- Cảm Tạ (Lễ Tang HT Thích Đồng Chơn)
- Hình ảnh Lễ nhập kim quan Hòa Thượng Thích Đồng Chơn
- Cung văn tưởng niệm HT Thích Đồng Chơn viên tịch
- Ban Tổ chức Tang lễ Hoà thượng Thích Đồng Chơn
- Cảm niệm Ân sư
- Dáng Hình Danh Tăng.
- Kính Niệm Hòa Thượng Thích Đồng Chơn
- Khóc Tiễn Thầy
- Cảm niệm của cựu Tăng Ni sinh khóa 3 Trường TCPH Bình Định
- Kính đảnh lễ Giác linh Hòa thượng thượng Đồng hạ Chơn!
- Điếu văn tưởng niệm Hòa thượng THÍCH ĐỒNG CHƠN
- Cảm niệm Hòa thượng Đồng Chơn
- Lời cảm tạ của đại diện Ban tổ chức Tang lễ HT. THÍCH ĐỒNG CHƠN
- Cung tống kim quan Hòa thượng Thích Đồng Chơn nhập bảo tháp trong khuôn viên chùa Bình An, TP. Quy Nhơn, Bình Định.
- Thư Mời gởi bài viết, tài liệu cho Kỷ Yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Đồng Chơn
- Thơ điếu: Kính Lạy Thầy
- Lời tưởng niệm của Trường TCPH Nguyên Thiều, Bình Định
- Lời tưởng niệm Giác Linh HT Thích Đồng Chơn của BTS GHPGVN tỉnh Bình Định
- Đệ nhất đọc sách Phật – Hòa thượng THÍCH ĐỒNG CHƠN
- Cảm Nhập Tháp (thơ)
- Đêm Hoài Niệm
- Hoài Niệm Tôn Sư (bài của đệ tử Thích Giác Hiệp viết về Sư Phụ, HT Thích Đồng Chơn)
- Tấm gương tu học của bậc Thầy khả kính
- Điếu Văn Của Ban Trị Sự GHPGVN TP Quy Nhơn Tại Lễ Tang Hòa thượng Thích Đồng Chơn Chứng minh BTS GHPGVN TP. Quy Nhơn Viện chủ chùa Bình An – Quy Nhơn
- Tri ân Hòa thượng chứng minh
- Đảnh Lễ Giác Linh Thầy (HT Thích Đồng Chơn)
- Thơ: Lạy Thầy
- Thơ: Nhớ Thầy
- Kỷ Niệm Bên Thầy
- Tâm Nguyện Bao La (Kính dâng Giác Linh HT Thích Đồng Chơn)
- Tiễn Biệt Sư Ông
- Ký Ức Về Thầy (kính dâng Giác Linh HT Thích Đồng Chơn)
- Thầy vẫn bên con trên những nẻo đường
- Thầy đi…ai người răn nhắc?
- Có Thầy trong cảnh vật quanh con
- Đôi dòng hồi tưởng về Thầy
- Bình An Tự Viện Chủ Tán
- Niệm Ân Hòa thượng Viện chủ chùa Bình An, một thành viên của môn phái Chúc Thánh tại Bình Định
- Bóng Hạc Về Tây (Thành kính tưởng niệm HT Thích Đồng Chơn)
- Năm Tháng Có Đợi Chờ ?
- Tấm Gương Sáng Ngời
- Con Đã Thấy Pháp
- Ngài Bình An đã bình an
- Tấm hình lưu dấu kỷ niệm Lễ Phát Thưởng cuối năm 1970 tại Phật Học Viện Phước Huệ, Tổ Đình Thập Tháp, Bình Định
- Kính Lễ Bậc Thầy Giới Luật
- Tiễn Biệt Thầy
- Tịnh giới trang nghiêm, thiện nhập Phật tuệ
- Điện Thư Phân Ưu của Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu
- Những Lời Mộc Mạc Của Thầy
- THẦY…! Trong Ký ức của con
- Pháp Lữ Tình Huynh Đệ
Tâm Nguyện Bao La
Kính bạch Giác linh Hoà thượng
Khi đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài thường tán dương những vị đệ tử tu tập tinh tấn hay phụng sự làm lợi ích chúng sanh. Đó là niềm khích lệ lớn lao cho những đệ tử được bậc Thầy giác ngộ vĩ đại dành tặng. Ngược lại, Phật cũng khiển trách những vị có những lỗi lầm nhằm giáo dục họ đi đúng đường thiện, đường giải thoát. Sự khiển trách đó thể hiện lòng từ bi của đức Phật vì giáo hoá chúng đệ tử.
Đối với đức Thế Tôn, Ngài được rất nhiều người tán thán, ca ngợi như chư thiên tán thán: “giữa thiên giới, địa giới, Phật là bậc tối thắng” (Tương Ưng bộ kinh); vua chúa ca ngợi: “Thật hy hữu thay chúng Thích tử này thật khéo huấn luyện, không cần sử dụng đến gậy và kiếm” (Kinh Trung bộ); Bà-la-môn ca ngợi: “Sa môn Gotama là bậc có đủ mười hiệu”…. “Đảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, chánh đẳng giác” (Kinh Tăng chi); đệ tử ca ngợi: con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng trong quá khứ, trong vị lai cũng như trong hiện tại không thể có một sa môn, Bà-la-môn nào vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện giác ngộ” (Kinh Trường bộ)…
Nhắc lại sự ca ngợi, tán thán, khen tặng để biết rằng đó là điều không thể thiếu trong cuộc sống, nhất là đời sống đối đãi cõi nhân sinh. Từ đó, xin liên hệ đến trường hợp của Hoà thượng thượng Đồng hạ Chơn.
Khi còn sanh tiền, là một bậc thầy, một giáo thọ sư, chắc chắn Hoà thượng cũng từng khen ngợi những học trò ưu tú, xuất sắc trong học hành hay tinh tấn trong tu tập và la rầy, nhắc nhở những vị còn lơ là trong việc tu học với lòng từ bi, bao dung. Điều đó thể hiện rõ trách vụ của bậc thầy và phù hợp với lời đức Thế tôn giảng dạy.
Chiều ngược lại, những đệ tử, những học trò cũng “ca ngợi” đức hạnh, trí tuệ và tính cách của Hoà thượng nhưng có lẽ hiếm khi họ biểu lộ một cách trực tiếp. Và nếu được “ca ngợi” trực tiếp, có lẽ Hoà thượng cũng khó lòng mà hãnh diện bản thân bởi Hoà thượng là bậc rất khiêm cung trong cuộc sống.
Do đó, theo lẽ thường, dịp để đệ tử, học trò ghi nhớ, cảm niệm chân thành về Hoà thượng lại là lúc Hoà thượng đã viên tịch bởi đây là lúc họ có thể bày tỏ tự nhiên nhất. Tất nhiên, những điều cảm niệm phải là những bài học cho các thế hệ sau về tấm gương của Hoà thượng. Tấm gương ấy sẽ đi theo những thế hệ đệ tử, học trò và còn tiếp nối cho các thế hệ sau nữa.
Sau khi “nghỉ hưu” để nhường lại cơ hội cho hàng Tăng Ni trẻ đảm nhiệm giảng dạy tại Trường TCPH Bình Định, Hoà thượng vẫn tiếp tục việc giảng dạy nơi bổn tự Bình An cho Tăng Ni cầu học, nhất là các dịp An cư. Bởi vì, Hoà thượng cũng luôn ưu tư, mong muốn truyền trao kiến thức, kinh nghiệm cho hàng học trò vì Hoà thượng luôn tin rằng dù học trò có bằng cấp nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực nghiệm. Với hoài bão đó nên mỗi khi có dịp gặp hàng học trò Hoà thượng đều tận dụng thời gian giảng dạy mà không cần lớp học như thường lệ. Hoà thượng còn có nhiều ý nguyện khác như đến các đạo tràng An cư để giảng dạy chúng Tăng nhưng ước nguyện đáng quý ấy chưa được thực hiện nhiều vì bệnh tật. Dù ý nguyện chưa thành tựu nhiều nhưng nó cũng đã làm cho hàng hậu học chúng con cảm kích tinh thần giáo dục không mệt mỏi của Hoà thượng.
Giờ đây, Người đã nhẹ nhàng vân du theo sở nguyện độ sanh. Hàng hậu học chúng con ôn lại những kỷ niệm có được với Hoà thượng như là một sự ca ngợi công đức của Hoà thượng và cũng là nhắc nhở chính chúng con về trách vụ của người đệ tử Phật.
Xin đảnh lễ tri ân Hoà thượng!
Hậu học TK. Thị Ngộ