VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Thiều Chửu
Nguyễn Hữu Kha
(1902 - 1954)
LỜI NÓI ĐẦU
Thiều Chửu tên thật là Nguyễn Hữu Kha, hiệu Tịnh Liễu, Lạc Khổ. Ông là con trai thứ hai của ông cử Đông Tác Nguyễn Hữu Cầu - một trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục và tham gia phong trào Đông Du, bị thực dân Pháp bắt, giam ở Hỏa Lò, phát vãng lên Bắc Giang rồi lưu đày Côn Đảo từ 1915 - 1920.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người cha và anh ruột là Giáo sư Nguyễn Hữu Tảo, ngay từ những năm ở tuổi niên thiếu và thanh niên, Thiều Chửu vừa phải lăn lộn kiếm sống, vừa tự học. Với thiên tư và ý chí tự lực vươn lên, ông đã có một căn bản về Hán học, thông thạo tiếng Pháp, Anh, Nhật và tự nguyện làm một cư sĩ, tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội và hoằng dương Phật pháp.
Có thể nói, trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử đất nước, ông đã sống đúng với lý tưởng mà ông hằng theo đuổi. Với niềm tin và nghị lực làm việc phi thường, ông đã để lại cho đời một sự nghiệp trước tác về Phật học, làm giầu cho thư tịch và văn hoá đất nước. Ông thực sự là một tấm gương về lao động sáng tạo, đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong ký ức của nhiều người.
Với sự thành kính và trân trọng đối với ông, nhân kỷ niệm 105 ngày sinh của Thiều Chửu chúng tôi sưu tầm tư liệu và biên tập cuốn sách này, gồm hai phần:
Phần thứ nhất: gồm những bài viết về ông, một số bài tham luận tại Sinh hoạt lịch sử kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn hoá Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha do tạp chí Xưa & Nay, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam và tạp chí Tia Sáng, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường tổ chức ngày 21 tháng 6 năm 2002 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. (Các bài sắp xếp theo thứ tự thời gian người viết) và các bài viết về ông sau năm 2002.
Trong phần này chúng tôi đăng nguyên bản bài viết, những chỗ chưa đúng có ghi chú ở cuối bài.
Phụ lục: gồm các bài viết về Thiều Chửu đăng trong các bộ Tự điển đã xuất bản.
Phần thứ hai: gồm một số thơ ca và bài viết của Thiều Chửu.
Chúng tôi tin rằng, qua cuốn sách này độc giả gần xa sẽ biết và hiểu hơn về Thiều Chửu, một người tuy đã đi vào cõi vĩnh hằng hơn nửa thể kỷ nhưng vẫn được nhiều người nhớ tới bởi những gì ông đã dâng hiến cho đời.
Cuốn sách được biên tập lần đầu, không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp, phê bình của quý độc giả.
Nguyễn Hải Hoành
Nguyễn Đại Đồng
Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ 20 xuất hiện nhiều vị danh nhân Phật giáo kể cả xuất gia cũng như tại gia. Các vị danh nhân đó, dù tăng hay tục, tuy mỗi người một vẻ, một nhân cách khác nhau nhưng có cùng một mẫu số chung là tận tâm trong sự nghiệp Chấn hưng Phật giáo, xả thân quên mình vì hạnh phúc của đồng bào, dân tộc. Cư sĩ Thiều Chửu là một trong những bậc danh nhân đó.
Tên tuổi của cụ đã trở thành bất hủ với bộ Tự điển Hán - Việt Thiều Chửu. Những người Việt học Hán văn không thể không cúi đầu tri ân công trình văn hóa bất hủ mà Cụ đã để lại cho đời. Ngoài bộ Tự điển Hán – Việt Thiều Chửu, Cụ còn để lại rất nhiều tác phẩm cũng như dịch phẩm cùng nhiều bài tiểu luận nhưng rất tiếc, từ trước đến giờ chúng ta biết rất ít về các tác phẩm, dịch phẩm cũng như những bài tiểu luận của Cụ. Chúng ta biết rất ít về các công trình văn hóa ấy, lại càng không biết về cuộc đời, về hạnh nguyện lợi tha của Cụ vì sau cái chết mà chính Cụ gọi là Thiên cổ kỳ oan (nỗi oan kỳ lạ muôn đời) ấy, không ai dám nhắc đến tên tuổi của Cụ, các công trình văn hóa của Cụ không được phổ biến. Phải đợi đến năm 2002, khi các cháu trong dòng họ Nguyễn Đông Tác cùng những người học trò năm xưa của Cụ kết hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tạp chí Tia sáng Bộ Khoa học- Công nghệ - Môi trường tổ chức Lễ Tưởng niệm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cụ tại Văn Miếu Quốc tử giám, chúng ta mới biết được các công trình văn hóa của Cụ, biết rõ cuộc đời đầy thăng trầm, đắng cay của Cụ mà nhà giáo nhân dân, anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu gọi là “Nửa kiếp trầm luân” .
Qua các bài tham luận đọc tại Hội thảo, chúng ta biết được Cụ là nhà trí thức biết nhiều ngôn ngữ, để lại cho đời nhiều tác phẩm cũng như dịch phẩm nhưng lại không một ngày cắp sách đến trường. Đó là điều kỳ lạ. Nhưng kỳ lạ hơn nữa, khác với những nhà trí thức xưa nay thường thâu mình trong tháp ngà văn học, quên đi cuộc sống thực tại, Cụ dấn thân vào đời, làm tất cả công tác từ thiện để cứu dân độ thế với tấm lòng thật trong sáng trên tinh thần “Cư Nho mộ Thích”. Cụ đến với Đạo vì giáo lý vi diệu nhiệm mầu của Đạo pháp nhưng Cụ quyết tâm đạp đổ tất cả những tệ nạn hại dân hại nước tồn tại trong Đạo. Cụ đến với phong trào Chấn hưng Phật giáo là thế. Đọc Lời Tự bạch của Cụ chúng ta không thể cầm được nước mắt. Một con người phải chịu đựng không biết bao nhiêu đau khổ, thiếu thốn như thế mà luôn luôn suy nghĩ và hành động quên mình vì hạnh phúc của tha nhân. Cụ là nhà trí thức yêu nước thực sự, yêu nước một cách chân thành, thiết tha đến nỗi quên đi hạnh phúc cá nhân của mình. Chính lòng yêu nước chân thành đó đã đổ lên đầu Cụ bao nhiêu nỗi oan để cuối cùng Cụ phải chọn cái chết vì nước, vì dân. Đó là hạnh nguyện của Bồ tát. Chỉ có Bồ tát mới làm được như vậy. Chỉ có Bồ tát mới chấp nhận cái chết một cách nhẹ nhàng, không oán hận, không cầu minh oan, chỉ mong sao lợi ích muôn người.
Tất cả những bài tham luận trong tập sách này là những dòng sử liệu sống động viết về Cụ, tạo nên một chân dung thực sự của Cụ. Nhận thấy đây là một tư liệu qúy gíá, đề cập đến Cụ một cách khá đầy đủ nên Viện Nghiên Cứu biên tập và xuất bản tập kỷ yếu này. Mục đích không phải để minh oan hay ca tụng Cụ mà chỉ muốn nói với tất cả độc giả rằng có một nhà trí thức yêu nước thực sự và có một vị đại Bồ tát bằng xương bằng thịt hiện thực giữa cõi đời này.
Viện Nghiên cứu Phật học Việt nam
Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Mục Lục
Thứ tự |
Nội dung |
Tác giả |
Trang |
|
Lời nói đầu – Lời giới thiệu |
GS. TS. Lê Mạnh Thát
|
2 |
|
Phần 1 Những bài viết về Thiều Chửu |
|
|
1 |
Em Nguyễn Hữu Kha |
GS Nguyễn Hữu Tảo |
3 |
2 |
Hoài cảm |
Sa môn Trí Hải |
6 |
3 |
Thiều Chửu - một gương sáng kết hợp tinh thần yêu nước với đạo Thiền |
Những tấm gương lao động sáng tạo thế kỷ 20 ở Việt Nam, NXB Lao Động, 1999 |
8 |
4 |
Phát biểu của GS, NGND, Anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu |
Tại sinh hoạt Lịch sử kỷ niệm 100 năm sinh của Nhà Văn hoá Thiều Chửu tại Văn Miếu Quốc Tử Giám |
24 |
5 |
Lời mở đầu Sinh hoạt lịch sử |
Nhà sử học Dương Trung Quốc |
25 |
6 |
Đôi suy nghĩ nhỏ về một nhân cách lớn |
Nhà văn Nguyên Ngọc |
26 |
7 |
Thiều Chửu - Nhân vật Phật giáo xuất chúng thế kỷ 20 |
TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Nghiên cứu Tôn giáo |
28 |
8 |
Đôi lời suy ngẫm |
GS Vũ Ngọc Khánh |
37 |
9 |
Chữ Nhẫn với Thiều Chửu |
KS Dương Xuân Thự |
39 |
10 |
Cư sĩ Thiều Chửu với Cả một trời thơ |
TS. Đinh Công Vỹ, Viện Hán Nôm |
42 |
11 |
Cái sĩ của cụ Thiều Chửu |
TS. Đại đức Thích Đồng Bổn (Nguyễn Thành Nam) |
56 |
12 |
Thiều Chửu - một tâm hồn tu thế, tu nhân gian |
TS. Phạm Toàn, Trung tâm Công nghệ Giáo dục |
60 |
13 |
Vài suy nghĩ về ngôn hành Phật giáo của Thiều Chửu |
PGS. Nguyễn Duy Hinh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo |
62 |
14 |
Tư tưởng Phật giáo cách mạng của Thiều Chửu |
TS. Hồ Anh Hải |
67 |
15 |
Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, một tài năng tự học, một cư sĩ nhập thế |
Hoạ sĩ Trịnh Yên, Uỷ ban UNESCO Việt Nam |
70 |
16 |
Bản dịch Khoá Hư Lục của cư sĩ Thiều Chửu |
PGS. Phan Văn Các, Viện Hán Nôm |
73 |
17 |
Mảng sáng tác thơ ca của Thiều Chửu |
Nhà Hán học lão thành Vũ Tuấn Sán |
78 |
18 |
Di sản tinh thần của cư sĩ Thiều Chửu |
TS. Đức Uy, Hội Tâm lý học Việt Nam |
90 |
19 |
Sự cống hiến trọn đời đáng trân trọng của cư sĩ Thiều Chửu |
Đại tá Trần Việt Quang và đại tá Nguyễn Hải Trừng |
92 |
20 |
Tưởng niệm cụ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha |
GS Minh Chi, Học viện Phật giáo TP Hồ Chí Minh |
95 |
21 |
Cư sĩ Thiều Chửu với nền giáo dục bình dân |
NGƯT Vũ Thế Khôi |
97 |
22 |
Cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, nhà trí thức Phật học - người Phật tử chân chính |
Thượng toạ Thích Gia Quang |
102 |
23 |
Tưởng nhớ nhà văn hoá Thiều Chửu |
Nguyễn Đông A |
104 |
24 |
Hành trạng nhập thế của sư Thiện Chiếu và Thiều Chửu |
Nhà báo Lê Tuý Hoa |
105 |
25 |
Cư sĩ Thiều Chửu đôi dòng cảm nhận |
Tuệ Khương |
108 |
26 |
Cụ Thiều Chửu nhà văn hóa - nhà yêu nước |
Nguyễn Khắc Mai |
115 |
27 |
Ông Hai Kha |
Lưu Văn Lợi |
117 |
28 |
Cư sĩ Thiều Chửu xúc cảm |
TS Đinh Công Vỹ |
120 |
29 |
Mừng quí khách, Ơn Thầy, theo thầy, Con nay... |
Ngô Kim Thành |
121 |
30 |
Bác Tôi |
KS. Trần Đình Thắng |
122 |
31 |
Đuốc Tuệ |
Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ |
122 |
32 |
Nhà văn hoá Thiều Chửu sống mãi với non sông |
Nhà giáo Vũ Xuân Ba |
123 |
33 |
Nhớ |
Nhà giáo Văn Hậu |
123 |
34 |
Thống kê các tác phẩm của Thiều Chửu |
KS. Nguyễn Đại Đồng |
124 |
35 |
Cư sĩ Thiều Chửu - Nguyễn Hữu Kha (Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX tập 1) |
Thích Đồng Bổn chủ biên. Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh, 1995 |
128 |
36 |
Thiều Chửu (Tác gia văn học Thăng Long - Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX) |
Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Ngọc Hà, Ngô Văn Phú, Phan Thị Thanh Nhàn, NXB Hội Nhà Văn, 1998 |
131 |
37 |
Thiều Chửu (Từ điển Văn học Bộ Mới) |
Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, NXB Thế Giới, 2004 |
132 |
38 |
Nguyễn Hữu Kha (Từ điển nhân vật lịch sử) |
Nguyễn Q Thắng – Nguyễn Bá Thế, NXB Văn hóa Thông tin, tái bản lần 5,1999 |
134 |
|
Phần 2 Một số trước tác của Thiều Chửu |
|
|
1 |
Thơ chữ Hán |
Nguyễn Hữu Kha |
136 |
2 |
Thơ ca làm trước Cách mạng Tháng Tám |
Thiều Chửu |
137 |
3 |
Thơ ca làm trong kháng chiến chống Pháp |
Thiều Chửu |
141 |
4 |
Truyện Ngụ ngôn |
TC |
154 |
5 |
Vì sao tôi dịch kinh Kim Cương |
Thiều Chửu |
158 |
3 |
Phật học vấn đáp |
Thiều Chửu |
159 |
4 |
Tự bạch |
Nguyễn Hữu Kha |
178 |
5 |
Thư gửi Hồ Chủ Tịch |
Nguyễn Hữu Kha |
|
Thiều Chưởng Nguyễn Hữu Kha (1902-1954)
***
Nam Mô A Di Đà Phật
Chân thành cảm ơn Hòa Thượng Thích Đồng Bổn đã gởi tặng
Trang Nhà Quảng Đức phiên bản điện tử tập sách này
Nam Mô A Di Đà Phật
Thích Nguyên Tạng
(Melbourne 08/04/2020)