Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tán thán công đức của Ni Sư Giới Hương (bài viết của TT Nguyên Tạng)

21/12/201907:25(Xem: 4423)
Tán thán công đức của Ni Sư Giới Hương (bài viết của TT Nguyên Tạng)


Ni Su Gioi Huong (35)

Tán thán công đức

của Ni Sư Giới Hương

Bài viết của TT Thích Nguyên Tạng

Tôi gặp NS Giới Hương lần đầu tiên vào ngày 17/4/2008  khi đến giảng pháp tại Chùa Phước Hậu do chính Ni Sư Trụ trì ở thành phố Milwaukee, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Hôm đó tôi đến giảng pháp cùng với TT Thích Đồng Văn (hiện Trụ trì Chùa Phổ Bảo, Munich, Đức Quốc).

Hằng năm Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, tổ chức đưa phái đoàn hoằng pháp lưu động đến Hoa Kỳ và Canada. Năm ấy (2008) tôi có duyên tháp tùng cùng phái đoàn của Ngài, tổ chức từ ngày 11 tháng 3 đến ngày 13 tháng 5 năm 2008. Khi Đoàn về đến Chicago, lưu trú tại Chùa Trúc Lâm (do cố HT Thích Hạnh Tuấn Trụ trì, Ngài đã viên tịch năm 2015), từ nơi đây Ôn Phương Trượng cử tôi và TT Đồng Văn đến giảng pháp tại Chùa Phước Hậu, ở cách đó khoảng 2 giờ lái xe.

Chiều hôm ấy, đích thân Ni Sư Giới Hương và 2 đệ tử khác đã lái xe xuống tận Chùa Trúc Lâm để đón tôi và TT Đồng Văn, trên đường về chùa Phước Hậu, Ni Sư tranh thủ đưa 2 chúng tôi đi thăm Milwaukee city tour một vòng, trên đường đi, Ni Sư say sưa làm tour guide giới thiệu cảnh vật xung quanh và cũng không quên kể lại duyên do tại sao được Phật tử nơi này mời về Trụ trì Chùa Phước Hậu, sau khi Ni Sư tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật học tại Ấn Độ vào năm 2005.

Tôi đã có ấn tượng về hạnh khiêm hạ, kính Phật trọng Tăng của Ni Sư Giới Hương trong thời pháp thoại 2 tiếng đồng hồ hôm ấy (từ 7pm đến 9pm, TT Đồng Văn giảng một giờ trước và tôi giảng giờ sau). Suốt 2 giờ pháp thoại, Ni Sư hoan hỷ ngồi tham dự lắng nghe pháp thoại cùng với quý Phật tử địa phương. Đây là công hạnh hiếm có của một vị Trụ trì khi có Giảng sư phương xa đến trụ xứ giảng Pháp, vì vị Trụ trì luôn luôn bận sắp xếp tổ chức công việc, ít khi nào chịu ngồi xuống để nghe pháp cùng với chúng đệ tử, nhưng ở đây Ni Sư luôn làm việc này, chủ yếu là để khuyến tấn hàng đệ tử phải tranh thủ thời gian ngắn ngủi trong đời này để học giáo lý, tinh tấn tu tập trước khi quá trễ.

Tôi nghĩ Ni Sư Giới Hương có phước duyên xuất gia với Sư Bà Hải Triều Âm (xem tiểu sử) từ thuở thiếu thời, nên được Sư Bà dạy dỗ, đào luyện mà giờ đây Ni Sư đã trở thành một hành giả như thế, một vị Ni đức hạnh làm rạng danh tông phong của cố Sư Bà.

Tuy đến năm 2008 tôi mới có dịp gặp mặt Ni Sư, nhưng từ năm 1999, Ni Sư đã liên lạc và đã gởi bài cộng tác với Trang Nhà Quảng Đức, lúc ấy Ni Sư còn du học bên Ấn Độ. Kính mời xem trang tác phẩm của Ni Sư ở tại link này:


Thich Nu Gioi Huonghttps://quangduc.com/author/post/40/1/ns-thich-nu-gioi-huong?o=0


Có thể nói Ni Sư là một trong số ít nữ tu Phật Giáo VN có tài viết lách, viết rất khỏe và dịch thuật cũng rất nhiều, Ni Sư có nhiều tác phẩm ấn hành nhất hiện nay. Có lẽ chính vì thế, mới đây Ni Sư đã được Tổ chức Kỷ Lục người Việt toàn cầu- VietWorld chính thức trao tặng Kỷ lục "Nữ tiến sĩ người Mỹ gốc Việt viết và dịch nhiều ấn phẩm Phật giáo nhất", đây là niềm tự hào và vinh dự chung cho Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Quả thật vậy, Ni Sư Giới Hương xứng đáng được trao tặng danh hiệu trên, vì dù ở bất cứ nơi đâu và lúc nào, Ni Sư Giới Hương cũng ôm ấp ước mơ “thức dậy đi làm văn hóa”, và niềm ao ước đó nay đã trở thành hiện thực, với 2 ngôi Chùa Hương Sen do chính Ni Sư khai sơn, một ở Bình Chánh, Sài Gòn, Việt Nam và một ở thành phố Perris, tiểu bang California, Hoa Kỳ, đặc biệt là Ni Sư thành lập tủ sách Bảo Anh Lạc để phổ biến giáo lý Phật Đà.

Tháng 11 năm 2012, Ni Sư Giới Hương sang Úc Châu dự Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn kỳ 6 tại Tổ Đình Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc. Nhân dịp này, TT Viện Chủ Thích Tâm Phương và bản thân tôi đã mời Ni Sư về thăm và thuyết giảng Khóa tu Bát Quan Trai tại Tu Viện Quảng Đức, chúng đệ tử nơi đây rất hoan hỷ tiếp nhận 2 thời Pháp thoại của Ni Sư và càng hạnh phúc hơn khi được Ni Sư trao tặng nhiều quà pháp bảo như kinh sách, DVD giảng pháp và đĩa nhạc PG do chính NS sáng tác.

Nay nhân dịp chúng đệ tử Chùa Hương Sen tổ chức mừng “Chu niên 40 năm tu học và hoằng Pháp của Ni Sư Giới Hương”, tôi xin viết đôi dòng này để tán thán công đức hoằng Pháp lợi sinh mà Ni Sư Giới Hương đã dấn thân cống hiến trong cuộc đời này. Ngạn ngữ Tây Phương có câu “Được xem là thiên tài, người ấy chỉ có một phần trăm của cảm hứng, nhưng có đến chín mươi chín phần trăm đổ mồ hôi” (Genius is one percent inspiration and ninety-nine percent perspiration), thật đúng với trường hợp của Ni Sư. Chỉ mới 40 năm "biến nhập trần lao tác Phật sự" mà Ni Sư đã làm quá nhiều việc như vậy, quả là đáng ngả mũ nể phục, Ni sư vừa xây chùa, vừa nuôi dạy đệ tử, vừa dịch sách, viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, vừa đi giảng pháp khắp nơi, và hướng dẫn hành hương chiêm bái..v.v..…  Sư Bà Hải Triều Âm có lẽ ở nơi cõi giới xa xăm kia đang mỉm cười hoan hỷ khi nhìn thấy một người đệ tử của mình thành tựu được đạo nghiệp như thế.

Một lần nữa, xin thành tâm chúc mừng và tán thán công đức đóng góp lăn chuyển bánh xe Pháp của Ni Sư trong cuộc đời này. Cầu Phật gia hộ cho Ni Sư luôn vui khỏe, an lạc và có nhiều tác phẩm cống hiến cho văn đàn Phật Giáo Việt Nam.

 


Nam Mô A Di Đà Phật
Viết tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, 
TK. Thích Nguyên Tạng

Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức
Tổng Thư Ký Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL





 





Hình ảnh TT Đồng Văn & TT Nguyên Tạng
giảng pháp tại Chùa Phước Hậu, Milwaukee, Wiscousin
(do Ni Sư Giới Hương trụ trì)


Ni Su Gioi Huong (1)Ni Su Gioi Huong (2)Ni Su Gioi Huong (3)Ni Su Gioi Huong (6)Ni Su Gioi Huong (8)Ni Su Gioi Huong (9)Ni Su Gioi Huong (10)Ni Su Gioi Huong (15)Ni Su Gioi Huong (22)Ni Su Gioi Huong (23)Ni Su Gioi Huong (26)


***


Hình ảnh 

Ni Sư Giới Hương giảng pháp tại 
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu

(do TT Tâm Phương khai sơn, TT Nguyên Tạng trụ trì)




Ni Su Gioi Huong (30)
Ni Su Gioi Huong (31)Ni Su Gioi Huong (33)Ni Su Gioi Huong (34)Ni Su Gioi Huong (35)Ni Su Gioi Huong (37)Ni Su Gioi Huong (38)Ni Su Gioi Huong (39)Ni Su Gioi Huong (40)Ni Su Gioi Huong (41)Ni Su Gioi Huong (45)Ni Su Gioi Huong (46)Ni Su Gioi Huong (47)Ni Su Gioi Huong (48)Ni Su Gioi Huong (49)Ni Su Gioi Huong (50)Ni Su Gioi Huong (54)Ni Su Gioi Huong (55)Ni Su Gioi Huong (56)Ni Su Gioi Huong (57)Ni Su Gioi Huong (58)Ni Su Gioi Huong (59)Ni Su Gioi Huong (60)Ni Su Gioi Huong (61)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2013(Xem: 4803)
Phạm Công Thiện(1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Dưới đây là bài viết của Tâm Nhiên nhân sắp đến ngày giỗ của ông.
12/01/2013(Xem: 5092)
Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận. Bấy giờ Trung Hoa bị chia thành nhiều nước nhỏ, nước này xâm lăng và thôn tính nước kia, gây nên nhiều cuộc chiến tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than đau khổ.
07/01/2013(Xem: 5944)
Phần lớn độc giả biết nhiều đến các tiểu luận và các tập thơ phản chiến, nhưng ít người biết đến những bài thơ Thiền của Nhất Hạnh. Tôi xin trích một bài được nhà xuất bản Unicorn Press xuất bản trong tâp thơ Zen Poems của Nhất Hạnh vào năm 1976 (bản dịch Anh Ngữ) của Võ Đình. Bài này được in vào tuyển tập thơ nhạc họa vào mùa Phật Đản 1964
10/12/2012(Xem: 5866)
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện Kiếp tu hành 81 năm của Ngài Gánh vác hy sinh...
09/10/2012(Xem: 9101)
Thiền sư Lê Mạnh Thátcho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự. Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền phái Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:
01/10/2012(Xem: 4844)
Kính bạch Giác Linh Đức Thầy, Dẫu biết rằng: “Cuộc đời là ảo mộng, vạn vật vốn vô thường, chuyển di không ngừng nghỉ, biến diệt lẽ tự nhiên, tử sanh không tránh khỏi.” Nhưng ân đức cao dày, tình thương nồng thắm, Đức Thầy đã ban cho hàng đệ tử chúng con, chẳng những được kết thành giới thân huệ mạng, mà còn mang lại cho cuộc đời giải thoát của chúng con vô vàn hạnh phúc… Ân đức ấy, mãi mãi khắc sâu vào cuộc đời tu học của chúng con vô cùng vững chắc, dù cho thời gian, sự vô thường có thay đổi...
22/09/2012(Xem: 5114)
Ni sư Thích Nữ Như Phụng nguyên là viện chủ chùa Long Vân , sinh tiền Ni sư là cố vấn ni chúng chùa Long Vân , làm Hóa chủ trường hạ trong 6 năm , trưởng phòng châm cứu từ thiện của chùa,thành viên mặt trận tổ quốc xã Tam Phước , trưởng bếp cơm từ thiện Bệnh viện đa khoa Long Thành. Suốt cả cuộc đời ni sư tận tụy cho sự nghiệp tu hành và hoằng dương Đạo pháp , một lòng chuyên tâm Niệm Phật A Di Đà , công quả viên mãn Ni sư an nhiên tự tại vãng sanh trong lúc đứng Niệm Phật cùng đại chúng trên Đại hùng bảo điện không gian tràn ngập hương cúng dường thanh tịnh .Sau khi làm lễ trà tì ngài để lại rất nhiều xá lợi minh chứng cho công đức tu hành tinh nghiêm của một vị cao ni.
21/09/2012(Xem: 8959)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
20/09/2012(Xem: 4370)
Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.
08/09/2012(Xem: 7026)
Với Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567