Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 - 2020): Chân tu và trí thức

26/02/202007:47(Xem: 5646)
Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 - 2020): Chân tu và trí thức

Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 - 2020): Chân tu và trí thức

February 24, 2020

 

Phải dành một ngày quên đi chuyện covid-19 để tưởng nhớ đến một người rất quan trọng: Hòa thượng Thích Quảng Độ (1). Thầy mới qua đời ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn) hôm thứ Bảy 22/2/2020, thọ 93 tuổi. Vậy là thêm một học giả lừng danh của thế hệ vàng Phật Giáo Việt Nam đã về bên kia thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp Phật học của Thầy Quảng Độ có thể gói gọn trong 2 chữ: cống hiến và đấu tranh. Cống hiến trong vai trò một bậc chân tu, và đấu tranh bất bạo động trong vai trò của một trí thức dấn thân.

 
ht quang do 3

  

Hai hoà thuợng nổi danh cùng thời về cõi vĩnh hằng, nhưng phản ứng của báo chí (và Nhà nước) thì rất khác. Năm ngoái, khi Hòa thượng Thích Trí Quang qua đời, báo chí Nhà nước đồng loạt đưa tin, kèm theo những bài viết phân ưu đặc sắc. Năm nay, khi Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch, chẳng có báo chí Nhà nước nào đưa tin! Thật ra, báo Tuổi Trẻ có đưa tin, thế nhưng chẳng hiểu vì sao mà bản tin và bài viết đã bị rút khỏi mạng trực tuyến. Thái độ ứng xử của báo chí (hay đúng hơn là của Nhà nước) làm cho người quan sát phải tự hỏi: tại sao. Lí do sâu xa có lẽ liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của hai vị hoà thượng rất ư khác nhau.

 

Có lẽ nói không ngoa rằng Hoà thượng Trí Quang có nhiều hoạt động được nhà cầm quyền đương thời có cảm tình, có khi cả ưu ái. Nhưng Hoà thượng Quảng Độ thì hình như không được nhà cầm quyền có cảm tình. Mỗi người một cách và đóng góp. Tôi thì nghĩ cuộc đời và sự nghiệp của Thầy có thể tóm lược trong hai chữ: cống hiến và đấu tranh. Cống hiến cho Phật học như là một học giả và đấu tranh cho sự độc lập của Phật giáo như là một trí thức dấn thân. 

 

Đóng góp cho Phật học

 

Một hôm, chừng 10 năm trước, tôi lang thang ở khu bán sách cũ trên đường Cộng Hòa cũ thì 'gặp' Hòa thượng Thích Quảng Độ. Tôi miên man đọc cuốn sách 'Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận', lật lại trang đầu thì thấy tên dịch giả 'Thích Quảng Độ'! Và, nhà xuất bản Lá Bối. Tôi thầm thán phục Thầy. Hồi nào đến giờ tôi chỉ biết Thầy là người đấu tranh cho Phật giáo, chớ chưa biết ông còn là một học giả. Thấy tôi có vẻ say sưa với cuốn sách, chị chủ tiệm sách nhìn tôi với ánh mắt thân thiện và hỏi 'Anh mua cuốn đó hông, tui bớt giá cho. Sách loại này giờ hiếm lắm.' Mà, hiếm thật, vì sách xuất bản từ trước 1975 thì hoặc là đã bị thiêu đốt hoặc cấm lưu truyền hoặc in lại nhỏ giọt. Dĩ nhiên là tôi mua sách và trả y giá. Chẳng những mua cuốn đó, tôi còn 'tậu' luôn cuốn 'Truyện cổ Phật giáo' và 'Dưới mái chùa hoang' cũng qua biên giải của Thầy Quảng Độ. Thế là cái tên của thầy trở thành 'radar' ngưỡng mộ của tôi.

 

 Cuốn 'Đại thừa Phật Giáo tư tưởng luận' do Hòa thượng Quảng Độ biên dịch. 

  

Trước 1975, Thầy Quảng Độ nổi tiếng là một hoà thượng - học giả. Thầy từng được bầu làm Tổng thư kí Viện Hoá Đạo (của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt) vào năm 1965. Thầy cũng từng là giảng viên môn Triết học Đông Phương và Tư tưởng Phật Giáo ở Đại học Vạn Hạnh (nay không còn nữa). Thời đó, ĐH Vạn Hạnh, đại học tư thục đầu tiên của miền Nam, qui tụ nhiều học giả nổi tiếng (ngoài Thầy Quảng Độ) còn có những người như Thích Nhất Hạnh, Thích Minh Châu, Lê Mạnh Thát (Thích Trí Siêu), Thích Nữ Trí Hải, Hồ Hữu Tường, và Đoàn Viết Hoạt. Tuy tồn tại chỉ trên dưới 10 năm (1964 - 1975), nhưng ĐH Vạn Hạnh đã có những đóng góp quan trọng cho văn hoá - giáo dục miền Nam. Ban Tu Thư của ĐH Vạn Hạnh đã có công biên dịch nhiều sách quan trọng về Phật Giáo, trong đó có những tác phẩm của Thầy Quảng Độ.

 

Có thể xếp Hoà thượng Thích Quảng Độ trong nhóm các học giả Phật Giáo trong thời 'vàng son' như Thích Minh Châu, Thích Huyền Quang, Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ. Đó là một thế hệ học giả có thực học và thực tài, uyên bác, và đã để lại những công trình học thuật có giá trị cho tới ngày nay. Một trong những tác phẩm Thầy Quảng Độ để lại cho đời là bộ sách "Phật Quang Đại Từ điển" gồm 9 tập với hàng vạn trang sách, được xuất bản năm 2014.

 

Bộ sách "Phật Quang Đại Từ điển" do Hòa thượng Quảng Độ biên dịch, xuất bản năm 2014 

 

Bộ sách "Phật Quang Đại Từ điển" có một lịch sử li kì, vì được viết trong nhà tù, nhưng biên soạn lại sau khi ra tù. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của RFA, Thầy Quảng Độ tiết lộ rằng năm 1995 trước khi vào tù, Thầy có yêu cầu quản giáo cho thầy tiếp tục soạn bộ Phật Quang từ điển trong nhà tù Ba Sao (ngoài Bắc). Nhưng thay vì đem bộ từ điển vào tù để dịch, quản giáo chỉ cho Thầy ... giấy trắng. Thầy kể:

 

"Giấy mỗi lần họ phát cho mình một tập, họ đánh số vào đó mỗi một tập 80 trang. Thế rồi họ phát cho một cây bút. Thế rồi họ đề ngoài cái trang bìa ngoài cùng là ông cán bộ nào mà trực nhật ngày đó. Thế hết tập đó thì mình mới trả để họ giao tập mới, Bút cũng thế, viết hết mực thì phải trả quản bút hết mực cho họ, họ mới cho bút mới. Đấy, họ kiểm soát như thế đấy.Kiểm soát thế cũng tốt bởi vì tôi có công việc làm."

 

Trong điều kiện nhà tù như vậy mà Thầy cho ra một bộ từ điển cả cả chục ngàn trang! Sức làm việc và trí tuệ thuộc hạng siêu. Đến ngày 2/9/1998, Thầy được trả tự do, nhưng bộ từ điển Thầy biên dịch thì ban quản giáo nhà tù giữ lại; họ yêu cầu Thầy phải làm đơn xin, nhưng Thầy nói không, vì cho rằng thật vô lí khi mình đi xin cái của mình! Thế rồi, sau khi ra tù, Thầy soạn lại bộ từ điển. Thầy thuật lại rằng:

 

"Tôi về tôi bỏ ra 2 năm trời tôi làm lại, tôi không xin ai hết. Xin nó phải hợp lý cơ. Như mình đói mình đi xin ăn, người ta cho, mình cảm ơn. Còn ở đây là của mình mà họ giữ chứ mình có gửi đâu!"

 

Tính chung, Thầy Quảng Độ đã biên dịch 13 bộ/quyển sách về Phật Giáo. Ngoài ra, Thầy còn để lại 2 tập thơ viết trong tù và lưu đày.

 

Đấu tranh cho Phật giáo

 

Sau 1975, một số học giả / tu sĩ Phật Giáo lừng danh đều có chung số phận: đi tù. Họ đi tù vì đấu tranh cho một hệ Phật Giáo độc lập với Nhà nước. Trước năm 1975, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt (GHPGVNTN) là tổ chức hoằng pháp có uy tín vì qui tụ những học giả nổi tiếng và có những hoạt động tôn giáo - xã hội tích cực (như ĐH Vạn Hạnh và các trung tâm giáo dục, đoàn thể xã hội). Sau 1985, nhà cầm quyền muốn GHPGVNTN phải nhập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam (không có chữ 'thống nhứt') dưới sự quản lí của Nhà nước. Nhưng các thầy trong GHPGVNTN không chấp nhận chủ trương đó. Họ phải trả giá tù đày cho sự phản kháng đó.

 

Thầy Tuệ Sỹ và thầy Trí Siêu từng bị bắt và tuyên án tử hình vào năm 1984. Nhưng sau khi được chánh phủ một số quốc gia Âu Mĩ can thiệp, hai thầy được trả tự do ngày 31/8/1998 (sau 14 năn bị giam trong nhà tù). Cá nhân tôi dù chưa một lần hạnh ngộ, nhưng rất ngưỡng mộ hai thầy vì kiến văn cũng như Phật học, và càng kính trọng hơn về nhân cách bình thản trước bản án tử hình. 

 

Thầy Quảng Độ cũng đi tù, thậm chí còn bị tù đày dài hơn các học giả khác. Năm 1977, Thầy  bị bắt giam vì không chấp nhận sự kiểm soát của Nhà nước đối với giáo sự Phật giáo. Năm 1982 Thầy và mẹ bị đày về Thái Bình, mãi đến 1992 Thầy vào Nam. Vào Nam, năm 1995, Thầy Quảng Độ lại bị bắt và tuyên án phạt 5 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia, nhưng đến năm 1998 thì được đặc xá. Theo RFA, một trong những điều kiện Thầy Quảng Độ được đặc xá là Thầy phải đi Mĩ, nhưng Thầy nhứt định không đi. Năm 2018 Thầy lại bị buộc phải về Thái Bình, nhưng trong cùng năm Thầy lại quay về Sài Gòn và trú ngụ tại chùa Từ Hiếu cho đến ngày qua đời. Có thể nói cuộc đời của Thầy Quảng Độ sau 1975 là rất ư 'sóng gió' trong việc đòi sự độc lập cho Phật Giáo Việt Nam.

 

Phật giáo thế hệ 'vàng' và Phật giáo ngày nay 

 

Thầy Quảng Độ là thuộc thế hệ vàng của Phật giáo Việt Nam. Thế hệ đó góp phần định hình một nền văn hóa Phật giáo ở miền Nam, và dấn thân vì đạo và đời. Tất cả họ đều là những bậc chân tu và trí thức. Thế hệ đó giờ càng ít hơn, vì đã có quá nhiều người qua đời hay đang ở tuổi 'xưa nay hiếm', và khó có người thay thế. Ngày nay, nhiều khi người ta không phân biệt được ai là tu sĩ và ai là cán bộ. Lại còn có sự lẫn lộn (hay áp đặt) thần tượng thành Phật. Ngày nay, nhiều tu sĩ có bằng tiến sĩ và những chức danh rộn ràng, nhưng đóng góp của họ cho đạo pháp và Phật học thì lại là một câu hỏi lớn.

 

Sự ra đi của Thầy Quảng Độ có lẽ chẳng làm cho nhà cầm quyền bận tâm, nhưng những Phật tử chân chánh phải suy nghĩ. Suy nghĩ về tương lai của Phật giáo Việt Nam. Nếu nhìn vào những ngôi chùa hoành tráng và những lễ hội được các quan chức viếng thăm, người ta có thể nghĩ rằng Phật giáo Việt Nam đang phát triển tốt. Có lẽ bề mặt là vậy, nhưng nó che đậy những thoái hoá đằng sau. Thời buổi mà đồng tiền và chánh trị thống trị, nhiều tu sĩ đã bị tha hoá về đạo đức, tranh giành quyền lực, và quên đi sứ mệnh của Phật giáo: giác ngộ và diệt khổ cho chúng sanh. Có người cho là thời ‘mạt pháp’, cũng không quá xa với thực tế.

 

Phật giáo Việt Nam khởi đầu từ miền Bắc nhưng cũng suy thoái từ miền Bắc. Có thể nói sự suy thoái bắt đầu từ 1945 trở đi, và đặc biệt là sau Cải cách ruộng đất. Ngày nay, Phật giáo có khi như là một hệ thống doanh nghiệp có mô hình tổ chức như một ... đảng. Năm nào tôi cũng có dịp ra Hà Nội và lưu trú gần trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên đường Quán Sứ. Đi ngang đó thấy những chiếc xe sang trọng và xa xỉ (trong nước gọi là 'siêu xe') mang biển màu xanh, là biết ngay có sự nhập nhằng giữa thế quyền và Phật pháp. Rồi vô số những bản tin về các vị tu sĩ và hành xử của họ chỉ làm cho Phật tử ngao ngán và tự hỏi có phải thời mạt pháp đã đến. Rất có thể. Rất cần một thế hệ như thế hệ của Thầy Quảng Độ thì may ra mới khôi phục được Phật giáo Việt Nam.

 

Thầy Quảng Độ đã tạ thế (hay 'chuyển nghiệp') sau hơn 90 năm ở trọ cõi trần. Trong thời gian 90 năm đó, dù với những sóng gió và dao động lịch sử, Thầy vẫn cống hiến cho cả đời và đạo pháp đúng với vai trò của một bậc chân tu và một trí thức dấn thân.

 

Nguyễn Văn Tuân

https://www.nguyenvantuan.info/single-post/2020/02/24/Hoa-thuong-Thich-Quang-Do-Chan-tu-va-tri-thuc

===

 

(1) Theo tiểu sử, Thầy sinh ngày 27/11/1928 ở xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tên khai sanh là Đặng Phúc Tuệ. Chẳng biết thầy vào Nam năm nào, nhưng sự nghiệp Phật pháp của Thầy lừng danh ở miền Nam.

 

(2) Xin chia sẻ một bài thơ của Thầy Quảng Độ viết có lẽ khi còn bị lưu đày ở Thái Bình:

 

CHIỀU ĐÔNG 

 

Nghe lòng xa vắng những chiều đông
Nhìn nước mênh mông khắp mặt đồng
Bát ngát núi xa mờ bóng cọp
Thăm thẳm trời cao bặt cánh hồng

 

Bao độ cà tan cà nở nụ
Mấy mùa lúa rụng lúa đơm bông
Năm tháng mỏi mòn đầu đã bạc
Còn chút lòng son gởi núi sông.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2022(Xem: 3735)
Sư bà Hải Triều Âm là một bậc tu hành mẫu mực, một tấm gương sáng ngời cho tất cả những hành giả đang bước theo con đường Đức Phật đã chỉ dạy, cho cả ni lẫn tăng xuất gia và hàng cư sĩ tại gia. Ngài được xem như là hiện thân của một Sư Tổ Kiều Đàm Di thời hiện đại. Bài viết dưới đây có tựa là “Di Chúc Của Sư Bà Hải Triều Âm” được phổ biến trên mạng trong những tháng năm sau ngày Sư Bà mất 31 tháng 7, 2013.
14/11/2022(Xem: 3308)
Ngày 12,13-11 (19,20-10-Nhâm Dần), BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa và môn đồ pháp quyến đã trọng thể tổ chức lễ Đại tường Trưởng lão Hòa thượng Thích Ngộ Tánh, nguyên UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, viện chủ chùa Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) và chùa Đức Hòa, phường Ninh Hiệp.
11/11/2022(Xem: 3268)
Sáng ngày 09/11/2022 (nhằm ngày 16 tháng 10 Nhâm Dần), môn đồ pháp quyến chùa Diên Thọ đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 31 cố Hoà thượng Thích Hải Tuệ - Trừng San (Tân Mùi 1991- Nhâm Dần 2022). Đến tham dự lễ tưởng niệm có sự hiện diện của Chư tôn Hoà thượng: - Hoà thượng Thích Trừng Thi (chùa Tòng Lâm Lô Sơn) - Hoà thượng Thích Thiện Thông (chùa Sắc Tứ Minh Thiện) - Hoà thượng Thích Phước An (chùa Hải Đức) - Hoà thượng Thích Tâm Trí (chùa An Dưỡng) - Hoà thượng Thích Chí Viên (Linh Phong Cổ Tự) - Hoà thượng Thích Như Minh (chùa Sắc Tứ Liên Hoa) - Hoà thượng Thích Đức Thành (chùa Pháp Tánh) - Hoà thượng Thích Nguyên Minh (chùa Sắc Tứ Kim Sơn)
11/11/2022(Xem: 2333)
Sáng nay 11-11-2022 (18-10-Nhâm Dần), tại chùa Đức Hòa - Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa, lễ tưởng niệm Đại tường có Trưởng lão Hòa thượng Thích Ngộ Tánh, nối dòng Lâm Tế đời thứ 45, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, kiêm Trưởng ban Tăng sự tỉnh; viện chủ Tổ đình Thiên Bửu và chùa Đức Hòa.
07/11/2022(Xem: 3361)
Trong giai đoạn đầu thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn với quá trình mở đất xuống phương Nam, ngoài việc lưu tâm đến khai hoang, mở đất, lập làng, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng luật nghi phép tắc nhưng các vị cũng không quên xây dựng và sử dụng Phật giáo như một hệ tư tưởng chuẩn mực cho đạo đức xã hội.
30/10/2022(Xem: 2422)
Sáng nay, mồng 5 tháng 10 Nhâm Dần (29/10/2022), bầu trời xám xịt, mưa bay lất phất những hạt nhẹ li ti gây nên cảm giác buồn man mác cho những người con xa Cha, vắng Mẹ, nhớ thương Thầy... Môn đồ Pháp quyến Tổ đình Linh Sơn Pháp Bảo đã thiết lễ Huý nhật lần thứ nhất cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Như Ý - Nguyên Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung Ương GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà, Viện chủ Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo - Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà.
27/10/2022(Xem: 2469)
Cố Ni trưởng Thích nữ Như Phương, thế danh Lê thị Thanh Cúc, sinh năm Mậu Tý (1948), xuất thân trong một gia đình nông nghiệp, tin Phật và phụng thờ Tam Bảo tại làng Tam Tân, xã Tân Tiến, thị xã LaGi, tỉnh Bình Thuận. Thân phụ là cụ ông Lê Thanh Trước -Pháp danh Minh Tiền, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Đặng- Pháp danh Thục Bông. Ni trưởng là con gái trưởng trong một gia đình có 6 chị em. Thuở nhỏ, Ni trưởng đã mến mộ Phật Pháp và tham gia sinh hoạt gia đình Phật tử tại chùa làng. Năm Canh Tý ( 1960) nhân ngày vía đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Ni trưởng cùng thân phụ và em trai lên núi Tà Cú lễ Phật tại tổ đình Linh Sơn Long Đoàn (chùa dưới). Ni trưởng được duyên lành đảnh lễ Đại lão Hòa thượng Quảng Nhơn- Ấn Tâm làm thầy truyền tam quy giới, ban cho tự Thục Hương, từ đó tâm bồ đề khai mở, chí cắt ái ly gia ngày thêm mạnh mẽ.
22/10/2022(Xem: 2295)
Dấu tình chiếc áo nâu sòng, Ôm ngàn hạnh nguyện, giữa dòng thiền tâm. Mây bay vạn dặm dư âm, Hương xưa đọng lại, lặng thầm thế gian. Lãng Vân quê cũ âm ban, Thác sanh chú bé, cười vang giữa đời. Xuân Phương danh ứng thành người, Học lên thâm hiểu, nhặt lời xuất gia.
21/10/2022(Xem: 2871)
Tỉnh Khánh Hòa xưa vốn là vùng đất của người Chăm. Sau cuộc chiến tranh biên giới vệ quốc chống quân Chiêm Thành năm Quý Tỵ [1653] đời chúa Nguyễn Phúc Tần, Khánh Hòa chính thức trở thành vùng trấn biên mới của Đại Việt. Từ đó, lãnh thổ nước ta kéo dài thêm về Nam từ núi Đá Bia đến phía Đông sông Phan Rang đặt làm dinh Thái Khang.
11/09/2022(Xem: 7462)
Phật tử Hoàng Đức Thành, pháp danh Tâm Đức sinh năm 1975 tại Sài Gòn, cùng gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1991. Tốt nghiệp Bác sỹ Y Khoa năm 2004. Hiện đang làm Giám Đốc Chương Trình Nghiên Cứu Chuyên Khoa Nội Tiết tại Bệnh viện Quân Y Hoa Kỳ Walter Reed tại Bethesda, Maryland. Ông cũng chịu trách nhiệm giảng dạy và đào tạo các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết cho Hải quân và Lục quân Hoa kỳ (US Navy & Army). Ngoài công việc chuyên môn, Bác sĩ Tâm Đức là một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử của Chùa Giác Hoàng, Thủ đô Washington D.C., từ năm 1993 đến nay (2017). Bác sĩ phụ trách hướng dẫn Phật pháp cho các anh chị em trong GĐPT và các chương trình nhạc Lễ và chương trình văn nghệ ở chùa Giác Hoàng và các chùa lân cận. Từ những sinh hoạt này, Bác sĩ Tâm Đức đã viết nhiều nhạc phẩm để phổ biến cái hay cái đẹp của lời Phật dạy trong đời sống, đến nay đã có nhiều Album nhạc phát hành để cống hiến cho cộng đồng Phật giáo. (nghe nhạc của Bác Sĩ Tâm Đức)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]