Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân dung Dấu Ấn Nghệ Thuật

09/06/201923:43(Xem: 5973)
Chân dung Dấu Ấn Nghệ Thuật

ht thich quang thanh


Chân dung
 

DẤU ẤN NGHỆ THUẬT

 

  

Buổi trưa, Thứ Tư ngày 5 tháng 6 năm 2019, chúng tôi nhận được tin Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, trụ trì Bảo Quang tự viện, thành phố Santa Ana, miền Nam California đã được các bác sỹ cho xuất viện về chùa để có những giây phút cuối trong không khí thiền môn, vì căn bệnh nan y đã đến giai đoạn cuối.Chư Tôn Đức và Phật tử khắp nơi, ai kịp nhận tin đều tới, cùng tụng kinh, niệm Phật.

          Với lòng kính quý Hòa Thượng, tôi xin giới thiệu bài viết này để cùng chiêm ngưỡng chân dung một vị trưởng tử Như Lai đã cống hiến trọn đời trên con đường hoằng pháp bằng tài năng đa dạng qua những dấu ấn nghệ thuật.

                                                                                                   TN Huệ Trân   

 

          Dấu Ấn Nghệ Thuật là tựa cuốn sách “nặng ký” mà HT Thích Quảng Thanh đã cho ra mắt trong đêm dạ tiệc ngày chủ nhật 21 tháng Một năm 2007 vừa qua tại nhà hàng Sea Food Palace, thành phố Anaheim.

           Với nghĩa đen, cuốn sách chỉ có 160 trang nhưng “khá nặng” vì toàn bộ được in giấy láng, dày, và khổ lớn.

Với nghĩa bóng, tác giả Dấu Ấn Nghệ Thuật đã thu gọn những thế giới của các bộ môn nghệ thuật như Nhiếp Ảnh, Thơ, Nhạc, Họa, Cây Kiểng …v… v… vào một điểm hội tụ được mang tên chung là Dấu Ấn Nghệ Thuật.

          Tự thân, mỗi bộ môn nghệ thuật đã là chân trời mênh mông, vì nghệ thuật là sự khai phá của từng giây, từng phút trong tương quan của sự cảm nhận nhạy bén giữa những đối tượng. Không ai có thể thực sự cảm nhận hoàn toàn giống ai, dù cùng sống, cùng thở trong cùng một môi trường. Ấy thế mà Thượng Tọa Thích Quảng Thanh - còn được giới nghệ sỹ gọi bằng bút hiệu Thanh Trí Cao - đã cẩn thận chọn lọc để mỗi bộ môn trong Dấu Ấn Nghệ Thuật đều có được tiếng nói trung thực và biểu hiện được những nét đặc thù, tuyệt kỷ.

          Với nhiều bộ môn được cô đọng trong cuốn sách, tôi không ngạc nhiên khi tác phẩm được giới thiệu đầu tiên là bài thơ Mẹ Là Phật, nhạc sỹ Võ Tá Hân phổ thành ca khúc. Hình ảnh đẹp nhất trong nhân gian là hình ảnh người Mẹ, nên với Thầy, là một tu sỹ xuất gia từ nhỏ, trong tâm Thầy, Mẹ chính là Phật.

          Cẩn trọng giở tới trang kế là bức họa Tổ Bồ Đề Đạt Ma, đen trắng, Thầy minh họa năm 1989. Phật tử nào hay đi chùa cũng ít nhất một lần thấy chân dung vị Tổ này và không ai không biết rằng thần lực toát ra từ đôi mắt sâu thẳm của Ngài có thể làm thân tâm chúng ta rung động. Bức minh họa với đôi nét đơn sơ nhưng vũ bão, đã chuyên chở được sức mạnh thầm lặng của vị thiền sư chín năm diện bích.

          Sự rung động nhẹ nhàng đi theo bài viết của các học giả, hành giả, được phiên dịch thêm Anh ngữ để cuốn sách được giới thiệu rộng rãi. Sau dăm bài viết, người đọc lại được thưởng thức những hình ảnh nghệ thuật, khi thì rực rỡ mầu sắc, khi thì thanh thoát nhẹ nhàng.

Tấm ảnh mang tên “Đón Nắng” là hình ảnh bông sen hồng vươn lên, vài hạt sương còn đọng trên cánh hoa, chứng tỏ nắng chưa lên cao nhưng sen đã nở và sẵn sàng đón nắng để mang cho không gian uế nhiễm, khói bụi này một chút hương vị thanh cao, trong sạch.

          Nhìn bức ảnh bông sen này, tôi chợt nhớ tới lần, rất tình cờ, được chứng kiến Thầy “nắm bắt thời gian”. Đó là khi chúng tôi đang lo cúng thất tuần, cầu siêu cho mẫu thân. Tháng bẩy, hai hồ sen nhỏ trong vườn sau đã có những nụ sen vươn lên khỏi mặt nước. Chúng tôi thầm mong có kịp những bông sen đầu mùa để cúng Phật và cúng Mẹ trong thất tuần. Hoa đã không phụ lòng người nên một buổi lễ, tôi nâng niu những đóa sen hồng tới chùa, cắm trên bàn Phật, cắm trên bàn linh của Mẹ.

Trước giờ làm lễ, Thầy thường vào kiểm soát mọi việc xem có thiếu sót gì không. Bất ngờ, Thầy nhìn thấy bình hoa sen. Ánh mắt ngạc nhiên của Thầy khi ấy cho tôi biết là Thầy đang thầm hỏi “Hoa thật hay hoa giả?” Nhưng hương sen thơm ngát đang lan tỏa đã là câu trả lời. Thầy nhìn chúng tôi và hỏi:

          - Cho Thầy mượn bình hoa một chút được không?

          Chúng tôi cùng “Dạ” mà không biết Thầy mượn bình hoa để làm gì. Chưa tới giờ làm lễ nên tôi tò mò theo Thầy ra sân.

Ngoài sân, Thầy cũng có trồng sen nhưng chưa có bông! Thầy gọi ĐĐ Nhuận Hùng mau lên lầu cầm cái dù và bộ máy ảnh của Thầy xuống đây. Trong khi đó, Thầy nhanh nhẹn lấy bông sen ra khỏi bình thủy tinh, nghiêng đầu ngắm nghía tìm vị thế rồi cắm xuống hồ, bên những lá sen xanh mướt. Với sự khéo léo của một nghệ nhân, bông sen như vừa mọc lên, nở giữa hồ. Thật tuyệt vời! Thầy Nhuận Hùng là một phụ tá đắc lực (chắc đã quá quen vơi những công việc đột xuất thế này) nên thầy nhanh chóng mở dù (loại dù của các nhiếp ảnh gia dùng điều chỉnh ánh sáng chứ không phải dù quý Phật tử che mưa đâu). Rồi Thầy Quảng Thanh mở máy hình, ống kính thật bề thế. Thầy đứng, Thầy quỳ, Thầy nghiêng bên phải, nghiêng bên trái, có lúc, Thầy gần như nằm soài trên nền gạch để lấy được những góc cạnh đẹp nhất của bông sen. Vừa nhắm ống kính, Thầy vừa nhắc thầy Nhuận Hùng điều chỉnh cây dù để có những ánh sáng đúng nhất: “Giơ cao một chút! Bên này! Bên trái đó! Ờ, ờ được rồi! Bây giờ thấp xuống phía góc hồ! Đó! Đó! giữ yên nghe” 

          Tiếng bấm máy lách tách, liên tục, chưa đầy mười lăm phút, Thầy tuyên bố: “Xong rồi, chắc sẽ đẹp.”

          Nói rồi, lại chính tay Thầy nhấc bông sen khỏi hồ, cắm lại vào lọ, mang vào bàn vong và kính cẩn để lại chỗ cũ.

          Sau này, có dịp được đọc bài viết của Thầy trên tạp chí Trúc Lâm về nghệ thuật chụp hình mới biết đến danh từ “nắm bắt thời gian” quan trọng thế nào với người cầm máy, vì chỉ ở vệt nắng nào, ánh sáng nào thì cảnh kia mới đạt tới tiêu chuẩn nghệ thuật. Cho nên, sự công phu và kiên nhẫn của người cầm máy chính là thời gian “săn hình”, lúc nào và ở đâu thì cảnh trí và không gian giao cảm. Chính trong tác phẩm Dấu Ấn Nghệ Thuật.

Thầy chia xẻ là Thầy từng chờ đợi suốt một ngày để có tấm ảnh con chuồn chuồn đậu trên cánh sen đọng sương mà đám chuồn chuồn cứ nhởn nhơ bay mãi quanh cây đại thụ, Thầy xua chúng về hồ sen rồi chúng cũng lại bay tới đại thụ. Thầy chờ mãi, tới mức phải kêu lên “Bay mãi không mệt ư, hỡi đám chuồn chuồn kia? Còn ta, chắc bỏ cuộc vì ta … mệt quá rồi!”

          Bẩy tấm ảnh Hoa Sen trong sách là bẩy sắc thái đặc thù của loài hoa được tiêu biểu cho sự thanh cao của Đạo Giác Ngộ. Từ tấm “Đón Nắng” tới tấm “Lạc Kiếp” đầy dấu nghệ thuật khi bối cảnh là một cánh sen lẻ loi vừa rơi rụng; nhưng tấm kế tiếp “Tiếp Nối” với bông sen nở lớn bên chiếc nụ vừa trồi khỏi mặt nước đã chuyên chở lý duyên sinh vô ngã, cái này ở trong cái kia, cái này diệt để cái kia sinh, nên diệt đó là chẳng diệt, như lá vàng rụng xuống lại thành đất nuôi cây để cây lại trổ muôn hoa, ngàn lá.

Hai tấm chụp gương sen, đối với tôi, cũng độc đáo quá! Tấm “Biểu Tượng” là gương sen còn mạnh mẽ, xanh mướt, trên đó có thể thấy bao nhiêu hạt sen ngọt ngào tiềm ẩn bên trong. Nhưng nhìn qua trang bên là tấm “Liên Hoa Tâm” thì gương sen đó đã héo khô, những hạt sen đã được lấy ra để nhân gian thưởng thức. Nơi ôm ấp hạt sen trước đây, nay huỗm sâu như hố mắt của chiếc đầu lâu!

Hình ảnh này có đáng ghê sợ không? Chắc là không, với những ai đã quán chiếu về thân tứ đại thì đây chỉ là những chuyển biến tất yếu của những gì không thật. Nhìn hình ảnh gương sen khô héo ta phải thấy được suốt chặng đường mà nó đã cống hiến trọn vẹn hương sắc cho đời, tới những hạt sen cũng là quà tặng ngọt ngào cuối cùng, nó đã hoan hỷ tặng nốt để chỉ còn nhận lại một danh hiệu đơn thuần nhất “Liên Hoa Tâm – The Pure Heart”

          Cứ như thế, người đọc chậm rãi giở từng trang sách để lạc vào rừng nghệ thuật với hình chân dung vị đại lão Hòa Thượng còn chăm chỉ tìm kinh điển bằng Hán-tự để học hỏi, tấm “Độc Ẩm” khiến người xem như thấy hương trà thơm bay lên.

          Qua tới nghệ thuật cây kiểng, chậu “Thác đổ” thật hùng vĩ. Chỉ một gốc thông già bị tiệm sinh trong chậu nhỏ nhưng quyết biểu lộ bản chất đại thụ qua hình ảnh những nhánh lá xanh thơm ào ạt nghiêng về một phía như thác đổ, khác hẳn chậu “Thuyền Đời” được uốn nắn mềm mại, nhánh nọ nương nhánh kia như kiếp nhân sinh, nếu mang Tâm Từ sẽ nương nhau mà sống hạnh phúc.

Chậu “Rừng Hoàng Kim” là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Chỉ trong một chậu Bonsai nhỏ mà người thưởng ngoạn thấy như đứng trước rừng thông già bát ngát! Rồi chậu “Văn Nhân”, chậu “Mẫu Tử” chậu “Thi Sỹ Độc Hành”, chậu “Nhớ Người Thiên Cổ” mỗi chậu đều được tận dụng nghệ thuật và kỹ thuật uốn nắn cây kiểng để tạo thành những tác phẩm độc đáo. Chậu “Thi Sỹ Độc Hành” thì dễ hiểu hơn vì trong chậu chỉ có một gốc cây khô, đã già lắm nhưng thân cây vẫn vươn mãi, vươn cao, rồi cũng phải đâm cành, trổ lá ở phần ngọn.

Tôi đã cười thầm, thán phục vì ông thi sỹ độc hành này không chỉ là thi sỹ mà còn phải là tráng sỹ mới dũng mãnh, quyết tâm đi một mình trên đường cằn sỏi đá như thế. Nhưng chậu “Nhớ Người Thiên Cổ” tôi ngắm một lúc mới nhận ra ý nghĩa. Chậu trưng bày một gốc lựu già, rất già, thân sần sùi, rễ trồi lên cả mặt đất. Vậy mà cái gốc, cái thân tưởng là không còn thể sinh hoa kết trái kia đang nuôi dưỡng những hoa sắp nở, những trái chín hồng. Điểm đặc biệt là những hoa, những trái đó đều đang cúi xuống nhìn gốc, như lòng biết ơn của hậu duệ với tiền nhân. Có phải vì thế mà chậu cây được đặt tên là “Nhớ Người Thiên Cổ”?

          Thật tuyệt vời!

          Với bàn tay nghệ nhân trên những chậu cây kiểng như thế, chúng ta sẽ không ngạc nhiên gì khi Thầy từng dạy rất nhiều lớp cắm hoa. Một bông hồng đặt vào một khúc gỗ có dáng dấp bàn tay là trở thành tác phẩm “Bàn Tay Kỳ Diệu”, mượn cảnh để nói lên ý nghĩa, những gì, dù đơn sơ, tầm thường nhưng ta biết trân quý thì cũng trở thành kỳ diệu.

Lọ hoa mang tên “Đạo Lực” cắm một cành đào mà những hoa đào đều ở phần dưới, những cành không hoa, không lá vẫn tiếp tục vươn cao về mọi hướng làm tôi nhớ đến phẩm “Phương Tiện” trong kinh Pháp Hoa. Chậu “Cánh Én Mùa Xuân” thì khác hẳn, nhìn là thấy mùa Xuân vui tươi đầy mầu sắc của trúc xanh, hoa tím hoa vàng, không cần phải suy nghĩ gì mà thấy ngay lòng mình rộn rã.

          Bước vào bộ môn hội họa, nếu xem một cách vội vã thì thế giới mầu sắc này sẽ dẫn người xem tranh vào mê hồn trận. Vì sao? Vì mầu sắc Thầy dùng rất mạnh bạo. Từ tấm “Chân Dung Nghệ Sỹ”, “Trên Dòng Sinh Tử” tới “Chân Tâm”, “Nhân Sinh Quan”, “Ấn Tượng” thảy đều lấy những mầu sắc tương phản nhau để diễn đạt chủ đề.

          Xen lẫn mầu sắc là âm thanh của Thơ và Nhạc. Cuốn sách giới thiệu những bài thơ Thầy chọn lọc và được các nhạc sỹ Võ Tá Hân, Nam Hưng, Hoàng Quang Huế phổ nhạc và một số nhạc đã được thực hiện thành CD.

          Suốt tập sách Dấu Ấn Nghệ Thuật, độc giả liên tục được “đổi món”, nghĩa là, hết đọc thơ văn, lại được mời xem tranh, mời uống trà, hướng dẫn ra vườn ngắm cây kiểng, khi mỏi chân thì xin hãy nghỉ mệt, và âm thanh của Thơ Nhạc sẽ réo rắt ngân lên …. Tôi có viết gì nữa cũng cảm thấy không đủ. Xin mượn 4 câu thơ của Thầy Quảng Thanh-Thanh Trí Cao để kết thúc bài viết này:

          “Hãy dừng lại, xin hãy dừng lại!

          Bến bờ nào trên đỉnh hoang vu

          Người qua đây một lần hạnh ngộ

          Một tiếng cười trấn động thiên thu”

 

          Mời quý vị tìm cuốn sách Dấu Ấn Nghệ Thuật của Thầy Quảng Thanh-Thanh Trí Cao để có một lần hạnh ngộ với thế giới nghệ thuật.

 

                                                                                 

                                                              TN Huệ Trân  

                            

                 

ht thich quang thanhht thich quang thanh 4ht thich quang thanh 3ht thich quang thanh 2

Nam Mô A Di Đà Phật, chúng con, chúng tôi vừa được nhà văn Vĩnh Hảo báo tin Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, Viện Chủ Chùa Bảo Quang đang lâm trọng bệnh và thành kính cung thỉnh chư Tôn Đức và quý Phật tử gần xa góp lời cầu nguyện cho Hòa Thượng sớm bình phục. Bản thân chúng con đã từng ghé thăm Ngài năm 2016, trông Ngài rất khỏe mạnh và đang xây dựng Viện Bảo Tàng ngay trong khuôn viên Chùa Bảo Quang và được Ngài đưa đi thăm các nơi trong Chùa, nhất là một building chứa đầy những món đồ cổ vô giá “tranh, tượng Phật….” mà Ngài sưu tầm trong hơn 30 năm qua ở miền nam California, Hoa Kỳ, xin xem hình theo link này : https://quangduc.com/a59338/chua-bao-quang-cali-hoa-ky


Viết từ Chùa Liên Tâm, Turku, Phần Lan

Thích Nguyên Tạng

7/6/2019

****************

Hòa thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang, tên thật là Dương Thanh Tùng, sinh quán Thanh Lương, Bình Thuận.
Về lãnh vực tôn giáo, từng giữ chức Tổng Vụ Trưởng Hoằng Pháp Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, sáng lập và là chủ tịch của Trung Tâm Phật Giáo Việt Mỹ phụng sự xã hội tại Orange County, là Tổng Thư Ký tòa soạn tạp chí Trúc Lâm.
Về lãnh vực văn hóa, Hòa thượng Thích Quảng Thanh còn là một thi sĩ nổi tiếng với tên Thanh Trí Cao, là hội viên của Hiệp Hội Thi Sĩ Quốc Tế, từng xuất bản nhiều tập thơ như Trăng Ngủ Trong Mây, Trên Dòng Tử Sinh, Hương Vị Chân Tâm, Hái Hoa Tuyết Đông và Khoác Áo Chân Không v.v.. Thơ đã được đăng tải rộng rãi trên nhiều tập san người Việt hải ngoại và được nhiều nhạc sĩ phổ thành ca khúc và phát hành CD rộng rãi khắp nơi.
Về lãnh vực nghệ thuật, Hòa thượng cũng là một họa sĩ tài hoa, có nhiều tác phẩm tranh sơn dầu nghệ thuật mang ý nghĩa tâm linh, được trưng bầy và triển lãm tại nhiều nơi. Hòa thượng còn sở trường về nghệ thuật cắm hoa theo các trường phái Tây Phương, Nhật Bản và Việt Nam, đã viết sách hướng dẫn về nghệ thuật cắm hoa, và từng đoạt giải huy chương vàng trong các cuộc triển lãm về nghệ thuật cắm hoa tại Việt Nam cũng như tham dự các cuộc triển lãm nghệ thuật của thế giới tại Hoa Kỳ.
Hòa thượng cũng là một nhiếp ảnh viên xuất sắc, từng đoạt nhiều giải huy chương vàng trong các kỳ thi nhiếp ảnh quốc tế.
Ngoài ra, Hòa thượng còn là một nhà nghiên cứu và kiến trúc các kiểu non bộ lớn nhỏ mang nhiều sắc thái đa dạng.
Trung tâm văn hóa Bảo Quang có nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị được triển lãm nhiều lần để cống hiến khách thưởng ngoạn.
Kể từ ngày 19/7/09, Hòa thượng Thích Quảng Thanh đã được bổ nhiệm vào chức Tổng Vụ Trưởng Ngoại Giao, kiêm Chánh Văn Phòng Trung Ương Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới do Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu ấn ký.

Xem tiểu sử: https://quangduc.com/author/about/10324/ht-thich-quang-thanh



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2012(Xem: 8729)
Tín Nghĩa tôi đến định cư Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979, do nhị vị Hòa thượng Thích Thiên Ân và Hòa thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh từ trại tỵ nạn Hongkong. Ngồi tính sổ thời gian thì cũng đã gỡ gần ba chục cuốn lịch. Giá như thời gian này mà ở trong tù thì cũng mục xương và chẳng bao giờ được thấy ánh sáng của thiên nhiên.
27/05/2012(Xem: 20406)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 6242)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 8626)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 5698)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 19235)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 9583)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
08/04/2012(Xem: 6063)
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
31/03/2012(Xem: 6855)
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan. Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
23/03/2012(Xem: 6328)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]