài nhưng đủ để thấy đời phôi phai. Học Phật, tu Phật và thực hành theo con đường giác ngộ của Phật suốt hơn 30 năm, con vẫn chưa thấm hết bài học vô thường để chuyển hóa chuyện tử biệt sanh ly. Những tưởng kho tàng giáo điển cao siêu mầu nhiệm của đức Thế Tôn có thể giúp con thôi tiếc nuối trước cảnh Thầy đi – Con ở, nhưng chuyện hồng trần tan – hợp vẫn khiến con không khỏi ngậm ngùi!

Con may mắn dự vào khóa III trường Trung cấp Phật học Nguyên Thiều, mảnh đất Thánh địa đã đào tạo nên bao thế hệ Tăng tài cho Phật giáo Việt Nam. Dù chỉ học 3 năm cuối với tấm bằng tốt nghiệp chẳng phải xuất sắc gì, nhưng con luôn tự hào vì mình được đào tạo ở môi trường này, đó là những tháng ngày con trân trọng và không thể nào quên.

Ngày bước vào Tu viện Nguyên Thiều, đến 214 bộ chữ Hán con còn chưa được học làu thông, nói gì đến rừng Nho biển Hán quý thầy, quý sư lên lớp dạy mỗi ngày. Hồi đó con tệ lắm, chẳng dám cho ai biết cái dở, cái yếu kém của mình, đã dốt mà còn dấu. Để mấy tháng đầu nhập trường cứ lớ ngớ, ngẩn ngơ, con phần con, chữ Hán phần chữ Hán. Căng thẳng và lo lắng nhất là mỗi giờ lên lớp của cố Hòa thượng Giám luật, nào là Bách Pháp Minh Môn, nào là Phật Thừa Tông Yếu Luận,… Môn nào cũng chỉ toàn chữ Nho là Nho. Sợ nhất là mỗi lần dò bài, nếu không thuộc, không dịch được, không viết được chữ Hán, lại phải ngại ngùng trước cả trăm huynh đệ bên dưới. Thật hỗ thẹn lắm thay!

Trong rất nhiều bộ môn học toàn chữ Hán, ngoài các môn học của cố Hòa thượng Giám luật ra, còn lại một môn chúng con cũng ơn ớn khi học, đó là các bộ luật của cố Hòa thượng chùa Bình An. Hình như từ khi bước vô trường, Người chưa bao giờ dạy chúng con ngày nào bằng Việt ngữ, cứ sách chữ Hán, âm trước nghĩa sau, cầm đọc ro ro như người bản xứ. Suốt ba năm trời được đào luyện các bộ Kinh, Luật, Luận bằng chữ Hán, quý Ngài đã phần nào giúp chúng con xóa được nạn mù chữ Hán thâm căn.

Lưu lại Bình Định suốt 3 năm dài tu học, con mang ơn Ban giám hiệu trường, mang ơn quý giáo thọ sư, mang ơn quý Ni sư quản chúng, mang ơn chư huynh đệ thân thương, đã luôn bảo bọc, chở che, nâng đỡ và dạy dỗ để vun bồi giới thân huệ mang cho con. Tuy nhiên, tận sâu trong tâm khảm lòng mình, có 3 vị thầy luôn khiến trái tim con kính thương và ngưỡng mộ; cố Hòa thượng Giám Luật, cố Hòa thượng Thích Đồng Tịnh và cố Hòa thượng chùa Bình An. Xin cho phép con được gọi như vậy vì thật sự có dùng những mỹ từ cao siêu hơn thì với con những gì giản dị nhất vẫn là những gì tôn kính nhất.

Ngày cố Hòa thượng Giám Luật và cố Hòa thượng Thích Đồng Tịnh quảy dép về Tây, một cảm giác tiếc nuối và kính thương dâng ngập cõi lòng. Có điều gì đó mất mát và không nở mà chẳng diễn tả được thành câu. Đến khi hay tin cố Hòa thượng chùa Bình An thuận thế về bên Phật, nỗi mất mát ấy như vụn vỡ trong lòng. Những vị thầy, những vị ân sư mà con từng kính ngưỡng, từng tôn thờ đã thật sự rời bỏ chúng con mà đi. Trên đời, có những sự mất mát rất khó lòng bù đắp!

Kính lạy Giác linh Thầy!

Thế là từ nay vĩnh biệt, thế là biển chữ Hán mênh mong không còn được tiếp tục với bao thế hệ học trò như trước kia. Ngày tiễn biệt thầy, chúng con cũng chẳng có mặt để tiễn đưa, cuộc đời đôi khi không như mình mong đợi. Nhưng thầy ơi, những giờ lên lớp của thầy đối với chúng con vẫn còn sống mãi, các bộ Luật thầy giảng dạy bằng Hán ngữ vẫn được chúng con mang theo trong hành trang tu học của mình. Với ngôn từ giản dị, ánh mắt mến thương, Người luôn cho chúng con những trận cười thâm thúy, từ mẫn với chúng con những kỳ kiểm tra, những khi dò bài chẳng thuộc, những đoạn dịch chẳng trôi câu. Người sợ chúng con đường tu không trọn, gió chướng quật ngã nên khuyên răn bằng những ngôn từ chất phác, bình dị nhất. Chỉ bấy nhiêu thôi là chúng con nhớ đến suốt đời.

Kính lạy Giác linh thầy!

“Cội tùng, từ nay đã đổ

Gốc bách, giờ đã trơ cành

Bậc Đống lương, về cõi an lành

Đấng Long tượng, nghìn thu cách biệt”

Hơn 15 năm qua, con từ giả ngôi trường Phật học thân thương, miệt mài trên con đường lý tưởng của mình. Con ít về thăm trường, hiếm khi giao lưu cùng huynh đệ trong khóa. Con biết mình chưa hoàn hảo, nhưng con đang cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân, để làm được điều gì đó hữu ích cho cộng đồng, xã hội và cho Phật giáo Việt Nam. Tất cả những gì con làm để tốt đời, đẹp đạo hôm nay, chỉ mong đền đáp chút ân tình mà Thầy và chư vị Giáo thọ sư đã dày công dạy dỗ con trong bước đầu học Phật.

Giới luật tinh nghiêm, công hạnh tròn đầy, chắc chắn giờ này Thầy đang ở cảnh giới an lành nào đó. Chỉ mong ở trên cao xa kia, Thầy luôn gia hộ cho chúng con, những đứa học trò lâu lâu ương bướng, thường thường dễ thương của Thầy luôn được thuận duyên trên bước đường tu đạo và hành đạo, mong được nối nghiệp quý Ngài trong việc “hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài” trong muôn một.

Tưởng nhớ đến Thầy, con kính ghi vài dòng tiễn biệt. Ngàn sau dẫu có phai màu, thế gian này vẫn còn lưu dấu, có một đứa học trò từ miền Nam, nhập học muộn, trình độ bình thường nhưng luôn hướng về Thầy cả bằng trái tim chân thành nhất.

Học trò cũ của Thầy. Kính tri ân!

Thích Nữ Nhuận Bình

Cựu Ni sinh khóa III, Trường TCPH Nguyên Thiều, Bình Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 8079)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 4820)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37168)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6116)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6098)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5734)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5638)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5908)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5453)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
23/10/2010(Xem: 8758)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]