Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Tưởng Niệm Sư Phụ Như Ý và Thọ Tang tại Ni Viện Như Ý, Las Vegas, Hoa Kỳ (tối Thứ Ba 12/11/2019)

04/11/201909:59(Xem: 7573)
Lễ Tưởng Niệm Sư Phụ Như Ý và Thọ Tang tại Ni Viện Như Ý, Las Vegas, Hoa Kỳ (tối Thứ Ba 12/11/2019)

Lễ Tưởng Niệm Sư Phụ Như Ý

  và chúng đệ tử thọ Tang

tại Ni Viện Như Ý, Las Vegas, Hoa Kỳ

(tối Thứ Ba 12/11/2019)

Lời Cảm Niệm Ân Sư

của đệ tử Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Tâm Vân

dâng lên Sư Phụ Như Ý, kính mời và nghe:



Tuong niem Su Ong Nhu Y tai My (9)Tuong niem Su Ong Nhu Y tai My (8)
Tuong niem Su Ong Nhu Y tai My (4)

Tuong niem Su Ong Nhu Y tai My (5)

Tuong niem Su Ong Nhu Y tai My (3)
Tuong niem Su Ong Nhu Y tai My (2)Tuong niem Su Ong Nhu Y tai My (1)Tuong niem Su Ong Nhu Y tai My (6)
Tuong niem Su Ong Nhu Y tai My (4)Tuong niem Su Ong Nhu Y tai My (7)
Vài  hình ảnh Lễ Tưởng Niệm Sư Phụ Như Ý

và Thọ Tang tại Ni Viện Như Ý, Las Vegas, Hoa Kỳ (tối Thứ Ba 12/11/2019)






NIỆM ƠN SƯ PHỤ

Đệ tử Tâm Vân thành kính đảnh lễ Giác Linh Sư Phụ,

Từ phương trời xa xôi Mỹ Quốc, con thành kính vọng hướng Giác Linh Đài của Sư Phụ tại Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo, Cầu Dứa, Nha Trang, thành kính đảnh lễ Giác Linh Sư Phụ với lòng đau đớn vô biên, con xin sám hối với Sư Phụ là con không về dự Lễ Tang được, vì con đang trong thời gian xây dựng Thiền Đường cho Ni Viện Như Ý tại Las Vegas, tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ, nên con xin bày tỏ tấm lòng cảm niệm tri ân này trong lễ Tưởng niệm Tôn Sư tối hôm nay qua đường điện thoại viễn liên. Ngưỡng mong Sư Phụ từ bi chứng giám.
 

Kính bạch Giác Linh Sư Phụ,

Từ phương trời xa xôi Mỹ Quốc, con thành kính vọng hướng Giác Linh Đài của Sư Phụ tại Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo, Cầu Dứa, Nha Trang, thành kính đảnh lễ Giác Linh Sư Phụ với lòng đau đớn vô biên, con xin sám hối với Sư Phụ là con không về dự Lễ Tang được, vì con đang trong thời gian xây dựng Thiền Đường cho Ni Viện Như Ý tại Las Vegas, tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ, nên con xin bày tỏ tấm lòng cảm niệm tri ân này trong lễ Tưởng niệm Tôn Sư tối hôm nay qua đường điện thoại viễn liên. Ngưỡng mong Sư Phụ từ bi chứng giám.


 

Tám mươi sáu năm - Cây cổ thụ hằng vươn cao

Linh Sơn ngời sắc tướng - Giữa dòng đời xôn xao.


Nơi xa xôi cách trở nửa vòng trái đất, đệ tử chúng con tại Ni Viện Như Ý thành tâm hướng vọng về Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo, đê đầu đảnh lễ Giác Linh Sư Phụ.

Đệ tử một lần nữa xin sám hối và cũng đành lỗi hẹn cùng với huynh đệ nơi quê nhà.

Tiếc là chúng con không có đủ duyên để thu xếp về bên Người lúc cuối đời. Hàng rào trách nhiệm và bổn phận, luôn cản bước chúng con.

 

Hoa thuong Nhu Y-1

Trong hai tuần qua Người trị liệu tại VIN MEC- INTERNATIONAL HOSPITAL, thành phố Nha Trang. Trong lúc mỗi đệ tử chúng con không ngừng lo lắng và đau lòng, nhưng Người vẫn ung dung tự tại, vững chãi với  nhịp tim và hơi thở trong định lực, vẫn  nằm đó, như chưa hề xảy ra điều gì.

 

Dưới cái nhìn và hiểu của chúng con quá cạn cợt nhỏ hẹp, cứ mải lo lắng không ngừng để hiểu hết tâm tư tình cảm của Người, Người để cho chúng con có thời gian thu xếp mọi việc. Vào lúc cuối đời, người vẫn lo nghĩ cho tất cả hàng đệ tử chúng con, vẫn bao dung lo lắng nghe lời cầu xin của chúng con. Không ai hiểu đệ tử bằng chính người Thầy của mình, Người luôn thấu hiểu tâm trạng và khó khăn hiện tại của chúng con. Những trăn trở ưu tư mà Sư Phụ hằng suy tư để lo cho chúng con. Sợ những cơn bão lốc hiện đại tràn vào tâm thức chúng con, sợ những kỷ thuật hiện đại tác động làm lung lay tâm hồn xuất trần của chúng con.


Hoa thuong Nhu Y (3)Hoa thuong Nhu Y (1)


Những chuỗi ngày ấy của Người trọn vẹn 10 ngày, hàm chứa biết bao điều kỳ diệu, chỉ có hàng đệ tử chúng con mới thấu hiểu dụng ý của người.

Người đã hiện thân Sanh Lão Bệnh Tử, thân giáo cho tất cả chúng con nhận diện được lẽ vô thường.

Giây phút mà Người trút hơi thở cuối cùng, dòng mạch của người vẫn trong định lực an định không phải là mạch của người ra đi, làm cho Bác sĩ  không thể nào giải thích được. Người đã cho chúng con bài học không lời vào lúc cuối đời.

 

Nhưng giờ thì người thật sự đã không còn nói cười với huynh đệ chúng con nữa rồi. Người đã ra đi mãi mãi mang theo cái nhục thân giả hợp, chứ không mang theo những ký ức tốt đẹp của chúng con.

 

Cho đến hôm nay, với tình cảm chân thật, ưu tư mà Người đã trọn đời mình dành cho hàng đệ tử xuất gia và phật tử tại gia, thì những gì mà chúng con muốn nói với người lúc này, võn vẹn chỉ có bốn từ là “Niệm Ơn Sư Phụ”.

 

Hoa thuong Nhu Y
su ong nhu y (35)

su ong nhu y (31)su ong nhu y (14)

Sư Phụ kính thương, giờ thì chúng con đã cảm nhận người đã thật sự vĩnh viễn rời xa chúng con.

Chúng con không còn được ngắm nhìn Sư phụ đi guốc dong, đội nón lá rộng vành, từng bước chân nhẹ nhàng khoan thai qua sân vườn, đi dưới bầu trời mây trắng trong xanh; không còn thấy người lên lớp giảng dạy cho chúng con từng câu, nắn nót từng nét chữ Nho tròn đầy trong khuôn khổ. Hình ảnh đó thanh thoát và khả ái làm sao, và chính hình ảnh kia đã mang lại cho đệ tử cái sơ tâm của người muốn bước vào nẻo Đạo.

 

Đệ tử còn nhớ vào cái buổi chiều hôm ấy năm 2015, đến lúc con phải  bái biệt người ra đi, con cầm tay Sư Phụ mà rưng rưng nghẹn lòng: “Sư phụ phải mạnh khỏe chờ con trở về, Sư phụ không được bệnh, không được mệt…”. Cái khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, cứ nghĩ phải rời xa người, làm con không nói thêm được gì nữa, con cố dấu đi giọt nước mắt dâng trào. Người hiểu và nhẹ nhàng nắm chặt tay con, vẫn nở nụ cười hiền muôn thuở tiễn biệt con ra đi làm bổn phận. Mới đó mà đã 5 năm rồi, trong suy nghĩ của  đệ tử Người không những là bậc thầy nuôi dưỡng chúng con Giới Thân Huệ mạng mà còn là người Cha khả kính của chúng con.

 

Người Cha nơi Linh sơn luôn dõi mắt từng đứa con ở xa về, Người vui khi Thầy trò  quay quần với  bữa cơm dưa muối, những lúc ấy trong ánh mắt Sư phụ nói lên nhiều điều khi ở bên chúng con, nó không còn là sự trở ngại của rào cản, mà nó được thể hiện trọn vẹn của tình Thầy, tình Cha, Người luôn nghiêm khắc, chuẩn mực mạnh mẽ dìu từng bước chúng con đi vào đời.

Riêng con thầm cảm ơn Sư phụ đã giúp cho cuộc đời đệ tử đầy ý nghĩa.

Cho con biết yêu nếp sống giải thoát, cho con từng bước, từng bước đi thật nhỏ, thật chậm, để nuôi dưỡng cái năng lượng trinh nguyên, trong sáng tươi đẹp.



Nhớ cái ngày ấy, đệ tử không ngừng cảm xúc và tràn đầy lòng biết ơn đến Sư phụ.

Nhớ cái ngày trước khi xuống tóc quy ngưỡng Tam Bảo. Đệ đử đứng giữa đôi bờ vướng víu, với cái tuổi 18, vẫn còn nhiều câu hỏi của đời mình, nhưng không ngại chút nào, thế là thỏ thẻ cùng Sư phụ, những trăn trở, những khó khăn. Khi người cha và người chú qua đời quá đột ngột, lúc ấy đệ tử như bị bủa vây bao sợ hãi và chìm trong đau đớn, bởi những nỗi sợ hãi chênh vênh, lo lắng bất định, không thể chia sẻ cùng ai, gói trọn tâm tư trong những suy nghĩ của riêng mình.

Đệ tử còn nhớ mãi lời dạy của Sư Phụ năm ấy.

Người nói: “Sanh ly tử biệt đã để lại trong lòng mọi người không ít đau buồn. Đau đớn nhất là phải chia tay với những người mình thương yêu và nghiệt ngã thay khi phải đối diện với người mà mình không ưa thích; cũng có thể là đang sống trong cái thế giới của khổ đau. Thân thể con người vốn dĩ là khổ của bệnh tật, là đối tượng của tham ái, dính mắc của hệ lụy, khổ đau không thể tránh khỏi, nỗi khổ tận cùng của tâm thức là thứ phiền hà vô cùng. Từ vô lượng kiếp tới nay trong sanh tử con người ta không thể chấm dứt được, là do mải chìm trong tham ái vô minh, chỉ cần con có một chút ánh sáng của trí tuệ chiếu vào vùng u tối kia và con có khả năng để đi xuyên qua được, con sẽ không còn đau khổ và sợ hãi nữa.”

       

Thế rồi  chiều hôm ấy sau khi hầu chuyện với Sư Phụ, những do dự trong đệ tử như được tan chảy dần ra, để lau sạch những khổ đau, rồi nụ cười an lạc được nở hoa. Nụ cười hiền và ánh mắt của Người chứa đựng nhiều bao dung, như  bàn tay nối dài của Chư Phật. Và cứ như thế đệ tử từng bước, từng bước đi mà không mỏi mệt. Bởi vì, từng bước luôn có sư phụ che chở. Phật pháp đã mở cánh cửa tâm hồn đang đóng chặt, đệ tử không còn lo ngại trên các nẻo đường mình sẽ đi.

Ngấn lệ trông về phương trời xa

Những chiều lặng lẽ tháng ngày qua

Sư Phụ nơi chốn quê nhà

Lắng nghe tiếng gọi nghìn trùng.

 

Tiếng chuông chùa ngân độ bao xa

Khung trời đó gói trọn yêu thương

Ngàn mây trắng trôi đi lững lờ

Chiều thu vương vấn bao ngày qua

Người ơi bao nỗi niềm nhung nhớ

nhớ nhung nào thu kín hồn con…


Và một lần nữa Người đã đưa con ra khỏi ngôi nhà bể khổ của trần thế, rồi người  đưa con đi gặp Sư Bà Chùa An Tường. Buổi trưa hôm ấy vào năm 1984 trên con đường 30 tháng 10  đầy nắng và gió, Sư Phụ không ngại gian khổ trên chiếc xe đạp màu lam khói và đệ tử một chiếc, hai Thầy trò cứ như thế đạp đi trong làn gió biển lồng lộng, để giúp con trên con đường xuất gia học đạo.

 

Thời điểm ấy đạo tâm con còn yếu kém non dại, con không đối diện được với bao thử thách khó khăn về mọi mặt, mỗi lần phiền não nhiều đời nhiều kiếp trở ngại trong con, Sư Phụ luôn là người khơi dậy cho con niềm tin, che chở giúp đỡ cho con những cơn khổ nạn. Trong suy nghĩ của đệ tử lúc đó, như có bàn tay vô hình hé mở cánh cửa bầu trời của giải thoát, như đang khai mở một lộ trình vào thế giới bên trong của con.

Từng ngày đi tới, đệ tử mới thấm thía từng lời dạy, không riêng của Sư phụ mà còn của các bậc Thầy mà con đã được diễm phúc tiếp cận trong đời mình.

      Sư Phụ thương kính, hình ảnh Sư Phụ và chư Huynh đệ nơi quê nhà, giờ này đang hiện lên trong tâm trí đệ tử.  

   Nghĩ về nơi ấy, một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống đầy bộn bề, lo toan của thực tại, hạnh phúc chỉ đôi khi rất đổi bình dị bên những người thân, Thầy bạn huynh đệ. Ấy thế mà, đệ tử dường như đã bỏ lỡ nhiều thứ nơi quê nhà.

    Kính Thưa Sư phụ, Người có biết không? Ánh tà dương chiều nay khác hẳn ngày hôm qua, thật ảm đạm và u buồn. Với mùa Đông giá rét nơi xứ người, giây phút này, từng ngày trôi qua đối với đệ tử, cứ chờ đợi và chờ đợi, mà không hiểu mình chờ cái gì. Nhưng con không quên lời dạy của Người là luôn sống trong trách nhiệm của hiện tại và làm tốt bổn phận của mình.

 

   Nhìn những đám mây dày đặc phía chân trời đã gợi lên niềm cảm xúc làm cho đệ tử nhớ về Linh sơn, nhớ chư huynh đệ, nhớ mái Chùa năm xưa:

 

Con trở về Tổ Đình Linh Sơn Pháp Ấn

Nơi phát khởi  niềm tin trong  con

Được nghe những điều con chưa biết

Về nơi này từ thuở mới khai sinh.

 

Không gian lặng yên trong buổi bình minh

Tiếng chim hót trên vòm cây liễu rủ

Nét rêu phong nơi những gốc cây xoài

Mênh mang trong một cõi bình yên.

 

Con về đây để rồi lãng quên

Những bụi trần vấn vương ngày tháng

Tâm hồn trở về cõi lặng yên thanh thản

Con đang đắm mình nơi chốn thiền môn. 

 

Được dâng hương lên ngôi Tam Bảo

Nghe Sư Ông truyền dạy lời vàng

Dấu ấn Linh Sơn nơi đây hội tụ

Dù có xa xôi con tìm lối trở  về.

 

Chúng con  lắng nghe lời truyền dạy

Nghe Sư Ông kể chuyện năm xưa

Lời đức Phật mấy ngàn năm truyền đạt.

Cho chúng con thêm khai sáng tâm hồn.

 

Chân lý cao siêu mãi mãi trường tồn.

Không bị thời gian nắng mưa phủ bụi.

Vẫn sáng ngời như mặt trời, gần gũi.

Dìu dắt chúng con trên mỗi bước đường.

 

Chưa trọn một ngày, nhưng chan chứa thân thương

Tạm biệt Tổ Đình Linh Sơn đầy kỷ niệm

Con như  xa nhà lòng lưu luyến.

Vẫn Chưa kịp hẹn ngày  về…..

Su ong Nhu Y



Kính lạy Giác linh Sư Phụ, Sự tin tưởng và tình cảm chí thành mà hàng đệ tử chúng con kính dâng lên Sư Phụ những tâm niệm cuối cùng, giây phút này Người sẽ độc hành độc bộ, xin người hãy yên lòng thảnh thơi tự tại an yên bước vào thế giới Cực Lạc của Chư Phật .

 

Thành kính bái biệt Sư Phụ.

Viết tại Ni Viện Như Ý, Las Vegas, ngày 02 tháng 11 năm 2019
 Đệ tử Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Tâm Vân

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 5179)
Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, một số website có đăng tin về việc phát hiện “nếp áo Tiểu thừa” trên tượng vua Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang của tác giả Trần Khánh Linh. Tôi quan tâm đến những chi tiết đã được trình bày sau đây:
10/08/2011(Xem: 5526)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 3914)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 5018)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 4897)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 3974)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 4891)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 4309)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 4232)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 3686)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567