Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Vì Sao Vừa Chợt Tắt tại Cố Đô Huế

12/11/201915:13(Xem: 8781)
Một Vì Sao Vừa Chợt Tắt tại Cố Đô Huế
Xa loi On Tri Quang-5

Xa loi On Tri Quang-4Xa loi On Tri Quang-3

Một Vì Sao Vừa Chợt Tắt tại Cố Đô Huế

Kính Đảnh Lễ Giác Linh Ôn,

Sáng sớm ngày 9/11 khi nhận được tin Ôn vừa ra đi đêm qua, con chợt bàng hoàng và đứng lặng một lúc… Thành phố Melbourne sáng sớm cũng rơi lệ với những cơn mưa rào, trời lành lạnh và u buồn. Ôn ra đi thật rồi sao? Bao nhiêu ký ức của lần cuối cùng có phước duyên được cùng Ba Mạ, anh chị em, các con và các cháu vào thăm Ôn ở Tu Viện Quảng Hương Già Lam cách đây hơn mười năm bỗng ùa về trong tâm trí con…

Ngôi chùa Già Lam nằm con hẻm đường Lê Quang Định, Quận Gò Vấp mà chúng con hồi trẻ thỉnh thoảng được Ôn Mệ, Ba Mạ dẫn đi vào những dịp Lễ, Tết,… Nơi đây đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Phật Giáo Việt Nam cũng là ngôi Già lam mà nhiều nhân tài của Phật Giáo Việt Nam đã dung thân và hành đạo tại đây. Chúng con được nghe kể lại khi gia đình từ Huế vào Sàigòn sau biến cố Mậu Thân 1968, lúc đó chúng con được Ba Mạ bồng bế chạy trốn dưới làn bom đạn khi chỉ được vài tháng tuổi, sống chết như đường tơ kẻ tóc, gia đình chúng con may mắn sống còn sau biến cố đau thương đó… Gia  đình Ôn Mệ Nội, Mệ Ngoại và Ba Mạ khi vào Nam vẫn duy trì và hướng dẫn cho con cháu đến chùa như khi còn ở Huế, một nơi chốn vẫn thường được cho là chiếc nôi của Phật Giáo. Ba Mạ vẫn thường dẫn chúng con đến các chùa như: Vạn Phước, Ấn Quang  nhưng chính vẫn là Tu Viện Quảng Hương Già Lam lúc Ôn Trí Thủ còn sinh tiền, trước là Lễ Phật, sau là thăm viếng Chư Tôn Đức ở đây. Sau này định cư ở nước ngoài, mỗi lần về Sài Gòn thăm gia đình, chúng con cũng hay ghé thăm Tu Viện này, ngôi chùa thân thương với nhiều kỷ niệm cùng gia đình hơn mấy chục năm qua. Chư Tôn Đức ở TV Quảng Hương Già Lam rất quý mến Ôn Mệ và Ba Mạ chúng con nên thỉnh thoảng đến chùa chúng con được dẫn đi thăm quý Ôn như: Ôn Trí Thủ, Ôn Trí Quang, Ôn Tuệ Sỹ, Ôn Đạt Đạo, Ôn Nguyên Giác,…

Khác với Ôn Trí Thủ và Ôn Tuệ Sỹ phong thái nhẹ nhàng, trầm lắng, Ôn Trí Quang có lối nói chuyện dí dỏm, hài hước và rất gần gũi. Hôm đó, sau khi được Thầy thị giả mời vào, gia đình chúng con lần lượt vào bên trong phòng Ôn. Ôn mặc bộ đồ màu trắng, tươi cười chào hỏi Ba Mạ chúng con. Căn phòng nhỏ nhắn, đơn sơ mà Ôn đã ở và viết, dịch sách khi lưu lại tại Quảng Hương Già Lam trở nên chật hẹp hơn khi cả gia đình con vào thăm Ôn. Quý Ôn vẫn thường gọi Ba Mạ con là anh chị Ngự, Ôn hỏi thăm và trò chuyện với chúng con thật vui, con nhớ chúng con đã cười vang cả phòng khi hầu chuyện cùng Ôn. Với lối nói chuyện dí dỏm, sâu sắc, nụ cười hiền hòa khiến chúng con dù là lần đầu được diện kiến Ôn lại thấy rất thân thương và gần gũi vô cùng. Vào thời gian đó, con cũng mới mẻ chập chững tìm hiểu thêm nhiều hơn những Bậc Cao Tăng Việt Nam và sau nghe Ba con kể lại và đọc sách của Ôn, con càng kính ngưỡng Ôn nhiều hơn. Ôn là rứa, Ôn đã để lại cho Kho Tàng Phật Giáo Việt Nam nhiều Pháp bảo quý giá nhưng Ôn vẫn sống rất mộc mạc, giản dị, khiêm tốn, toát lên nét đẹp thanh cao mà chúng con rất trân quý và ngưỡng phục vô cùng. Chúng con còn nhớ đã xin phép Ôn chụp một tấm hình làm kỷ niệm với gia đình trước khi ra về, cả nhà ngồi chụm lại dưới chân Ôn để chụp và vì căn phòng nhỏ nên chúng con chỉnh tới, chỉnh lui mới chụp được hết mọi người với Ôn, nhưng khi qua đây chúng con đã không mang theo được, con hy vọng sẽ tìm lại được tấm hình này để giữ lại một kỷ niệm mà chúng con sẽ nhớ mãi về sau.

Khi Ôn về Chùa Từ Đàm Huế, chúng con nhiều lần muốn đến thăm Ôn nhưng không đủ duyên. Vào đầu năm 2014, khi Ba chúng con mất, lúc đó Ôn đang ở Từ Đàm, Ôn không được khỏe nên sau khi Tang Lễ, Ôn Bổn Sư Thích Khế Chơn đã dẫn gia đình chúng con đi các chùa để Tạ Lễ Quý Ôn đã đến chứng minh cho Tang Lễ của Ba chúng con như: Ôn Đức Phương, Ôn Đức Thanh, Ôn Chơn Hương, Ôn Tánh Tịnh, Ôn Tâm Thọ, Ôn Hải Ấn,… và tại Chùa Từ Đàm gia đình chúng con xin phép để đảnh lễ Ôn nhưng rất tiếc Ôn đang bệnh nặng nên chúng con không thể hầu thăm Ôn được.

Các Trang Nhà Phật Giáo, phương tiện truyền thông khắp nơi đã đưa tin về Ôn trong mấy ngày qua, chúng con lại được biết và hiểu về Ôn nhiều hơn, đặc biệt khi đọc Di Huấn của Ôn để lại làm cho chúng con không khỏi bồi hồi xúc động và cảm phục. Những gì Ôn đã cống hiến cho Đạo Pháp không có bút mực nào tả hết nhưng lúc ra đi Ôn lại muốn thật đơn giản như chính cách sống của mình. Ôn ơi, chúng con biết Ôn đã sống một cuộc đời thanh cao, đơn giản, suốt đời cống hiến cho Đạo Pháp, cho quê hương, cho dân tộc nhưng không màng đến lợi danh, đó là khí chất của một Bậc Chân Tu rất khả kính và đáng ngưỡng phục. 

Sáng hôm nay ngày 11/11 nhằm ngày Rằm tháng 10 âm lịch Kỷ Hợi, hàng Phật tử khắp nơi và chúng con lại một lần nữa xúc động đến rơi lệ khi xem livestream trực tiếp trên Facebook những cảnh quay cung tiễn nhục thân Ôn và Lễ Trà Tỳ. Trời Cố Đô Huế cũng buồn bã đổ mưa để tiễn Ôn đi, thật đúng là “sơn hà khấp lệ” khi Ôn rời khỏi trần gian này... Sự ra đi của Ôn có một tầm ảnh hưởng rất lớn tác động đến không những hàng Phật tử mà ngay cả những người không phải là Phật tử. Xúc động, quý mến, cảm phục, kính thương, tôn sùng, ngưỡng mộ,... có thể sẽ không đủ ngôn tử để diễn tả cảm xúc của tất cả những ai đã từng biết đến Ôn. Sự ra đi của Ôn là sự mất mát rất to lớn của hàng đệ tử Việt Nam khắp nơi và trong sâu thẩm của hàng đệ tử chúng con Ôn vẫn đã, đang và sẽ mãi mãi là ngôi sao luôn sáng rực trong Bầu Trời Phật Giáo ở Việt Nam cũng như tại hải ngoại.  

Khi nghe tin Ôn viên tịch, ĐĐ Thích Thiện Hương đã xúc động cảm tác bài thơ kính dâng Giác Linh Ôn:

Thả bè lau trôi theo dòng nước
Cưỡi nắng vàng, mang diệu lý rong chơi
Người ra đi như cánh Hạc về trời
Đây lưu dấu một dòng đời trôi nổi.
Đã đến, đã về....!
An nhiên tự tại....!
Dẫu sát na hay hơi thở ngàn xa
Âm hưởng đó, hào hào bất tuyệt.
Cung kính lễ...
Bậc Côn Bằng xứng danh Thích tử
Khai nhuệ trí soi sáng nhân sinh!
Kể từ đây đôi bến bờ bỉ thử
Một nụ cười ban tặng kiếp nhục vinh.
 

Chúng Con Kính Đảnh Lễ Giác Linh Ôn thượng Trí hạ Quang từ phương xa, kính nguyện Giác Linh Ôn Cao Đăng Phật Quốc.

Nam Mô A Di Đà Phật
Melbourne 11/11/2019. Rằm tháng 10 năm Kỷ Hợi. Phật lịch 2563
Đệ Tử Quảng Tịnh

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 6521)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 4856)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 6198)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 5729)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 5039)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 5974)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 5492)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 5314)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 4858)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 5109)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]