Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giấc mơ trở thành sự thật

08/07/201917:01(Xem: 9522)
Giấc mơ trở thành sự thật

Giấc mơ trở thành sự thật

Sa môn Thích Bảo Lạc

 

 

Thuở giờ ai cũng hiểu mơ là mộng mà hễ đã mộng thì làm sao trở thành sự thật được. Chính tui đây không tin sự mơ mộng do nhiều nguyên nhân: thân thể mỏi mệt do làm việc quá sức trước đó, đầu óc bận rộn, vì bị chi phối nhiều việc không biết việc nào với việc nào, hoặc giả bị bịnh cũng làm cho tinh thần và thể chất ta lười biếng, mệt nhoài hễ khi nằm xuống là ngủ nhoài hay đánh giấc ngon lành như anh đánh đàn dạo bên hè phố. Đây là lúc để kẻ hở cho giấc mơ chen vào tâm thức khiến ta như kẻ mộng du hư hư thực thực mà phần nhiều là hư thực sự. Vì vậy, hầu hết những giấc mơ không còn lưu lại một chi tiết nào, nên chúng hay được gán cho là mộng cũng đúng thôi.

Đêm mười ba tháng sáu năm 2019, còn đúng hai tuần nữa tôi lên đường sang Đức dự một lễ hội quan trọng hay đúng hơn ít ra cũng có tới bốn cuộc lễ mà lễ nào đối với tôi cũng có quan hệ song phương giữa đời và đạo sâu xa, đạo tình gắn bó trong đời này hay ở trong tiền kiếp. Giấc mơ kỳ lạ như thế này:

Một pháp hội tưng bừng đang diễn ra trong một không gian rộng thoáng có đông đảo tăng ni và khách tham dự đủ mọi thành phần, đang tiến về lễ đài chính với đủ nghi bệ: bê tích, tàng lọng, chuông trống, tù và, khay lễ với trầm hương xông lên mùi thơm nhẹ. Trong lúc đó tôi thấy một người từ trên hư không bay xuống trước lễ đài, khiến mọi người đều nghiêm chỉnh dừng lại ngước nhìn lên trời, và rồi khung cảnh huy hoàng kia liền mất dạng, đồng lúc ấy người lạ cũng biến mất không còn lưu dấu vết. Cho đến sáng hôm sau nhằm thứ sáu ngày mười bốn tháng 6 năm 2019 giấc mơ khi hôm trình hiện rõ mồn một nơi ký ức tôi, việc này cũng hơi lạ đối với tôi, xưa nay có nhiều giấc mơ nhưng mơ xong liền bay theo mây gió, có còn  nhớ chăng cũng chỉ chắp vá đầu đuôi câu chuyện không nhất quán, vì bị dòng ý thức phân thành từng mảng chứ không còn nguyên vẹn. Thế rồi tôi phải nghĩ tới cuộc lễ hội sắp tới gồm bốn lễ lớn diễn ra trong bốn ngày từ 27 đến 30/6/19.

Lễ hội thứ nhất: Đó là lễ kỷ niệm 40 năm thành lập chùa Viên Giác, 40 năm thành lập Hội PTVN tỵ nạn tại Cộng Hòa liên bang Đức, đồng thời cũng là 40 năm thành lập chi Bộ GHPGVNTN tại Đức và 40 năm tờ báo Viên Giác, nhưng bốn con số 40 đó chung thành một. Lễ mang dấu ấn kỷ niệm một chặng đường dài của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, sau 40 năm đã hội nhập, tạo cho mình một thế đứng tạm vững trong Cộng Đồng liên bang Đức; cũng như người Phật tử Việt Nam đã tạo được cơ ngơi có chùa chiền, tổ chức nền tảng để sinh hoạt đạo giáo hoà nhập vào xã hội dân chủ Đức, còn 3 lễ khác mỗi lễ có một sắc thái đặc biệt của nó: lễ khánh thọ 70 năm của HT Phương trượng chùa Viên Giác; đại giới đàn truyền trao giới pháp cho hàng xuất gia và Phật tử tại gia và sau cùng, lễ tấn phong giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni sư lên hàng phẩm đức.

Lễ hội thứ hai Khánh Thọ: Tưởng cần tự cung khai lý lịch: tôi với HT Như Điển là bà con kiếp trước, nên trong kiếp này đầu thai vào dòng tộc họ Lê (Ông Lê Quyên PD Thị Tế và bà Hồ Thị Khéo PD Thị Sắc); tôi Lê Văn Cư (BL) và em Lê Văn Cường (NĐ) đều ngao ngán cảnh đời nên bỏ tục xuất gia năm 15 tuổi vào những năm 1957 và 1964, làm hai cụ thân sinh của chúng tôi khóc ròng, khóc mãi… cho tới ngày về bên kia thế giới; vẫn biền biệt bóng dáng hai ông quí tử, xa tít nơi góc biển chân trời không gặp lại đấng sanh thành! Dù tình nghĩa như vậy tôi vẫn cố tình né tránh lễ mừng thọ của bào đệ, theo quan điểm riêng – Cho nên lúc HT Như Điển có Phật sự tại Sydney vào giữa tháng 4 năm nay. Thầy hỏi tôi chi tiết chuyến bay và giờ đến để cho người đón tại phi trường, tôi trả lời nửa thật nửa đùa: giờ đến lúc 13,30 giờ tại phi trường Hannover nơi nhận hành lý, ngoài ra không có chi tiết cần thiết, không có số chuyến bay, vì tôi biết sáng ngày thứ sáu 28/6/19 lễ mừng sinh nhật Thầy, nên đã quyết định đến muộn vào buổi chiều. Chuyến bay Lufthansa số 791 từ Singapore đến Munich lúc 5,55 AM. Ngồi trên máy bay tôi suy nghĩ rất nhiều: sao mình lại làm cho người khác không vui như thế được nhỉ? Thế là tôi đến quầy hãng Lufthansa đổi vé buổi chiều, lấy chuyến bay từ Munich lúc 6,55 sáng đến Hannover lúc 8.00 giờ sáng. Lúc vừa lên máy bay nội địa (Đức) liền gặp TT Đồng Văn cùng với đệ tử cũng đi cùng chuyến về VG dự lễ. Trên máy bay TT Đồng Văn phone về chùa báo với HT Như Điển rằng HT Bảo Lạc đang đến Hannover. HT Như Điển liền đính chính: HT Bảo Lạc đến buổi chiều mà! Lúc 8 giờ máy bay hạ cánh xuống phi trường Hannover, Thầy Đồng Văn phone lại lần nữa xác nhận với Ban Tổ Chức là HT Bảo Lạc đến kịp dự lễ sinh nhật HT Như Điển. Bên kia đầu giây HT nhờ thầy Đồng Vân chuyển điện thoại qua để tôi trực tiếp nói chuyện với thầy ấy. Thầy ấy nói với tôi rằng, thầy đến giờ này là quá tuyệt vời ! Xin Thầy nán lại phi trường chốc lát cho các giới tử (người thọ giới) ra cung đón cho xứng vai vị của HT Đàn Đầu giới đàn. Vì trong lễ truyền giới của đại giới đàn Quán Thông kỳ này Hội Đồng Thập Sư (10 vị) tôi thủ ngôi Đàn Đầu Hòa Thượng truyền trao giới pháp cho giới tử.

Buổi lễ chúc thọ vào sáng 28/6/19 đầy đạo tình pháp lữ, huynh đệ, môn phái, đệ tử, đồ tôn, và hàng Phật tử tại gia của HT khắp các nơi cùng về tham dự. Trên hàng chứng minh gồm chư tôn HT, TT, Ni Trưởng, Ni Sư, Đại Đức Tăng Ni làm cho buổi lễ thêm phần trang nghiêm long trọng, cũng để cho các hàng đệ tử của Phật nhân dịp học thêm bài học tu hành nghiêm minh mới giữ ba nghiệp: thân, khẩu, ý thanh tịnh. Người tu tập 3 nghiệp thiện lành hẳn được phước đức và nhờ phước đức mới trang nghiêm pháp thân huệ mạng trong hàng chúng trung tôn của Phật, hầu phụng sự đạo pháp hiệu quả và lợi lạc.

Lễ hội thứ Ba: Đại Giới Đàn Quán Thông

Trong Kinh Di Giáo Đức Từ Phụ bổn sư trước khi thị tịch Niết Bàn an tịnh còn ân cần di huấn chúng đệ tử xuất gia thân cận bằng những lời chí thiết sau cùng rằng, này các Thầy Tỳ Kheo, sau khi Như Lai diệt độ các con nên y cứ giới luật hành trì, vì giới luật như chiếc phao nổi đưa người qua biển khổ sanh tử, giới như chuỗi anh lạc trang nghiêm pháp thân huệ mạng hành giả. Vì vậy, giới chính là mạng mạch của Phật pháp, cho nên giới luật còn duy trì thì Phật pháp hưng thịnh. Lời của bậc Đạo sư đơn giản thế thôi mà chứa đựng cả một đại dương thăm thẳm, hoặc như bầu trời mênh mông trải rộng cùng khắp, cho nên hàng đệ tử xuất gia của Ngài không sao quên được những lời dặn dò tâm chứng ấy của bậc thầy trời người mãi là kim chỉ nam trên bước đường hành đạo. Thêm vào bốn câu thơ chót trong bài thơ tựa đề Newcastle của Sông Thu như:

… Đến bờ kia lòng vui rồi chợt tỉnh

Phải quyết tâm chấn chỉnh vững tay chèo

Cho thuyền đời êm ã đỡ lắt leo

Để chứng tỏ hoa tiêu giàu kinh nghiệm

(Thơ Newcastle của Sông Thu)



ht bao lacLe mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (33)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (34)
Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (45)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (47)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (48)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (50)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (51)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (71)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (72)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (113)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (126)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (131)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (133)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (134)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (138)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (148)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (156)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (175)
Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (271)Le mung khanh tue_HT Thich Nhu Dien (275)

Đại giới đàn truyền giới: Sa di thọ 10 giới, Sa di ni thọ 10 giới, thức Xoa ma na thọ 8 giới, Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới và Bồ Tát xuất gia thọ 10 giới trọng 48 giới khinh và Bồ Tát tại gia thọ 6 giới trọng và 28 giới khinh, gồm 35 giới tử như Tỳ kheo 7, Tỳ kheo Ni 5, Sa di 4, Sa di ni 5, Thức Xoa ma na 15; và một đàn truyền Bồ Tát giới tại gia - xuất gia. Các giới tử được Thầy Tuyên luật sư hỏi về kinh, luật, luận tuỳ theo tuổi tác và giới tướng; nếu mắc phải các già nạn  như, điên cuồng, ghẻ lác, hoàng môn, nhị hình, giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm cho thân Phật ra máu, phá hòa hợp tăng, phá diệt Phật pháp; về thân thể không có các chứng đui, điếc, câm ngọng, 6 căn đầy đủ mới được thọ giới. Trong đàn giới có một ni cô bị bác vì bị những chướng nạn nêu trên. Giới đàn theo đúng nghi cách cổ truyền gồm tam sư: Đàn đầu Hòa Thượng, Yết Ma A Xà Lê, Giáo thọ A Xà lê và thất chứng từ đệ nhất tôn chứng đến đệ thất tôn chứng; Ni giới cũng lập 1 Hội Đồng Giới sư giống như bên Tăng. Giới đàn ngoài thập sư còn có các chức sự như: Tuyên Luật sư (khảo hạch giới tử), 2 thầy Dẫn thỉnh hướng dẫn giới tử cách lễ lạy, tác bạch, đắp y, bưng bình bát, nâng tọa cụ, cách thức cầm đãy lọc nước, 2 thầy tả Giám đàn và hữu Giám đàn để hướng dẫn các giới tử biết nghi cách người xuất gia. Sau cùng là phần quan trọng là vị Đàn chủ trong vai trò thu nhận giới tử, thỉnh Hội Đồng giới sư, lập điệp đàn thọ giới, cấp mẫu đơn thọ giới, cung cấp nơi cư trú, ẩm thực, sức khoẻ, y tế cho toàn chúng giới tử. Về phần tạ pháp cũng là việc không thể thiếu được trong một đàn tràng qui mô, rộng lớn mà số tịnh tài không nhỏ hầu như vị Đàn Chủ cúng dường; các giới tử nếu có phát tâm cũng chỉ một phần nhỏ không đáng kể. Chung lại, một giới đàn có 2 hội đồng giới sư là 20 vị, còn mỗi bên thêm 5 vị phụ tá thành là 30 vị trông thật hùng hậu, trang nghiêm.

Lễ hội thứ tư: Tấn phong giáo phẩm, phẩm cách đạo phong người xuất gia luật quy định rõ ràng về tuổi đời và tuổi đạo như sau:

- Đại Đức: 20 tuổi đời, đã thọ giới Sa di và ở chùa ít ra là 3 năm

- Thượng Tọa: 40 tuổi đời và 20 tuổi đạo

- Hòa Thượng: 60 tuổi đời và 40 tuổi hạ

- Đại lão Hòa Thượng từ 75 tuổi trở lên

- Đặc sản Made in Huế có từ Ôn rất dễ thương thân thiện xưng gọi các bậc tôn túc đạo cao đức trọng theo phong cách riêng, tuy không phải là phẩm vị, nhưng cũng được nhiều người biết đến.

Chư Ni giáo phẩm cũng vậy:

-Sư cô: 20 tuổi đời, đã thọ Thức xoa ma na

-Ni sư như Thượng Tọa

-Ni Trưởng (Sư bà) như Hòa Thượng.

Những vị được tấn phong giáo phẩm gồm: 4 Hòa Thượng 13 Thượng Tọa và 13 Ni sư, tất cả có 30 vị giáo phẩm đăng cao phẩm vị. Như ngoài đời có lễ thăng chức, trong quân đội gắn lon của các cấp bậc như Úy, Tá, Tướng gồm 3 hàm Thiếu-Trung-Đại, chẳng hạn Thiếu Úy, Trung Tá, Đại Tướng. Tuy có sự khác biệt giữa đời và đạo, vì ngoài đời khi được thăng cấp hay chuẩn lon là được tăng lương; còn trong đạo quý Thầy, Sư cô nhận được giáo phẩm lại thêm trách nhiệm, bổn phận đối với chùa viện, bổn đạo, đệ tử, Giáo Hội và Phật pháp nói chung. Nhìn chung PGVN tại hải ngoại, hàng giáo phẩm lúc nào vẫn đông hơn chư Đại Đức trẻ trung. Điều này không mấy gì lấy lạc quan cho lắm đối với giới lãnh đạo PG. Tại sao vậy?

Vấn đề trước mắt cho thấy “tre tàn mà măng không mọc” lấy ai thay thế lớp tiền bối để duy trì đạo pháp trên cõi nhân gian này. Đây cũng là điều trăn trở vô phương giải quyết đối với chư tôn Hòa Thượng có tâm lo nghĩ về tương lai của đạo pháp nơi xứ người.

Tóm lại, bất cứ một Phật sự, tầm vóc, quan trọng nào cũng đều phải hội đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa theo cái nhìn tục đế, như thiếu một trong 3 điều trên hẳn việc có tiến hành cũng thành gắng gượng mà thôi. Còn trong đạo cũng cần phải hội đủ 3 nhân duyên thù thắng: Tăng già hòa hợp, tứ chúng hợp lực, đạo tình gắn bó. Tăng ở nhiều trú xứ duyên cách nhiều mặt mà quy tựu về một nơi dự một cuộc lễ phải nói là không đơn giản; Chúng xuất gia và tại gia gồm có bốn mà hợp tác nhau trong việc tổ chức một cuộc lễ lớn, cần đòi hỏi nơi người chủ trương có rộng mở tấm lòng hay không để mới có thể đón nhận được sự hết lòng yểm trợ tinh thần lẫn vật chất của từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Đạo tình lại là thước đo chuẩn mực nhất để cân nhắc giữa thầy trò, huynh đệ, tín đồ, môn phong, đạo pháp trong cung cách tu niệm và phụng sự . Nhìn tổng quát, tôi nhận ra được điều này: qua 4 đại lễ vừa rồi cùng một lúc diễn ra nơi ngôi chùa Viên Giác Hannover - Đức Quốc đã nhận đầy đủ sự trợ duyên cần thiết từ thiên nhiên như bầu trời thành phố hôm mấy ngày lễ rất êm mát dễ chịu, thay vì oi bức như dự báo; các Ban làm việc chu đáo tận tâm nên hoàn thành tốt việc được giao phó. Đức chúng như hải do Tăng Ni nễ trọng nhau, bảo bọc, dìu dắt, học hỏi nhau trong nhà đạo, như anh em trong cùng một gia đình. Còn điều đáng trân quí sau cùng là đạo tình Linh Sơn muôn thuở mà đấng cha lành đã để lại hình ảnh sâu lắng trong mỗi một trưởng tử của Ngài mà người chủ xướng là Hòa Thượng Như Điển nhận được món quà sinh nhật vô giá từ chư Phật và lịch đại Tổ sư mật thùy gia hộ thọ mạng thầy thêm hơn.

Tự Viện Pháp Bảo

Sydney – Úc Châu

Sa môn Thích Bảo Lạc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6039)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con người và sự nghiệp Lý Công Uẩn. Giá trị lịch sử của một con người không chỉ ảnh hưởng đến tự thân mà dư âm giá trị lịch sử của con người đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến muôn người khác từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và quả thật, Vạn Hạnh Thiền sư là người có công rất lớn trong việc khai sáng ra triều đại nhà Lý thì Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên thực thi tinh thần Vạn Hạnh bằng tất cả sự thể nhập "Đạo Pháp - Dân tộc" trong một thực thể duy nhất.
09/04/2013(Xem: 12644)
Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao. Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ.
09/04/2013(Xem: 6250)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
09/04/2013(Xem: 7325)
Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.
09/04/2013(Xem: 9604)
Thiền sư THÍCH ĐỨC NHUẬN, pháp hiệu Trí Tạng, thế danh Đồng Văn Kha, sinh ngày 14 tháng Chạp năm Quí hợi (thứ bảy, ngày 19 tháng giêng, 1924). Chính quán : làng Lạc Chính, xã Duyên Bình, huyện Trực Ninh, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Đồng Văn Trung và thân mẫu là bà chính thất Hà Thị Thìn hiệu Trinh Thục (cả hai vị đều đã mãn phần). Là con thứ tư trong một gia đình thanh bần - dòng quí tộc. Ngài có 2 anh, 1 chị và 3 người em dì bào (2 trai, 1 gái).
09/04/2013(Xem: 4806)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hũu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.
09/04/2013(Xem: 6950)
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc – Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy
09/04/2013(Xem: 6066)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
09/04/2013(Xem: 7982)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 6517)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567