Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Linh Sơn Cốt Nhục, Tiếng Lòng Cùng Ai

13/06/201916:50(Xem: 6985)
Linh Sơn Cốt Nhục, Tiếng Lòng Cùng Ai


ht-thich-quang-thanh-thien-ca-2019


Linh Sơn Cốt Nhục, Tiếng Lòng Cùng Ai 


Tưởng niệm HT Thích Quảng Thanh,

Viện chủ chùa Bảo Quang, Santa Ana, Hoa kỳ.

Thầy ơi, một đời tài hoa…

Chẳng phải trước sự ra đi của người mà ta quý mến, những người tin vào lời dạy của đấng Thế tôn mới thấy cuộc sống là vô thường, ngắn ngủi. Mấy hôm trước, trên đường đi miền Nam Cali để hướng dẫn một khoá Tu học , tôi được tin Ôn vào bệnh viện, rồi bác sĩ khuyên nên đưa Ôn về tịnh dưỡng. Tôi xót lòng khi nghĩ đến tình trạng sức khoẻ của Ôn đã suy. Không cầm lòng quý mến và kính trọng, tôi thở dài, ngồi yên ở  phi trường Oakland, nhiếp tâm cầu nguyện Ôn được nhẹ nhàng ra đi.

Rồi sáng nay ở phi trường San Diego, khi khoá tu học hoàn tất, trên đường trở về Hayward, tôi được biết  Giáo hội Phật giáo Việt nam trên Thế giới báo tin Ôn đã thị tịch tại phương trượng Chùa Bảo Quang, một trong những ngôi chùa có nét đẹp nghệ thuật, nhờ  bàn tay tài hoa của Ôn, người nghệ sĩ nơi cửa thiền, cộng với tâm hồn của người thi sĩ Thanh Trí Cao.

Tại  phi trường, tôi bàng hoàng, như người khách lạ lạc vào giữa đám hành khách đi lại nhộn nhịp ngược xuôi,  lòng se sắt khác thường, tưởng chừng như vừa mất đi một phần thân thể. Cái mất mát khó bù đắp và sự đau đớn khó lường trước. Nghĩ đến mạng mạch Phật pháp nơi xứ người cần đến những bàn tay, trí lực, phẩm cách của người thích tử Như Lai, lòng thật tiếc thương Ôn, một tăng sĩ tài hoa, đầy nhiệt huyết, tinh thần phụng sự Chánh pháp thật hiếm có.

Ngưỡng mộ Ôn là thế, nhưng cái duyên được tao ngộ tại nơi trú xứ của mỗi người lại không nhiều. Nếu tôi nhớ không sai thì trước sau, Ôn Quảng Thanh chỉ đến chùa Phổ Từ một lần duy nhất trong dịp Đại hội Huynh trưởng của tổ chức GĐPT, và tôi cũng chỉ chính thức đến chùa Bảo Quang một lần trong dịp hướng dẫn một số Tăng ni, Phật tử đi lễ Phật và viếng thăm các Chùa trong vùng Orange County.

Bù lại, chúng tôi gặp nhau không ít tại nhiều nơi, trong các kỳ sinh hoạt của Giáo hội, và nhất là với tổ chức Gia Đình Phật Tử. Vị tăng sĩ tài hoa ấy cũng là người không thiếu mặt trong mọi hoạt động tôn giáo và đoàn ngũ trẻ của giáo hội.

Trong lần hiếm hoi viếng chùa, tôi không may mắn được gặp Ôn, người kiến tạo và khai sơn, chỉ thấy tăng xá đang được xây cất. Tôi đi quanh chiêm ngưỡng cảnh chùa và nhìn tận mắt một trong những tác phẩm của đôi tay khéo léo và trái tim tài hoa. Những non bộ do Ôn tạo dựng ngoài sân chùa đều có nét mỹ thuật rất đặc thù và hương vị giải thoát của thiền gia. Lần ấy, tôi tiếc không có duyên may được thấy thêm những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc xưa nay, được trưng bày tại một nơi riêng biệt, biểu lộ phần nào khiếu thẩm mỹ và óc thưởng ngoạn sâu sắc, tinh tế của một hành giả của đạo thiền mang tâm hồn người nghệ sĩ.

Thật thế, nơi Ôn là hiện thân của sự dung hợp giữa những nguyên lý của đạo từ bi và cái thiện, cái đẹp, cái phóng khoáng của nghệ thuật. Từ đây, nghệ thuật không mâu thuẫn với quan niệm về hình tướng của nhà Phật mà làm sáng tỏ thêm bản chất giác ngộ trước những điều cao đẹp tốt lành mà đức tin nhắm tới. Một đời nhập thế, Ôn đã thực hành đạo từ bi đồng thời thực thi nghệ thuật. Giúp người trong việc hướng dẫn đem lại tâm an lành cũng như giúp người mở rộng  tâm hồn bằng con đường tiến tới thiện mỹ của nghệ thuật, như anh Như Hùng nghĩ: “Chúng tôi có cơ duyên quen biết với thầy khi còn ở Việt Nam, lúc đó chúng tôi thường gọi thầy là cao tăng. Mà quả như thế, thầy cao thật, cao từ tướng mạo cho đến tư tưởng, cao từ những tác động hưng khởi ở bên trong đến sự hành hoạt ở bên ngoài, cao từ nội giới đến ngoại giới, cao từ trong lý tưởng đến giải thoát, cao từ phụng sự tha nhân đến tinh thần giác ngộ. Hầu như tất cả những bộ môn nghệ thuật đều có sự góp mặt của Thầy, từ văn chương, thi ca, hội hoạ, kiến trúc, âm nhạc, nhiếp ảnh, tạc tượng, cắm hoa, non bộ, bonsai, sưu tầm cổ vật, đâu đó đều có bàn tay khối óc và con tim của thầy tạo nên. Thầy đem đạo vào đời xuyên qua con đường của nghệ thuật, và xử dụng sở trường nầy để khai mở tâm thức, gieo hạt mầm giác ngộ đến với tha nhân. Thầy là nghệ sỹ, nghệ nhân, thiền sư Thanh Trí Cao.

Trước khi là một nghệ sỹ, một nghệ nhân thầy là một tăng sỹ, trước khi những tác phẩm nghệ thuật ra đời thầy là một thiền sư. Dù đứng ở góc độ nào để nhận định, thì con người tài hoa đó, nghệ nhân vượt trội đó, trước hết và trên hết vẫn là một thiền sư.”(Sự có mặt của Thiền trong Dấu Ấn Nghệ Thuật 2, tháng 10, 2012)

Cũng bằng con đường nghệ thuật, Ôn, con người tài hoa ấy còn mời gọi, khích lệ mọi người mở rộng lòng đến với tha nhân bằng chính cái nhìn vào thế giới của tăng già. Riêng tôi nghĩ bộ ảnh " Đời sống Thiền môn " do Ôn thực hiện, bên cạnh giá trị về mặt nghệ thuật, còn chứa đựng ý nghĩa một "pháp môn", đưa người gần lại, đến với tư tưởng thiền qua bóng dáng, tâm hồn, tâm thức, cuộc sống của người xuất gia, tin đạo trong ảnh.

Tôi hằng mơ ước một sự thể hiện như thế khi còn là một tăng sinh và khi còn đang theo đuổi việc học tại San Francisco State University ngót 40 năm trước. Kiểu mẫu mỹ thuật Tây phương với Monet, Cézane... đã trở thành quen thuộc với bài tập thực hành trong lớp, nhưng khi quay về với mình, thì mẫu mực mỹ thuật này  xa lạ với đời sống, tâm hồn người Việt và nếp sống nơi cửa chùa. Tôi từng ước ao thể hiện được trên tranh, bằng mầu sắc và tâm hồn mình, những hoạt động, sinh hoạt, đời sống của thế giới mà tôi có mặt. Hình ảnh với nụ cười bao dung, buông xả của đức Thế tôn, hình ảnh ghi nhận được tâm trạng và ước mơ của lứa tuổi măng non trong hàng ngũ Gia đình Phật tử, hình ảnh của nếp sống giản dị, khiêm cung về mặt phương tiện nhưng súc tích ý nghĩa tâm linh nơi cửa thiền. Tất cả đều được gói ghém trong  ước mơ về nghệ thuật của tôi thuở ấy.

Chỉ có Ôn, người tăng sĩ nghệ sĩ ấy, đã thực hiện được mơ ước đầu đời riêng về mặt nghệ thuật của tôi. Có lẽ, nơi phi trường, khi được tin Ôn không còn, cái cảm giác làm chấn động lòng mình là sự lay đổ, tự trong tiềm thức, hình ảnh người tạo thành hiện thực, mơ ước của tôi.

Con người nghệ sĩ ấy còn là người thực hiện cần mẫn hiếm có tinh thần vị tha của người tăng sĩ. Người nghệ sĩ đã khiến cái thiện, cái lành của một đức tính nơi thế nhân  mang thêm nét đẹp của tâm hồn.  Vì thế, chúng ta chẳng ngạc nhiên, khi được biết, suốt 25 năm qua, Ôn và chùa Bảo Quang đã đều đặn cung cấp  cơm chay cho những người thiếu may mắn dùng bữa vào ngày thứ Ba mỗi tháng.

Ôn, người tăng sĩ dồi dào lòng nghệ sĩ, còn tỏ ra rộng tình liên đới giữa đồng đạo, nghĩa là bằng hành động, khích lệ tinh thần Linh Sơn cốt nhục trong giới xuất gia. Tương tự tinh thần đoàn kết giữa những người trong một tập thể, người xuất gia cần phát triển hạnh Lục hòa trong tăng chúng.

Riêng tôi, vì chút trách nhiệm với tổ chức Gia Đình Phật Tử  nên mới có dịp giãi bày thêm. Nhờ sự khuyến khích và giúp đỡ của Ôn trong vai trò Tổng Vụ Trưởng Thanh Niên thuộc giáo hội lúc  bấy giờ, tang lễ thầy Phổ Hòa ( nguyên Huynh trưởng Hồng Liên Phan Cảnh Tuân)  đã quy tụ sự hiện diện góp sức của 4 Ban Hướng dẫn Trung Ương đương thời. Một việc làm ấm lòng người ra đi lẫn người ở lại.

Tưởng nhớ lại, những lúc gặp nhau trong các buổi hội thảo hay huấn luyện Huynh trưởng, Ôn cầm tay tôi, và nói những lời dứt khoát, rõ ràng: “Thầy phải cố gắng, mình phải làm thôi…” Lời nói ấy, cử chỉ ấy lưu lại mãi trong lòng tôi,  khiến tôi tâm niệm biết ơn về thái độ vị tha, phóng khoáng của Ôn.

Nói là tình đồng đạo như cốt nhục cũng không ngoa, vì với người xuất gia, nhận các bạn đồng tu làm gia đình lớn thì sự chia lìa xảy ra phải là cái tang chung trong tăng chúng. Gần đây, khi nghe tin TT Tâm Khanh ở North Carolina vừa mất trong một tai nạn, ai cũng ngậm ngùi. Trong buổi lễ Trai Tăng ở San Jose, ôn Kim Sơn, đại diện cho 50 vị Tăng Ni có mặt, cũng xướng danh cầu nguyện cho Thượng toạ, dù chưa gặp mặt hay quen biết thân sơ.

Sớm nay, thầy Định Quang báo tin Ôn Bảo Quang ra đi với lời thương xót. Thầy nhắc nhở về trách nhiệm chung cần phải chu toàn, cũng như là những lời an ủi nhau trước cái tang chung.

Ngày nay, nhờ sự phát triển khoa học công nghệ thông tin mà giới xuất gia cũng như hàng Phật tử như gần lại với nhau hơn. Khoảng cách địa lý không còn là trở ngại khó vượt qua mà lòng người không vì xa cách mà tình đạo thiếu đi đằm thắm.

Nhân đây, tôi cũng xin tán thán công đức Thượng toạ Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức, đã dành nhiều thì giờ, chăm sóc, thu thập, đúc kết, chuyển trao các tin tức Phật sự  đến mọi giới đồng bào Phật tử, xuất gia cũng như tại gia, khắp nơi trên thế giới, một cách rất hiệu quả và đem lại sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau từ đó gây dựng được an lạc trong tâm hồn. Nhờ có trang nhà Quảng Đức, mà chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, mọi hoạt động, tin tức vui buồn liên quan đến thiền môn đều được phổ biến đến tận từng người theo dõi.

Riêng tôi, thường xuyên vào trang nhà Quảng Đức, để cập nhật tin tức chính xác và đầy đủ về Phật sự mọi nơi và biết thêm được quan điểm, ý kiến, suy nghĩ  về nhiều vấn đề thuộc nhiều lãnh vực liên quan đến Phật giáo. Đó đây, bài viết của chị Kiều Mỹ Duyên, của anh Như Hùng, của sư cô Huệ Trân giúp ta mở rộng thêm tầm nhìn về một số điều, và gần nhất là giúp ta hiểu rõ những khía cạnh đóng góp, cống hiến của Ôn Quảng Thanh trong sự nghiệp hộ Đạo, giúp Đời và đặc biệt từ vị trí khá đặc biệt của người nghệ sĩ khoác tăng bào.

Công đức ấy thật vô lượng vô biên, một lần nữa, xin cám ơn và cầu chúc Thầy Nguyên Tạng an lạc thân tâm để tiếp tục mang lợi ích lại cho mọi người con Phật.

Cuộc sống quả là tạm bợ, ngắn ngủi nhưng công nghiệp và tinh thần phụng sự còn để lại lâu dài với đời, với người. Nhớ tiếc người ra đi không gì bằng tiếp tục và xiển dương mạnh mẽ tinh thần phục vụ mà vị cao tăng đã một đời nêu gương sáng.

Vào cuối tuần này, dù tại nơi trú xứ Hayward, trì kinh Đại Bảo Tích hay lãnh nhiệm vụ trong một lớp học Phật theo lịch trình, tôi tưởng như thấy mình có mặt, đồng hành, theo bước Hòa Thượng Minh Mẫn  cùng với chư Tăng Ni đón rước nhục thân của Ôn Bảo Quang về chùa hành lễ truy niệm, cầu nguyện, tiến giác linh… Rồi đến sáng ngày thứ Hai, 17-6-2019 (tức là 15-5 Kỷ Hợi) tôi sẽ dành thì giờ tĩnh tọa tại chánh điện chùa Phổ Từ, để tịnh niệm, cầu nguyện và tiễn đưa Ôn về miền Tịnh cảnh.

Chúng ta không còn cách biệt nữa khi lòng mình đã đến gần nhau!

Kính bạch Thầy,

Thầy đi, con ở lại, cùng với anh Như Hùng, Vĩnh Hảo, Tâm Huy và bao người bạn khác nữa sẽ tiếp tục bước theo dấu chân, con đường mà Ôn đã mở ra trong cùng tâm nguyện “làm đẹp Đạo, đẹp Đời”,  làm sáng danh những giá trị của Chân,Thiện, Mỹ mà Ôn một đời theo đuổi việc phát huy. Công nghiệp Thầy để lại cho đời, cho người chính là sự xiển dương những giá trị của tỉnh thức, của cái đẹp trong tâm hồn vĩnh cửu tồn tại với núi sông như điều anh Như Hùng bày tỏ: “Bộ ảnh nghệ thuật về "Đời sống thiền môn" được thầy chụp lại, trong dịp chư tôn đức Tăng Ni tu hội về chùa Bảo Quang để an cư kiết hạ, trau dồi đạo hạnh, trang nghiêm thân tâm. Mỗi bức ảnh là một thông điệp, lời kinh nhắc nhở, sự hồn nhiên vô tư của tuổi thơ, sự sinh động tự tại của tuổi trẻ, sự thảnh thơi an lạc của tuổi già, vẫn ngày đêm vươn cao lan toả sức sống. Sáng và tối, có với không, còn với mất, đến và đi, sanh và tử, mê và ngộ, tạo thành bản hoà tấu vô tận lên cung bậc tử sinh. Màu y vàng giải thoát, cánh cửa không môn rộng mở, sự an lạc toả chiếu lên từng tâm cảnh, tạo thành năng lực nhiệm mầu, chuyển hóa sinh, lão, bệnh, tử, thành giác ngộ an lạc, vượt thắng vô thường tìm đến chân thường. Lời kinh tiếng mõ, pháp âm thi nhau vang vọng, từng bước thiền hành niệm Phật, hòa nhập theo dòng thời gian và không gian về nơi tịch lặng. Đi giữa tử sinh với vô thường réo gọi, mà vẫn thong dong mĩm cười tự tại, sống với khổ đau, biến động nhưng tâm lúc nào cũng tỉnh thức. Một khi tuệ giác hiển bày, nhận ra được chân lý cao cả, thì đi với về, sinh với tử đồng một nghĩa, tất cả chỉ là sự dừng chân thăm viếng, khi duyên hết tâm nhẹ, an nhiên ra đi về nơi vô sinh, bất diệt, không có khởi đầu và chung cuộc.

Con xin cúi đầu kính lạy tiễn chân Ôn.

Mai này mình gặp lại nhau

Bên bờ Tịnh cảnh, nơi miền Vô sanh

Gặp trong hạnh nguyện tốt lành

Cứu người bớt khổ, giúp đời thêm vui.

 

 

       Hayward ngày 11 tháng 6 năm 2019

          Thích Từ-Lực

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 8090)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 4899)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37242)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6146)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6111)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5753)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5644)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5923)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5459)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
23/10/2010(Xem: 8770)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]