Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ của người Phật tử trước nhiều sự kiện quan trọng xảy ra tại Sydney và Melbourne trong tuần này

20/10/201919:48(Xem: 9221)
Vài cảm nghĩ của người Phật tử trước nhiều sự kiện quan trọng xảy ra tại Sydney và Melbourne trong tuần này


le-an-vi-phat-thien-lam-phap-bao-83

Vài cảm nghĩ của người Phật tử trước
nhiều sự kiện quan trọng xảy ra trong hai ngày
thứ bảy 19/10/2019 và chủ nhật 20/11/29 tại Sydney và Melbourne:
Lễ An Vị Phật Đài Thiền Lâm Pháp Bảo tại Sydney ( 19/10/2019)
Đại lễ Khánh thành Trung Tâm Phật giáo Úc châu tại Melbourne (20/10/2019)


Trong bài phỏng vấn Cố H T Thích trí Tịnh vào những năm cuối trước khi Ngài viên tịch , tôi đã học được những lời giáo huấn thật hay về " Tu Mót " cho những ngày tôi còn may mắn hưởng Phước báu quý nhất được làm người và được quy y Tam Bảo để bước vào ngôi nhà Phật Pháp mà Đức Thế Tôn đã truyền trao cho những đàn con khắp nơi trên thế giới hàng ngàn năm qua.

Sau đây kính mời các bạn nhận xét và chiêm nghiệm để rồi tự mình tìm ra vài điều để mà tán thán công đức của những bậc cao tăng hiện đại đang cố trưỡng dưỡng và bảo tồn nền tảng mà Đức Thế tôn để lại nhất là tại hải ngoại phương xa này .

Khẩu hiệu ngầm của tôi ( Cố HT Thích Trí Tịnh) là " KHÔNG TÌM CẦU CŨNG KHÔNG TỪ CHỐI " . Nếu có duyên cất chùa thì cái duyên đó nó tự đến, nếu nhận thấy đúng thì không từ chối cho đến từ những sự cúng dường cũng vậy, những vật gì không dùng cũng không từ chốimifnh không dùng được thì chuyển cho những người khác dùng ( đại chúng ) .

Cái lớn của người tu chính là thiện căn công đức, lúc nào cũng nhớ mình ở chỗ nào , nơi nào cũng phải gây tạo thiện căn công đức, đừng chạy theo vật chất bên ngoài .

Người xuất gia có sự nghiệp của người xuất gia , người tại gia có sự nghiệp của người tại gia, chỉ khác nhau chỗ CHÍ LỚN HAY NHỎ mà thôi nhưng nếu tạo sự nghiệp thì hãy như CON NHỆN chứ đừng như TẰM NHẢ TƠ rồi chết trong cái kén của nó .

Kinh Duy Ma có dạy " Bồ Tát ở cõi này có những công đức mà nơi cõi khác không có được do đó hãy lập chí lập nguyện mà cố gắng vượt lên .
Và lời khuyên cuối cùng là " Ngày tháng trôi qua mau lắm sinh lão bịnh tử đeo theo người không chừa một ai , dù vô thường như vậy nhưng mình phải cố gắng nương theo thân người để tu hành vượt qua bến sinh tử và đến bờ giải thoát . Nếu chưa được như vậy thì HÃY TẠO NHÂN DUYÊN THÙ THẮNG CHO NHỮNG ĐỜI SAU bằng cách GIỮ ĐẠO TÂM KIÊN CỐ VÀ CĂN LÀNH LUÔN TĂNG TRƯỞNG.
Pháp của Phật rất rõ ràng, chỉ ở nơi mình có chịu thực hành hay không mà thôi .


Và bạn ơi , tôi đã khóc thật nhiều khi nhìn thấy nơi nơi không những tại Australia mà khắp châu Âu, châu Mỹ vẫn hiện diện những cao tăng, những Bồ tát hiện đời đang làm theo lời khuyên của Cố HT , và hôm nay tại Sydney đã long trọng cữ hành nghi thức Lễ An vị Phật Đài Thiền Lâm Pháp Bảo kính xin được tán thán công Đức của HT Thích Bảo Lạc, TT Thích Phổ Huân, Ni sư Thích Nữ Giác Anh và tất cả Chư Tăng Ni và Phật tử đã góp công sức hoặc tịnh tài để hoàn thành viên mãn sự kiện lịch sử này .

Lời kết kính xin mượn lời của HT Thích Nhất Hạnh như sau

Trong đạo Bụt, chúng ta cũng hay diễn tả các điều thệ nguyện của mình bằng hình ảnh của một người, như sự tỉnh thức (Bụt Thích Ca), trí tuệ (Bồ tát Văn Thù Sư Lợi), và tình yêu (Bụt Di Lặc), nhưng ngay cả khi không có Thích Ca Mâu Ni, Văn Thù Sư Lợi, Di Lặc, chúng ta vẫn tiếp xúc được với tỉnh thức, trí tuệ và yêu thương. Đệ tử Bụt là sự tiếp nối của Bụt. Chúng ta có thể biểu hiện tỉnh thức, trí tuệ và thương yêu qua các nhân vật thời đại của mình, ngay cả qua chính mình. qua hình tượng Bụt hay Bồ Tát chắc chắn sẽ giúp ta sống lại bằng sự thực hành tỉnh thức, trí tuệ và thương yêu trong chúng ta.
(Bụt trong ta , chùa trong ta chương 4 ( living Buddha living Christ) xuất bản 1995 )

Cả đời tu học nếu không gặp được minh sư không có môi trường tu học và không gặp nhiều thử thách sẽ không tôi luyện được một nhà sư chân chính ( trích di chúc Thích Nhất Hạnh 2012 )


Bụt tỏa ra hào quang cũng như các nhân vật siêu phàm khác. Khi chúng ta gặp các nhân vật đó chúng ta cảm thấy bình yên, tình thương, thấy sức mạnh nơi họ và trong chúng ta. Có câu ngạn ngữ Trung Hoa rằng: "Thánh hiền ở đâu thì nước suối ở đó trong hơn, cây cối ở đó cũng xanh hơn." Câu đó mô tả không khí bao quanh bậc thánh nhân. Khi quý vị đến bên một hiền giả, quý vị cảm thấy bình an và sáng láng

Huệ Hương


Và kính mời các bạn xem hình ảnh Lễ An Vị Phật Đài Thiền Lâm Pháp Bảo dưới đây

le-an-vi-phat-thien-lam-phap-bao-507(xem tiếp)




Và kính mời các bạn xem hình ảnh Lễ Khánh Thành Chùa Ấn Quang ở dưới đây:

Le khanh thanh Chua An Quang_Uc Chau (32)

(xem tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2011(Xem: 5636)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sống có ý nghĩa là không tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
10/10/2011(Xem: 5065)
Chúc Mừng Hòa Thượng Minh Dung
09/10/2011(Xem: 4675)
“ Lúc này ngài lại đi khắp các ngọn núi. Bảo Sát thưa rằng, ‘Tôn đức tuổi đã cao mà cứ xông pha sương tuyết thì mạng mạch Phật giáo sẽ thế nào ?’ Thượng hoàng đáp : ‘Thời ta đã đến, vì thế ta muốn làm kế lâu dài mà thôi’.
15/09/2011(Xem: 7082)
Hòa thượng Thích Trí Minh thế danh Đinh Văn Nhiên sinh năm Giáp Thìn (1904) tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đinh Văn Siêu, pháp danh Ấn Lộc; thân mẫu là cụ bà Hồ Thị Hành. Năm Nhâm Ngọ (1906), khi vừa tròn 3 tuổi thì mẫu thân qua đời, Ngài được người dì chăm lo nuôi dưỡng.
15/09/2011(Xem: 6070)
HT.Thích Trí Quang là một bậc danh tăng Việt Nam thời hiện đại. Ngài sinh năm Quý Hợi (1923), tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình - ngôi làng có mối liên hệ chặt chẽ với Phong trào Văn Thân của chí sĩ Phan Đình Phùng - trong một gia đình gồm sáu anh em trai. Gia đình HT đều theo Phật lâu đời; thân phụ sau này xuất gia, làm đệ tử của ngài Đắc Quang - Tăng cang chùa Linh Mụ.
12/08/2011(Xem: 6931)
Ở miền Trung, có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là trụ cột của công cuộc chấn hưng Phật giáo, thì ở miền Nam có cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam.
12/08/2011(Xem: 7180)
Sáng ngày 27-11-08 (nhằm mùng 1-11-Mậu Tý), lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khoảng 40.000 Tăng Ni cả nước đã có mặt tại núi rừng Yên Tử, mảnh đất thiêng liêng đã khai sinh thiền phái Trúc Lâm, đậm đà bản sắc Việt, để dự quốc lễ Phật giáo, tưởng niệm 700 năm ngày mất của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh và thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam.
11/08/2011(Xem: 5276)
Suốt hai thế kỷ XVII-XVIII, đạo Phật gặp nhiều thuận duyên, phát triển nhanh chóng từ vùng đất Thuận Quảng đến khắp đồng bằng Nam Bộ. Sở dĩ được thế là nhờ trong chốn thiền môn nối nhau xuất hiện các bậc cao tăng như Viên Cảnh, Viên Khoan, Minh Châu, Nguyên Thiều, Liễu Quán... Ngoài xã hội thì các chúa Nguyễn và triều thần hết lòng hộ trì Tam bảo. Trong số các vị cư sĩ hộ pháp mà danh tiếng còn lưu truyền đến nay có Trần Đình Ân.
11/08/2011(Xem: 8548)
Tôi với Ni Sư không cùng chung một lớp nhưng lại chung một trường. Thành phố Huế chỉ lớn bằng bàn tay nên dù không quen cũng thành quen, chuyện lớn chuyện nhỏ gì của nhau rồi dần dà cũng biết cả, nhất là Ni Sư lại là một người học trò giỏi nữa. Thuở ấy Ni Sư là một nữ sinh Đồng Khánh áo trắng tóc thề, mắt sáng, da đã trắng mà má lại luôn luôn ửng hồng xinh xắn vô cùng, nên Tôn Nữ Hỷ Khương đã làm tặng Ni Sư mấy câu thơ như sau:
10/08/2011(Xem: 5517)
Câu hỏi có vẻ lẩn thẩn, bởi lẽ từ khi cắp sách đến trường, bắt đầu học lịch sử dân tộc, ai là người Việt Nam mà chẳng biết qua hơn một lần trang sử đời Trần và trang sử Trần Nhân Tông? Ai là người Việt Nam đã không tự hào về những chiến thắng quân Nguyên vẻ vang của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài ba của vị vua anh minh lỗi lạc Trần Nhân Tông?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]