Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trên đỉnh Lăng Nghiêm (Kính dâng Đại Lão Hòa Thượng Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ)

28/02/202018:22(Xem: 5411)
Trên đỉnh Lăng Nghiêm (Kính dâng Đại Lão Hòa Thượng Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ)


ht quang do--2
Trên đỉnh Lăng Nghiêm

 

Kính dâng Đại Lão Hòa Thượng

Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ

 

Hàng phục chúng ma
Thiệu Long Tam Bảo…
 
Thầy về từ đỉnh Lăng Nghiêm
Sân si thức tỉnh ma im tiếng cười
Hồng tàn sen lại xanh tươi
Đông qua Xuân đến đón người Chân Tu
Mấy mươi năm thể nghiệm tù
Trung kiên bất khuất cho dù gian lao
Thầy đi cho cả đồng bào
Thoát vòng nô lệ rơi vào độc tôn
Còn Thầy còn nước còn non
Việt Nam còn mãi người con trung thành
Đời Thầy trang sử tinh anh
Chiên đàn hương quyện trên cành vô ưu
Văn chương thi phú Thầy lưu
Như nguồn suối mát luân lưu giữa dòng
Chín mươi năm một tấm lòng
Sắt son đạo pháp sáng trong tình người.
 
Kính lễ Hòa Thượng,
Đệ tử Quảng Từ Vân cẩn đề.

 


quang_tu_van

Nhà thơ Quảng Từ Vân & Sư Bà Hải Triều Âm

 

Nam Mô A Di Đà Phật,

Kính bác Quảng Từ Vân,

Cảm ơn Bác Quảng Từ Vân đã gởi bài thơ này từ Thế Giới Cực Lạc, bác đang vui tu trong Ao Sen Liên Trì mà nghe tin Ôn Quảng Độ viên tịch, bác vẫn dành chút thời gian để viết bài này gởi về thế giới Ta Bà để chia sẻ cùng đại chúng trên trang nhà Quảng Đức,thầy nghĩ Ôn Quảng Độ cười vui hoan hỷ khi đọc bài thi điếu này của bác, câu nào cũng hay, mỗi chữ bác chọn là mỗi viên ngọc:

 

Thầy về từ đỉnh Lăng Nghiêm

Sân si thức tỉnh ma im tiếng cười

Hồng tàn sen lại xanh tươi

Đông qua Xuân đến đón người Chân Tu

Mấy mươi năm thể nghiệm tù

Trung kiên bất khuất cho dù gian lao

Thầy đi cho cả đồng bào

Thoát vòng nô lệ rơi vào độc tôn

Còn Thầy còn nước còn non

Việt Nam còn mãi người con trung thành

Đời Thầy trang sử tinh anh

Chiên đàn hương quyện trên cành vô ưu

Văn chương thi phú Thầy lưu

Như nguồn suối mát luân lưu giữa dòng

Chín mươi năm một tấm lòng

Sắt son đạo pháp sáng trong tình người.

 

Thầy thích nhất là 2 câu:

 

Sân si thức tỉnh ma im tiếng cười

Hồng tàn sen lại xanh tươi

 

Thầy sorry Bác đã không có mặt ở Úc khi bác ra đi, rồi 49 ngày thầy cũng bận Phật sự , chỉ đành thắp nén hương lòng cầu nguyện cho bác từ xa và gởi Điện Thư Phân Ưu đến Sư Cô Giác Anh và gia đình nhỏ của bác.

 

Thầy rất nhớ bác và nhớ những vần thơ của bác gởi về cộng tác với trang nhà Quảng Đức từ những ngày đầu vừa thành lập trang nhà năm 1999, nhất là bài thơ Niệm Phật của bác đã trở thành bài thơ gối đầu giường và là niềm lạc quan yêu đời của bao thế hệ đọc giả:


Phật về mở cửa vô minh
Khơi dòng suối mát nối tình chúng sanh
Phật về cho đất thêm lành
Cho hoa thêm nhụy, cho cành trổ bông
Phật về con cá ra sông
Chim về tổ ấm, mát đồng lúa non
Phật về an trú trong lòng
Tham si sân hận, không còn chỗ sanh
Phật về cho hết chiến tranh
Hoa sen nở khắp, đất lành năm châu
Phật về vui hết khổ đau
Đông Tây gần lại, tình sâu đạo mầu
Phật về thế giới hoan ca
Sông dài núi biếc, ấy nguồn cội ta
Phật về tươi sáng muôn nhà
Vui câu niệm Phật, thoát vòng tử sinh.

 

Mỗi lần gặp Sư Cô Giác Anh, con gái cưng của bác, cùng Ôn Hội Chủ và Thầy Phổ Huân, thầy đều nhắc về bác và say sưa thảo luận về những đóng góp của bác cho thi đàn PGVN, nhất là những năm cuối đời bác góp sức cho công trình xây dựng Thiền Lâm Pháp Bảo, đích thân bác thỉnh pho tượng Phật Thích Ca lộ thiên gởi về Úc…. Nay Phật đài lộ thiên đã an vị rồi và Thiền Lâm đang xây dựng tốc lực để chuẩn bị cho Khóa An Cư kỳ 21 của Giáo Hội vào tháng 7 tới,  cố nhiên tên của bác sẽ tiếp tục được ghi nhớ và nhắc mãi ở Thiền Lâm.
Đôi hàng thăm bác, chúc nguyện Bác luôn “
Vui câu niệm Phật” để sớm đạt đến thượng phẩm thượng sanh trong ao Liên Trì bác nhé.

 

Kính thư,
Thích Nguyên Tạng
Chủ biên Trang Nhà Quảng Đức

 
(Xem trang thơ của bác Quảng Từ Vân)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6689)
Đại lão hòa thượng Thích Trí Nhãn thế danh là Đoàn Thảo, pháp danh Như Truyện, tự Giải Lệ, hiệu Thích Trí Nhãn. Ngài sinh ngày 10 tháng giêng năm Kỷ Dậu tức vào năm 1909 dương lịch, tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, Xã Thanh Hà, nay thuộc thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, Thị Xã Hội An.
09/04/2013(Xem: 14078)
Xuất thân trong một gia đình gia giáo có thân phụ là Chánh Tổng nên Hòa Thượng đã sớm hấp thụ Nho học và Tây học từ thuở ấu niên. Vì thế, Hòa Thượng đã thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, kết hợp và dung hòa được cả hai truyền thống văn hóa Đông – Tây.
09/04/2013(Xem: 10687)
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
09/04/2013(Xem: 8048)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
09/04/2013(Xem: 5923)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 2510)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 5496)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 16582)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 9085)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 4633)
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567