Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Bao Thái Hư, Lượng Châu Sa Giới

28/07/201907:21(Xem: 14672)
Tâm Bao Thái Hư, Lượng Châu Sa Giới
Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (39)
TÂM BAO THÁI HƯ 
LƯỢNG CHÂU SA GIỚI !
(Những cảm niệm về HT Thích Như Điển và những ghi nhận được, trong chuyến Âu du,
tham dự những Đại Lễ tại Chùa Viên Giác, Đức Quốc và Khánh Thọ Thất Tuần (70 tuổi), từ 20/6 đến 10/7/2019)

 

 

Người bao dung luôn tạo nhiều phước báu

Với nội cần khắc niệm chính là công

Phần bên ngoài không tranh luôn dặn lòng

Hằng chia sẻ hướng nhau về bảo sở

Đó là những ý niệm hướng về Hoà Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc, với tựa đề: Tâm Bao Thái Hư, Lượng Châu Sa Giới.

Nhìn vào bầu trời hay biển cả, ta đã thấy không biết bao nhiêu điều, đang diễn ra từng phút, từng giây và dung chứa cũng lắm chuyện trên đời cùng sự vật.

“Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới” ý nói tấm lòng rộng lớn ôm trọn cả hư không, bao trùm cả vũ trụ, nên từ đó chất chứa được rất nhiều thứ, như cát sông Hằng. Chính vì tâm lượng rộng lớn bao dung như vậy, nên khi được kề cận, giao lưu ta có cảm giác ấm cúng, được an toàn, được giúp đỡ và được vỗ về, an ủi, thoải mái… vì tâm lượng rộng lớn kia đã bao trùm tâm lượng nhỏ bé của mỗi ta rồi!

Người viết (Hạnh Trung) đã thân quen với Hoà Thượng (HT) từ lúc nhỏ (1964), khi còn cùng nhau đi học dưới mái trường Trung Học Bồ Đề Hội An. HT cũng đã từng giúp đỡ những bạn cùng lớp, cùng trường, từ dụng cụ học tập, đến tri thức hay những điều cần thiết trong việc học. Từ đó phước báu lớn dần, hỗ trợ cho sự thông minh, sự cố gắng vươn lên và rồi sự vô thường biến chuyển hướng thượng của cuộc đời, HT đã được đi du học tại Nhật, rồi định cư tại Đức, lo quan hệ, giao lưu xây dựng Phật Pháp tại Úc và hoằng hoá Đạo mầu khắp năm châu, bốn biển.

Với phước tướng "Mặt tròn, đầu trọc, aó vuông. Thân người to lớn, đường đường cao Tăng". Khi còn đi học tại Bồ Đề Hội An là học sinh giỏi, xuất sắc và hạnh kiểm tốt, nên đặc biệt đã được lãnh hai phần thưởng rất lớn.

Khi du học và định cư tại hải ngoại HT đã dùng phước báu của mình, vừa trang nghiêm tự thân, vừa gieo trồng thêm qua những việc làm cụ thể như: Xây dựng nhiều đạo tràng tu học tại Đức và Úc, quy y thâu nhận đệ tử, đào tạo Tăng tài hoặc tìm hiền tài, giới thiệu về phụ trách những đạo tràng, gieo trồng Phật Pháp khắp nơi. Mà đặc biệt nhất vẫn là “Học Bổng Cho Tăng Ni Sinh” đi học tại Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc và Trung Cao Cấp Phật Học tại Việt Nam…Để Phật Giáo trong và ngoài nước, đã có được những “Tăng Tài” về từng đạo tràng để hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh như hiện nay.

Để có tiền “cấp học bổng”. HT đã vận dụng phước báu sẵn có của mình (có giống biết mang ra gieo trồng thêm, chứ không tiêu xài hết) bằng cách thực hành viêc tạo phước qua “Pháp thí”, cặm cụi viết sách, đi thuyết giảng khắp nơi, tổ chức làm những thức ăn chay, để vừa giúp cho mọi người có cơ hội và điều kiện ăn chay, vừa giúp cho một số vị đồng hương xa quê, có cơ hội về chùa công quả tạo phước điền, mục đích chính cũng vẫn là “gây quỹ học bổng” đào tạo Tăng tài cho Đạo và mang Phật Pháp vào đời, lợi ích quần sanh.

HT chẳng những đã đầu tư cho hiện tại và tương lai, mà còn chu toàn và vẫn không quên về quá khứ, luôn nghĩ về những người bạn vong niên, hay những Pháp lữ xưa, nay gặp nhiều khó khăn, thì HT sẵn sàng giúp đỡ, tạo cơ hội cho vươn lên, mà người viết và thân quyến cũng như nhiều huynh đệ (Hạnh Không, Hạnh Giải…) đã được HT tạo cơ hội cho du lịch Ấn Độ, để tu tập nơi Tứ Động Tâm, nhất là Lạy Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng, hầu tiêu trừ nghiệp chướng và tạo lại năng lượng, cho hành trình trở về con đường giải thoát, giác ngộ. Người viết và thân quyến luôn ghi nhớ mãi thâm ơn này, nguyện và sách tấn nhau cùng tinh tấn tu tập, để có được sự an lạc và lợi ích cho nhiều người, đó cũng là cách đền ơn cụ thể mà HT hằng hoài vọng.

Rất cảm kích và vinh hạnh, mỗi khi nhận được những tấm card thiệp với phong cảnh của nhiều nước, mà HT đã mua và vắn tắt vài hàng gởi về, thăm hỏi cũng như cầu chúc, cho biết hiện đang ở nước nào, với Phật sự gì.

 

Với tâm niệm và hành trạng tinh tế như vậy, nên rất đúng với câu: “Tâm Bao Thái Hư, Lượng Châu Sa Giới” là vậy. Mà điển hình nhất là hàng đệ tử tại gia và xuất gia, HT “đã quy y cho hơn nhiều Chục Ngàn” người Việt Nam trở thành Phật Tử và hằng trăm người Đức cũng đã tìm đến với Đạo Phật [7]. Hòa thượng Thích Như Điển có 36 đệ tử xuất gia, trong đó có nhiều người đã tốt nghiệp Cử nhân, Cao Học, Thạc sĩ và Tiến sĩ tại các Đại học danh tiếng ở Âu, Á và Mỹ châu. HT còn là thành viên Ban Hoằng Pháp của Hội đồng Tăng già Thế giới của 36 quốc gia, trụ sở chính đặt tại Đài Loan [9].

HT đã được chính quyền quận Esschach chính thức cấp giấy phép để sang lại ngôi nhà tại đường Rebholzstraße gồm 700 mét vuông chỗ ở trên miếng đất rộng 9000 mét vuông. Với mục tiêu tạo một chốn tâm linh cho những người Việt cư ngụ tại Oberschwalben tu học và hành trì Phật pháp [10].

Hòa thượng thường xuyên được mời thuyết giảng pháp tại nhiều nơi trên thế giới. HT cũng đứng ra tổ chức dẫn Phái đoàn hoằng pháp trên đất Mỹ mỗi năm một lần thu hút hàng ngàn Phật tử tham dự và được báo chí địa phương, đài truyền hình đăng tin”.
Nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Nh%C6%B0_%C4%90i%E1%BB%83n.

 

Ngoài Việt ngữ, Hòa Thượng thông thạo các ngôn ngữ sau đây: Hán văn, tiếng Phổ Thông Trung quốc, Nhật ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ và Đức ngữ; nên rất dễ dàng ngoại giao với người bản xứ cũng như các dân tộc khác.

Suốt từ năm 1974 đến nay (2019) Hòa Thượng đã sáng tác 68 tác phẩm và dịch phẩm từ các tiếng Việt, Anh, Hán, Nhật  và Đức ngữ. Công tác biên soạn và dịch thuật chưa ngừng tại đây, vì đọc và viết là hai điều không thể thiếu trong cuộc sống của Hòa Thượng, chắc hẳn trong tương lai Hòa Thượng sẽ cho thêm nhiều tác phẩm nữa. 

Từ năm 2004 đến năm 2019, trong suốt 15 năm ấy Hòa Thượng đã hướng dẫn Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu, Mỹ, Úc đi khắp các châu lục để giảng pháp cho các Phật tử Việt Nam, Hoa Kỳ, Mễ  v.v... tại các quốc gia ở Âu Châu cũng như Hoa Kỳ và Canada. Phái Đoàn thông thường độ 10 Vị và bao gồm chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni đến từ Úc, Việt Nam, Hoa Kỳ và Âu Châu.

Năm 2015 Hòa Thượng được GHPGVNTN Âu Châu cung thỉnh lên ngôi vị Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội trong nhiệm kỳ 2015-2020. Và cũng là thành viên Ban Hoằng Pháp của Hội Đồng Tăng Già Thế giới của 36 quốc gia, trụ sở chính đặt tại Đài Loan.

Tháng 11 năm 2018 tại Penang Mã Lai, Hòa Thượng đã được Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới, trụ sở tại Đài Loan, nhân Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 10 đã cung thỉnh vào ngôi vị Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế giới  (The World Buddhist Sangha Council, WBSC).( Dựa theo tài liệu trong tập sách Vẻ Vang Dân Việt của tác giả Trọng Minh. Có bổ sung thêm)

Với những trách nhiệm và Phật sự nặng nề, nhiều bận rộn như vậy, nhưng HT vẫn luôn nghỉ đến những người cần giúp đỡ mà điều đặc biệt nhất là: Tự hoàn thiện bản thân để có được “vốn liếng” hầu mang ra giúp đời, qua việc tinh tấn hành trì giới luật và thực hiện tốt thời khóa “công phu khuya”, không bỏ sót bữa nào. HT đã thực hành và hướng dẫn toàn chúng đệ Chùa Viên Giác, Đức quốc và Ấn Độ lạy “mỗi chữ mỗi lạy” bộ Kinh Pháp Hoa, với hơn 60 ngàn lạy, hiện nay đang gần hoàn tất lạy bộ kinh “Đại Bát Niết Bàn” với trên 300 ngàn lạy. Như vậy HT đã tiến hành Lạy Kinh, Sám và các thời khóa đến nay tổng cộng đã gần (1) một triện lạy rồi. Thật là một “hành nguyện tuyệt vời” đúng với câu: “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới” vậy.

Từ lợi ích của việc lạy này, người viết và chắc là cũng có nhiều huynh đệ, Phât tử hành theo, cũng đã lạy xong “mỗi chữ mỗi lạy” bô Kinh Pháp Hoa tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ năm 2002. Để rồi “tội diệt phước sanh” gặp được nhiều duyên may, được Sư Phụ bảo lảnh sang định cư tại Úc, được “chuyển hoá nghiệp lực” thoát qua 2 lần giải phẫu, với bệnh nan y, để bây giờ vẫn còn hiện diện với đời mà tiếp tục “quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngã và chuyển hoá nghiệp lực của mình” hầu mang an vui lợi ích cho đời.

Và hôm nay với: Lễ Hội Kỷ Niệm 40 năm thành lập Chùa & Báo Viên Giác (1978-2018) và 40 năm thành lập Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (1978-2018) gồm nhiều chương trình:
27.06.2019 (Thứ năm): Hội Thảo Văn Hóa Phật Giáo

28.06.2019 (Thứ sáu): Lễ Khánh Thọ

29.06.2019 (Thứ bảy): Đại Giới Đàn Quán Thông

30.06.2019 (Chủ nhật): Kỷ niệm và chúc thọ cho Ông bà cha mẹ trên 60 tuổi

Đặc biệt Từ ngày 15.06 đến ngày 26.06.2019, Thượng Toạ Thích Hạnh Tấn, Trụ Trì Tu Viện Vô Lượng Thọ (đệ tử lớn của HT, sẽ hướng dẫn Môn Phong Pháp Phái Viên Giác cùng chư Tôn Đức Tăng Ni Phật Tử trì tụng bộ Đại Bát Nhã 600 cuốn của Cố Hoà Thượng Thích Trí Nghiêm dịch ra Việt ngữ.

Suốt trong thời gian những ngày Đại Lễ, chùa không thâu lệ phí ẩm thực. Chùa Linh Thứu tại Berlin phát tâm trang trí Chánh Điện và Hội Trường và cúng dường 300 bình bát cho chư Tăng Ni và 4.000 đĩa đựng thức ăn.

Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (39)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (41)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (42)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (43)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (44)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (46)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (47)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (50)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (119)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (129-a)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (131)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (132)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (133)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (134)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (135)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (136)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (137)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (138)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (139)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (140)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (141)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (144)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (148)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (154)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (155)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (158)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (162)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (167)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (168)




Lễ Hội được nhiều bậc Hoà Thượng, Cao Tăng, Thạc Đức, hàng 300 Chư Tôn Đức Tăng Ni và hàng nhiều ngàn người Phật tử khắp nơi nô nức hồ hởi phấn khởi về tham dự trong 3 ngày, thật là một Lễ Hội Hoành Tráng, thành tựu viên mãn, với gặt hái được nhiều điều tốt đẹp cho hiên tại và ảnh hưởng lâu dài trong tương lai.

Sau lễ vào ngày 01/7/2019, HT đã hợp đồng sẵn một chiếc xe Bus du lịch với 80 chỗ ngồi, để đưa Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật Tử từ Việt Nam sang dự lễ, đi tham quan du lịch 4 quốc gia: Đức, Hoà Lan, Bỉ và Pháp.

Trên chuyến xe Bus du lịch ấy, với hành trình, từ Chùa Viên Giác, Hannover Đức quốc, đến Chùa Vạn Hạnh, Hoà Lan và điểm dừng cuối cùng là Chùa Khánh Anh, Pháp quốc. 80 Chư Tôn Đức, Phật tử, nhất là những Tăng Ni trẻ, đã sinh hoạt tạo phấn khởi trên xe qua các phần chia sẻ, bằng nhiều hình thức: kể chuyện, ca hát, tâm tình hay truyền cho nhau kinh nghiệm trong việc tu hành hoặc cuộc sống, hay truyền cảm hứng cho nhau…Rất nhiều chia sẻ hay và lợi ích, nhưng người viết chỉ sơ luợc 2 trường hợp mà Hạnh Trung (người viết) và chắc là toàn đoàn sẽ không bao giờ quên về hoàn cảnh cũng như sự vượt khó vươn lên của 2 chị em Sư Cô Chơn Mẫn, Chùa Phật Ân California và 2 chị em SC Chơn Thiện tại Chùa Tịnh Độ, Pháp quốc. Còn lại xin quý vị sẽ đón xem trên Clip quay sẽ đưa lên TV của Thảo Nguyễn…sẽ đầy đủ hơn.

Qua sự chia sẻ của Sư Cô Chơn Mẫn trên chuyến xe bus du lịch này, SC đã tâm sự cho toàn đoàn biết là: 2 chị em SC đã thất lạc Mẹ trên 30 năm, để rồi lưu lạc sang tận Hoa Kỳ, hiện tại Chị SC đã có Chùa Phật Ân tại Cali, còn SC đang bảo vệ Luận Án Tiến Sĩ về Tâm Lý và Xã Hội Học, mà chuyến đi này cũng nhằm mục đích tiếp cận, tận mắt thấy nghe và trải nghiệm sự sống trong cuộc đời với những người đồng hương, Pháp lữ, hầu có được “tư liệu” mà Bảo Vệ Thành Công Luận Án Tiến Sĩ về Đề tài Mang Phật Pháp Phụng Sự Đời. Điều cảm động và mừng nhất là SC cũng cho biết đã gặp được Mẹ, và bảo lảnh Mẹ qua Mỹ để cùng tu tập.

Câu chuyện thứ 2, cũng với 2 chị em Sư Cô, đó là Sư Cô Chơn Thiện, trụ trì Chùa Tịnh Độ, 6 Rue Des Martinets , 94270 Le Kremlin - Bicêtre FRANCE, qua chia sẻ được biết SC có một người em gái, cũng đang tu hành và làm chủ một ngôi chùa tại Việt Nam, nhưng vì phải nuôi nhiều trẻ mồ côi, vừa lo tu hành, vừa lo kinh tế, vừa lo làm mẹ để nuôi và chăm sóc nhiều em, như vậy nên SC đã già trước tuổi, là em nhưng già hơn chị. Rất mong mọi người cùng đồng cảm và chia sẻ. Mọi điều cần biết thêm và ủng hộ xin liên lạc với địa chỉ trên. Trong dịp này 2 SC cũng đã mời toàn đoàn đến thăm Chùa Tịnh Độ, ở Paris Pháp và thiết đãi một bữa “Cuốn bánh tráng và bánh canh” với đậm đà tình cảm và hương vị quê hương…

Rồi trên chuyến xe bus này, cũng đã đưa Đoàn đi tham quan “Hoàng Cung” nơi các Vua Pháp đã một thời ngự trị. viếng Tháp Effeil, dòng sông Sein thơ mộng và các danh lam thắng cảnh khác trong Thành Phố Paris hoa lệ.

Qua những chia sẻ của đại chúng và 2 câu chuyện của 4 Sư Cô, chúng ta đã hiểu thêm được những thành tựu, những nỗi niềm trắc ẩn, những tiếng nói tự đáy lòng, những trải ngjiệm đầy xương máu và vươn lên vượt khó của Tăng Ni Trẻ, cho Chư Tôn Đức Trưởng Lão, Lãnh Đạo Giáo Hội thấu hiểu mà có sự quan tâm và giúp đỡ cụ thể, cho Tăng Già hiểu nhau mà có kế hoạch yễm trợ và cho Phật tử thông suốt mà có sự ủng hộ, cho Đạo Pháp mỗi ngày được xương minh, chúng sanh mỗi ngày được an lạc.

Nơi đất khách quê người, một lễ hội của một cá nhân của một chùa tổ chức, quy tụ được gần 300 Chư Tôn Đức và hàng ngàn Phật tử cùng câu hội, với Lễ Khánh Thọ Hoà Thượng Thích Như Điển tròn 70 Tuổi, đã có nhiều Chư Tôn Đức Trưởng Lão Chứng Minh, hàng trăm tổ chức, hàng ngàn Phật tử về Đảnh Lễ Chúc Thọ. với số quà và số tiền Mừng ngất ngưỡng, mà ít ai có thể tạo được tầm ảnh hưởng rộng lớn như vậy!

Đặc biệt trong Lễ Cúng Dường Trai Tăng với trên 300 vị tham dự, phổ đồng cúng dường mỗi vị 300 Euro, vị chi cũng gần 100 ngàn Euro rồi, còn lại Chư Tôn Túc trong Môn phái mời từ VN và các nước đến, mỗi vị đều một vé máy bay, cả ngàn Euro. Đặc biệt nhất vẫn là Lễ Huân Tăng, mỗi vị có mặt, bốc một số, để nhận được một món quà tương ưng, có thể là một “bình bát”+…có thể là một xâu chuỗi giá trị cả ngàn đô, hay một bộ Y gấm, hoặc một khăn choàng, áo ấm giá trị…hay các đồ vật mà các nơi đã tặng, quá nhiều mà HT không thể xử dụng hết, nên đã mang ra Huân Tăng, chia sẻ lại cùng Chư Tôn Đức, thật là một việc làm nhiều ý nghĩa, vừa thực hiện Phép Lục Hoà, vừa không cất giữ quá nhiều vật dụng đắc giá, sinh tâm tham đắm, vừa chia sẻ mang niềm vui đến với khắp cả, vừa gieo tạo thêm công đức…

Qua chứng kiến và cùng trải nghiệm với Chư Tôn Thiền Đức, theo Lễ Hội tại Chùa Viên Giác, Đức Quốc trong cuối tháng 6/2019 vừa qua, rất đúng với câu “Tâm Bao Thái Hư, Lượng Châu Sa Giới”. Lòng bao dung, hết mình phụng sự Đạo và cống hiến cho Đời với những, hy sinh và sự cầu thăng tiến, phục vụ quần sanh. Đã giúp cho HT được nhiều sức khỏe, để đảm trách và hoàn thành những nhiệm vụ năng nề to lớn, rồi có một nội lực, một năng lượng, cảm hoá mọi người, tạo sức hút cả hàng trăm Tăng Ni, hàng ngàn Phật tử về chung lo Lễ Hội, tạo thành một Đạo Tràng Tu Tập Nhiều Lợi Ích. Tâm rộng lớn, sẽ dung chứa được nhiều điều tốt đẹp là như vậy !

Với những Phật sự lớn như vậy, đương nhiên sẽ không tránh khỏi những sơ sót, khuyết điểm, vị nào thấy điều gì cần góp ý để rút kinh nghiệm cho nhau, hầu hoàn thiện mọi điều, thì cứ mạnh dạn và xin hãy “tuỳ hỷ” để lòng được thanh thản, mà thực hiện “Tăng Tán Tăng” cùng nhau hoằng dương chánh Pháp, thể hiện Tăng Già Hòa Hợp, cho Giáo Pháp được xương minh, lợi ích cho muôn loài. Chứ đừng không thích nhau, mà sinh tâm “đố kỵ” để lòng thêm nặng trĩu, thể hiện sự “thấp kém” của mình, khiến cho mọi người biếm nhẽ cười chê, để rồi sanh ra muôn vàn tội lỗi.

Thành tâm đảnh lễ và kính ngưỡng Hoà Thượng, kính chúc Hoà Thượng tuổi thọ miên trường, sức khỏe dồi dào, mọi Phật sự đều viên thành, để cho hàng hậu bối nương cậy, Giáo Hội và Đạo cùng Môn Phái Lâm Tế Chúc Thánh được nhờ, mà lợi lác quần sanh.

 

Thành tâm đảnh lễ và kính ngưỡng Hoà Thượng, kính chúc Hoà Thượng tuổi thọ miên trường, sức khỏe dồi dào, mọi Phật sự đều viên thành, để cho hàng hậu bối nương cậy, Giáo Hội và Đạo cùng Môn Phái Lâm Tế Chúc Thánh được nhờ, mà lợi lác quần sanh.

Viết xong tại Chùa Pháp Hoa – Nam Úc, ngày 28/7/2019

Thích Hạnh Trung (Viên Thành)





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 7561)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
29/03/2013(Xem: 5793)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 5586)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 5859)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 12053)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 12024)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 6383)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 7071)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 7638)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 9061)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]