Tu Viện Vạn Hạnh Thủ Đô Canberra, Úc Châu Khai Sơn & Viện Trưởng : HT Thích Quảng Ba
Tu Viện Vạn Hạnh do HT Thích Quảng Ba tạo lập tại thủ đô Canberra vào đầu năm 1984, chỉ vài tháng sau khi Ngài rời trại tỵ nạn Pulau Bidong / Sungei Besi Mã Lai [rời từ VN sau chuyến hải hành 7 ngày đầy cam go, nguy biến, cập bờbiển Kota Baru,Malaysia vào sáng sớm 22/3/1983] đến định cư tại Úc ngày 1/11/1983. Trong 5 năm đầu tiên, với rất nhiều khó khăn vì quá ít Phật tử và lối sống bình an của dân cư Úc rất khó chịu với nhà hàng xóm nào đông đảo, ồn ào, nhất là vào buổi sáng sớm, Vạn Hạnh đã phải di chuyển “chùa” [nhà 3-4 phòng tạm mướn để ở & tổ chức mọi sinh hoạt] tổng cộng 6 lần, chỉ là những căn hộ cũ kỷ, nhỏ hẹp thuê dài hạn tại các suburb vùng Bắc trung tâm Thủ đô: Lyneham, Kaleen, Campbell, Kaleen, Downer, O’Conor. Ở đó, mỗi Chủ Nhật, độ 7/8-10/15 Phật tử về tụng niệm, nghe giảng Phật pháp, thỉnh thoảng tu Bát Quan Trai, tất cả vui vẻ làm công quả những gì cần thiết. Ba năm đầu, có 4-5 chú Huynh Trưởng GĐPT từ Bidong định cư Úc xin theo về ở Chùa, từ từ 1985-87 có các vị xin xuất gia, và vài chư Tăng được chùa bảo lãnh qua Vạn Hạnh, nên thiếu chỗ ở, các em từ từ xin ra ngoài.
Chỉ trong năm đầu 1984-1985, Thầy đã thành lập được Đoàn Thanh Niên Phật tử Thiện Minh tại Sydney và Đoàn TNPT Vạn Hạnh tại Canberra. Năm sau, nhân Phật đản 1985, một số Trưởng TNPT tách ra xin lập thêm Gia Đình Phật tử Vạn Hạnh [mới có chu niên 34 vào mùa Phật đản 2019 rồi]. Và kéo theo GĐPT là Lớp Việt ngữ Vạn Hạnh, chùa tuy chật, vẫn tìm ra khoảng trống để các Cô giáo dạy cho các em Đoàn sinh VH a.b.c. vỡ lòng trở lên, suốt 5 năm đầu. Trường tạm nghỉ khi Cộng Đồng chính thức mở Trường Việt ngữ, hình như 1989.
Từ đầu năm 1985, chùa chính thức lập Nhóm Bảo Trợ Tỵ Nạn Dông Dương [Indochinese CRSS, Community Refugees Resettlement Scheme], và trong 7 năm, đến 1992, tổng cộng đã bảo trợ và bảo lãnh gần 400 người tỵ nạn Việt-Miên-Lào đến dịnh cư yên ổn tại Canberra. Sở Di Trú ACT cũng tài trợ để chùa thuê một văn phòng xã hội, cũng như tuyển thuê một nhân viên xã hội [social worker] giúp đỡ mọi nhu cầu định cư cho những người mới đến.
Năm 1987, theo đơn xin dưới đạo luật Church Land Leases Ordinance 1921, Hội Phật Giáo Việt Nam Thủ Đô Canberra do hai Thầy Quảng Ba và Thầy Quảng Trừ làm Chánh/Phó Hội Trưởng đại diện thương lượng, đã được Department of Territories thuộc chính phủ Liên Bang cho thuê vĩnh viễn một miếng đất rộng 16,650m2 giá tượng trưng $0.10/năm, tại Lyneham, phía Bắc nội ô thủ đô [Canberra Inner North]. Năm 1988, từ hai bàn tay trắng lúc mới đến, HT Quảng Ba cùng chư Tăng Ni và các Phật tử thuần thành đã quyết định tiến hành Lễ Đặt Đá để xây cất một Trung tâm Tu Học Phật Giáo trên mảnh đất này. Đó là một ước mơ mà quý Thầy đã ấp ủ từ lâu. Cùng lúc, vừa phải tiếp tục củng cố tổ chức Chùa và Hội còn đơn sơ, vừa lo tu tập bản thân, vừa tự học thêm Anh ngữ, nhất là lo việc hoằng pháp [từ 1985-1995; theo thỉnh cầu của các nơi; thầy Quảng Ba thường phải có 2-3 chuyến du hành xa sang Âu châu và Bắc Mỹ, đễ giảng pháp cho các Hội, Chùa chưa có Tăng Ni, mỗi lần từ 2-4 tuần], từ thiện, cứu tế [cũng từ 1985-1992, 8 năm ròng rã, mỗi năm 1-2 chuyến quyên góp và mang đi ủy lạo, cứu trợ an ủi, giảng pháp cho nhiều chục nghìn thuyền nhân tại các Trại Tỵ Nạn ở Đông Nam Á], nặng nề nhất là suốt 20 năm 1988-2007, Thầy phải tự nguyện bôn ba Úc-Á-Âu-Mỹ để vận động cứu giúp Giáo Hội quê nhà, vừa lo tổ chức tu học cho Phật tử địa phương và các nơi v.v…
Công trình xây cất Tu Viện Vạn Hạnh từ đó đã trải qua các giai đoạn xin được ghi chú rất sơ lược như sau:
(A)- Năm 1988-89khởi đầu xây cất:
[1] Phật đài lộ thiên đức Bổn Sư cao cả tòa đứng bát giác hình 8 cánh sen, tất cả 6,5m và
[2] Tu viện Vạn Hạnh 400m2, với chánh điện tạm[khi Chánh điện chính hoàn tất, thì đây sẽ là Báo Ân Đường], thư viện/khách, 2 văn phòng, phòng sinh hoạt Phật tử, 4 phòng Tăng, 2 phòng Ni, nhà bếp, nhà kho, nhà tắm, vệ sinh v.v…
(B)- Năm 1993 chùa quyên góp xa gần để xây được
[3] Tượng đài lộ thiên Quán Thế Âm cao 6,5m, hồ sen 64m2, khu vườn cảnh với 4 bồn hoa, khoảng 300m [do đạo hữu Võ Đình Khoa và các bạn thực hiện trong 6 tháng];
(C)- Năm 1997-2001 vay bank và mượn của hang trăm Phật tử khắp Úc châu, để xây
[4]Đại Bi đường[Karuna Vegie House] và
[5-6-7-8-] Cư xá La Hầu La với 4 dãy đều 2 tầng với 52 căn hộ chung cư dành riêng dân Úc nghèo mọi sắc tộc, mọi lứa tuổi thuê ởvà chỉ trả mức 75% giá thị trường; tất cả 5 căn 4-8 nầy với hơn 1,500m2;
(D) Năm 2002-2005 xây
[9] Ni xá Diệu Không 420m2 và
[10] Tăng xá Bửu Quang 480m2, đều 2 tầng, có thể ở được tối đa, nếu cần: 25 sư cô và 30 thầy;
[11] nhà Kho chừng 120m2, nằm giữa Ni xá và Cư xá La Hầu La, bloc D,
[12] Green House [cấu trúc bán kiên cố, là nhà trồng rau quả mùa Hè & Đông] chừng 180m2;
[13] Tam Quan Bất Nhị cao 11m, rộng 5m, dài 25m với 4 tầng mái cong và hoa văn truyền thống, và
[14] Tháp Hồng Chung Linh Cảm cao 9m, rộng 64m2, với vườn cảnh t.c. chừng 100m2. Trong tháp treo một quả chuông cao 3m, đường kính vành 1.8m và nặng 4000kg.
[E] Từ 2008 đến nay 2019, tức đã suốt 11 năm trường trải, đồ án mới và cuối cùng của dự án đã và đang tiếp tục xây dựng các công trình sau:
(15) Thư viện Long Thọ[Nagarjuna Library] 2 tầng, 610m2 gồm cả Trung Tâm Xã Hội-Từ Thiện Văn Lang và đoàn quán GĐPT,
(16)Phật Học Viện Giác Tánh[Buddhahood Monastic College] 2 tầng với gần 700m2, với tầng trên là Hội nghị đường Thiện Minh rộng 277m2, tầng trệt với 3 giảng đường, 2 văn phòng, phòng nghiên cứu, phòng thu hình thu âm, và các tiện nghi cư trú dài hạn cho 2 Giáo thọ,
(17) một ngôi Bảo Tháp Hòa Bình Thế Giới [World Peace Pagoda], cao tất cả 27m với tầng trệt vuông vức 16m x 16m và 7 tầng tháp lục giác, đều có thang bước lên đến tầng chót;
(18) Quan trọng nhất là Đại Điện Bát Nhã[Prajna Main Temple/Shrine], 2 tầng mỗi tầng hơn 1,000m2: tầng lầu là Phật điện, bao lơn, hành lang, sân đón, chung cổ lâu, Tổ đường, Thiền đường, Phương trượng; và tầng trệt có:Hội trường Huyền Quang cũng là Giảng đường Thiện Minh đa dụng [có thể ngồi được 700 người], Khách/Trai đường, phòngsinh hoạt chúng Tại gia, và khu Vệ sinh công cộng.
Tính từ 2008-2019 [phải ngưng xây cất từ 2010-2015 vì cạn tài chánh suốt 5 năm], riêng 4 công trình lớn 15-16-17-18 trên đây chỉ mới hoàn thành được: 5%/ 10%/ 75%/ 80% cho 4 công trìnhtheo thứ tự trên. Giáo Hội Canberra có chút hy vọng là 4 công trình nầy sẽ hoàn tất vào năm 2022-23, nếu việc gây quỹ và vay mượn thêm vài triệu nữa để giai đoạn kết thúc mới được suông sẻ. Tức là sẽ cần trải qua ít nhất là 15năm cho4 công trình nầy, mới có thể được xây hoàn tất. Ngân khoản đã và sẽ cần chi trả là hơn 10 triệu Úc kim. Đó là nhờ trong quá trình xây cất, đã và sẽ tiết kiệm được tối thiểu 5-8 triệu Úc kim, nhờ: 1- xin Bộ Di Trú đồng ý cho Vạn Hạnh bảo lãnhđưa qua Úc mỗi 12 tháng khoảng 10 anh em làm công quảcho công trình xây cất, trong các ngành: mộc, sắt, hồ-xây, hoa văn.., 2-Thầy trò cố gắng tự quản lý gần hầu hết mọi việc trong công trình, tuy luật định vẫn phải thuê 1 licensed builder, 1 architect, 1 building certifier, 1 licensed plumber & 1 electrician.
Qua bao nhiêu gian nan, thử thách, ngày nay mảnh đất hoang sơ không điện nước ban đầu 1987 lúc mới nhận đất, đã chính thức trở thành “Tu viện Vạn Hạnh”, hay một Trung Tâm Tu Học Đại Thừa Phật Giáo, có kiến trúc hài hòa giữa những nét cổ kính Đông Phương và Tây Phương hiện đại, là một trong những trung tâm Phật Giáo lớn nhất tại Úc, và có tầm vóc đáng kể trong số gần 1,000 ngôi Tự viện Việt Nam toàn hải ngoại.
[Ghi chú: Do phải giới hạn số trang cho mỗi bài dành cho từng Chùa thành viên Giáo Hội để được đăng trên Kỷ Yếu Đại Hội kỳ VI, nên bài nầy chỉ sơ lược về các bước phát triển về cơ sở, tức tiến trình xây cất suốt 30 năm qua, nên bút giả không thể thêm vào bất cứ các hoạt động đa dạng của Tu viện Vạn Hạnh vậy.]
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
Tín Nghĩa tôi đến định cư Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979, do nhị vị Hòa thượng Thích Thiên Ân và Hòa thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh từ trại tỵ nạn Hongkong.
Ngồi tính sổ thời gian thì cũng đã gỡ gần ba chục cuốn lịch. Giá như thời gian này mà ở trong tù thì cũng mục xương và chẳng bao giờ được thấy ánh sáng của thiên nhiên.
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam.
- Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon.
- Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon.
Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây:
- Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962).
- Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964).
- Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965).
- Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966).
- Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971).
- Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em.
Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng.
Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có.
Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan.
Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.