Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cư Sĩ Nguyễn Văn Bốn Pháp Danh: Tâm Biên (Thân Phụ của HT Thích Nguyên Trực, Trụ Trì Chùa A Di Đà, Sydney, Úc Châu)

18/05/201918:17(Xem: 6466)
Cư Sĩ Nguyễn Văn Bốn Pháp Danh: Tâm Biên (Thân Phụ của HT Thích Nguyên Trực, Trụ Trì Chùa A Di Đà, Sydney, Úc Châu)


cu si nguyen van bon 2

Tiểu Sử:

Cư Sĩ Nguyễn Văn Bốn

Pháp Danh: Tâm Biên.

Pháp Tự: Thiện Hiền (Quảng Thông)

Pháp Hiệu: Hạnh Khế.


Cố chơn linh NGUYỄN VĂN BỐN, sanh ngày: 20. 02. 1929 (11. 01. Kỷ Tỵ) tại thôn Đại Điền Đông, Diên Điền, Diên Khánh - Khánh Hòa. Trong một gia đình chánh tín Tam Bảo, là người con trai duy nhất trong năm chị em. Nội tổ Phụ qua đời khi Cố chơn linh lên 07 tuổi.

Lên năm 10 tuổi xuất gia tu học tại Tổ đình Chùa Thiên Quang, nay thuộc thị trấn Diên Khánh. Khánh Hòa. Qui y thọ phái, được Tổ Nhơn Duệ thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42 cho Pháp danh là Tâm Biên. Năm 14 tuổi Tổ cho đi thọ giới Sa Di tại giới đàn Chùa Kim Long, thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang- Khánh Hòa và Tổ cho Pháp Tự là Thiện Hiền.

Năm Giáp Thân 1944 trong khi Tổ Nhơn Duệ nhập tháp, Cố chơn linh khi vừa tròn 16 tuổi, căn cứ vào tinh thần thiết tha cầu đạo và trí thông minh trong giới đàn Kim Long đậu thủ khoa trong hàng Sa Di, nên Tổ đặc cách cho truyền giới Cụ túc theo nghi lễ phương trượng tại Tổ đình Chùa Thiên Quang và Tổ cho Pháp hiệu là Hạnh Khế

Đến tháng 07 năm Giáp Thân Tổ Nhơn Duệ phát nguyện tự thiêu, Cố chơn linh thọ tang Thầy 03 năm tại Chùa Thiên Quang, sau mãn tang Tổ Cố chơn linh bắt đầu con đường vân du học đạo. Đầu tiên tại Chùa Sùng Đức (Sài Gòn) (đường Hùng Vương ngày nay), sau đó đến Chùa Ấn Quang (Sài Gòn)

Vào năm 20 tuổi tức năm 1948 tại Di Linh- Đà Lạt được bà con Phật tử tín nhiệm thỉnh làm Trụ trì tại Chùa Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo, thị trấn Di Linh,

Đến năm 1950, Cố chơn linh được bà con Phật tử thỉnh về công tác Phật sự tại tỉnh Hội Phật Giáo Kom Tum được 02 năm, do chiến tranh bùng nổ chùa chiền ở các tỉnh miền núi bị Pháp phá, thả bom dập nát. Cố chơn linh buộc phải trở về Tổ đình Thiên Quang.

Năm 1952 do lịnh tổng động viên nên Cố chơn linh phải hoàn tục đi lính theo luật định hiện thời, sau đó vì lý do sức khỏe Cố chơn linh trở về quê nhà làm thầy thuốc nuôi dưỡng Mẹ già

Năm 1953 Cố chơn linh kết hôn với Bà Nguyễn thị Trọng, quê quán tại thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc, Huyện Diên Khánh. Khánh Hòa

Năm 1960 đi lính không quân và làm việc tại trung tâm huấn luyện không quân Nha Trang.

Năm 1964 do chiến tranh khốc liệt, các vùng dân cư ở nông thôn mất an ninh nên Cố chơn linh dời về sinh sống tại thành phố Nha Trang (40A Vân Đồn)để thuận tiện trong công việc. Suốt thời gian tại ngũ ở trung tâm huấn luyện không quân Nha Trang, Cố chơn linh được đề cử giữ chức vụ trưởng ban quân xa và được trong trung tâm giao giữ trụ trì chùa Long Vân tại không quân Nha Trang và làm phụ tá cho các Đại Đức nha tuyên úy Phật giáo đang công tác tại đây.

Sau năm 1975, mặc dù trong cuộc sống luôn luôn gặp nhiều khó khăn trở ngại, Cố chơn linh vẫn giữ lòng chánh tín Tam Bảo, sống cuộc sống đạm bạc thanh cao, song hành cùng các con, Cố chơn linh hết lòng chăm lo việc Phật sự tại địa phương, dồn cả tâm lực và trí lực hướng dẫn bà con Phật tử tu học tại Chùa Giác Hải, thuộc phường Phước Hòa thành phố Nha Trang, do đó được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng ban Nghi lễ và Phó ban đại diện Khuôn Hội Chùa Giác Hải, từ năm1976 đến năm 1988.

Năm 1989 được bầu làm Trưởng ban hộ tự Chùa Giác Hải kiêm Chánh Đại Diện, tại Chùa Giác Hải hầu như Cố chơn linh dành hết thời gian để lo về nghi lễ hướng dẫn giáo lý và xây dựng ngôi Pháp bảo, đưa đạo tràng mỗi ngày mỗi đi lên. Tuy thế cũng không quên hộ trợ các Chùa, khuôn hội, tịnh thất và niệm phật đường, nhất là gia đình Phật tử trong thành phố Nha Trang, để tấn tu trên con đường học đạo, cũng như trợ duyên một phần nào công việc phật sự cho quí Chư Tôn Đức, nên được chư Tôn Đức rất kính trọng, quý mến.

Cố chơn linh kết duyên với Bà Nguyễn Thị Trọng PD Tâm Hảo,  hạ sinh 08 người con 07 trai 01 gái, hiện tại có 05 người con trai xuất gia và đều đã thọ cụ túc giới (bao gồm:HT Thích Nguyên Trực, trụ trì Chùa Di Đà tại Sydney, Úc Châu và các vị đang tu học tại VN: Thích Chúc Long, Thích Chúc Đức, Thích Thiện Hạnh, Thích Chúc Xuân), còn 02 trai 01 gái ở ngoài đời, tất cả đều được sống chan hòa trong tình thương bao la vô bờ bến của Cố chơn linh và Mẹ.

Vì trần duyên cõi Ta bà đã mãn, vào lúc 02h15’ ngày 11- 04- Bính Tý (27– 05- 1996) Cố chơn linh xã báo Ta bà, an nhiên tại tư gia, 40A Vân đồn, phường Phước Hòa. Thành phố: Nha Trang- Tỉnh: Khánh hòa, thọ thế 68 tuổi.

Cố chơn linh mất đi là nỗi đớn đau và tổn thất lớn lao đối với gia đình không gì có thể bù đắp lại được.

(Hiếu tử Thích Chúc Xuân, biên soạn trước ngày di quan Cố chơn linh 01 ngày - Bính Tý – 1996)

 




httringhiem-qd
Trích lời đáp từ của đại lão Hòa Thượng: Thượng Trí Hạ Nghiêm.

(Chứng Minh đạo sư Tỉnh Hội Phật Giáo tỉnh Khánh Hòa)

 

Một sự việc xảy ra quá đột ngột, một con người dĩ nhiên vô thường sẽ đến nhưng mà nó đến với Chơn linh họ Nguyễn này rất đáng thương đáng kể, thôi thì sự việc ở đời này không phải mình muốn là được mà sự việc diễn ra thì nó cứ diễn. Như cái lời tiểu sử của Chơn linh thì Chơn linh là một người đã thành một phật tử ở đời, ở đạo, học đạo và được một vị Sư là Ngài Hòa Thượng Trừng Thông, chính những việc đó tôi được Chơn linh chỉ vẽ và cặn kẽ. Thì giờ đây giờ phút cuối cùng, riêng về cá nhân tôi thì mới ngày 24 tháng 03 này (Bính Tý – 1996) tại ngôi chùa tổ đình cổ tích Kim Sơn kia thì Chơn linh lên ngày giỗ Tổ ngày 24, tôi gặp Chơn linh đùng một cái thì nghe cách đây 03 hôm Chơnlinh ra đi không hề đau (bệnh) quá ư đột ngột. Nhưng mà ở trên đời không biết được đâu mỗi người có mỗi cái, như vậy là Chơn linh hưởng chỉ 02 cái: Sanh, Lão, Bệnh, Tử Chơn linh hưởng 02 cái Sanh và Tử, chứ không Lão và không Bịnh, giờ đây có nói gì cùng rồi rồi, Gia đình mất một người như thế nào? Khuôn Hội Giác Hải mất một người như thế nào? Bà con mất một người như thế nào? Bài tiểu sử nói cũng đầy đủ rồi.

Bây giờ, nhắc lại sự nghiệp của Chơn linh như vậy chỉ có một câu, câu này là chung cho tất cả những người xuất gia rồi không tu được trở về hoàn tục,“ Trần duyên dị đoạn, lợi cập nhân quần” câu đó là câu của Vua Tự Đức phê cho một ông Sư ở Chùa Linh Mụ mà không tu được đưa đơn lên xin hoàn tục. Nếu như mà Hương linh có 15 người con trai chắc chắn là cho đi tu 14,13 người, thì lợi cập nhơn quần là vậy chứ không còn gì hơn được. Thôi, giờ Gia đình chẳng biết làm sao hơn Vô thường ‘Sanh Tử sự đại Vô thường tấn tốc’ đến biết làm sao hơn, giờ Chư Tăng chúng tôi cũng hết lòng đối với một Chơn linh Phật tử.

Không ai tránh khỏi, chưa chắc già mà đã chết, mà chưa chắc trẻ mà đã sống, chưa chắc người bịnh đau mà đã chết, chưa chắc người khỏe mạnh mà đã sống, sự việc của con người diễn ra không ai biết được, không ai lường được, thôi thì cuối cùng chư Tăng Ni chúng tôi cầu nguyện chư Phật tiếp độ Chơn linh...



Hình ảnh Lễ huý nhật năm thứ 23

Cố Chơn Linh Ưu Bà Tắc NGUYỄN VĂN BỐN (11.4. Kỷ Hợi (2019)


Cu Si Nguyen Van Bon (1)Cu Si Nguyen Van Bon (2)Cu Si Nguyen Van Bon (3)Cu Si Nguyen Van Bon (4)Cu Si Nguyen Van Bon (5)Cu Si Nguyen Van Bon (6)Cu Si Nguyen Van Bon (7)Cu Si Nguyen Van Bon (8)Cu Si Nguyen Van Bon (9)Cu Si Nguyen Van Bon (10)Cu Si Nguyen Van Bon (11)Cu Si Nguyen Van Bon (12)Cu Si Nguyen Van Bon (13)Cu Si Nguyen Van Bon (14)Cu Si Nguyen Van Bon (15)Cu Si Nguyen Van Bon (16)Cu Si Nguyen Van Bon (17)Cu Si Nguyen Van Bon (18)Cu Si Nguyen Van Bon (19)Cu Si Nguyen Van Bon (20)Cu Si Nguyen Van Bon (21)Cu Si Nguyen Van Bon (22)Cu Si Nguyen Van Bon (23)Cu Si Nguyen Van Bon (24)Cu Si Nguyen Van Bon (25)Cu Si Nguyen Van Bon (26)Cu Si Nguyen Van Bon (27)Cu Si Nguyen Van Bon (28)Cu Si Nguyen Van Bon (29)Cu Si Nguyen Van Bon (30)Cu Si Nguyen Van Bon (31)Cu Si Nguyen Van Bon (32)Cu Si Nguyen Van Bon (33)Cu Si Nguyen Van Bon (34)Cu Si Nguyen Van Bon (35)Cu Si Nguyen Van Bon (36)Cu Si Nguyen Van Bon (37)Cu Si Nguyen Van Bon (38)Cu Si Nguyen Van Bon (39)Cu Si Nguyen Van Bon (40)Cu Si Nguyen Van Bon (41)Cu Si Nguyen Van Bon (42)Cu Si Nguyen Van Bon (43)Cu Si Nguyen Van Bon (44)Cu Si Nguyen Van Bon (45)Cu Si Nguyen Van Bon (46)Cu Si Nguyen Van Bon (47)Cu Si Nguyen Van Bon (48)Cu Si Nguyen Van Bon (49)Cu Si Nguyen Van Bon (50)Cu Si Nguyen Van Bon (51)Cu Si Nguyen Van Bon (52)Cu Si Nguyen Van Bon (53)Cu Si Nguyen Van Bon (54)Cu Si Nguyen Van Bon (55)Cu Si Nguyen Van Bon (56)Cu Si Nguyen Van Bon (57)Cu Si Nguyen Van Bon (58)Cu Si Nguyen Van Bon (59)Cu Si Nguyen Van Bon (60)Cu Si Nguyen Van Bon (61)Cu Si Nguyen Van Bon (62)Cu Si Nguyen Van Bon (63)Cu Si Nguyen Van Bon (64)Cu Si Nguyen Van Bon (65)Cu Si Nguyen Van Bon (66)Cu Si Nguyen Van Bon (67)Cu Si Nguyen Van Bon (68)Cu Si Nguyen Van Bon (69)Cu Si Nguyen Van Bon (70)Cu Si Nguyen Van Bon (71)Cu Si Nguyen Van Bon (72)Cu Si Nguyen Van Bon (73)Cu Si Nguyen Van Bon (74)Cu Si Nguyen Van Bon (75)Cu Si Nguyen Van Bon (76)Cu Si Nguyen Van Bon (77)Cu Si Nguyen Van Bon (78)Cu Si Nguyen Van Bon (79)Cu Si Nguyen Van Bon (80)Cu Si Nguyen Van Bon (81)Cu Si Nguyen Van Bon (82)Cu Si Nguyen Van Bon (83)Cu Si Nguyen Van Bon (84)Cu Si Nguyen Van Bon (85)Cu Si Nguyen Van Bon (86)Cu Si Nguyen Van Bon (87)Cu Si Nguyen Van Bon (88)Cu Si Nguyen Van Bon (89)Cu Si Nguyen Van Bon (90)Cu Si Nguyen Van Bon (91)Cu Si Nguyen Van Bon (92)Cu Si Nguyen Van Bon (93)Cu Si Nguyen Van Bon (94)Cu Si Nguyen Van Bon (95)Cu Si Nguyen Van Bon (96)Cu Si Nguyen Van Bon (97)Cu Si Nguyen Van Bon (98)Cu Si Nguyen Van Bon (99)Cu Si Nguyen Van Bon (100)Cu Si Nguyen Van Bon (101)Cu Si Nguyen Van Bon (102)Cu Si Nguyen Van Bon (103)Cu Si Nguyen Van Bon (104)Cu Si Nguyen Van Bon (105)Cu Si Nguyen Van Bon (106)Cu Si Nguyen Van Bon (107)Cu Si Nguyen Van Bon (108)Cu Si Nguyen Van Bon (109)Cu Si Nguyen Van Bon (110)Cu Si Nguyen Van Bon (111)Cu Si Nguyen Van Bon (112)Cu Si Nguyen Van Bon (113)Cu Si Nguyen Van Bon (114)Cu Si Nguyen Van Bon (115)Cu Si Nguyen Van Bon (116)Cu Si Nguyen Van Bon (117)Cu Si Nguyen Van Bon (118)Cu Si Nguyen Van Bon (119)Cu Si Nguyen Van Bon (120)Cu Si Nguyen Van Bon (121)Cu Si Nguyen Van Bon (122)Cu Si Nguyen Van Bon (123)Cu Si Nguyen Van Bon (124)Cu Si Nguyen Van Bon (125)Cu Si Nguyen Van Bon (126)Cu Si Nguyen Van Bon (127)Cu Si Nguyen Van Bon (128)Cu Si Nguyen Van Bon (129)Cu Si Nguyen Van Bon (130)Cu Si Nguyen Van Bon (131)Cu Si Nguyen Van Bon (132)Cu Si Nguyen Van Bon (136)Cu Si Nguyen Van Bon (137)Cu Si Nguyen Van Bon (138)Cu Si Nguyen Van Bon (139)Cu Si Nguyen Van Bon (140)Cu Si Nguyen Van Bon (141)Cu Si Nguyen Van Bon (142)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2010(Xem: 8786)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
16/12/2010(Xem: 5757)
Lời Phát Biểu của HT Huyền Quang tại Tang Lễ Ôn Đôn Hậu ngày 3-5-1992
10/12/2010(Xem: 9502)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
04/12/2010(Xem: 6103)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ, để ra đi tìm phương giải thoát cho chính mình và chúng sanh. Lối 1332 năm sau Thái Tử Trần Khâm (1258-1308) cũng giã từ cung vàng tìm đến núi Yên Tử để xin xuất gia, mong trở thành sơn tăng sống cuộc đời thanh thoát. Nhưng vì vua cha ép buộc nên phải trở về để kế nghiệp trị dân. Ngay từ lúc nhỏ ông dốc lòng mộ đạo Phật ước muốn được đi tu, năm lên 16 tuổi Trần Khâm đã nhường ngôi vị Đông Cung Thái Tử cho em, vua cha nài ép mãi ông mới nhận lời. Dù không được đi xuất gia lúc bấy giờ, nhưng nơi ông đã thể hiện được con người siêu việt khác thường.
25/11/2010(Xem: 27141)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
24/11/2010(Xem: 11148)
Tiểu sử nhà văn Quách Tấn
15/11/2010(Xem: 8115)
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
10/11/2010(Xem: 8104)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]