Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam tập 3 (sách pdf)

13/12/201920:29(Xem: 9954)
Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam tập 3 (sách pdf)

Tieu Su Danh Tang VN tap 3


NỘI DUNG

oOo

 

         Lời giới thiệu.........................................................................................................

         Lời nói đầu............................................................................................................

         Ban biên tập – công tác.....................................................................................

         Mục lục niên đại..................................................................................................

I.       Giai đoạn tiền chấn hưng (1900 – 1930)........................................................

II.     Giai đoạn chấn hưng Phật giáo Việt Nam (1931 – 1950)............................

III.   Giai đoạn thống nhất Phật giáo đầu tiên (1951 – 1956)..............................

IV.    Phật giáo giai đoạn đất nước bị chia đôi (1957 – 1974)..............................

V.     Phật giáo giai đoạn thống nhất đất nước (1975 – 1980)

VI.   Giai đoạn thống nhất Phật giáo Việt Nam lần thứ 2

                                                        (1981 – 2000)........................................................     

 

         Phụ lục: 04 cư sĩ tiền bối hữu công...................................................................

         Mục lục sinh quán – trú quán

         Thư mục sách dẫn...............................................................................................

         Tóm tắt nội dung Việt – Anh – Pháp ..............................................................

 

  

Ý KIẾN VỀ BỘ

TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM

 

 

Phật giáo Việt Nam cùng với vận mệnh đất nước đã trải qua bao hưng suy thăng trầm của lịch sử. Nếu như nước nhà thời nào cũng có anh hùng thì Phật giáo giai đoạn nào cũng có danh Tăng dựng đạo giúp nước. Đó là những tấm gương sáng giá góp phần tạo nên lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn cận và hiện đại với công cuộc chấn hưng và phát triển Phật giáo song song với sự vươn lên của dân tộc.

Công lao của các bậc cao Tăng tiền bối, các vị sứ giả Như Lai, những danh Tăng hộ quốc kiên trì giữ đạo, tịnh tiến tu hành, đã được sưu tầm qua công trình biên soạn bộ Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX này, dù chưa thể gọi là hoàn hảo và còn một số tiểu sử danh Tăng còn thiếu cần sưu khảo thêm, tác phẩm này cũng đã cô đọng được tất cả nét chủ yếu của từng cuộc đời riêng lẻ, từng sự nghiệp đặc thù ở mỗi hạnh nguyện cá biệt để đúc kết thành bối cảnh lịch sử cả một giai đoạn. Bộ sách đã phản ánh được bao nhân cách, chí hướng, tư tưởng có giá trị cho chúng ta học hỏi noi giương. Đó là sự đóng góp có ý nghĩa nhất của tác phẩm vào kho báu văn hóa – lịch sử của Phật giáo Việt Nam.

Trưởng ban văn hóa trung ương GHPGVN
Cư sĩ VÕ ĐÌNH CƯỜNG

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Thế kỷ XX vừa mới trôi qua, cũng là thời điểm hoàn tất quyển “Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX tập II”. Tuy nhiên ban biên tập vẫn chưa thể kết thúc công việc ở giai đoạn này, còn lại rất nhiều danh Tăng mà chúng tôi chưa sưu tầm được, hoặc có tư liệu nhưng chưa đầy đủ.

Ở quyển Tiểu sử Danh Tăng tập II này, chúng tôi vẫn trung thành với phương pháp khảo cứu và bố cục như tập đầu ra mắt cách đây bốn năm. Qua ý kiến đóng góp của chư tôn đức, các nhà nghiên cứu và độc giả khắp nơi, trong quyển II này chúng tôi có thêm phần mục lục về sinh quán và trú quán của chư danh Tăng, để tiện việc tra cứu theo từng địa phương và để nơi sản sinh ra những danh Tăng làm tư liệu truyền thống.

Như đã nói trên, chúng tôi vẫn theo hệ thống bố cục công trình của quyển I, cho nên tập II giới thiệu các vị danh Tăng vẫn giữ 4 phần biên tập đã có. Ngoài ra chúng tôi đưa thêm chuyên mục thứ 5: “Danh Tăng Giai Thoại” để ghi lại những truyền thuyết, hành trạng thánh hóa của chư Tổ sư được lưu truyền trong các chùa và dân gian, mà theo phương pháp khoa học lịch sử, chúng tôi không thể đưa vào phần chính sử.

Quyển Tiểu sử Danh Tăng tập II ghi lại thân thế và công đức thêm 100 vị danh Tăng tiêu biểu từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 2000, năm bản lề trước thế kỷ XXI. Đặc điểm của quyển này là việc biên khảo khá đầy đủ về chư vị Thánh tử đạo ở giai đoạn pháp nạn đấu tranh của Phật giáo trong thập niên 60 – 70, và thêm một số vị danh Tăng có công hoằng dương đạo pháp ở hải ngoại. Ngoài ra phần phụ lục vẫn là các vị cư sĩ tiêu biểu có công góp phần hiển dương đạo pháp, để lại dấu ấn lịch sử của thế kỷ.

Hy vọng rằng quyển “Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam tập II” này sẽ ít nhiều giúp quí độc giả hình dung được toàn cảnh mạch sống của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX qua những tấm gương tiêu biểu để chúng ta vững vàng tiếp bước đưa Phật giáo Việt Nam đi vào thế kỷ XXI.

Rất mong chư tôn túc giáo phẩm, các nhà nghiên cứu và độc giả xa gần bổ khuyết, chỉ giáo cho những điều chúng tôi chưa biết hoặc còn sai sót trong quá trình biên khảo để chúng tôi tiếp thu điều chỉnh cho lần xuất bản tiếp theo. Đó là sự khích lệ quí báu cho Ban biên tập tiếp tục công trình như đã dự thảo.


Đầu Xuân Tân Tỵ năm 2001

Chủ biên

THÍCH ĐỒNG BỔN

 


CỐ VẤN CÔNG TRÌNH

HÒA THƯỢNG THÍCH THANH KIỂM

HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG

THƯỢNG TỌA THÍCH GIÁC TOÀN

THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN NHƠN

CƯ SĨ VÕ ĐÌNH CƯỜNG

CHỦ BIÊN

THÍCH ĐỒNG BỔN

BAN BIÊN TẬP

Thích Bảo Nghiêm – Thích Đồng Bổn

Nguyễn Đình Tư – Lê Tư Chỉ

Minh Thông – Minh Ngọc

Dương Kinh Thành

PHẬT LỊCH 2546 – DƯƠNG LỊCH 2002

 

 

CÔNG TRÌNH

VỚI SỰ ĐÓNG GÓP & CỘNG TÁC CỦA:

 

1.     HÒA THƯỢNG THÍCH HIỂN TU                   (TP.HCM)

2.     HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỔNG QUÁN          (Qui Nhơn)

3.     HÒA THƯỢNG THÍCH HUỆ THÔNG         (Tiền Giang)

4.     THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ SIÊU                   (TP.HCM)

5.     THƯỢNG TỌA THÍCH NGUYÊN PHƯỚC   (Qui Nhơn)

6.     THƯỢNG TỌA THÍCH QUẢNG THỌ            (Long An)

7.     THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH             (TP.HCM)

8.     THƯỢNG TỌA THÍCH PHỔ CHIẾU              (TP.HCM)

9.     THƯỢNG TỌA THÍCH HẠNH TRÂN          (Tiền Giang)

10.  THƯỢNG TỌA THÍCH TỊNH THÀNH            (TP.HCM)

11.   ĐẠI ĐỨC THÍCH LỆ TRANG                         (TP.HCM)

12.   ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH ĐẠO                         (TP.HCM)

13. ĐẠI ĐỨC TĂNG ĐỊNH                                    (TP.HCM)

14.   ĐẠI ĐỨC BỬU CHÁNH                                 (Đồng Nai)

15.   ĐẠI ĐỨC THÍCH THANH VÂN                    (Hưng Yên)

16.   ĐẠI ĐỨC THÍCH LỆ HƯNG                        (Đồng Tháp)

17.   ĐẠI ĐỨC THIỆN MINH                                   (TP.HCM)

18.   ĐẠI ĐỨC THÍCH NHỰT QUẢ                         (Long An)

19.   ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH LỰC                          (TP.HCM)

20. NI SƯ THÍCH DIỆU MINH                                (PHÁP)

21.   NI SƯ THÍCH ĐÀM LAN                                 (Hà Nội)

22.   SƯ CÔ THÍCH NỮ CHÚC HUỆ                    (TP.HCM)

23.   SƯ CÔ THÍCH NỮ HUỆ NGỌC                  (Đồng Nai)

24.   GIÁO SƯ MINH CHI                                      (TP.HCM)

25.   NHÀ GIÁO LÊ TÚY HOA                              (TP.HCM)

26.   CƯ SĨ QUẢNG TIẾN                                     (TP.HCM)

27.   CƯ SĨ TÂM QUANG                                 (Bình Thuận)

28.   CƯ SĨ DANH SOL                                     (Kiên Giang)

29.   CƯ SĨ GIÁC TUỆ                                      (Khánh Hòa)

30. CƯ SĨ THANH NGUYÊN                               (TP.HCM)

31.   CƯ SĨ VẠNG ANH VIỆT                               (TP.HCM)

32. CƯ SĨ TÔ VĂN THIỆN                                  (TP.HCM)

 

 

 

MỤC LỤC NIÊN ĐẠI

TIỂU SỬ Danh Tăng Việt Nam THẾ KỶ XX

TẬP II

*

I. GIAI ĐOẠN TIỀN CHẤN HƯNG

(1900 – 1930)

 

1.     HT. Thích Liễu Ngọc                (1826-1900)          trang         

2.     HT. Thích Tâm Truyền             (1832-1911)            `--           

3.     HT. Thích Thiện Quảng            (1862-1911)            --

4.     HT. Thích Huệ Pháp                 (1871-1927)            --

5.     HT. Thích Tâm Tịnh                 (1868-1928)            --

6.     HT. Tra Am-Viên Thành           (1879-1928)            --

II. GIAI ĐOẠN CHẤN HƯNG Phật giáo Việt Nam

(1931-1950)

7.     HT. Thích Phổ Huệ                  (1870-1931)         trang

8.     HT. Thích Từ Văn                    (1877-1931)            --

9.     HT. Thích Phước Chữ              (1858-1940)            --

10.   HT. Thích Bổn Viên                 (1873-1942)            --

11.   HT. Thích Đại Trí                     (1897-1944)            --

12.   HT. Thích Hoằng Khai             (1883-1945)            --

13.   GS. Thích Trí Thuyên               (1923-1947)            --

14.   HT. Thích Bửu Đăng               (1904-1948)            --

15.   HT. Thích Phước Hậu              (1862-1949)            --

16.   HT. Thích Từ Nhẫn                  (1899-1950)            --

III. GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN

(1951-1956)

17.   HT. Thích Minh Nhẫn Tế         (1889-1951)         trang

18.   HT. Thích Chánh Quả              (1880-1956)            --

19.   HT. Thích Liễu Thiền               (1885-1956)            --

IV. PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN ĐẤT NƯỚC BỊ CHIA ĐÔI

(1957-1974)

20.   HT. Thích Diệu Pháp                (1882-1959)          trang

21.   HT. Thích Thiện Bản                (1884-1962)            --

22.   TĐ. Thích Tiêu Diêu                 (1892-1963)            --

23.   TTĐ. Thích Quảng Hương        (1926-1963)            --

24.   TTĐ. Thích Nguyên Hương      (1940-1963)            --

25.   TTĐ. Thích Thanh Tuệ             (1946-1963)            --

26.   TTĐ. Thích Thiện Mỹ               (1940-1963)            --

27.   TTĐ. Thích Thiện Huệ              (1948-1966)            --

28.   TTĐ. Thích Hạnh Đức              (1948-1967)            --

29.   HT. Thạch Kôong                     (1879-1969)            --

30.   HT. Thiện Luật                         (1898-1969)            --

31.   HT. Thích Thiên Trường           (1876-1970)            --

32.   HT. Thích Thiện Ngôn              (1894-1970)            --

33.   TTĐ. Thích Thiện Lai               (1896-1970)            --

34.   HT. Tăng Sanh                          (1897-1970)            --

35.   TTĐ. Thích Thiện Ân               (1949-1970)            --

36.   HT. Thích Pháp Long                (1901-1971)            --

37.   HT. Thích Thiện Hương            (1903-1971)            --

38.   HT. Thích Chí Tịnh                   (1913-1972)            --

39.   HT. Thích Đạt Thanh                (1853-1973)            --

40.   HT. Thích Thiện Thuận            (1900-1973)            --

41.   HT. Thích Quảng Ân                (1891-1974)            --

V. PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

(1975-1980)

42.   HT. Thích Huệ Pháp                (1887-1975)         trang

43.   HT. Thích Tôn Thắng               (1879-1976)            --

44.   HT. Thích Minh Trực               (1895-1976)            --

45.   HT. Pháp Vĩnh                         (1891-1977)            --

46.   HT. Thích Giác Nguyên           (1877-1980)            --

47.   HT. Thích Huệ Hòa                  (1915-1980)         trang

48.   HT. Thích Thiên Ân                 (1925-1980)            --

VI. GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LẦN THỨ 2 (1981-2000)

49.   HT. Thích Tâm An                   (1892-1982)         trang

50.   HT. Thích Tường Vân              (1899-1983)            --

51.   HT. Thích Huyền Tấn              (1911-1984)            --

52.   HT. Tăng Đuch                        (1909-1985)            --

53.   HT. Thích Huyền Tế                (1905-1986)            --

54.   HT. Thích Đạt Hương              (1900-1987)            --

55.   HT. Thích Hoằng Thông          (1902-1988)            --

56.   HT. Thích Đức Tâm                 (1928-1988)            --

57.   HT. Thích Hoàng Minh            (1916-1991)            --

58.   HT. Thích Viên Quang             (1921-1991)            --

59.   HT. Thích Trừng San               (1922-1991)            --

60.   HT. Danh Dinl                         (1908-1992)            --

61.   HT. Thích Chân Thường          (1912-1993)            --

62.   HT. Pháp Minh                         (1918-1993)            --

63.   HT. Thiện Thắng                      (1923-1993)            --

64.   HT. Thích Huyền Đạt              (1903-1994)            --

65.   HT. Thích Pháp Lan                 (1913-1994)            --

66.   HT. Thích Thanh Thuyền         (1914-1994)            --

67.   HT. Thích Phước Ninh             (1915-1994)            --

68.   HT. Thích Bửu Ngọc               (1916-1994)            --

69.   HT. Thích Trí Tấn                     (1906-1995)            --

70.   HT. Oul Srey                            (1910-1995)            --

71.   HT. Thích Minh Tánh               (1924-1995)            --

72.   HT. Thích Quảng Thạc             (1925-1995)            --

73.   HT. Pháp Tri                             (1914-1996)            --

74.   HT. Thích Đạt Hảo                  (1916-1996)         trang

75.   HT. Thích Bửu Ý                     (1917-1996)            --

76.   HT. Thích Diệu Quang             (1917-1996)         trang

77.   HT. Thích Kế Châu                  (1922-1996)            --

78.   TT. Thích Minh Phát                (1956-1996)            --

79.   HT. Thích Hoàn Không           (1900-1997)            --

80.   HT. Thích Tâm Minh                (1910-1997)            --

81.   HT. Thích Từ Huệ                    (1910-1997)            --

82.   HT. Thích Thiện Hào               (1911-1997)            --

83.   HT. Thích Giác Nhu                 (1912-1997)            --

84.   HT. Thích Tuệ Đăng                (1927-1997)            --

85.   HT. Siêu Việt                           (1934-1997)            --

86.   HT. Thích Hưng Dụng             (1915-1998)            --

87.   HT. Thích Thiện Châu              (1931-1998)            --

88.   HT. Thích Huyền Quý             (1897-1999)            --

89.   HT. Thích Trí Đức                    (1909-1999)            --

90.   HT. Thích Hoằng Tu                (1913-1999)            --

91.   HT. Thích Trí Đức                    (1915-1999)            --

92.   HT. Thích Tâm Thông              (1916-1999)            --

93.   HT. Thích Thiện Tín                 (1921-1999)            --

94.   HT. Thích Khế Hội                  (1921-1999)            --

95.   HT. Thích Định Quang            (1924-1999)            --

96.   HT. Tăng Đức Bổn                  (1917-2000)            --

97.   HT. Thích Minh Thành             (1937-2000)            --

98.   HT. Thích Duy Lực                  (1923-2000)            --

99.   HT. Thích Thuận Đức              (1918-2000)            --

100.HT. Thích Thanh Kiểm             (1921-2000)            --

PHỤ LỤC

1.     Cư sĩ Tuệ Nhuận – Văn Quang Thùy                   trang         

2.     Cư sĩ Hồng Tai – Đoàn Trung Còn                          --

3.     Cư sĩ Trúc Thiên – Trần Đức Tiếu                           --

4.     Giáo sư Nguyễn Đăng Thục    --

 

 


pdf-icon

Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam tập 3_Thích Đồng Bổn_2015




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8992)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 7568)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 7053)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 7162)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 8008)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 8157)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 10448)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 6829)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 11588)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
09/04/2013(Xem: 6339)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]