Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Từ của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành

21/06/201914:39(Xem: 5773)
Đạo Từ của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành

Đạo Từ của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành

Hòa Thượng Thích Chơn Thành

Kính chào tất cả Quý Trưởng Lão Hòa Thượng, Quý Thượng Tọa, Quý Ni Trưởng, Ni Sư, quý Đại Đức Tăng – Ni, cùng Quý Quan Khách và Đồng Hương Phật Tử

Một hôm có một vị Ký giả Đoàn Trọng của Đài Little Sài gòn, hỏi với tôi rằng: “Con đã quen biết Hòa thượng và Hòa thượng Quảng Thanh khá lâu trong sinh hoạt cộng đồng, nhưng gần đây, cái gì hai Hòa Thượng cũng cùng nhau chia xẻ, cùng nhau giải quyết, thật là tâm đầu ý hợp, tại sao như vậy, bạch hòa thượng?

Tôi mỉm cười và ôn tồn đáp, xưa cũng như nay, Đức Phật thường dạy các đệ tử về luật nhân quả. Quá khứ là hạt giống, là mầm non, là phân bón, là nước non. Hôm nay là mầm non, là cây, là hoa đẹp trái ngọt. Giáo lý của Phật thật đơn giản như vậy. Với nhiều duyên khác nhau, khi nhìn quả là biết nhân, thấy nhân thì hiểu quả.

Cũng như vậy, đời trước tôi và thầy Quảng Thanh sinh cùng xóm cùng làng, hai anh em chúng tôi ngày nào cũng gặp nhau, cùng nhau đi chơi, quen nhau còn hơn anh em ruột thịt. Hai đứa lúc nhỏ cho đến hai mươi cùng rủ nhau đi tu cùng chùa. Vì như vậy, huynh đệ chúng tôi chia xẻ mọi việc Phật sự trong chùa. Vì thế, tôi biết nhiều về ông Sư Đệ này.

Hiện đời, chúng tôi sinh ra từ hai không gian và thời gian khác nhau, tôi Phú Yên, thầy Quảng Thanh sinh nơi Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, nhưng lớn lên hai đứa tu ở hai ngôi Chùa khác nhau tại núi Trà Cú, cách tỉnh lỵ Phan Thiết 18 cây số. Đây là Thánh Địa của Phật Giáo Việt Nam từ nhiều trăm năm trước, do Tổ Hữu Đức từ Phú Yên vào đó tu tập và sáng lập. Núi Trà Cú lúc đó chỉ có các loài hoang dã, chưa có người ở. Ngài ngồi tu thiền trong một hang đá nhỏ bằng nửa phòng ngủ ngày nay, và Ngài đã chứng quả.

        Cuộc sống hằng ngày, ngài chỉ dùng rau, quả do những con vượn và những con khỉ hái trái, hái rau đem về cúng dường cho ngài. Trên miệng hang đá có hai Cọp Trắng từ trong rừng sâu đến thay nhau bảo vệ ngài. Bạch hổ ở đâu thì không loài thú nào dám lảng vảng rình mò và quấy phá ngài.

        Nhờ nhân duyên lành của nhiều đời trước còn giữ trong tiềm thức cho đến này, mặc dù đời này hai chúng tôi sinh ra hai nơi khác nhau, nhưng gặp nhau trên một không gian xa lạ ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Orange County. Vì thế, Tôi với thầy Quảng Thanh gặp nhau và thương nhau như hai người bạn của ngày xưa. Lúc này, thầy Quảng Thanh tạo dựng ngôi Chùa Bảo Quang ở thành phố Santa Ana, còn tôi thì xây dựng ngôi Chùa Liên Hoa ở Garden Grove. Thỉnh thoảng tôi tới thăm ngôi Chùa Bảo Quang, tôi vẫn thấy ông bạn Dương Thanh Tùng, tức Thầy Quảng Thanh cũng hăng say làm việc như thời xa xưa, nhờ đó chúng tôi dễ dàng qua lại để hàn huyên tâm sự.

Từ đó, tình yêu thương, sự hiểu biết, cả những suy nghĩ và lập trường của chúng tôi đều giống nhau và thường san sẻ ngọt bùi cho nhau. Do vậy, trong lúc tôi ngồi thiền, tôi nhận thấy Thầy Quảng Thanh là người bạn chân tình của mình trong nhiều kiếp xa xưa. Những cử chỉ và cách nói năng của Thầy trong đời này không khác đời trước. Tình thương của thầy tràn đầy bao la như xưa. Thầy luôn mở rộng lòng yêu thương giúp đỡ những người vô gia cư với tâm không hề mệt mỏi và không hề than vãn. Dù gặp những ngày mưa sa, nắng táp, hoặc đôi lúc thầy bị cảm bệnh, nhưng thầy vẫn cố gắng đi làm những bưa cơm từ thiện cho những người không nhà.

Kính thưa Quý vị, không còn bao lâu nữa, chúng ta sẽ tiễn đưa Hòa Thượng Quảng Thanh về Cố Hương nơi Miền Tây Phương, Tịnh Cảnh, nơi ấy không còn những cảnh sinh, già, bệnh, chết, và khổ đau, và nơi ấy có cuộc sống hằng hữu, cách trái đất này khoảng nhiều chục năm ánh sáng. Mặc dù xa vời vợi, nhưng ngài sẽ nương vào Pháp Thân của Đức Phật A-Di-Đà mà chỉ đi chỉ một khoảnh khắc, một sát na thôi mà thôi, bởi vì Pháp Thân Phật là bản thể của Vũ trụ. Giờ đây, trong giây phút trang nghiêm này, kính xin tất cả quý vị hãy nhất tâm niệm danh hiệu của Đức Phật A-Di-Dà để tiễn đưa Cố Hòa Thượng Quảng Thanh đi vào Cõi Tịnh bình an.

 

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

 

 

 ht quang thanh 8

 

The Dharma Words of the Most Venerable Thero Thích Chơn Thành

By Venerable Thích Trừng Sỹ

Dear the Most Venerable Elders, Senior Venerable, Venerable Monks and Nuns, along with distinguished Guests, Dharma Sisters and Brothers, 

One day, a journalist Đoàn Trọng of Little Saigon Station asked me: “I have known the Most Venerable and the Most Venerable Thích Quảng Thanh for a long time in the Community activities, but recently, what the two Venerable Monks also share together, solve together, it is really the mind with the mind, why so, respectfully Venerable Master”?

I smile and calmly respond, anciently and now, the Buddha has often taught his disciples about the law of cause and effect. The past is the bud, the fertilizer, and water. Today is the young bud, the beautiful flowers and sweet fruits. The Buddha’s teachings are so simple. With many different conditions, when seeing the effect, people know the cause, when seeing the cause, then they understand the effect.   

Likewise, in previous life, the Master Quảng Thanh and I were born in the same hamlet and village, two of us met everyday, went out together, and knew each other better than siblings. The two of us from when young until twenty joined each other to leave secular life for monastic life to become Buddhist Monks and live in the same Temple. Because of this, our Dharma brothers share all the Buddhist affairs in the temple. Therefore, I know a lot about this Master.    

        At the present life, we were born from two different spaces and time, I was born in Phú Yên Province, the Master Quảng Thanh was born in Phan Thiết City of Bình Thuận Province, but growing up, both of us lived and cultivated in the two various Temples in Trà Cú mountain, away 18 kilometers from Phan Thiết City. This was the Holy Land of Vietnamese Buddhism many hundreds of years ago, founded by Patriarch Hữu Đức from Phú Yên Province coming there to cultivate. He sat in meditation in a small cave of half a bedroom today, and he attained enlightenment.               

        Everyday life, he only used vegetables and fruits picked by gibbons and monkeys to bring them to make offerings to him. On the mouth of the cave, there were two White Tigers coming from the deep forest to take turns to protect him. Where the White Tigers lived, there no animal would dare to snoop and disturb him.

Thanks to the good causes of many previous lives that remained in the subconscious until now, even though at the present life, we were born in two different places, we met each other on an unfamiliar space in the United States, especially in Orange County. Therefore, the Master Quảng Thanh and I met and loved each other like two friends of the past. At that time, he built the Bao Quang Temple in Santa Ana City, and I built the Lien Hoa Temple in Garden Grove. Sometimes when I visited the Bao Quang Temple, I still found my friend Dương Thanh Tùng, that is, the Master Quảng Thanh enthusiastically working as in the old days so that we could easily go back and forth to exchange confidences.

Since then, our love, our understanding, our thoughts, and stance were all the same and often shared each other’s sweetness. Therefore, when I sat in meditation, I recognized the Master Quảng Thanh was my sincere friend in many past lives. His gestures and ways of speaking in this life are not different from the previous life. His love is full of immense as before. He always opens his love to help homeless people, but his mind is not tired and does not complain at all. With his mind that is not tired and does not complain at all. Despite meeting rainy and sunny days, or sometimes he got sick, but he still tried to do charity meals for the homeless.

Dear Venerable Monastics, Dharma Sisters, and Brothers, there is no longer any more time, we will see off the Most Venerable Master Quảng Thanh to the native land, Western and Pure Land, where there are no birth, old age, sickness, death, and suffering, and there is a life of eternity, about many light years from this earth. Although it is very far away, he will rely on the Dharma Body of the Amitabha Buddha for only a moment, just a moment, because the Buddha’s Dharma Body is the essence of the Universe. Now, in this dignified moments, please wholeheartedly recite the names of Amitabha Buddha in order to see off to the Late Most Venerable Quảng Thanh into the Pure Land peacefully.

Namo the Amitabha Buddha

English version: Thich Trung Sy


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2010(Xem: 9419)
-Người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình- -Nhà lãnh đạo toàn cầu trong phong trào vì hòa bình, nhân quyền và sức khỏe cộng đồng-
14/06/2010(Xem: 4400)
Hòa Thượng Thích Bích Nguyên là một trong những bậc cao Tăng thạc đức của Phật giáo Lâm Đồng. Ngài họ Nguyễn, húy là Tùng, sinh năm 1898 tại làng Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ, bẩm chất thông minh, đĩnh ngộ. Thời tráng niên, lập nghiệp ở Lào, Hòa Thượng nhân đọc báo Từ Bi Âm mà ngộ đạo, thấy rõ cuộc đời vô thường, nuôi chí xuất gia. Đến năm 29 tuổi (1927), Hòa Thượng mới có đủ nhân duyên đầu sư thọ giáo với Hòa Thượng PHƯỚC HUỆ, Trú trì chùa Hải Đức, Huế và đắc giới Sa di năm 1934. Năm 1936, ngài thọ Cụ túc giới với pháp hiệu BÍCH NGUYÊN, rồi theo học ở các lớp Phật học tại các Phật học viện Hải Đức, Bảo Quốc và Ấn Quang.
15/05/2010(Xem: 4327)
Thiền sư Khánh Hòa sinh năm 1877 tại làng Phú Lễ tỉnh bến Tre, xuất gia năm 19 tuổi tại chùa Khải Tường. Chí nguyện chấn hưng Phật giáo của ông phát sinh vào khoảng năm ông được bốn mươi tuổi. Ông du hành khắp các tổ đình và Nam Kỳ để gây ý thức chấn hưng và kêu gọi sự hợp tác của các bậc tôn túc.
19/03/2010(Xem: 6345)
Một cặp kính trắng với sợi dây vòng ra sau cổ, năm ba con khỉ nhảy tung tăng trên vai, trên đầu, tóc tai rối rắm, áo quần cái dài, cái ngắn, kiểu đàn ông, đàn bà, đầy màu sắc sặc sỡ …đây là dáng người anh Bùi Giáng chúng ta thường gặp trên những nẽo đường Sài Gòn năm 1975 … Sau năm 1975 , anh Bùi Giáng về ở chung với chúng tôi trong nội xá viện Đại học Vạn Hạnh cũ (222 Trương Minh Giảng, nay là Lê Văn Sĩ). Vào thời điểm này, Đại học Vạn Hạnh không còn hoạt động, nên nội xá chỉ còn một số ít người ở lại với Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu. Chúng tôi quản lý chung, chú Chơn Thuần đi chợ và thị giả cho Hòa thượng Viện trưởng, anh Trần Châu phụ trách an ninh, anh Bùi Giáng thì nhận nhiệm vụ đi mua lương thực.
10/03/2010(Xem: 5162)
Bản thân tôi (Tín Nghĩa), rất ít có dịp thân cận với Ôn Già Lam. Điều dễ hiểu, vì tôi không xuất thân từ Phật Học Viện. Vả lại, mỗi lần Ôn về Huế (Bảo Quốc), thường vào dịp đầu xuân, thì đa phần Ôn hay đàm luận Phật sự với quý Ôn lớn như Ôn Linh Mụ, Ôn Trúc Lâm, Ôn Linh Quang, Ôn Từ Đàm và Ôn Bảo Quốc, . . . Đầu năm, Ôn thường hay nghe Đại luật (tức là dạy luật Tứ phần) cho hai chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, thì tôi đạp xe ra học rồi về lại chùa. Vả lại, bổn phận của tôi ở chúng Trúc Lâm cũng tương đối bề bộn. Tuy thế, chính tôi lại có với Ôn ba kỷ niệm khó quên.
10/03/2010(Xem: 7644)
Bây giờ là những ngày cuối năm âm lịch. Thiên hạ cùng viết về Xuân, Tết. Tôi muốn viết về Ôn Già Lam và Tu viện Quảng Hương Già Lam. Ôn Già Lam là cách gọi tôn kính của những môn đệ và phật-tử hướng về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị viện chủ sáng lập tu viện. Trong tu viện, tăng chúng khi nói về ngài thì chỉ dùng chữ “Ôn” một cách gần gũi. Còn tu viện Quảng Hương Già Lam thì vẫn thường được gọi với cái tên thật ngắn: chùa Già Lam.
10/03/2010(Xem: 6051)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng. Ôn Già Lam, người đã hy sinh suốt đời mình để phụng sự cho Phật pháp, đào tạo Tăng tài qua nhiều thế hệ. Ôn đã khai phóng tinh thần thế học cho Tăng sinh các Phật Học Viện.
10/03/2010(Xem: 12773)
Sau năm 75 các Phật Học Viện đều đóng cửa. Các tăng sinh tại các Phật Học Viện đều trở về chùa cũ của Thầy Tổ để sinh sống và tu học. Thật tế, tu thì có mà học thì hầu như không. Có chăng là Thầy dạy đệ tử trong chùa. Những chùa có ruộng đất thì thầy trò tự túc canh tác để sinh sống. Sinh hoạt giáo dục và đào tạo tăng ni trẻ đã không còn.
05/12/2008(Xem: 8415)
Hình ảnh Mừng Sinh Nhật Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Ngày 5-12-2008 tại Cao Hùng , Đài Loan tại Nhà Hàng 200 Món Đồ Chay Do Đạo Hữu Tony và quý Phật tử trong phái đoàn Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ tổ chức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567