Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Day 01: Cúng Dường Kinh chép bằng máu

27/06/201917:38(Xem: 13086)
Day 01: Cúng Dường Kinh chép bằng máu

Ngay sau khi  thời công phu khuya vừa xong, một sự kiện vô cùng đặc biệt mà có lẽ từ trước đến nay vô cùng hiếm, Phật tử Quảng Thiện Duyệt (Nguyễn Thị Út)  và con gái là Quảng Thiện Thí (Zhao Dan Chen), người gốc Huế định cư ở Thụy Điển 30 năm qua, đã phát tâm trích máu của mình để chép Kinh Pháp Hoa, Kinh Dược Sư, Kinh Kim Cang Bát Nhã, Kinh Vu Lan Báo Hiếu, hiện tại 2 Mẹ con đang viết bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bản dịch của Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám). Hai Mẹ con hôm nay đã cúng dường Kinh Dược Sư đến Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp lễ mừng Khánh tuế 71 tuổi của Ngài. Được biết Phật tử Quảng Thiện Duyệt đã đã chặt ngón tay Út, lấy xương làm bút và chích máu của chính mình và con gái để viết những bản Kinh này, dù chư Tôn Đức không khuyến khích mọi người làm việc này nhưng 2 đệ tử này đã nương theo hạnh cúng dường Pháp theo Kinh Pháp Hoa mà thực hiện công hạnh khó làm này.

Thông thường, con người đa phần ai cũng chấp vào thân, và gần như trong nhiều hoàn cảnh được nuông chìu, từ đó tạo nên một sự dính mắc gần như khó có thể thoát ly, chính vì vậy theo dòng duyên sinh, thân thể càng được tô bồi theo thời gian. Thân thể đa phần được tận dụng cho sự duy trì của bản ngã, ít khi vì những nghĩa cử thiêng liêng cao đẹp.  Sự cúng dường của Phật tử này là một nghĩa cử cao đẹp trong ý nghĩa xả bỏ bớt phần tham ái của thân mà báo ân Sư Trưởng. Hòa Thượng rất bất ngờ với món quà đặc biệt này. Ngài cũng nguyện rằng tất cả những Phật tử hữu duyên dõng mãnh phát tâm cho lý tưởng tu học của chính mình càng tha thiết hơn, tinh tấn hơn.

Thân thể phàm phu của con người là sanh thân, sự hiện hữu của thân sanh tử này là một sự thúc đẩy của khát ái, vô minh chấp thủ. Và mạng sống được bảo tồn với bao nhiêu nghiệp thiện bất thiện sanh khởi. Trong tinh thần Phẩm Dược Vương, Dược Thượng Bồ Tát kinh Pháp Hoa, đốt thân cúng dường là một đỉnh điểm của Tâm nguyện trong lộ trình thực hành Bồ tát hạnh để đạt vô thượng tuệ giác. Đốt sanh thân để được pháp thân không phải chỉ là một biểu dương của ngôn ngữ mà được đưa vào trong từng hành động cụ thể, vì mạng mạch của Phật pháp vì lợi chúng sanh.

“ Sở dị sanh chi vị,

Học Dược Vương chi hạnh

Phần sở ái chi thân

Tác vệ pháp chi thành”.

Bài kệ của Thượng Nhân Trí Quang sáng tác để tán dương công hạnh của chư Tôn Đức đã vị pháp thiêu thân để làm bức tường thành vững chắc bảo vệ Chánh pháp, tuy thân sinh tử của Quý Ngài không còn nữa, nhưng pháp thân đó vẫn còn nguyên và tồn tại mãi mãi trên thế gian này, trong nguồn sống thiêng liêng của Phật giáo.



Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (1)
Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (2)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (3)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (4)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (5)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (6)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (7)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (8)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (9)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (10)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (11)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (12)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (13)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (14)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (15)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (16)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (17)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (18)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (19)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (20)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (21)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (22)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (23)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (24)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (25)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (26)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (27)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (28)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (29)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (30)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (31)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (32)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (33)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (34)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (35)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (36)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (37)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (38)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (39)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (40)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (41)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (42)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (43)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (44)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (45)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (46)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (47)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (48)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (49)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (50)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (51)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (52)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (53)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (54)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (55)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (56)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (57)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (58)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (59)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (60)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (61)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (62)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (63)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (64)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (65)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (66)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (67)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (68)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (69)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (70)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (71)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (72)Day 1_Cung duong Kinh chep bang mau (73)
Ý kiến bạn đọc
10/06/202100:45
Khách
Bạn dùng bút gì để cho máu làm mực và viết được
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2023(Xem: 1113)
Đức Phật dạy trong Phật giáo có bốn hội chúng là chúng xuất gia (Tỳ kheo và Tỳ-kheo-ni) và chúng tại gia (nam nữ cư sĩ). Chúng xuất gia là trưởng tử của Như Lai, sống phạm hạnh nơi chốn thiền môn, bậc thầy mô phạm thay Như Lai giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp. Chúng tại gia tu tập ở nhà, làm lành tránh ác, bồi công tạo phước, hộ trì ngôi Tam bảo. Nhờ hai hội chúng này mà giáo pháp của Đức Thế Tôn xuất hiện cách đây hơn 2600 năm, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
06/11/2023(Xem: 2385)
Cáo Phó Tang Lễ Hòa Thượng Thích Thiện Huệ vừa viên tịch tại Chùa Long Thọ, Long Khánh, Đồng Nai
27/10/2023(Xem: 1331)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Với sở học rất uyên thâm, và lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc. Năm 1920, Ngài bắt đầu giảng dạy Phật pháp tại Bình Định và là một trong những bậc đống lương cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại tỉnh nhà.
12/10/2023(Xem: 1366)
Sinh thời, Thầy có chí nguyện chuyên tu thiền định. Khởi đầu là phát tâm nhập thất tịnh tu tại núi rừng Vạn Giã, Khánh Hòa vào năm 1972. Những năm về sau, dù bộn bề Phật sự nhưng Thầy vẫn an nhiên với pháp hành thiền và các pháp tu tương hỗ khác. Trong phương châm giáo dục mà Thầy đã đề xuất, gồm Học lý – Quán chiếu – Tổ chức cũng phần nào biểu lộ chủ trương cân đối giữa pháp học và pháp hành. Thân mang bệnh duyên, sở tật thường đeo đẳng, nhưng nhờ tu tập tinh cần, Thầy đã vượt lên nỗi đau thân thể để chu toàn Phật sự.
18/09/2023(Xem: 1819)
Niềm vui sống đời dâng hiến (vần thơ kính mừng khánh tuế lần thứ 69 Hòa Thượng Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Thông Mẫn, 18/9/2023), Có thể… chính lối sống mình, làm thức tỉnh ? Bao người thoát ra giấc ngủ mê lầm Tự tin độc lập hơn với bản thân Vì cuộc đời không hề có những định luật, Cũng như giá trị một người không đo lường bằng tiêu chuẩn thiết lập !
04/08/2023(Xem: 2507)
Giáo lý Thượng Thừa (bài giảng của HT Thích Thanh Từ)
04/08/2023(Xem: 3711)
36- Tiểu Sử Ni Trưởng Thích Nữ Như Thanh (1911-1999)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567