Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dấu ấn trên dòng thời gian trong thơ Thanh Trí Cao

14/06/201901:20(Xem: 5472)
Dấu ấn trên dòng thời gian trong thơ Thanh Trí Cao
HT Quảng Thanh 3

DẤU ẤN TRÊN DÒNG THỜI GIAN

TRONG THƠ THANH TRÍ CAO
Như Hùng


Cõi thơ Thanh Trí Cao thênh thang rộng mở, dâng hiến đến cho đời những đóa hoa giác ngộ, cảm xúc sâu lắng diệu huyền miên mang, tâm tư ngập tràn hương thơm gió lạ. Chỉ có quyền năng của thi sỹ vượt ra ngoài giới hạn, mới đủ năng lực khơi dậy những chôn dấu trong tận cùng hiện hữu, trãi bày tâm cảnh trên từng đường nét, mở ra khung trời trinh nguyên lắng đọng.

Ở khía cạnh tìm đến giác ngộ, từng lời thơ từng câu chữ soi sáng lối đi nẻo về, một sự trực nhận tinh tế lạ thường trong từng hiển hiện, đưa hồn thơ vào muôn lối không cùng. Thơ được khởi đi từ những con người vốn lưu xuất ung dung trong giác ngộ, nên tất cả dấu ấn khắc ghi đều trở nên sâu lắng vi diệu, cõi mênh mông sâu thẳm. Nếu đã là một Thiền Sư đúng nghĩa, thì mọi chuyển động hành hoạt, vung tay cất bước đều ngầm chứa những ẩn mang cốt cách cao thâm, trao gởi năng lượng nhiệm mầu đến cho nhân thế. Ở đó, một sự bùng lên lan tỏa của thức giác, đến tận nguồn cơn của tâm năng linh hiện, xóa nhòa biên cương giới hạn, chuyển mê khai ngộ thắp sáng hiện hữu, thâm nhập vào thể tánh chân như.

Thơ Thanh Trí Cao, hẳn chắc còn ẩn chứa những đường nét lung linh diệu vợi, gọi mời nhắc nhở ta lấy đó làm hành trang cất bước lên đường soi sáng cuộc lữ. Có khi phá vỡ ý niệm thường tình trong ta, nâng thành biểu cảm liên tục đánh động vào tận cùng tâm thức khiến ta giật mình tỉnh mộng. Có lúc soi bóng con đường ta đi mở lối cho ta trở về, từ trong thẩm sâu đâu đó cứ thế bùng lên dâng trào, từng hạt giống yêu thương từng lời thơ kết nụ nở hoa tự bao giờ.

Ngôn ngữ thi ca đó, đưa ta song hành nhịp bước thâm nhập vào cõi hương sắc, gió lạ hoa thơm ngào ngạt tràn đầy ngập lối, tình yêu lý tưởng ân tình tấc dạ không còn là những yếu tố chỉ được tìm thấy nơi ngữ ngôn, mà còn hóa thân chắp cánh biến thành định lực chứa đầy bi mẫn. Lý tưởng đó không còn là những mỹ từ kêu gọi suông mà trở thành sức sống diệu kỳ lan toả muôn nơi. Ở đó, nơi khung trời thơ mộng, gió mát trăng thanh soi lối vỗ về, từng lời thơ điệu nhạc ru đưa ta về bến đổ, cái bến yên ấm an bình mà thi sỹ Thanh Trí Cao đã từng đi qua đã từng đêm ngày chiêm nghiệm, đã từng tung mình thanh thản vượt lên. Cái bến không tên gọi, vượt ngoài muôn dặm, mở ra trên từng hiển hiện mà chỉ có tâm thức thường nghiệm mới có cơ may đến gần.

Ở đó, trong đó lời ca miên trường bất tận, suy tư bùng lên nở rộ trên lối về đong đầy trí tuệ, cứ vậy đêm ngày miệt mài dâng hiến, như một sắc hương tươi đẹp quyện chặt trên từng hé nụ, ấp ủ nâng niu trong từng sát na diệu kỳ. Chỉ cần trong tích tắt là mở ra chạm ngay vào được cái thực tại huy hoàng, hòa nhập lắng đọng cùng với đôi tay phù phép, cứ thế ngọc nhả châu bày, thinh âm tinh khiết biến động càn khôn, nhập bước nhập vai đong đầy tâm ý. Chữ nghĩa cảm xúc tung bay, mang theo bao cảnh đẹp hóa thành chất liệu dưỡng nuôi, cõi lòng hiển bày trong từng tất dạ, thuở ban sơ ước nguyện chốn vô cùng, khắc ghi mật ngôn vang dội cõi tịch liêu.

Như thế một cách đẹp lạ lùng như thế, trần gian huyễn mộng nuôi lớn hồn thi sỹ, ta đứng đợi chiều hoang đong thương nhớ, gió trên ngàn đưa tiễn bước chân ngoan, rồi mai kia trên dòng đời tao loạn, khóc dùm ta hai chữ vô thường. Ta vẫn biết dòng đời tuôn chảy không nguôi, nơi góc khuất tận cùng tâm thức theo nhau gọi mời, khi nào vượt thoát sông mê bể khổ, là lúc trong ta đong đầy nghị lực, bỏ buông những vướng bận lo lắng nhọc nhằn.

Bài thơ “Dòng sông thấp thoáng con thuyền”ngôn ngữ đẹp mượt mà, trao gởi đến nhân gian từng lời kinh vang vọng, từng bước đưa ta về bến đổ bình yên, nơi chốn ta luôn khát vọng trông chờ ngóng đợi, lòng dặn lòng tìm đến nơi ấy trú ngụ nương nhờ.

Giác ngộ rồi người sẽ về đâu
Cho tôi xin bắc một nhịp cầu
Dòng sông ấy thiên thu tịch lặng
Người là ai hằng hữu nghìn sau,

Giác ngộ rồi người sẽ làm chi
Cho tôi xin nối kết những gì
Lý tưởng đẹp cuộc đời dâng hiến
Đường thênh thang ta mãi cứ đi.

Đỉnh núi cao hay tình người cao
Cánh cửa không ta mở lối vào
Sở trường ấy chiều dày tuệ giác
Tâm ấn tâm người đã truyền trao.

Sang sông rồi thuyền bỏ lại đây
Bước ung dung tự tại như mây
Thảo am nhỏ trăng treo lơ lửng
Dấu ấn thiền hạnh ngộ Đông- Tây.

Cứ mỗi lần đọc lại bài thơ nầy, là mỗi dịp nhận rõ con đường giác ngộ ta hằng nâng niu ôm ấp, lúc nào cũng sáng hơn đẹp hơn dễ thương hơn. Lý tưởng cao cả lúc nào cũng trãi bày dâng hiến, gọi mời chúng ta cùng sánh bước nhập vai, lên đường đổi mới cuộc lữ. Chao ơi! Ngôn ngữ đó tâm cảnh đó không giới hạn nơi mê ngộ, mà còn chuyên chở chúng ta trên con thuyền vượt muôn dặm đưa người qua bến giác, dẫn ta đến nơi chốn bình bình yên yên, cho ta hít thở khung trời tự tại “người là ai hằng hữu nghìn sau” ngôn ngữ đành phải bất lực cúi đầu lặng thinh.

Con thuyền vượt trùng dương, mà người lái đò có đầy đủ kinh nghiêm và năng lực dẫn đưa, biết rõ đường đi lối về khiến cho ta không sợ lạc lối, không lo lắng ngăn sông cách núi, chắc hẳn sẽ đưa ta đến chốn nhiệm mầu. Cho dù có giông bão gió to sóng lớn, phong ba biến động thì con thuyền đó lý tưởng đó, vẫn hiên ngang tiến bước vững lòng với định lực sắc son vào chân lý như thật.

Một khi ta quyết lòng bền chí đêm ngày nổ lực tu tập, thì sẽ có lúc cánh cửa giác ngộ mở tung, ta vượt qua bằng con tim chân thật ngập tràn yêu thương, thường xuyên nung nấu lý tưởng giác ngộ. Thơ Thanh Trí Cao, từng lời từng chữ từng âm ba giai điệu, vẫn miệt mài tuôn đổ chứa đầy ân tình đạo đời. Đó cũng là niềm tin mãnh liệt sự khát vọng an lành muôn thuở trong ta, phải gắng sức hết lòng bằng mọi cách tìm đến trú ẩn. Có như thế ta mới không cô phụ, đáp ứng phần nào những thâm ân, những người đã vì ta mà nhọc nhằn gian khổ hy sinh.

Bài thơ “Tự tại ung dung” dưới đây, của một nhà thơ dâng tặng cho một nhà thơ nhẹ gót ra đi “Ông lái dòng sông”. Điều đặc biệt ở đây đều khởi đi từ dòng sông liên quan đến dòng sông “Câu chuyện dòng sông”và “Dòng sông thấp thoáng con thuyền”. Dòng sông của giác ngộ, nơi suối nguồn vi diệu ngát hương và ngọt lịm đó, nơi cả hai con người cùng hội tụ chung một lý tưởng phục vụ dâng hiến cao cả và cùng một điểm đến. Ngoài ra dòng sông còn nói lên được mọi thứ mọi điều, âm thầm đón nhận và ban tặng không một lời than trách, càn quét và triệt tiêu, âm thanh và cuồng nộ, nơi ấy còn dung chứa tất cả đón nhận tất cả. Điều đáng nói hơn nữa, ngoài việc phải làm cần làm, thể hiện trọn vẹn tấm lòng thủy chung cho người ra đi, ân tình đó tấm lòng đó cũng còn nhắn gởi cho người ở lại. Phải sống làm sao cho hết lòng trọn dạ, sống làm sao cho ấm tình đẹp đạo, sống sao mà hương đạo hạnh trí tuệ mãi còn lưu lại.

…“Những chứng tích lộ trình giác ngộ
Chí trượng phu một thuở tang bồng
Thuyền chuyên chở hồn thơ viễn xứ
Ấn lưu truyền “Ông Lái Dòng Sông”

Nơi bến cũ đò chiều xao xuyến
Biển xanh xanh biêng biếc mơ hồ
Những tia nắng đồi Tây chiêu cảm
Lời kinh đêm vọng tiếng Nam Mô

Trăng trường mộng như người thi sĩ
Đời kinh qua thời thế hãi hùng
Thực tướng ấy cơ hồ sóng biển
Sang sông rồi tự tại ung dung”

Ôi! Lời thơ tuôn chảy về nẻo có không, điệp khúc “Nam Mô” đêm ngày vang vọng trên từng sanh diệt mang mang một cõi đi về. Ừ! Mà tác giả nhắn gởi ra sao cho cuộc đăng trình ly biệt đó? Tại sao phải chờ sang sông rồi thì mới “tự tại ung dung”, sao không ung dung tự tại ngay từ khi còn ở bên nầy? Giả như khi qua bên đó rồi, ta mới phát hiện ra chẳng được như ý chẳng vừa lòng, vậy thì liệu ta có trở lại bên nầy một lần nữa được không? Ta có dám đánh cược với may rủi với vô thường, một cuộc chơi quá lớn một sự đánh đổi khủng khiếp chăng? Chắc hẳn là không trăm nghìn lần không dứt khoát là không, không dám không chịu không đủ bản lĩnh đổ vào canh bạt cuối đời như thế. Vậy thì, ta phải ra công gắng sức để có được sự ung dung tự tại ngay từ bây giờ.

Tự tại ung dung, là khi nào ta vượt qua được sông mê bể ái, thoát ra ngoài lụy phiền khổ đau đeo bám, gạt bỏ những phiền muộn lo toan, để cho thân nhẹ tâm an. Khi nào sang được sông ngộ đó, đến được bờ giác kia cũng là lúc ta nhẹ nhàng ung dung, sắc không một cõi nhẹ tênh. Nhưng nếu, ta chưa vượt ra chưa buông xuống những nhọc nhằn lo sợ thì làm gì ta có được tự tại ung dung? Rõ ràng, thi sỹ Thanh Trí Cao nhắn bảo ta phải tìm mọi cách “sang sông” ngay từ bây giờ, tại lúc nầy ở tại nơi đây mà thôi.

Đò chiều trên bến tịch liêu, trùng dương sóng gọi nước non người về, ta chừ rảo bước trên muôn lối, hương nồng thắm tô một cõi, đất trời trổi nhịp tin yêu, gió lạ từng cơn đi vào hồn lữ thứ, mộng ba sinh biết tỏ cùng ai, lặng yên nghe gỗ đá trỗi cung đàn, hồi chuông cảnh tỉnh vang vang miền tịch lặng. Cho tấc dạ ngập đầy hương với sắc, rồi mai kia ta nhẹ bước cõi vô thường, chút dư hương ngày xưa còn lưu lại, góp phần cho chí nguyện lớn cao thêm, cho vơi hết bến bờ hiu quạnh nọ, trần gian ơi quán trọ cuộc chia ly, buông hết chừ ta không vướng bận, cùng nhau về thể tánh chân như.

(Còn tiếp)


(Trích từ Tạp Chí Trúc Lâm số 62 năm 2016 với bút danh Như Như)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5397)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
09/04/2013(Xem: 5849)
Hòa Thượng pháp danh Thích Tâm Thi, đạo hiệu Tuệ Tạng, thế danh Trần Thanh Thuyên, sinh năm Canh Dần (1889) tại làng Quần Phương Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ Ngài là ông Trần Tín tự Phúc Châu, thân mẫu là bà Vũ Thị Tú hiệu Diệu Hòa.
09/04/2013(Xem: 6838)
Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.
09/04/2013(Xem: 5850)
Hòa Thượng họ Nguyễn, Húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, pháp hiệu Thích Trí Thủ. Ngày sinh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 01-11-1909 trong một gia đình nho phong thanh bạch, tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong (nay là xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ Lê Thị Chiếu. Hai cụ là người rất kính tín Tam Bảo. Vì vậy, dù là con trai độc nhất trong gia đình, lúc 14 tuổi Ngài đã được song thân cho vào học kinh kệ ở chùa Hải Đức Huế.
09/04/2013(Xem: 10232)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái.
09/04/2013(Xem: 8260)
Hòa thượng húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 7-8 năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Quy (sau đổi tên là An Phú Tân), quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Hòa thượng là con út (thứ chín) trong gia đình. Thân phụ Hòa thượng huý Trần Văn Thê, pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu húy Nguyễn Thị Sáu, pháp danh Diệu Tịnh. Toàn thể gia đình Hòa thượng đều quy y với tổ Chí Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc. Pháp danh Thiện Hoa do Tổ đặt cho Hòa thượng.
09/04/2013(Xem: 13383)
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
09/04/2013(Xem: 5586)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đơøi Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai. Nguyên Hòa Thượng sanh năm 1914 (Giáp dần), tại thôn Tịnh Bình, xã Nhơn Hạnh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, trong gia đình Lê gia thế phiệt, vốn dòng môn phong Nho giáo, đời đời thâm tín Tam Bảo, tôn sùng Ðạo Phật. Thân phụ là cụ ông LÊ PHÚNG, pháp danh NHƯ KINH, thân mẫu cụ bà TỪ THỊ HỮU, pháp danh NHƯ BẰNG, đức mẫu là cụ bà NGUYỄN THỊ CƠ, pháp danh NHƯ DUYÊN.
09/04/2013(Xem: 13368)
HT Thích Giác Trí, húy Nguyên Quán, phương trượng chùa Long Hoa, quận Phù Cát - Bình Định, tuổi Mậu Thìn 1928, năm nay 80 tuổi. Năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Huyền Giác, là Trụ trì tổ đình Tịnh Lâm Phù Cát. HT Mật Hiển 1907-1992 chùa Trúc Lâm, Huế, thọ giới Tỳ kheo tại đây năm 1935, giới đàn do HT Huyền Giác thành lập, thỉnh Tổ quốc sư Phước Huệ làm Đàn Đầu Hòa Thượng.
09/04/2013(Xem: 6367)
Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567